Bàn luận

Tọa đàm Hợp Thể: Giải pháp "đẹp" của nhà phê bình

Trước giờ diễn ra cuộc tọa đàm tại Viet Art, phòng triển lãm đã được dọn quang, chỉ còn lại mỗi tác giả một tác phẩm, được bọc lại trong một chất liệu đen. Đào Châu Hải để lại cái đe, Văn Ngọc để lại một cái thùng gỗ và cái gương, Phan Phương Đông […]

Ý kiến - Thảo luận

16:29 Monday,9.1.2012

Đăng bởi:  An Nguyễn

... “Kết luận thứ hai: Tôi nghĩ rằng bây giờ nghệ thuật phải quan niệm khác đi, thậm chí trước đây nghệ thuật chỉ vỏn vẹn trong tranh và tượng, nội dung của tranh và tượng chúng ta dễ cảm nhận, bây giờ nó vẫn còn những hình thức cổ điển như thế. Còn hình thức thứ hai, nghệ sỹ có thể nói mồm, trình bày các ý tưởng của mình, nên người ta rất coi trọng tọa đàm chứ không cần tác phẩm gì cả....

Cái này xưa lắm rồi , từ thời ông Andécxen - Đan mạch , và do hai thằng thợ may - chứ không phải thợ vẽ - sử dụng .

Thật là tài , nói một đằng nghĩ một nẻo , hay đỉnh cao của lý luận thời nay là nói mà không nghĩ ...

17:17 Friday,30.9.2011

Đăng bởi:  Ớt

Không hiểu sao mấy ông Quân, Thượng, Hải này thích toạ đàm thế không biết, không năm nào là không tổ chức vài lượt. Tác phẩm của mấy ông xem ra chỉ diễn tả bằng nói còn chết hẳn phần "nghệ". Có lẽ sợ mọi người quên nên thỉnh thoảng lại phải tổ chức hội thảo, toạ đàm... Nghệ sĩ thật ai nói nhiều thế .

9:23 Thursday,29.9.2011

Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN RẤT THƯƠNG

Bản chất về tư duy lý luận của Nguyên Quân và Phan Cẩm Thượng là vô thưởng vô phạt, không có chính kiến, HAI PHAI.
Đối với thời điểm mà nền mỹ thuật Việt nam đang tranh tối tranh sáng, cần có chính kiến quyêt đoán, phân biệt rõ trắng đen để làm kim chỉ nam cho nghệ thuật nước nhà thì không nhờ cậy gì được hai ông. Nói cách khác là tư duy của hai ông đã lạc thời.
Rất thương!

5:28 Wednesday,6.4.2011

Đăng bởi:  han

Tôi thấy hai ông này chỉ quen nói chung chung thôi, yêu cầu nhận xét hoặc cho quan điểm của mình về một tác phẩm nào là "tắt" ngay. Tệ hơn là ở đây ông Nguyễn Quân dùng buổi Tọa đàm về tác phẩm của ba điêu khắc gia để biến thành buổi trưng trổ khả năng lý luận của mình. Thấy rõ là ông không hề quan tâm đến tác phẩm của họ, chỉ lý thuyết vòng vo Tam quốc kiểu "con kiến bò ra, con kiến bò vào" "rằng thì mà là". Cũng khổ là ông cũng không đánh giá nổi những tác phẩm cụ thể.

17:32 Tuesday,5.4.2011

Đăng bởi:  chich

Ôi! những con người đáng trân trọng, rất đáng kính và đáng thương của nền mỹ thuật Việt Nam. Hãy thôi nói mà nên làm việc đi, làm một các chân thành và nghiêm túc.

7:48 Tuesday,5.4.2011

Đăng bởi:  Giời Ơi

Tôi thấy bạn Canvas hỏi một câu khá xoáy "...hai ông thấy triển lãm Hợp thể này thế nào?". Tôi có đọc nhiều của hai ông "thần phê" này mà chưa bao giờ thấy hai ông ấy nói "cái này như thế nào" cả. Có lẽ hai ông này được đào tạo (hoặc tự đào tạo) ra để không bao giờ nói "cái này thế nào". Họ đã vòng vo quanh co ngay từ những nghiên cứu và phát biểu đầu tiên về nghệ thuật Việt. Chuyện ấy chẳng biết có liên quan gì đến "bản sắc" không nhỉ? Nhìn chung là vô bổ hết sức khi để các ông này nhảy vào bàn thảo luận.

16:52 Monday,4.4.2011

Đăng bởi:  admin

Đây là cmt của Canvas gửi Ái Nữ Thời Trân, không hiện lên được, Soi xin đưa lên:

"Ái Nữ Thời Trân thân mến,
Không ngờ bạn phải lấy đến cả chúng sinh với niết bàn cốt để né tránh việc nói thẳng đẹp-xấu, hay-dở... thì khổ thân quá.
Nếu ông Trời là một creator - nhà sáng tạo - thì sao mà ta có thể thẳng thắn với ông đến thế: bạn khuyên ai không nên đi Tam Đảo thì sẽ bảo là "xấu lắm rồi, đừng đi nữa", khuyên ai nên đi Huế thì bảo "đẹp lắm, đi đi".
Nhưng còn các nghệ sĩ - cũng là creators - thì bạn lại "sợ", phải nói loanh quanh nương tựa các loại trường phái, lý luận. Có lẽ vì các creators đó cùng thành phố, cùng cơ quan, và có khi cùng nhà nữa, nên nói thẳng ra nó phiền!
Trân trọng."

15:15 Monday,4.4.2011

Đăng bởi:  Ái nữ Thời Trân

Gửi Canvas!
Nếu bạn tự nhận mình dốt, chưa bước vào môi trường lý luận lần nào thì đúng bạn là dân ngoại đạo. Vậy thì càng không nên lạm bàn về mỹ thuật và nghệ thuật nói chung. Bạn nên ở đúng vai trò là người "tường thuật" như người có nick RAUMUONG NOI GIAN đã viết cho bạn.
Bạn viết "Những cặp nhị nguyên đó đã là người thì không thoát khỏi". Xin thưa với bạn lý thuyết về nhị nguyên vẫn nằm trong cái hữu hạn thôi, khi con người chưa thoát ra được nó thì vẫn chỉ là chúng sinh mà thôi. Chỉ có những ai thoát ra khỏi cái hữu hạn đó thì mới đi tới được cõi niết bàn.
À, bạn cứ nhất nhất đòi 2 nhà phê bình phải trả lời thẳng về tác phẩm đẹp hay xấu (theo đúng ý bạn: "Cái mà tôi muốn bàn là ai cũng có tiêu chuẩn để đánh giá đẹp-xấu, tốt-xấu, hay-dở, có lý-vô lý..."), quan điểm cá nhân của họ khi đứng trước tác phẩm nghệ thuật thì xin bạn đọc thật kỹ lại bài viết của chính bạn, trong đó có đủ cả đấy. Chỉ có bạn là không nhận ra thôi.
Thân ái!

13:26 Monday,4.4.2011

Đăng bởi:  admin

Thông Vẫn Tắc ơi, cmt của bạn "tắc" tại Soi, vì ngay từ lúc sửa đã sửa là Mai Chửng rồi. Phần sau thì bạn giễu cợt nhiều quá, Soi nghĩ là không nên. Cảm ơn Thông Vẫn Tắc lần nữa cái quả đính chính nhé. Thân mến.

13:06 Monday,4.4.2011

Đăng bởi:  THÔNG VẪN TẮC

Soi ơi
Em có một comment nữa gửi Soi đính chính lại Mai Chửng chứ không phải Văn Chửng và thêm vài ý khác... Không thấy được Soi quan tâm đến Còm của em gì cả. Tắc ở đâu toi thế Soi ơi.

11:47 Monday,4.4.2011

Đăng bởi:  Mai Huy Dũng

Xin cám ơn Canvas vì bài viết hay.
Mình đang tưởng tượng đến một ngày, tại Vietart khai mạc một triển lãm mang tên “Rỗng”, đây là một triển lãm được đánh giá là đỉnh cao, là đi đến cùng của mọi loại nghệ thuật từ hội họa đến nhiếp ảnh, điện ảnh, văn học... Quang cảnh buổi khai mạc gồm rất đông khán giả đứng trong một căn phòng... trống rỗng, không hề có những thứ theo quan niệm cũ rích thường gọi là “tác phẩm”. Khán giả ngất ngây thưởng thức cảm giác chưa một lần trải qua: chưa bao giờ có một không gian rộng rãi, nằm ngay mặt đường thế này, mất rất nhiều tiền để thuê rồi... bỏ không, táo bạo trong ý tưởng quá đi chứ. Mỗi khản giả một cảm xúc, lâng lâng tâm hồn về những cõi xa xăm, bất tận. Thật tuyệt. Tất cả các môn nghệ thuật đều đã đi đến sự tột cùng của tối giản. Tất cả những thứ từ trước tới giờ gọi là “tác phẩm” đều đã lỗi thời. Làm nghệ thuật bây giờ chỉ cần có người đứng lên nói và khán giả ngồi nghe, hoặc ngẫm, hoặc để tâm hồn tang bồng tự do, vậy là xong. Chân lý đã rõ ràng, chỉ có “Rỗng” mới xứng đáng được gọi là tác phẩm. Dĩ nhiên rồi khi “Rỗng” nhận được giải duy nhất tại Festival nghệ thuật thế giới có tên là Turnoff. Xong. Tất cả nghệ sĩ đi kiếm việc khác mà làm, tối tối tụ tập nhau lại trong một căn phòng trống rỗng để “làm và thưởng thức nghệ thuật”. Đơn giản thế thôi mà nghệ sỹ cả thế giới phải vật vã, giằng xé, lao động và học tập hết mình bao nhiêu thế kỷ qua lại không nghĩ ra.

10:00 Monday,4.4.2011

Đăng bởi:  VƯƠNGBICHTHANH

Cảm ơn Soi nhiều vì bài viết rất cần thiết.
Lâu nay dân làm sáng tác rất sợ các ông phê bình. Họ lớn giọng và lại nói nhiều, đấy là nghề của họ nên anh em là cứ "né" cho nhanh, kẻo lại bị phang cho đống chữ nghĩa là cứ tối tăm mặt mày lại. Lâu dần họ trở nên coi thường công chúng, coi thường trình độ khán giả nên cứ tiền hô- hậu ủng như trên đời chỉ còn có mỗi họ là có "ní sự". Soi đã làm một cuộc cảnh tỉnh, cảm ơn CANVAS đã có những câu hỏi rất trúng là: Hỡi các nhà, các bậc "Thầy" ní sự Việt Nam xin các thầy đừng nhiều lời mà hãy chỉ thẳng vào tác phẩm để nói rằng cái đó Đẹp hay Xấu, Cái đó có ý tưởng gì hay là không? để cho dân sáng tác được biết, công chúng được nhờ còn hơn là cứ chơi trò Ú Tim tự sướng một nhóm với nhau.

9:59 Monday,4.4.2011

Đăng bởi:  admin

Đây là cmt của Canvas gửi Ái Nữ Thời Trân, xin lỗi cmt không hiện lên được, Soi xin dán lên:

"Tôi muốn hỏi bạn, trong từ "Mỹ thuật" có chữ "mỹ", thế theo bạn chữ "mỹ" ấy là thế nào?
Với tôi, cái đẹp-xấu trong nghệ thuật càng ngày càng thoát khỏi hệ quy chiếu chung, các tiêu chuẩn thẩm mỹ chung, trở nên đa dạng hơn, và các lý do riêng để thấy là "đẹp-xấu" ngày càng được chấp nhận, lắng nghe hơn.
Thí dụ tiêu chuẩn "đẹp-xấu" của tôi có thể (và chắc chắn) rất khác của bạn. Nhưng chúng ta tôn trọng.
Cái mà tôi muốn bàn là ai cũng có tiêu chuẩn để đánh giá đẹp-xấu, tốt-xấu, hay-dở, có lý-vô lý... Những cặp nhị nguyên đó đã là người thì không thoát khỏi. Nhà phê bình lại càng không thoát khỏi. Không có nó thì làm sao phê bình!
Giờ bạn (cũng như nhiều nhà phê bình) loại các cặp ấy ra, như là để tránh né việc phải nói thẳng.
Nói vòng vòng, viện dẫn người khác ra lúc nào mà không dễ hơn, đỡ mất lòng hơn.
Tóm lại, quan điểm thẩm nghệ thuật của bạn khác tôi nhiều. Bạn thì hình như chỉ cần tìm một trường phái đã có để an tâm và sau đó không cần "đẹp-xấu". Còn tôi dốt (chưa thi đậu để vào học năm thứ nhất khoa lý luận Mỹ thuật), nên tôi thẩm theo cách phải có chính kiến CỦA RIÊNG TÔI cái đã.
Cảm ơn bạn đã trả lời tôi."

9:17 Monday,4.4.2011

Đăng bởi:  Ái nữ Thời Trân

Gửi Canvas!
Bạn tỷ dụ: "Bạn đi mua tranh tặng người thân, bạn dùng quy tắc "đẹp-xấu" của chính bạn ra mua hay bạn dùng các trường phái để quyết định chi tiền?"
Xin hỏi bạn: bạn quan niệm thế nào đẹp - Xấu và bạn quan niệm thế nào là "đẹp - xấu" trong nghệ thuật? Bạn dùng cái gì làm hệ quy chiếu cho điều đó?
Tôi thấy rằng bạn vẫn loay hoay với cái kiến thức sơ đẳng về thẩm mỹ trong nghệ thuật và chưa bước qua được cái kiến thức sơ đẳng đó. Bạn giống như một anh sinh viên vừa mới tốt nghiệp khoa lý luận mỹ thuật ấy. Vậy thì tôi khuyên bạn không nên lạm bàn về nghệ thuật.
Còn bạn hỏi vì sao tôi lại lấy phương Tây ra làm cơ sở nghiên cứu khi bàn về Mỹ thuật hiện đại VN vì đơn giản phương Tây là cha đẻ của nền Mỹ thuật hiện đại VN đấy thôi.

14:26 Sunday,3.4.2011

Đăng bởi:  béo lợn

Ôi mình phải thật lòng cảm ơn bạn Canvas. Quả tọa đàm này thật là bất hủ. Ôi mình chết mất, không sống được...

Về những câu hỏi cuối của bạn theo mình không còn cần được đặt ra nữa.... Ôi bạn thật là trong sáng và đáng yêu quá nếu bạn nghĩ rằng quả thật trong đầu hai nhà phê bình có ý tưởng gì thực sự mà họ chưa thổ lộ ra cho bạn.

Cảm ơn bạn nhiều nhá, mình được một trận cười đau bụng sau bài tường thuật của bạn đấy. Vào cái thời buổi này, điều ấy thật đáng quý. Thật hân hạnh nếu được biết bạn là ai. :X:X:X

9:45 Sunday,3.4.2011

Đăng bởi:  ngan digan

Bản thân tôi thấy cái bó hoa đặt trên tác phẩm đó lại rất hay. Nó cho tôi có cảm giác khá mạnh. Trong khi đó bạn lại cho rằng nó tệ... Không biết bó hoa đó có phải ý đồ của tác giả hay là vô tình?

7:24 Sunday,3.4.2011

Đăng bởi:  admin

Cảm ơn Thông Vẫn Tắc, đã sửa lại thành Văn Chửng như bạn đính chính giúp rồi.

0:13 Sunday,3.4.2011

Đăng bởi:  THÔNG VẪN “TẮC”

Em thấy Soi luôn có được những thông tin và các bài viết cập nhật nóng hôi hổi "vừa thổi vừa ăn" rất vui và xác đáng.
Những gì được tường thuật (nếu như là gỡ băng đúng 100%) EM TIN LÀ THẾ, thì đến nay đã có thể Thông nỗi Tắc của bao người là vì sao lâu nay các nhà nghệ sĩ họ ghét và coi thường các nhà phê bình đến thế. Vì các nhà phê bình chẳng có chút chính kiến cá nhân và chút "ní nuận" nào nghiêm chỉnh cả. Rằm cũng ừ, mười tư cũng gật. Tuần chay nào cũng đủ chầu nước mắt. TẮC thì THÔNG.
Em hỏi thầy em (hình như có quen thầy bạn Em-có-ý-kiến) thì thầy có nói rằng ở Miền Nam trước đây có hai nhà điêu khắc Lê Thành Nhơn và Mai Chửng rất nổi tiếng. Chắc không phải là Mai Trực đâu ạ.
Ông Văn Ngọc vốn là họa sĩ và nổi tiếng cũng vì tranh, dù ông cũng làm tượng chơi. Và dù ông Văn Ngọc và ông Phan Phương Đông có nói gì chăng nữa thì cái mà hai ông bày ở triển lãm Hợp Thể dứt khoát không phải là ĐIÊU KHẮC (dù có khoác chiếc áo đương đại, hay hiện đại, hay Thiền gì gì... chăng nữa). Do đó, bác KVT và những ai nói rằng đây là triển lãm của ba nhà điêu khắc quan trọng hàng đầu Việt Nam thì là có sự nhầm lẫn hay TẮC chưa THÔNG ở đâu đó.
Khi em hỏi thế Thầy ơi cái ý Concept, cái Thiền ở triển lãm là thế nào mà... em mãi vẫn TẮC?
Thầy em không nói rằng, chỉ lẳng lặng ra sân cầm cái dùi gỗ giáng thật lực rất nhiều vào cái thùng sắt tây. Tiếng nó kêu rất to. BOONG BOONG BOO... Nó rỗng.

22:47 Saturday,2.4.2011

Đăng bởi:  Canvas

Ái Nữ Thời Trân à, nhà phê bình là thánh, không phải là người, nên được bỏ qua giai đoạn đầu tiên của phê bình là nói "đẹp-xấu", "hay-dở" hả bạn? Cứ thế đi thẳng vào lý thuyết luôn hả? Tiện nhỉ?
Trước khi nói những lý thuyết, trường phái, ý tưởng, thì nhà phê bình cũng như bạn như tôi, trong đầu chắc cũng diễn ra quy trình sơ đẳng nhất là thẩm định đẹp-xấu (trước một tác phẩm mỹ thuật).
Mà sao lại cứ phải giở sách Tây ra mà so? Có những thứ quá sơ đẳng mà Thời Trân? Bạn đi mua tranh tặng người thân, bạn dùng quy tắc "đẹp-xấu" của chính bạn ra mua hay bạn dùng các trường phái để quyết định chi tiền?
Bộ môn này có tên "mỹ thuật" mà không nói đến "mỹ" hay "không mỹ" là bước sơ đẳng đầu tiên thì tôi cổ hủ rồi, không hiểu được cái nền phê bình đương đại bây giờ nó đi tắt đón đầu nhanh quá.
Cảm ơn bạn đã đọc bài.

22:35 Saturday,2.4.2011

Đăng bởi:  Ái nữ Thời Trân

Gửi Canvas!
Trước tiên, xin cảm ơn bạn đã bỏ công gõ lại toàn bộ cuộc tọa đàm từ máy ghi âm ra thành bản text để chia sẻ cho mọi người. Bạn có mặt hôm đó, tôi có mặt hôm đó, nên bạn biết chắc rằng khán giả tham gia tọa đàm đặt câu hỏi chỉ không quá 5 người (trong đó kể cả cái cậu hơi điên điên ngồi vừa rung đùi vừa nhăn nhở cười, vừa hỏi NĐK Đào Châu Hải). Sao bạn không tham gia thảo luận hay đặt câu hỏi hôm đó? mà để giờ bạn viết bài này dài như vậy? Và bạn đặt câu hỏi ở phần kết (tôi xin trích lại ở dưới đây)
Đoạn kết của bạn: "Giả sử ba nghệ sĩ đây là người xứ Libi đang bận chiến tranh không qua dự tọa đàm được, thì vắng lời giải thích của các nghệ sĩ, lại không vướng mối quan hệ bạn bè, hai ông sẽ nhận xét các tác phẩm này thế nào? Đẹp hay xấu? Hay hay dở? Đẹp ở đâu? Xấu chỗ nào? Chúng gợi lên xúc cảm gì ở các ông? Chỉ “xem” thôi mà không được trao đổi, hai ông nghĩ sao về tác phẩm?
Thiết nghĩ là hỏi ai những câu này thì sỗ sàng, thô bỉ, nhưng hỏi hai ông thì đúng chỗ, vì hai ông là nhà phê bình mỹ thuật mà. Hay là tôi sai?"
Tôi thấy câu hỏi của bạn hơi ngô nghê làm tôi cũng tự bật cười. Bạn hãy bỏ chút thời gian đọc lại một số cuốn sách ngước ngoài viết về Hội họa, điêu khắc hay nghệ thuật thị giác nói chung xem các nhà phê bình có dòng nào nhận định tác phẩm đẹp hay xấu không? Tôi nghĩ, đẹp hay xấu là cảm nhận và là quyền rất cá nhân của mỗi khán giả khi xem tác phẩm nghệ thuật, còn khi đứng ở vai trò là nhà nghiên cứu nghệ thuật hay nhà phê bình nghệ thuật thì 2 từ "đẹp" và "xấu" không đủ để làm tiêu chí phê bình đâu bạn ạ.
Thân ái!

22:17 Saturday,2.4.2011

Đăng bởi:  Raumuong Noigian

Tường thuật quá tốt. Nhưng lẽ ra nên giấu cái phần "mình" đi, như một cái "gương đi trên đường cái" ấy thì có lẽ sẽ có được đẳng cấp đáng trân trọng hơn. Xin cảm ơn!

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả