Gẫm & Bình

Khi nghệ sĩ vẫn là độc tài và người xem vẫn là dân đen

Ai cũng biết bài viết của tiến sĩ Nguyễn Quang A mà bạn Anh Tuấn muốn Soi đăng lại là để nhắm vào ai, vào việc gì, trong những ngày gần đây. Chuyện này Nick không bàn tới, chỉ xin bàn về phạm vi ứng dụng của vấn đề bài viết này nêu, trên trang […]

Ý kiến - Thảo luận

0:48 Tuesday,24.5.2011

Đăng bởi:  yoyo thuy

Tôi thấy ở bài cuả Nick có sự lệch lạc về khái niệm "đối thoại", dẫn đến luận điểm khẳng định sự độc tài của họa sĩ, rồi hùa tán thêm vào là họa sĩ mà làm lãnh đạo thì độc tài đến mức nào !

Ta phải xem sự đối thoại tồn tại ở những thể nào? Ngôn ngữ của đối thoại có thể là:
- Tọa đàm trực tiếp sau đó đăng lại trên bái chí, mạng (vụ này Nick đeo mặt nạ vì sợ bị đàn áp và cũng thật khó khi đối thoại trực tiếp đứng lại giới thiệu tên có độc 1 chữ Nick được!)
- Nghệ sĩ đối thoại bằng tác phẩm, với các loại hình nghệ thuật khác nhau, như SOI vẫn thường đăng ảnh tác phẩm cùng chú giải ấy (loại này chắc không phải kêng của Nick và những người đồng quan điểm vì chưa thấy tác giả tên kiểu nick nào, trừ các tác giả vẽ biếm họa!)
- Đối thoại bằng hành vi sống cũng được hiểu như thái độ quan điểm và thông điệp của chủ thể... Hành vi này cùng thông điệp cuả nó nếu làm hạnh phúc hoặc gai mắt ai đó thì sẽ được mổ sẻ, dĩ nhiên cả trên mạng (mục này thì Nick không lộ con người sinh học, đã là người ảo thì làm sao đối thoại bằng hành vi được)
- Và cuối cùng đối thoại bằng cách viết trên mạng (cách này là kêng chính của Nick, chắc chắn là phát huy dân chủ nhất, thoải mái thuận tiện nhất, đồng thời cũng phát huy sự vô trách nhiệm nhất!)
Vậy những người có các kêng đối thoại trên rồi, nhưng họ không muốn viết trên mạng (hoặc không biết viết ra suy nghĩ) thì liệu có phải là kêng kiệu, coi thường trang mạng hay không? Diễn đàn mạng chỉ là 1 kêng dẫn xuất trong các kêng đối thoại xã hội, sự năng động cuả nó có vai trò quan trọng cho phát triển, mọi người vào xem đã là tham gia và không cứ phải gửi sản phẩm lên mạng mới là có trách nhiệm. Tôi là người đọc của SOI rất thường xuyên, nhưng không có nghĩa là tôi thích xem bóng đá thì tôi phải đá bóng mới fairplay!
Đối thoại công bằng -theo cách nghĩ của Nick- là phải viết cái gì đó trên SOI! Và nếu không viết đối đáp lại thì cũng được phong cho là độc tài!
Thực chất việc khen hay chê trên SOI đều có ý kiến đồng tình hoặc không đồng tình (thế là công bằng). Đứng trên góc độ dân chủ thì 1 ý kiên chê (hay khen) luôn có cả người phản đối và ủng hộ, tuỳ thuộc vào những yếu tố tri thức, cá tính và kinh nghiệm, đồng nhất hay khác nhau giữa người viết với người đọc (ôi lại động đến trình độ chuyên môn, cái mà Nick và hình như cả SOI rất ghét lôi ra vì nó không quần chúng) Những ý kiến khen chê này cùng được nói lên thì chứng tỏ xã hội lành mạnh. Một bài viết khen chỗ nào thì mọi người hùa theo khen, chê chỗ nào thì hùa theo chê, tác giả bài viết viên mãn. Liệu cộng đồng ấy có bệng không? Có biệt lập không? Một bài viết, hoặc 1 trang mạng, khi có ý kiến nhận xét ở góc độ và trình độ chuyên môn khác với mình thì ngay lập tức lấy tri thức của số đông quần chúng làm kim chỉ nam để phản bác, chụp mũ và loại trừ. Nếu tôi dùng đúng cách so sánh phóng đại của Nick mà nói rằng: Cái cách thức hồng vệ binh của dân đen này mà lãnh đạo nhân dân thì sao nhỉ ?
Tôi đã nhiều lần cười xòe đồng tình với những phê bình hay, hóm hỉnh và cũng nhiều lúc xây xẩm mặt mày về những khen ngợi hồn nhiên của SOI (và ngược lại). Nhưng luôn cảm thấy rất ít nhu cầu tranh luận trên SOI, và gần đây mới hiểu lí do sự không hứng thú là vì những key commenter rất cực đoan như Nick và hơn nữa vì luật bất thành văn của SOI là đài tiêng nói của quần chúng bình dân yêu nghệ thuật. Lỡ mà ti toe vài mẩu kiến thức rồi như từng chứng kiến những cuộc maraton múa võ, chẳng thấy nghệ thuật cao đẹp ở đâu mà chỉ có nhọc lòng.
Nick không thể là dân đen-vô danh-yêu nghệ thuật, vì là dân đen-vô danh-yêu nghệ thuật thì không có cớ gì Nick lại có kinh nghiệm: đi uống bia thì bị nghệ sĩ đứng lên bỏ đi, muốn chào thì bị họ quay đi. Chắc phải có mối liên hệ với nghệ thuật rộng thế nào, phải là thành viên một nhóm người có chung một việc, mục đích gì đó.
Thử thống kê xem trong bài của Nick dùng một loại từ ngữ ra sao: Độc tài, đàn áp, trù dập, truy bức, tẩy chay, triệt hạ, giết chết, bôi nhọ, đập lại, nói móc, nói xấu, ném đá, toàn thắng… Cho thấy Nick đang thổi phồng 1 thời kì đấu tranh sôi sục (như cách mạng văn hoá), tạo nên không khí mang tính thù hận, với cung cách và ý thức gán ghép thái độ của nghệ sĩ như thái độ chính trị (được phù phép bởi chính những bài viết của Nick). Nếu Nick là người sắc sảo, yêu nghệ thuật, có ý thức xã hội, vói cách viết mạnh chém đinh chặt sắt như thế. Thì cách đặt vấn đề của bài viết đáng ra phải lắp đối tượng khác vào mới phù hợp với hiện trạng xã hội lúc này (thay bằng đội cho Hoạ sĩ 1 chồng mũ cối lên đầu)
Quyền viết, quyền phê phán, quyền dùng nick (trên mạng) vẫn còn nguyên. Tên thật, tên giả chẳng làm cho Nghệ thuật tốt lên hay xấu đi, chỉ có chất lượng và thái độ của bài viết mới có tác động thực tế! Việc la toáng lên chỉ cho thấy sự bất lực trong tiếp cận nghệ thuật, rồi đẩy những kinh nghiệm cục bộ của mình thành hiện tượng xã hội để làm lệch lạc mối quan hệ nghệ sĩ –nghệ thuật – xã hội. Nick luôn thanh minh là không vu cáo ai, tố cáo ai.. chỉ khen chê nghệ thuật(Nick và 1 số bài viết trên SOI), nhưng không cần kể những bài viết trước kia, chỉ riêng bài viết này của Nick đã là sự vu cáo đến mức cường điệu. Điều nà có thể làm thỏa mãn một nhóm nào đấy, nhưng sau sự thoả mãn đó là gì ?
Sở dĩ tôi viết comment này, vì thấy sự bất thường trong cách đặt vấn đề của Nick và thật buồn cho môi trường của nghệ thuật Việt Nam. Thực chất thời gian qua tỉ lệ nghệ sĩ (có sáng tác thường xuyên) viết comment & bài trên SOI là rất ít! Các tranh luận và bất đồng phần nhiều giữa các commenter với nhau và với các nhà phê bình (commenter có thể là nghệ sĩ ít làm việc chuyên môn và thích nói, nhà phê bình bao gồm cả nhà báo và sinh viên học lí luận)). Khi lên mạng, thường thì các họa sĩ vẫn kí tên trùng với nghệ danh (hầu hết là tên thật). tuy nhiên tôi không loại trừ họ có Nick để để tự khen hoặc biện hộ! Dù như thế, thì việc khuấy động đề tài "họa sĩ độc tài" có mùi đố kị và khá "bệng"! 1 vài nghệ sĩ biện hộ cho tác phẩm của mình không thể đại diện và được nâng quan điểm cho cả cộng đồng những người đang làm việc. Thái độ này không cho thấy vì tình yêu nghệ thuật, vì ham học hỏi, vì muốn mổ xẻ vai trò của nghệ thuật hay chất lượng của tác phẩm cụ thể.
Bản chất của sáng tạo nghệ thuật đã có yếu tố “độc tài”, nhưng sự “độc tài” trong quan điểm sáng tạo và mỹ học này khác hẳn tính “độc tài” trong chính trị! Gán sự ”độc tài” của nghệ sĩ với độc tài trong chính trị để làm gì vậy ? Vì nghệ sĩ đẻ ra tác phẩm nghệ thuật và nghệ thuật thì luôn làm cân bằng cuộc sống và có tính nhân văn (trừ thứ nghệ thuật công cụ của chính trị).
Nhân vật kiên trì gán cho nghệ sĩ là độc tài, là toàn trị và luôn liên tưởng những từ này theo ý nghĩa chính trị là ai? từ đâu đến? mục đích gì?
He he! chả cần “truy bức” cũng có thể hiểu được nhỉ.
Tôi cũng dùng nick vì các cụ bảo đi với…-ai-…mặc áo…-nấy- !
Cảm ơn !

12:43 Friday,20.5.2011

Đăng bởi:  Lưu Tuyền

Tôi đã theo dõi Thảo luận về vấn đề "Xưng danh". Tranh luận vẫn chưa đi đến hồi kết. Trong bài này tôi thấy Nịck có sự liên tưởng hơi quá giữa chính trị và nghệ thuật. Mặc dầu chính trị và nghệ thuật cùng là kiến trúc thượng tầng nhưng sức mạnh và quyền lực thì khác xa nhau. Không thể so sánh một cách máy móc như vậy được. Nghệ sĩ sáng tạo ra nghệ phẩm cần có người thường thức. Chỉ có điều người thường thức có trình độ (chuyên môn, văn hóa, xã hội, lịch sử, triết học...) đến đâu để có thể cảm nhận và hiểu tác phẩm tới đó phù hợp với trình độ của chủ thể.
Tuy nhiên thì nghệ thuật cũng chia ra các tầng lớp cao thấp khác nhau(giống như giai tầng trong xã hội). Thử một ví dụ gần gũi như âm nhạc. Nhạc giao hưởng thính phòng thì người thông thường (có cả chúng ta) khó mà thích hay hiểu được, nhưng không vì thế mà chê nó là dở, chê nó là không dễ đi vào lòng người hay không gần với quảng đại quần chúng. Bởi một điều đơn giản là chúng ta có biết gì đâu mà khen chê.Nhạc trẻ(thị trường)dành cho những đối tượng giải trí khác(có thể đối tượng thường thức nhạc bác học họ chẳng bao giờ để tâm tới). Khi nói nghệ sĩ là độc tài là hơi làm to vấn đề. Vì từ đó sẽ nảy sinh ra một loạt các liên tưởng khác gây các hiệu ứng khác nhau. Dẫn chứng là Thầy của bạn Em_co_y_kien đã nói "Khi độc tài hóa thân thành nghệ sĩ rặn ra các rác phẩm rồi ép dân đen thành người xem giả đọc giả khen tài độc, đó mới là lúc nghệ thuật lâm nguy, văn hóa lâm chung". Vậy nên mới có câu"chọn bạn mà chơi". Nghệ thuật cũng vậy?nghệ sĩ cũng vậy?Mong rằng người sáng tạo và người thưởng thức "dân chủ và bình đẳng". Tuy vậy,không có nghĩa là "dân chủ quá trớn"? Dân chủ mà không biết mình đứng ở đâu thì có quá nguy hiểm(không những cho bản thân mà còn cho xã hội) không? Nghệ sĩ cũng không nên coi mình là thượng đẳng mà coi tất cả người xem là hạ đẳng? Người xem hãy biết trân trọng nghệ sĩ và người xem nếu khen chê thì hãy khen chê có trình độ? Đừng phân biệt đẳng cấp hay suy nghĩ hẹp hòi.Đừng ai là độc tài và không ai là dân đen.

18:16 Thursday,19.5.2011

Đăng bởi:  mua xuan

Nghe ai đó viết bài dùng từ dân đen, lại nghĩ đến cảnh sinh thời của nhà thơ lớn Trung Quốc (hinh như là Khuất Nguyên?) mỗi khi nghe những lời khó nghe liền ra suối rửa tai. Không hiểu từ dân đen được xét theo khía cạnh, góc độ nào? Học hàm hay học vị? Kinh tế xe cộ hay tiền mặt đất đai nhà cửa?

8:24 Wednesday,18.5.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Thầy em bảo: Khi độc tài hóa thân thành nghệ sĩ rặn ra các rác phẩm rồi ép dân đen thành người xem giả đọc giả khen tài độc, đó mới là lúc nghệ thuật lâm nguy, văn hóa lâm chung.

Thầy nói làm chúng em nhớ ngay tới mấy chú bác quan chức không lo việc nước, chỉ thích in thi tuyển với lại triển lãm cá nhân thôi rồi là hoành tráng. Đáng sợ vậy hè.

6:47 Wednesday,18.5.2011

Đăng bởi:  han

Tóm lại tôi có 2 ý kiến:
1. Tại triển lãm của các "họa sĩ độc tài" nên có một cái micro trong phòng cho ai khen thì nói vào đấy. Một cái hố đào trước cửa cho ai thấy tranh xấu thì ra nói chõ xuống đấy cho hả, kiểu như chuyện "ông vua có tai lừa"
2. Cấm ngặt các nhà phê bình mỹ thuật đi xem triển lãm hoặc lên tiếng, vì "ông có vẽ bằng tôi đâu mà đòi phê bình"

6:43 Wednesday,18.5.2011

Đăng bởi:  Nick

Yoyo tự nhiên tặng Nick một mình một diễn đàn hào phóng thế? Có ai ngăn bạn vào nói ý kiến của bạn đâu nhỉ? Và ít lời hay nhiều lời thì dính gì tới việc bị đàn áp hay không? Yoyo cũng là nick mà, phải không? Chúng ta đều là dân đen bịt mặt mà, đúng không? Nghĩ vui nhỉ...
Mình hoan hô bác Quang A, và trên Soi thì chỉ nhìn dưới khía cạnh có thể áp dụng cho Soi được không. Thế thôi.
Thân mến,

0:03 Wednesday,18.5.2011

Đăng bởi:  yoyo thuy

Bài của bác Quang A viết dưới góc nhìn của thế hệ bác. Vận dụng ra thời mình, ngành mình, dùng được gì để răn mình thì tốt, chả được thì thôi, có gì phải sốt rét lên nhỉ (?)
Nick phản ứng dường như quá đà ? hay có tật giật mình / vì thấy Nick có ít lời gì cho cam, một mình 1 diễn đàn (...) muốn viết gì thì viết, làm gì thì làm, rồi lại la toáng lên là bị đàn áp !?!? Bác Quang A đề cập đến chữ BỒI BÚT làm nhiều thánh nhân zero danh giật mình rồi...

19:23 Tuesday,17.5.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Anh Tuấn ơi, cho em lạc đề tí. Nhân câu chuyện anh và bác Quang A nói về “CHÍNH DANH”, “PHỤ DANH”, lớp chúng em chợt phát hiện ra câu chuyện tày trời này (phổ biến trong làng nghệ nhà mình, nhưng với người ngoài làng muôn phần bí hiểm), anh xem có đáng bàn không nhé: chuyện “BIỆT DANH” (oai thì gọi là “nghệ danh”).

Dù có lạc chủ đề của bác Quang A với anh Tuấn nêu ra, nhưng chúng em thấy nói chung những cái “biệt danh” nghệ sĩ chẳng làm tổn thương ai cả (dù có cái rất chướng tai), mà còn chứng tỏ nghệ sĩ nhà ta xướng danh nhau thật đáng yêu và dí dủm.

Đơn cử là các chú các bác có lối lắp ghép “chính danh” với “phụ danh”, tùy theo:

- hình thể và nhan sắc: “ …Hói”, “… Râu”, “… Già”, “… Móm”, “…Chố”, “… Kều”, “… Mờ”, “…Đầu To”, “…Béo”, “…Ốm“, “…Xoăn”, “…Xù”, vv,
- tính tình: “…Tẩm”, “…Mải Chơi”, “…Rồ”, “…Điên”, vv,
- khẩu vị: “…Mít”, “…Ốc”, “…Chuột”, “…Vịt”, “…Bò”, “…Lợn”, “…Dê”, “…Voi”, vv
- danh tánh phụ huynh (thường là các danh gia vọng tộc, em không dám lộ uy danh các cụ ra đây, sợ phạm Húy).

vân vân.

Lạ 1 cái, các bác các chú chưa bao giờ la mắng hay hằn thù bạn bè vì cái tội gắn tên mình những biệt danh lạ, quái dị. Nhiều vụ “ăn theo” phụ huynh, chúng em nghe các bác các chú (đôi khi các cô các thím nữa) gào lên biệt danh của các “quý ông” rất chi là thao thiết (mà phát thèm, mơ đến ngày mình cũng có DỊ DANH như rứa).

Lạ 2 cái, hiếm có “biệt danh” nào gắn với chất liệu, chuyên ngành, hay thánh tích nghệ thuật.

Lạ 3 cái: chưa thấy các cô các thím gọi nhau bằng các biệt danh.

Lâu dần, mỗi khi gặp, chúng em chỉ nhớ ngay các ĐẶC DANH của các bác, các chú, quên tiệt tên họ đầy đủ, thế mới lạ (À quên, bố em, cụ cũng có biệt danh rất “ái”, em phải xin dấu nhẹm ở đây, mẹ biết chết liền :-(

Anh Tuấn ơi, anh có thấy các nghệ sĩ Tây lắm biệt danh đáng yêu như bác chú nghệ nhà mình không ạ?

Xin các bác các chú các anh các chị chỉ bảo thêm ạ.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả