Bàn luận

Giữa bây giờ và sau này, điều gì cũng có thể xảy ra… Nghệ thuật trình diễn ở Việt Nam

  * Đây là chùm bài viết trích từ các tham luận từ Hội thảo “Post Đổi Mới” về nghệ thuật đương đại ở Việt Nam do Bảo tàng Quốc gia Singapore tổ chức tháng 5. 2008. Nội dung cuộc Hội thảo xoay quanh các vấn đề của nghệ thuật Việt Nam: tác phẩm, nghệ […]

Ý kiến - Thảo luận

14:16 Thursday,6.11.2014

Đăng bởi:  ha mò

Hay nhất ở việt nam là nếu có bằng cấp nghệ sĩ thì làm cái gì cũng được khi sản phẩm ra lò nếu có ai hỏi thì cứ bảo tôi làm sắp đặt, tôi làm trình diễn theo kiểu nghệ thuật hiện đại đấy - thế là nó thành nghệ thuật! còn nếu không có bằng cấp nghệ sĩ thì có làm gì cũng bị coi là phế liệu rác thải thôi.

8:42 Saturday,25.6.2011

Đăng bởi:  Admin

Soi để nguyên tên bài của tác giả. Tên bài mà Em-có-ý-kiến gợi ý rất hay. Cảm ơn Em-có-ý-kiến nhé.

1:30 Saturday,25.6.2011

Đăng bởi:  Nhân Thạch Thất

Sự sang tạo khái niệm của cha ông

Sau khi đi xem các trình diễn thời gian qua, và nhất là khi được đọc bài viết của bà veronica. tôi hay ngồi nói chuyện với một số người bạn họ đều nói ý kiến của tôi rất có lý, cac bạn tôi động viên tôi mạnh dạn viết ý kiến đóng góp của minh và chia sẻ với mọi người.
Qua một số ý kiến thảo luận của tôi, tôi cho là một số tiết mục của các họa sĩ trình diễn ở Việt Nam gần đây không xuất sắc . Loanh quanh cũng chỉ có thói quen bôi màu giống nhau. Nhân vì lẽ đó tôi muốn đưa ra bài viết : “Sự sang tạo khái niệm của cha ông” để đối chiếu với các họa sĩ biểu diễn hiện nay. Có thể họ cũng như tôi, có lúc giật mình nhìn lại văn hóa cha ông đã có những điều gì đó tương đồng với nghệ thuật trình diễn đương đại ngày nay, và nhận thấy nó không phải là thứ hoàn toàn du nhập.
Qua một thời gian tôi nhìn nhận thì thấy cha ông ta thiếu thốn về vật chất, chưa có nhiều thôn g tin. Nhưng lại có những tư duy rất độc đáo và sang tạo có tính ý niệm mà thông minh hơn người chứ không như các bạn họa sĩ giới trẻ hiện nay làm trình diễn chỉ biết trói, cởi, bôi màu”
Sau đây tôi muốn đưa một số thông tin cụ thể về các tiền bối. Đầu tiên tôi muốn nhắc tới Chử Đồng Tử. Ngài đã xử lý tình huống cực nhanh va thông minh khi trên mình không có một mảnh vải che thân, khi nhìn thấy thuyền tiên dung đi qua. Chử Đồng Tử đã vùi mình xuống cát. Nhưng khi gặp nước thì đã lộ hết thân hình một cách rất tự nhiên.
Tôi nghĩ nếu so với sự cở của họa sĩ trẻ thì Chử Đồng Tử đã trình diễn sự cởi rất tự nhiên và tính tế.
Trường hợp thứ hai tôi nhắc tới là Phạm Ngũ Lão. Ý tưởng của Ông là có tình ngồi rất hiên ngang ở giữa đường thản nhiên đan nơm. Mặc cho vua đi qua, đó là một hành vi, một thái độ, một tình huống đểngười khác phải suy nghĩ. Vì hành động đó mà vua đã chú ý tới ông… Còn các họa sĩ trẻ hiện nay hay dũng những dao để cứa vào người hành hạ xác mình, rồi cố tình mặc quần áo vẻ lịch sự nghiêm chỉnh đứng bất động như mấy anh thấy hay được làm trình diễn tôi thấy trên mạng đưa. Hay như một họa sĩ vô lối mặc áo táo quân màu vàng ngồi trên giường ở im-om… thế liệu hành động của các bạn có đủ thông minh và dũng cảm, đi đến cùng như Phạm Ngũ Lão? Có đủ mạnh để đưa ra các thông điệp thự sự ấn tượng và mang ý nghĩa sâu?
Thứ ba là trong truyện tấm cám, tôi thấy tình huống bà gì ghẻ trong truyện này rất mang tính khái niệm cao. Đó là trộn gạo vào với thóc đổ ra cho tấm nhặt. Thế mà đợt trước triển lãm về trình diễn liên hoan quốc tế tại Hà Nội, một họa sĩ trung quốc cũng đổ gạo ra và mặc cho khán giả lên đếm từng hạt gạo, ý tưởng chỉ có vậy, ý tưởng nghệ sĩ quá cao siêu chăng? Qua đấy tôi thấy là nếu anh họa sĩ trung quốc coi như thế đã là nghệ thuật thì xin thưa tính nghệ thuật ở Việt Nam có từ rất lâu rồi, và có thể trong cái giản dị đó đã mang tính nghệ thuật cao.
Thứ tư là Nguyễn Công Trứ, ông này làm một tác phẩm trình diễn mang đậm chất nghệ thuật tiếu lâm rất thú vị. Ông đã dùng một chiếc mo che vào chỗ kín con bò và ngang nhiên cưỡi rong trên đường, ai hỏi ông sao lại làm thế, ông đáp là : “Tôi bịt miệng thế gian”.
Nếu là công chúng nghệ thuật chắc lúc đó rất sốc và thú vị bởi ý tưởng nghệ thuật như đùa bỡn nhưng cũng biểu lộ thái độ và ý niệm với xã hội mình sống.
Có thể còn rất nhiều những ý tưởng hay trong truyền thống Việt Nam mà tôi chưa kể ra hết được. Nhưng qua một số trường hợp vừa nêu trên, thì tôi thấy những ý tưởng đó rất sáng tạo, thú vị, mà đáng để các họa sĩ trình diễn phải tư duy và học tập cha ông để nghệ thuật trình diễn Việt Nam độc đáo hơn, đậm nét truyền thống chứ không bị những thói quen giống nhau như các việc làm bôi màu, cởi, trói, đốt lửa…
Trên đây là một vài ý kiến chia sẻ chân thành và giản dị nhất mà tôi muốn gửi tới các họa sĩ trình diễn đương đại Việt Nam. Xin chúc mọi người sức khỏe và sáng tạo nghệ thuật ngày càng thành công!

19:02 Friday,24.6.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Bài viết rất hay, em thích nhất câu cuối: "mỗi người chỉ có một câu chuyện để đem ra kể, đó là câu chuyện của chính mình. Giống nghệ thuật trình diễn, câu chuyện ấy không thể lặp lại. Nó cũng không đúng hay sai."

Tác giả đúng là người có công khai phá trong việc giảng dạy nghệ thuật đương đại ở trường em. Những kỷ niệm của bà kể lại thật chân thành và sống động, nhiều thông tin "cứ như cổ tích".

Soi ơi, nhưng mà em vẫn ngứa ngáy, muốn góp ý tý, Soi đừng mắng là lại 'xăm soi" nhé. Cái tiêu đề "Giữa bây giờ và sau này..." nghe cứ như Tây nói tiếng Ta, Soi nhỉ. Cái ý này nếu phải chúng em thì có 1 câu đơn giản hơn là: "Từ rày trở đi..." (nói nôm na) hay "Từ nay về sau..." (nói văn vẻ).

Nhưng thôi, Soi nhỉ, phải giữ cái tiêu đề đó, có khi góp thêm một cách nói mới, góp phần làm phong phú tiếng ta, Soi nhỉ.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả