Nghệ sĩ Việt Nam

Tổng kết TO - triển lãm “một gang tay”

  “TO”: NGHỆ THUẬT MỘT GANG TAY Trình diễn, sắp đặt, hội họa, video art, âm thanh…Khai mạc: 19h ngày 7. 7. 2011Hội thảo : 19h ngày 7. 7. 2011Từ  7. 7 đến 20. 7. 2011OM-studioCảng Cống Thôn, Cầu Đuống, thị trấn Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội   Cảm ơn tất cả những bài […]

Ý kiến - Thảo luận

13:56 Friday,11.5.2012

Đăng bởi:  nguyễn hà

Trẻ con! hehe

14:49 Monday,18.7.2011

Đăng bởi:  PHUONGGIO

"Thế còn Phương Giò: nghĩ thế nào về tác phẩm của bạn khi bị giống với tác phẩm người ta (phương thức thể hiện)?"
Với mình chuyện chọn cùng một chất liệu là hoàn toàn bình thường.khi tôi và một người nào đó cùng quan sát về một viên gạch Việc giống hay không giống nó là quan niệm mà thôi. Phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa viên gạch nhà tôi và viên gạch nhà bạn là không thể. Tôi chỉ quan sát những thứ đang xảy ra xung quanh mình. Cùng một đối tượng đó bạn nghĩ khác và tôi nghĩ khác. Biết đâu đó trong tương lai những bức tranh sẽ không là trên toan nữa mà là trên những viên gạch.:)

9:19 Monday,18.7.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Úm ...ma.... ni.... bát... ni... hồng!

2:48 Monday,18.7.2011

Đăng bởi:  Nguyễn Xuân Hoàng

Mình chỉ dám nhìn thẳng và dám thẳng thắn phê phán rất nhiều những cái cục mà mình đã thấy trong hành trình nghệ thuật của mình. Bạn có lẽ khồng biết nhiều lắm về nghệ thuật của mình, mình thường sử dụng nhiều những đồ vật khác nhau như kén, sách, tượng, đàn… chứ không chỉ riêng ghế cho các tác phẩm của mình. Cách của mình là thường kết hợp một tác phẩm sắp đặt với tranh, mình gọi đó là “tranh sắp đặt”. Mỗi bức tranh “theo lối vẽ phối cảnh ngược” thường kết hợp với một hay vài đồ vật nào đó được sắp xếp đằng trước như một lối dẫn vào tranh, đôi khi những đồ vật được sắp xếp lại trở thành ý đồ cho bức tranh hoặc ngược lại bức tranh lại trở thành ý đồ tạo ra sự sắp xếp các đồ vật, đồng thời cũng để giúp người xem so sánh giữa không gian “phối cảnh ba chiều” bên ngoài và không gian “phối cảnh ngược ba chiều” bên trong bức tranh khác nhau thế nào, từ ngoài vào trong hoặc từ trong ra ngoài.
Cũng cảm ơn bạn có ý kiến đã cho xem cái đường link đó! Trước khi vào trường Mỹ thuật Việt Nam mình có học qua Mỹ thuật Công nghiệp khoa Nội thất, mình đã phải vẽ hàng nghàn cái ghế, bàn, giường, tủ, sách, đèn… và mình bị nghiện, sau học Mỹ thuật Yết Kiêu mình phải vẽ biết bao nhiêu là tranh, mình cũng nghiện.
Về đồ vật: mình thường cho chúng nghiêng ngả như mính muốn nghiêng ngả những gì mình đã phải học ở trường Mỹ thuật Công nghiệp. Về tranh: mình vẽ ngược lại như là mình muốn làm ngược lại chính cái mình đã phải phải học ở trường Mỹ thuật Việt Nam, tranh “phối cảnh ngược và những đồ vật nghiêng” đã ra đời như thế. Cuối cùng, mình kết hợp hai thứ đó vào với nhau, đơn giản vậy.
Về phần tác phẩm mà bạn đề cập, mình nói luôn là mình kết hợp cùng tranh của anh Nguyễn Hồng Phương và cậu học trò 11 tuổi của mình (người đã làm những cái ghế xanh quay tròn). Nhắc lại, mình gọi nó là “tranh sắp đặt”, có lẽ khái niệm này cũng hơi mới với bạn và nó cũng không liên quan gì đến đống ghế ngổn ngang từ cái đường link của bạn (hoặc bạn sẽ cố gắng tìm thấy đường link một tác phẩm của ai đó có cái ghế đặt trước một bức tranh thì cũng không giải quyết vấn đề gì cả, chỉ vì bạn đã hiểu những gì mình đã giải thích ở trên(.
Nghệ thuật có tạo ra một hành trình để phát triển lâu dài hay khồng mới là quan trọng. Giống như nghĩ ra một ý tưởng để vẽ một bức tranh thì dễ nhưng để nghĩ ra một ý tưởng có thể triển khai hàng ngàn bức tranh thì không phải dễ. Các bạn nếu làm nghệ thuật thì nên dành thời gian cho cái ý tưởng mênh mông đó chứ đừng bỏ tâm chí vào dăm ba câu chuyện thiên hạ mà quên làm việc mình. Tôi nghĩ, chỉ có bắt tay vào làm việc thì mới có sáng tạo, nói nhiều mà làm ít thì chẳng ra ngô ra khoai gì cả. Nói thì dễ, bắt tay vào làm mới khó. Cái bệnh của họa sĩ ta là cứ thấy một thằng họa sĩ hay một nhóm họa sĩ nào bỗng dưng nổi cồn một tí là cả đêm không ngủ được, cố nghĩ ra cái gì đó rồi tụm năm túm ba bàn tán nói xấu chê bai, đi triển lãm cũng vây, rất hèn. Trí tưởng tượng của các bạn tồi chăng nên chẳng chịu cảm nhận gì cả mà chỉ trực đợi người ta phải nói ra? Một câu giúp khắc phục nhé: “Dễ thôi, mở lòng”. Hãy tìm hiểu đi và nhớ cảm nhận nứa nhé! Mình có thể giới thiệu cho các bạn một cô giáo tốt nhất về điều đó: Diệu Linh với bài Một Gang Tay. Đôi khi hãy thử bắt đầu lại từ đầu trước một đống đồ vật ngổn ngang hay trước một tấm toan trắng, quên đi mình là một nghệ sĩ, quên đi mình đang làm một tác phẩm nghệ thuật, mà chỉ cần biết: “bạn là một con người đã có cả một kí ức bao la đầy màu sắc, cùng những người quanh bạn đầy yêu thương,lòng người mênh mông như vậy, bầu trời trên cao rộng lớn như vậy và bạn sẽ làm gì đó với nó chứ, sao phải nhớ đến một tác phẩm nghệ thuật hay một tay nghệ sĩ nào đó trên cái quả đất (chỉ bằng gang tay nếu nhìn từ mặt trăng) trong khi hắn chẳng hề nhớ hay biết bạn là ai”
Thực sự mình không thích tranh luận với các bạn, mình chỉ nói một lần rồi thôi!
- OM theo nghĩa của Tây Tạng là: khi sự tĩnh lặng đạt đến đỉnh cao thì lại có âm thanh và nó tương tự như là OM
- âm của OM cũng gần với âm khi ta thở (đừng nghĩ là thở ra shit nhé, tớ xin các bạn đấy, các bạn có tài suy luận lắm).
- OM trong tiếng Việt đi cùng với nhiều từ để chỉ một giới hạn nào đó về không gian hay thời gian: om sòm, tối om, om dưa, om cà, om cá…
Cảm ơn các bạn! Vì lâu rồi lại có cái để được nói!

22:53 Sunday,17.7.2011

Đăng bởi:  FLEET

Không hề bênh vực các bạn Om!
Đối với quan điểm của BÚP BÊ, CHÚ-CÓ-Ý-KIẾN, SHIT: Nói các tác phẩm của Hoàng và Phương giò giống với tác phẩm đã có ở trên là không đúng.
Tôi ví dụ: Đối tượng nghiên cứu là "NỮ" "GHẾ", xưa đến nay ai học và làm nghệ thuật chẳng có một vài cái tranh vẽ về gái, thế nhưng mỗi người một khác, Chẳng qua đề tài là gái, còn cách vẽ mỗi người giải quyết theo cách riêng của mình đã là khác rồi. Cũng như trong một lớp học, xưởng vẽ mẫu nữ, BÚP BÊ vẽ khác CHÚ-CÓ-Ý-KIẾN, khác SHIT.
Tôi liên hệ rộng hơn như: Tranh vẽ về gái của Nguyễn Gia Trí có giống tranh vẽ về gái của Lê Anh Vân?
Tôi trả lời với cac bạn thay cho các bạn Om rằng: Tranh của hai ông khác nhau hoàn toàn, đối tượng nghiên cứu là gái thì cũng như đối tượng nghiên cứu về ghế mà thôi.
Tôi phủ nhận quan điểm của BÚP BÊ, CHÚ-CÓ-Ý-KIÊN, SHIT, là hoàn toàn sai.

22:24 Sunday,17.7.2011

Đăng bởi:  Ông-có-ý-kiến

Tuổi trẻ tất có sai lầm. Ta không nên soi xét kĩ quá. Dần dần sửa mình mới lớn được.
Mô phật. Chúc các thí chủ comment và các thí chủ ở Soi mạnh khỏe.

21:35 Sunday,17.7.2011

Đăng bởi:  shit

Thế còn Phương Giò: nghĩ thế nào về tác phẩm của bạn khi bị giống với tác phẩm người ta (phương thức thể hiện)?

21:29 Sunday,17.7.2011

Đăng bởi:  shit

Hoàng ơi, thế bây giờ bạn còn lớn giọng được nữa không, khi xem tác phẩm ghế mà bạn Chú-có-ý-kiên đưa ra. Hay lại trùng hợp nữa nhỉ?

19:53 Sunday,17.7.2011

Đăng bởi:  Chú-có-ý-kiến

"...đưa ra tác phẩm bị lặp lại ngớ ngẩn của ai đó..."
Zhou yin Hua có "Bricks series" :
http://edrichsu.alivenotdead.com/attachments/2011/02/16/16/76061_201102161601161.thumb.jpg
Ghế nè:
http://blog.thenationaldesigncollective.ca/2009/10/chair-installation-round-up.html

16:07 Sunday,17.7.2011

Đăng bởi:  Búp bê

Vớ vẩn, nói thế nào, vẫn vớ vẩn mà thôi.
Dớ dẩn, nói thế nào, vẫn dớ dẩn mà thôi.
Ngớ ngẩn, nói thế nào, cũng vẫn chỉ là ngớ ngẩn mà thôi.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả