Nghệ sĩ thế giới

Cézanne 65 triệu trong
hàng lạc xoong

  Vài năm trước đây, một ông nọ người Anh đi mua sắm tại cửa hàng ở Northampton chuyên “bán hết thảy các thể loại vặt vãnh cũ kỹ”, như lời ông này kể với báo Mirror, và tình cờ tìm thấy một khung tranh vàng lộng lẫy. Chiếc khung có giá chưa tới 100 […]

Ý kiến - Thảo luận

21:10 Thursday,28.7.2011

Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN

Tớ xem đi xem lại mấy lần nhưng không dám thò bút, nhỡ thò bút viết được mấy dòng rồi lại ân hận cả cuộc đời. Mãi khi thấy Em-có-ý-kiến, Phạm Huy Thông, Admin comments phản hồi rồi tớ mới dám đụng đậy, tỉnh giấc giật mình nghĩ lại cứ tưởng thật thấy..., nhưng không phải, mà là do đọc cái tiêu đề của Soi từ hôm qua, hóa ra là mơ hay thế...

14:16 Thursday,28.7.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Ô. Thế ra nó "lạc xoong" là từ trong Nam dùng mà tớ không biết. Sơ xuât sơ xuất. Lúc đầu đọc xong cái tít bị sốc mất một lúc cứ như vừa ghé Vietnamnet về. Ha ha

22:17 Wednesday,27.7.2011

Đăng bởi:  admin

Thông ơi, nếu bắt chước các đàn anh cây cải, Soi sẽ đặt tít như sau: "Kinh hoàng cái đáng giá ngàn vàng trong hàng lạc xoong".

18:29 Wednesday,27.7.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Tại sao anh Thông không biết 2 chữ "lac-xoong"? Đó là vì anh Thông đi Tây nhiều, mà ít ghé Sài Gòn quá. Đúng chưa?

Dân Sài Gòn, nhất là nghệ sĩ, đều rất mề đi các chợ lac-xoong, các tiệm lạc-xoong, tức nơi bán đồ cũ, đò hầm bà lằng, đồ đồng nát, nhưng nếu hên có khi vớ được đồ cổ, sách cổ, ảnh cổ, rất thú.

Cũng thế, bất cứ thành phố nào trên thế giới cũng có các chợ đồ cũ, các tiệm lac-xoong như Sài Gòn, và nghệ sĩ các đô thị Tây cũng mê đi tiệm lạc-xoong không thua gì dân nghệ sĩ Sài Gòn đâu, anh nhá.

16:37 Wednesday,27.7.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Nghĩ mãi mới hiểu được tít bài có nghĩa là "rau hành" lạc mất "xoong nồi". Soi ơi, Soi đừng học các bạn bên Việt Nam Nét chuyên giật tít "khủng", tít "sốc" nhé.

9:27 Wednesday,27.7.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

"...Đúng rồi, việc quái gì lại phải đi làm giả tranh Cézanne nhỉ?"

Câu nói nghe quen quen???

Úi zời, em nhớ rồi. Câu chuyện li kì này phải 90 phần trăm do các tay chuyên chế tranh giả sáng tác để chuẩn bị đưa ra 1 món, giống i chang ở ta.

Ở nước ta, cũng có tình trạng PR hơi khác, cũng công phu chả kém: các "Người nhái" cao thủ thường tài trợ in các dạng sách "hồi ký văn nghệ sĩ" hoặc "chân dung danh họa quá cố", trong nớ gửi theo "bám càng" rất khéo vài em tranh giả (kích thức ảnh nhỏ xíu, bằng bao diêm, cho đỡ lộ) và gọi là "tác phẩm minh họa", thế là người đọc trong lúc mải mê hồi tưởng theo dòng hồi ký, không kịp phát hiện mấy em tranh dởm trong sách. Thế là trót lọt. Công chúng và nhà xuất bản chả ai chê trách, chả ai phản ứng. Dần dà, những tranh này khi được mời chào cho khách (nhất là các bác sưu tập Tây) sẽ có chỉ dẫn: đây nè, đăng trong sách A, sách B, từ lâu rồi nhé.

"...Đúng rồi, việc quái gì lại phải đi làm giả tranh Phái nhỉ?"

Đấy, câu nói hào sảng này ở gallery nước ta ai chả nói thế.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả