Đi & Ở

Tranh Thangka Tây Tạng -
Khi cuộc sống là ĐỦ

Dân số Tây Tạng gốc chừng chiếm chưa đầy một nửa trên mảnh đất gần 4 triệu dân. Hầu như ở mọi địa điểm của thành phố khá hiện đại này, người Hán đều đóng vai trò chủ chốt, đặc biệt những năm gần đây khi chính phủ Trung Quốc đưa quân đội lên đây […]

Ý kiến - Thảo luận

13:23 Wednesday,6.3.2013

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

 Cám ơn bạn Phạm Quang Hiếu
 

12:53 Wednesday,6.3.2013

Đăng bởi:  phạm quang hiếu

@ Phạm Huy Thông: Hồi 2008 tại bảo tàng Mỹ Thuật có triển lãm "Nghệ thuật điêu khắc Phật giáo châu á", nhiều bức tuyệt đẹp!

Hình ảnh phối ngẫu mang tính biểu tượng, tượng trưng cho sự thống nhất của từ bi (nam) và trí tuệ (nữ), của phương tiện (nam) và tính không (nữ), của hữu hình và vô hình, của vật thể và không gian chứa đựng nó...Đôi khi, biểu tượng ấy cũng biểu thị cho tính nhất như của Niết Bàn và Luân Hồi, hay Giác Ngộ và Vô Minh. Ngoài ra, trong sự hành pháp, một số phái thuộc Mật Tông cũng sử dụng hành vi này như một phương pháp nhằm tìm kiếm giác ngộ và giải thoát. Chủ yếu là do quan điểm hóa giải các mặt đối lập, chuyển hóa bằng cách tận dụng chứ không loại bỏ.

Hình tượng và phương pháp này có nguồn gốc từ Ấn độ giáo, nhưng không phải là sự sao chép nguyên si mà đã được Phật giáo hóa bởi từ bi, trí tuệ và tính không, bởi sự thay thế các hình tượng từ Shiva, Kali, Brahma...sang các vị Phật, Bồ tát, Tara...

Bức tượng trên BBC cũng phình phường phôi, người ta la ó vì cái ti được diễn tả hơi thực chăng?

10:12 Tuesday,5.3.2013

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Ờ đúng rồi, mandala chứ không phải thangka, cám ơn Candid nhé.

9:31 Tuesday,5.3.2013

Đăng bởi:  candid

Hình như mình nhớ chỉ có Mandala vẽ xong là xóa đi. Vì Mandala là biểu thị cho vũ trụ, vẽ xong xóa đi tượng trưng cho sinh và diệt.

8:07 Tuesday,5.3.2013

Đăng bởi:  Pham Huy Thông

Nhân nói về Thangka. Hôm trước tớ và vợ đi xem Samsara, thấy có quay cảnh các ông sư Tây Tạng vẽ Thangka bằng bột màu trên phiến đá. Rất kỳ công. Nhưng sau khi vẽ xong thì lại xóa, rất phí. Có thể động thái đó thể hiện tư tưởng, nhưng cụ thể tư tưởng gì thì ai biết giảng giải giùm với.
Ngoài ra tớ thấy BBC đưa tin bên Thái Lan đang cãi nhau ỏm tỏi về tượng Phật có người phụ nữ phối ngẫu, mà nghe nói tượng đó đang bày ở Việt Nam. Vụ này thật kỳ khôi, vì hình như Việt Nam tớ đâu có thấy thờ tượng đó, chỉ ở vệt các nước Nepal, Tây Tạng.. khi mà đạo Phật giao hội với các tín ngưỡng địa phương cổ thôi. Nhưng mà tớ không nghiên cứu về tôn giáo, ai biết thì chia sẻ giùm với.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/03/130304_buddhist_netizens_angered.shtml

15:46 Monday,4.3.2013

Đăng bởi:  Mở Ngoặc

Nhân nói về Khi cuộc sống là đủ, chợt nhớ đến một  chuyện chắc cũng nhiều nguời biết :
Alexandre Đại Đế nghe tiếng một triết gia Hy Lạp (Diogènes) liền tìm lên núi thăm. Gặp một con người rất giản dị, tóc bạc phơ, đang ngồi bình thản trong ánh nắng buổi sớm. Sau một hồi nói chuyện, thấy khâm phục quá, Alexandre Đại Đế hỏi: liệu tôi có thể làm gì cho Ngài được không ? (ông nghĩ ông là một vị đại đế đầy quyền lực, có thể đáp ứng hết thảy...). Nhưng triết gia Diogènes chỉ nói: vậy Ngài làm ơn đứng tránh sang một chút cho tôi phơi nắng. Lúc đó vị Đại Đế mới giật mình nhận ra rằng nãy giờ trong lúc trò chuyện ông đã đứng ở vị trí che lấp ánh nắng mặt trời mà Diogènes đang ngồi sưởi. Ông vội đứng tránh sang một bên, lòng đầy khâm phục con người giản dị mà cao quí kia, ông nói với đòan tùy tùng đi theo lúc đó: Nếu ta không là Alexandre, ta sẽ là Diogènes !
 
Vụ đủ này nghe khủng quá nhỉ ! Phải tu bao nhiêu kiếp mới đạt đuợc một cái đủ giản đơn như vậy ??? Ở Tây Tạng nghe nói cũng rất nhiều tu sĩ ẩn trên núi....  Mà cứ đủ thế này chắc mấy bác KTS ....giải nghệ quá, hic :-)À mà mình không rõ người Tây Tạng ăn uống thế nào nhỉ ? Không hiểu sao cứ tò mò cái vụ măm măm này. Ai biết gì hay có tranh về ẩm thực Tây Tạng post lên cái cho bà con nhờ tí nhỉ ? ;-)

16:31 Tuesday,26.2.2013

Đăng bởi:  Mở Ngoặc

Ôi bài viết quá thú vị ! nhẹ nhàng mà sâu sắc.. Xin cảm ơn Soi và tác giả Thiên Hương rất nhiều. Trân trọng.

10:05 Tuesday,26.2.2013

Đăng bởi:  Đỗ Hồng Thái


Duc Tran Soi ơi, theo tôi hiểu thì bức thangka có hình Đức Phật và một người phụ nữ là phép tu phối ngẫu (phép tu đôi), dùng năng lượng dục tính để khai mở các trung tâm năng lượng chính và các mandala đặc biệt. Từ đó để đạt được công đức và các trạng thái Tâm đặc biệt. Phép tu này nhanh, nhưng nguy hiểm, chỉ dành cho các vị đạo sư hàng đầu. Nghe nói phép tu này chỉ có ở dòng Nyingma. Phối ngẫu nữ là năng lượng âm, đại diện cho Trí tuệ, Tính không và sự từ bi. Phối ngấu nam là dương, đại diện cho Lạc, Thần thông, Phương tiện, Phẫn nộ. Mật tông phải bao gồm 2 điều này kết hợp. (Từ bi và Phẫn nộ thì thị hiện ở cả nam và nữ). Tôi sợ là tác giả trích dẫn của đ/c Norbu về phái Hoàng giáo (Mũ vàng - Gelugpa) do H.H Dalai Lama XIV đứng đầu không phải lấy cực khoái làm chân tu và cũng không tuyệt chủng mà đang phát triển rất mạnh đấy (sưu tầm của tác giả Đức Trần).

21:53 Monday,25.2.2013

Đăng bởi:  minhhien

ôi mình đang làm luận văn tốt nghiệp về tranh thangka tây tạng. có ai am hiểu sâu sắc thì chỉ cho mình với, gmail minhhien.art@gmail.com
xin cảm ơn nhiều

21:00 Wednesday,16.11.2011

Đăng bởi:  Võ Ngọc Sương

Bài viết này chứng tỏ tác giả chẳng hiểu gì về Thangka, về đạo Phật mà dám viết như vậy. Bức Thangka thứ hai là hình Đức Phật Thích Ca khi giảng về Mật Tông biến thành Kim Cang Trì ôm Phật mẫu. Phật mẫu và Phật Kim Cang Trì là cùng một chủ thể, không phải hai người. Muốn biết tại sao có hình ảnh đó thì làm ơn đi tìm các Lạt ma Tây Tạng mà hỏi (các Lạt Ma Tây Tạng rất thường được mời đến VN để giảng đạo)

8:13 Friday,14.10.2011

Đăng bởi:  admin

Hieniemic, thật sự Soi xem Soi chỉ là một web, một blog cá nhân, và người vào xem đều là bạn bè cả :-).

Như đã nói nhiều lần, tất cả chúng ta vừa vào xem cho biết thông tin, vừa chia xẻ thông tin, vừa học thêm; mà học thêm cùng nhau là một việc đòi hỏi phải rất độ lượng, rộng lượng với nhau.

Bạn có thấy rằng rất nhiều kiến thức mà ta có ngày hôm nay là đã trải qua bao nhiêu lần hiểu ú ớ không? Rồi người này chỉnh cho ta, người kia chỉnh cho ta, hay ta tự tìm hiểu, tự mắc cỡ... cuối cùng mới ra kiến thức chính xác.

Soi cứ nhớ ở nhà, khi còn bé, được người lớn khuyến khích "cứ nói đi, có nói mới biết sai để sửa chứ!". Ở trên Soi cũng vậy đấy, mọi người cứ viết nhé, biết tới đâu viết tới đó, biết càng nhiều thì càng tốt, nhưng biết sơ sơ thì cũng cứ mạnh dạn mà viết, rồi sẽ có nhiều người cùng đóng góp, cùng sửa cho, để tất cả cùng học. Nếu lúc nào viết bài mà cũng phải tìm hiểu tới nơi tới chốn, thông tin chuẩn không có gì để bàn nữa thì Soi e rằng cả năm post được chừng mười bài Hieniemic ơi.

Như Soi đây, chẳng biết gì về Thangka, đọc bài của Thiên Hương thấy thích, ít ra là có một tí khái niệm rằng loại tranh này nó từ đâu ra... Rồi qua các thảo luận lại biết thêm chút nữa (tiếc rằng các thảo luận không góp thêm một cách bình tĩnh như trong lớp các thầy vẫn hay góp cho trò, chỉ toàn mắng không à - cũng phần nào giống thầy mắng trò :-)

Tóm lại, Soi vẫn bảo lưu ý kiến, rằng:
- Soi không phải tờ báo, các bạn không nên quá rụt rè khi gửi bài cho Soi, kiến thức tới đâu viết tới đó, đừng "gồng". Cái gì cũng phải bồi đắp từ từ. Vả lại viết cao quá, hàn lâm quá Soi đọc cũng không hiểu :-)

- Các bạn vào cmt thì nên đóng góp tới nơi tới chốn, với mục đích làm cho bài dày dặn hơn, tránh việc không đưa thêm kiến thức hay đưa kiểu "ti hí", còn lại toàn những tính từ chê trách.

Thế nhé, mong Hieniemic hiểu đường hướng của Soi.
Cảm ơn bạn.

1:06 Friday,14.10.2011

Đăng bởi:  hieniemic

SOI ạ, thực sự em cũng thấy không hay ho lắm với bài viết này. Thế nên SOI đừng trách Tri Chi nóng tính như thế. Một bài kí kiểu này đăng blog cá nhân bạn bè cùng xem thì được chứ đăng lên 1 chốn công cộng (như thế này) thì không ổn.

Em cứ có cảm giác là tác giả hình như chưa tìm hiểu tới nơi tới chốn mà đã viết 1 bài như thế này. Bức tranh thứ 2, lỗi sai về việc phân tích đã được Tri Chi nêu ra. Còn về bức thứ nhất, nói thật là em chả biết gì về Thangka cả, nhưng em google mãi không thấy bức nào là bức "bản đồ", "hình người phụ nữ" cả. Trên wiki, gõ Thangka, nó ra ngay cái bức tranh này. Mà wiki cũng điên, lúc thì biên tranh này là Hayagriva, lúc thì nói là Ekajati (hay là thần Tara xanh). Em cũng chả biết Hayagriva hay Tara xanh là ai nhưng đọc mô tả về mấy vị này thì cũng chả thấy có bản đồ gì cả. Lại chả có 1 cái tên tranh nào đàng hoàng để em có thể dựa vào đó mà tra cứu.

Theo em thấy, viết 1 bài cho mọi người cùng đọc (gửi đến cho SOI thì rõ ràng là muốn mọi người cùng đọc rồi còn gì) kiểu này thì đúng là không nên tí nào. Cái thế giới này đang tràn ngập thông tin quá rồi. Thà không cung cấp thêm thông tin thì thôi, chứ đừng nên bỏ thêm những thứ sai lạc vào thế giới này nữa. Viết 1 bài truyền bá kiến thức mà không tìm hiểu và đưa thông tin kỹ càng là 1 việc làm hời hợt và thiếu trách nhiệm.

7:37 Thursday,13.10.2011

Đăng bởi:  admin

Cảm ơn Tri Chi đã bổ sung. Đó, nếu ngay từ đầu, thay vì viết các cmt phê bình chung chung với những tính từ nặng nề, bạn chỉ cần liệt kê ra những cái hiểu chưa đúng trong bài thì có phải là đã đỡ mất thì giờ cho nhiều người không :-).
Về mặt biên tập, thực sự Soi không thể biên tập bài vở mà mọi người gửi đến đóng góp. Thứ nhất, đây không phải là báo, chỉ là một trang web đơn giản; nói thế nào nhỉ, nó như một cái bảng chung để mọi người dán bài của mình vào, đương nhiên cũng có admin - chỉ như một người sắp xếp, dán cái trước, cái sau, điều hòa... Soi không có kiến thức để biên tập bài ai, và nghĩ là cũng không nên làm thế, cứ để mọi người biên tập lẫn nhau, như bạn biên tập cho Tri Chi đây.
Đừng coi việc đọc Soi như đọc báo: không bao giờ Soi có được đẳng cấp ấy. Cho nên đừng chờ đợi có bài sạch, bài chuẩn - cái đó rất phập phù :-))
Như đã nhiều lần nói, Soi như một bữa tiệc tự mang đồ nhà tới cùng ăn. Soi hay, hoặc dở... phụ thuộc vào rất nhiều vào các bạn - vào sự đóng góp kiến thức và tinh thần cùng xây dựng một chỗ nho nhỏ để mà vui.
Thế nhé, cảm ơn bạn.

1:34 Thursday,13.10.2011

Đăng bởi:  Tri Chi

Thôi thì, tôi xin nói thế này nhé, tôi không có í chê bai các bạn là ao iếc gì cả, tôi cũng không xem việc các bạn đưa cmt của tôi lên là quan trọng, chẳng để làm gì. Cái chúng ta cần là kiến thức chứ không phải là khoe kiến thức. Tôi rất quý Soi, và tôi cũng học hỏi ở Soi được nhiều kiến thức. Tôi nói tôi không có thời gian là tôi thực sự bận, chứ kg phải tôi cao đạo hoặc làm "bố người ta" gì gì đó!

Đọc bài này, thật lòng tôi rất muốn viết một bài về nghệ thuật Kim Cương Thừa (Mật tông)Tây tạng để đính chính những lối hiểu sai lầm đáng tiếc về các biểu tượng, màu sắc... mà bạn Thiên Hương đã mô tả và nhận định. Mà điều này cũng không có gì mới vì, đa số cũng hiểu sai như thế, thậm chí ngay chính những tu sĩ Phật giáo VN cũng đã rất hồ đồ khi đưa ra những nhận định sai lạc, thậm chí xuyên tạc do thiếu hiểu biết và vì thành kiến tôn giáo.
Tôi thí dụ nhé:

1. Đoạn "Bức tranh thứ hai... đầy cảm hứng", đây là một motif của các thangka Mật giáo, vì nó mang tính biểu tượng. Trong bức tranh này, người đàn ông( bồ-tát) tượng trưng cho Trí tuệ(Dương/Tánh không), người nữ (Âm/dakini-không hành nữ) tượng trưng cho tâm Đại Bi (compassion). Sự kết hợp này là chính là lí tưởng Bồ-tát Đạo của phật giáo đại thừa (Kim cương thừa Tây tạng). Do đó, nó hoàn toàn không phải như cách viết thô thiển của bạn Thiên Hương.

2. Đoạn khác, "Anh họa sĩ, tên Norbu... nhánh này đã tuyệt chủng". Rõ ràng, nếu nghe anh "họa sĩ" này phát biểu thì cũng i chang như các anh "họa sĩ" chép tranh ở các khu phố Tây ở Sài Gòn, Hà Nội giới thiệu nghệ thuật Việt Nam!Thật sự, tôi không biết nói sao! quá tệ. Phái Mũ vàng (Hoàng mạo/ Gelug) mà đại biểu là Dailai Lama 14 đang sống sờ sờ đó, làm ơn tìm hiểu chút đi! Còn cái vụ " trai gái" chi đó là chuyện của phái bí tryền của Ninh Mã mà diện là Dilgo Khyense Rinpoche (một trong các vị thầy của Dalai Lama 14. Vị này rất nổi tiếng, các bạn có thể mua cuốn tự truyện Trăng Kim Cương của ngài do Thaihabook đang bán đầy ở VN đó.)

Chuyện gọi là "tính dục" này nọ trong Phật giáo Kim Cương thừa không thể hiểu một cách tùy tiện Soi ạ, vì nếu hiểu theo kiểu Thiên Hương, thì bạn ấy đã lạc vào Ấn-độ giáo mất rồi!

Tóm lại, bài này có nhiều lỗi sai lắm, thậm chí cả những lỗi sơ đẳng như địa danh, nhân danh đều viết sai ( cái này kiếm trên Google có hết), chú thích tranh sai v.v. Đó là chưa kể tới lối nhận xét tùy tiện xuẩn động của tác giả! Nên nhớ,đối với người Tây Tạng, Thangka không chỉ là cái để trang trí, mà nó là phương tiện tu học. Và, tất cả các màu được dùng trong Thangka đều có nghĩa. Đó là chưa nói tới các phương tiện tu học khác như Mạn-đà-la...

Tôi chỉ có khả năng cmt tới đó. Chỉ nhằm, mong các bạn biên tập kĩ hơn mà thôi. Đây đơn thuần là chuyện kiến thức, do đó không khó để biên tập. Thay vì mất thì giờ để cmt, tôi muốn đọc một bài hay, sạch. Thế thôi, Soi ạ.

23:04 Wednesday,12.10.2011

Đăng bởi:  admin

Tri Chi à, Soi không đưa cmt của bạn lên đâu :-). Bạn nói bạn không có thời gian mà viết những gì đóng góp cho bài, nhưng lại có thời giờ để viết những lời chê bai như... bố người ta :-). Nếu bạn thấy kiến thức, thông tin ở trang này nghiệp dư và bạn lại không rảnh, không có thì giờ mà viết những lời đóng góp cho thiện chí, chỉ có thì giờ chê chung chung, thì Soi nghĩ bạn nên kiếm một nơi uyên bác hơn, chuyên nghiệp hơn, cao đạo hơn mà vào bạn ạ.
Mong nhận được một bài về Thangka thật đầy đủ của bạn. Cả Soi cũng sẽ học được nhiều. Tạm thời cứ để bọn Soi vui với nhau trong cái ao kiến thức con con này vậy!

11:38 Wednesday,12.10.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

"...fotographer Xuân Bình "Hà Mã" cũng đã đi đến đó rồi..."

Zời ạ, còn đợi còn chờ zì nữa mà cụ Hà Mã không đăng bộ ảnh Khủng Long chụp ở Tây Tạng lên Soi cho chúng cháu Chuột Nhắt xem với!

Ới ới ới cụ Hà Mã nhiếp ảnh gia ơi!

10:53 Wednesday,12.10.2011

Đăng bởi:  VNLEAK

Bài của Thiên Hương hay quá. biết thêm được về Tây Tạng. Kinh nghiệm làm sao mà đi đến đó được bạn viết thêm để chia sẻ với mọi người đi. rất cần cho dân củ nghệ thích giang hồ đấy. Anh fotographer Xuân Bình "Hà Mã" cũng đã đi đến đó rồi nhưng ít dân nghệ đến đó lắm. Tiếc lắm.

23:49 Tuesday,11.10.2011

Đăng bởi:  admin

Hieniemic ơi, cảm ơn bạn. Để Soi liên hệ tác giả coi có tên gốc mấy bức tranh không nhé.

23:47 Tuesday,11.10.2011

Đăng bởi:  admin

Soi thấy buồn cười là một bài ký ngắn của Thiên Hương thôi mà lắm cmt cay đắng thế! Cay đắng và cay độc đến mức Soi không đưa lên được. Các cmt ấy cung cấp hay bổ sung kiến thức thì ít, nói móc nói mỉa thì nhiều. Chúng ta thử tập thói quen đóng góp đi các bạn: các bạn biết gì thêm về Thangka thì cứ đóng góp một cách bình dị nhất trong cmt, người đọc sẽ được hưởng lợi, tác giả cũng được hiểu thêm, có gì khó đâu nhỉ?
Soi không biết gì về Thangka nên bài viết của Thiên Hương với Soi là có ích. Rồi theo thời gian, học thêm, đi thêm, Soi có thể sẽ hiểu hơn về loại hình này, nhưng tạm bây giờ, Soi cứ cảm ơn Thiên Hương cái đã: bạn đã đi, đã thấy, rồi về chịu khó viết lại cho mọi người cùng biết.
Nhân đây trong việc giúp bài cho Soi, mong rằng các bạn lên Soi cũng thế: chúng ta cứ viết và chia sẻ những điều chúng ta thấy. Lại mong các bạn đọc khác tích cực và rộng lòng đóng góp, trong một tinh thần nhẹ nhõm hơn, thân thiện hơn, để Soi được vui hơn. Có vui mới học được chứ các bạn!

23:45 Tuesday,11.10.2011

Đăng bởi:  hieniemic

Em nghĩ những bài viết thế này SOI nên có cả tên gốc của những bức tranh (chắc là nên phiên âm tiếng Anh) cho mọi người dễ google tìm hiểu mở mang tầm mắt.

Bức "bản đồ", sao em nhìn chả thấy giống hình người phụ nữ gì cả. Search wiki thì nó bảo là 1 bức thangka về Hayagriva, là 1 vị thần đầu ngựa của Hindu và Phật giáo.

20:08 Tuesday,11.10.2011

Đăng bởi:  admin

Tri Chi à, Soi nghĩ là bạn nên đưa ra bằng chứng về sự hiểu biết của bạn về tranh Thangka, hơn là phán như Thánh rằng bài viết này chưa hiểu gì về tranh Thangka! Phán thế thì không phải là Thánh cũng phán được bạn ạ!

16:07 Tuesday,11.10.2011

Đăng bởi:  Manh Ha

Cám ơn Thiên Hương. Một bài viết hay.

16:01 Tuesday,11.10.2011

Đăng bởi:  admin

Ngọc ơi, chú thích hình nào sai vậy, bạn nói rõ thêm giúp Soi nha?

15:09 Tuesday,11.10.2011

Đăng bởi:  Hong Ngoc

Chú thích hình sai kìa Soi ơi.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả