Bàn luận

DƯƠNG ZƠI nói về triển lãm của Trương Tân

(SOI: Đây là cmt của họa sĩ Duong Zoi cho bài Trương Tân tái xuất, Minh Thành và Quang Huy bày tranh mới. Cmt này rất thú vị, Soi xin được đưa lên thành bài để các bạn tiện theo dõi.)   Tôi định không viết gì, nhưng khi đọc mấy comments của các bạn, […]

Ý kiến - Thảo luận

20:49 Saturday,7.1.2017

Đăng bởi:  Trang

Đọc comment bài này tôi thấy đến mệt với mấy bạn chê bai. Các đại ca bán được tranh như người ta đi đã rồi hãy chém. Họ bán được tranh thì họ có quyền vẽ cái gì họ THÍCH. Các vị chưa sáng tạo được gì cho đời nhưng chỉ chê bai người khác là giỏi. Tôi nghĩ các anh Trương Tân, Minh Thành không việc gì phải trả nhời. Anh không thích tranh của tôi thì anh đừng xem, thế thôi, mời anh lượn.

9:52 Tuesday,4.10.2011

Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN NHẮN NHỦ – http://gallery3b.com/artist/HSNguyen/

Duong Zoi đối: "Anh Nguyễn Hồng Sơn thì băn khoăn chuyện người ta sống vì vinh quang đã qua. Anh ạ, ít ra người ta còn có vinh quang. Mà người ta không tự hào, mà do gallery tự hào cho họ và muốn làm việc cùng họ thêm. Anh cứ yên tâm là nếu anh có tác phẩm, chỉ một thôi mà hay, thì cả nhiều gallery tự hào cho anh đó. Chuyện anh điểm 10 vẽ ấm tích mà cả SOI đã biết, e rằng nếu anh điểm 10 hình họa thì đã đỗ công chức và cả hội Mỹ Thuật đã biết rồi."

Tôi: Thấy hay khi có một người đối cùng tôi mà lại hiểu tôi chút ít, đầu tiên tôi cám ơn bạn đã gợi mở về vấn đề mà tôi không biết bắt đầu từ đâu để bày tỏ!

Thú thật tôi cũng đã mất khá nhiều thời gian, 5 năm cho ham muốn chốn quan trường bổng lộc bồng bột của tuổi trẻ. Thế rồi thời gian trôi qua, 3 năm đầu tôi cặm cụi bưng bê kê rọn suốt cả ngày trong cái khoa sư phạm Âm nhạc- mỹ thuật của trường Đại học Sư phạm Hà nội, không được phép thi viên chức vào thời điểm này, sang năm thứ 4 tôi bắt đầu được các xếp cho phép thi viên chức vào trường Đại học sư phạm, nhưng tôi trượt điểm môn Ngoại ngữ. Một năm sau cũng vào thời khoảng thời gian đó các xếp cho tôi tiếp tục làm lại nhưng cũng không thành, tôi lại bị trượt tiếp 2 môn liền, đó là tin học và luật công chức, thất vọng vô cùng khi bỏ công 5 năm ham hố quyền lực một cách ngớ ngẩn, tôi đã phải mất khoảng một năm sau khi thi trượt viên chức lần thứ hai mới hoàn hồn cho thất bại đáng nhớ nhất của cuộc đời mình, thất bại bởi sự ... gì thì đến bây giờ tôi vẫn chưa hiểu! phải chăng tôi ngu xi quá!
Có thể nói khoảng thời gian đó là thời gian mà tôi tìm hiểu về công chức nhà nước kỹ càng nhất, học được nhiều điều trong công chức nhất và cũng là LỖI LẦM LỚN NHẤT CỦA CUỘC ĐỜI TÔI. Tôi nhận thấy có lỗi với rất nhiều người, niềm tin lớn nhất của người thân của tôi bị mất, Tôi thành thật xin lỗi tất cả những người thân của tôi, đặc biệt là vợ con tôi, sau đó là bố mẹ, sau nữa là những người tương đương quan tâm đến tôi. Giờ đây tôi không còn ham hố gì về vấn đề quyền lực, đôi khi tôi xem vấn đề đó là tính bi hài trong một số tác phẩm gần đây của tôi. Bây giờ tôi nhận thấy một điều rất rõ trong tôi đó là: con người tôi không hợp với viên chức nhà nước, chỉ biết nói là TÔI KHÔN HỢP VỚI CÔNG CHỨC NHÀ NƯỚC, đó là cơ duyên tôi đã hết duyên với điều đó. Tóm lại là tôi đã mất rất nhiều thứ cho sai lầm của tuổi trẻ, bù lại cho tôi sự trải nghiệm cuộc đời mà tôi đã đi qua.
Có một điều mà không ai hiểu tôi hơn chính tôi đó là căn cơ, vín cái nghiệp vẽ vào thân mà không thể thiếu nó được trong xuyên suốt cuộc đời tôi, tôi hạnh phúc khi được vẽ, dù là ở đâu, điều kiện như thế nào cũng không làm thay đổi được sư đam mê tột cùng này.
Cuối cùng tôi đã học và hiểu ra điều đó. Cám ơn bạn đã gợi mở lại chuyện xưa của tôi.

Lời cuối tôi cám ơn tất cả những ai tìm hiểu tôi, đọc comments này của tôi, cho dù lời văn có lủng cũng nhưng đó hoàn toàn là sự thật.
Nguyễn Hồng Sơn mất 5 năm vô nghĩa.
Thân nhủ!

0:40 Tuesday,4.10.2011

Đăng bởi:  Duong Zoi

Gửi những người comments một lời cuối. Vì thực ra tôi không comment thì e rằng trên SOI chỉ có một luồng đường và không có luồng đường nào để cho những người làm nghệ thuật ngoài kia yêu mến các anh chia sẻ cả.
Quả thật, đọc comment của các bạn thì thấy các bạn xé chuyện ra lung tung để bình luận nhỏ giọt.
Cái bạn Mua Xuan thì chắc chỉ để ý ở của quý đàn ông nên toàn thấy tranh Trương Tân có vậy. Bạn nên nhớ tôi nói cách mạng là vì khi năm 1994 người ta vẽ cho cộng đồng, vẽ về cộng đồng, vẽ về nhà nước và các đề tài quen thuộc, thì Trương Tân với câu chuyện cá nhân, vẽ chuyện cá nhân với những hình ảnh đầy khiêu khích rất đáng khâm phục. Ai đã dám làm trực diện điều này vào lúc đó? Không ai cả. Người ta vượt qua cả một tính a dua cộng đồng để làm nên một câu chuyện khác, cái hay nằm ở bối cảnh lịch sử và cá nhân nghệ sỹ đó, ở phong cách nghệ thuật của anh bấy giờ. Còn bạn chắc chắn biết triển lãm tranh ở nước ngoài thì nhiều, nhưng triển lãm ở bảo tàng nghệ thuật ở nước ngoài thì bạn phải có curator hiểu biết về nghệ thuật và lựa chọn vào bảo tàng, chứ không như kiểu bảo tàng Việt Nam ai có tiền là treo thoải mái. Nên tác phẩm Trương Tân có trong bảo tàng thì hẳn nhiên nó phải đại diện cho nghệ thuật Việt Nam một thời kỳ rồi. Bạn không muốn xem thì thôi, nhưng nếu quan tâm chỉ cần tìm CV nghệ thuật của Trương tân là bạn sẽ hiểu thế nào là ghê gớm ,tiến bộ…
Còn Yoyo Thủy thì nếu bạn mong một mùa xuân với các tác phẩm mới, thì thật sự chúng tôi cũng mong vậy. Có điều các nghệ sỹ phía sau đang còn đùn đẩy nhau và mải tham lam cãi vã bạn ạ, chưa làm tác phẩm gì nó có tính tiếp bước và vượt qua những tín hiệu những con đường mà thế hệ trước đã tạo ra. Đúng ra, họ chỉ đủ khả năng bôi bẩn nó. Tôi là thế hệ sau anh Tân, tôi là học trò của anh, tôi tự thấy mình chỉ là họa sỹ trung bình, nhưng tôi tự hào vì tôi làm việc. Và tôi không buồn vì khả năng của mình, tôi chỉ buồn những người không có khả năng mà lại thiếu kiến thức chỉ đi soi mói mà không soi ngẫm. Người Việt ta không có họa sỹ tầm ảnh hưởng thế giới thì cũng phải, nhưng vậy thì ta càng phải cố gắng mà làm việc cho một ngày được làm triển lãm cùng những người tầm ảnh hưởng thế giới , chứ không phải cứ dưới người ta mãi. Cũng mong sau này còn có người Việt trẻ làm hẳn nghệ thuật có tầm thế giới đi cho tôi được tự hào là người Việt.
Chân Tình thì soi xem Trương Tân giống ai. Anh so với Keith Haring và Trần Trọng Vũ. Chà, năm 1994 thì tôi nghĩ anh Tân chưa biết Keith là ai vì chắc chả ai biết nghệ thuật pop art Mỹ thế nào bấy giờ. Bản thân Tân cũng biết Keith sau này thì công nhận cũng có nét tương đồng. Nhưng Trương Tân chỉ chậm (không ảnh hưởng vì không biết nhau) hơn gần 10 năm so với Keith của Mỹ trong khi xã hội ta thì đang chậm hơn xã hội Mỹ cả 50 năm thì sao đây? Chân tình so Vũ và Tân thì thôi tôi cũng xin chịu chả biết giải thích thế nào bây giờ??????
Còn nghệ thuật ảnh của Đức với anh Huy, thì chứng tỏ bạn càng chẳng biết Huy làm gì năm 1996, 1997, 1998… Nhưng tôi vẫn muốn giải thích để nhỡ có bạn trẻ sinh viên nào lỡ vào đọc thì còn biết. Tranh Huy lúc đó với nhiều ký tự và những hình ảnh kiểu trừu tượng như phật ngồi, những vòng xoáy và những chữ viết lài lê thê, đầy phóng khoáng và quyết liệt. Với thế hệ sinh viên của tôi ngày đó thì quả đáng thích mắt hơn tranh lụa hay sơn mài của đa số nghệ sỹ bấy giờ vẽ tranh chủ đề. Và bạn cho rằng "chim hoa cá gái", "công nông binh" là không phải không hay, nhưng xin thưa là ngày đó nó quả không hay vì nó giống nhau hền hệt, chỉ sau này khi có họa sỹ Trung Quốc vẽ sử dụng hình tượng đó cho Pop Art và sau này nghệ Việt Nam cũng bắt chước nhiều thì tôi mới thấy chúng xem được thôi bạn ạ. Nếu bạn tìm được tác phẩm nào của Việt Nam thời kỳ 1994, 1995 đổ về trước về công nông binh trí ….. hay thì bạn chia sẻ với tôi, tôi cũng hạn hẹp kiến thức nên muốn tìm hiểu thêm.
Anh Nguyễn Hồng Sơn thì băn khoăn chuyện người ta sống vì vinh quang đã qua. Anh ạ, ít ra người ta còn có vinh quang. Mà người ta không tự hào, mà do gallery tự hào cho họ và muốn làm việc cùng họ thêm. Anh cứ yên tâm là nếu anh có tác phẩm, chỉ một thôi mà hay, thì cả nhiều gallery tự hào cho anh đó. Chuyện anh điểm 10 vẽ ấm tích mà cả SOI đã biết, e rằng nếu anh điểm 10 hình họa thì đã đỗ công chức và cả hội Mỹ Thuật đã biết rồi.
HTX Toàn Lợi và Ưng Hoàng Thúc thì các bạn vẫn nghĩ người ta trục lợi trên tác phẩm và danh tiếng. Thế nếu Keith Haring mở cửa hàng kinh doanh trên đó tất cả sản phẩm đều có họa tiết tranh anh, thì người ta bảo anh trục lợi à? Hay như Murakami mà làm tượng để bán chạy như tôm tươi vì có cả công ty, e rằng về Việt Nam trong mắt bạn sẽ là kẻ vơ vét phân chia của cải mất… Mà không hiểu người ta làm nghệ thuật và kiếm tiền trên sản phẩm người ta mà còn làm bạn nghĩ đến dân sẽ khổ thì tôi chả hiểu bạn khổ cho ai?
Thôi thì vài lời chia sẻ, tôi cũng chẳng còn thời gian mà viết nữa. Thích việc tranh luận vì sẽ chia ra nhiều phe, và bên nào cũng có người được đọc comment phe mình. Chứ không thì chỉ một hướng một chiều nói, cũng thấy lạc lõng. Nhưng tôi nghĩ với tôi thế là cũng đủ. Dẫu sao cũng cảm ơn Soi và các bạn, cùng tôi có thời gian mà viết. Thân chào.

20:34 Monday,3.10.2011

Đăng bởi:  mua xuan

Thực ra trong một chừng mực nào đó thì Trương Tân cũng là những người đưa ra một vài cái mới trong nghệ thuật, đó là điều không thể chối cãi. Nhưng trong cái mới ấy có cái gọi la mới là lạ, là hay thì e răng đó là sự "nhầm nhọt sang trồng trọt, thậm chí còn nhầm nhọt sang cấy cày", ví như cứ vẽ cái "của nợ, của quý" của thằng đàn ông mà tưởng là ghê gớm, là tiến bộ, có lẽ là... một vài đối tượng mua tranh hoặc triển lãm cho mình ở nước ngoài chưa chắc đã là đại diện cho cái đep, cái hay cái văn hóa.

14:20 Monday,3.10.2011

Đăng bởi:  cup

anh Dương ơi... đừng xui người ta phải đợi hai mươi năm nữa mới đi xem, sao anh không xui là đợi thêm 200 năm nữa khi đầu thai lại rồi hẵng đến xem.

12:13 Monday,3.10.2011

Đăng bởi:  yoyo thuy

Điều buồn ở triển lãm tái xuất của các anh Tân, Thành, Huy là tín hiệu cạn năng lượng của các nghệ sĩ này (mặc dù vẫn còn sản xuất tác phẩm)
Có sự trách cứ của công chúng cũng phản ánh lòng ngưỡng mộ và hy vọng ở các anh mà thôi !
Giai đoạn tiếp nhận phương tây cả ý thức xã hội và nghệ thuật của các anh được khởi nguồn và khích lệ bởi bà Veronika là rất quan trọng trong hoàn cảnh lịch sử tối mò, Nhưng món đó không ăn mãi được vì nó chỉ có ý nghĩa và vai trò nhất thời trong nội địa thôi chứ không phải cách mạng mới mẻ gì so với khu vực và thế giới. Người ta làm mãi rồi, vì thế đến nay các anh vẫn không trở thành nghệ sĩ ảnh hưởng tầm quốc tế được.
Sau giai đoạn tây hoá là hoàn thiện địa phương và cá nhân. Ở đâu và nghệ sĩ nào tạo được phương hướng thì còn phát triển được cho mình và đồng nghiệp.
Anh Dương Zoi là cạ đàn em của mấy anh kia và cũng là trò cuả bà Veronika, khi thấy ì xèo chợt thấy chạnh lòng cũng phải. Về độ sâu sắc nghệ thuật của Dương Zoi còn nông hơn mấy anh kia một bậc, nên chợt buồn có lẽ thế.
Cách mạng nào rồi cũng kết thúc ở mùa thu, các anh không còn trẻ nhưng cũng chưa già, mong các anh cứ tự tại mà làm cái muà xuân mới xem thế nào.
Hiện tình hội họa Việt Nam, quên đi thì thôi, cứ nghĩ là không hết buồn !

6:51 Monday,3.10.2011

Đăng bởi:  Nguyen minh thanh

Tôi đọc comments của các bài về triển lãm: “Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình” trên SOI, thấy vui sướng vì được khen, thấy buồn vì bị chê và thấy an ủi vì được bênh. Tất nhiên, tôi thích nhất là được toàn lời khen, nhưng điều đó không xảy ra. Sau một lúc buồn vì bị chê, tôi lấy lại được tinh thần và suy gẫm.
Như lời người xưa dạy rằng, lời chê là có ích cho mình tiến bộ, cho nên tôi không buồn nữa và lấy làm biết ơn những người chê. Tôi chỉ muốn gửi tới một số quí vị có comments vài lời giải thích của tôi nhằm đính chính một số ý kiến mà tôi cho là chưa được hiểu một cách ngay ngắn.

Thứ nhất là gửi tới nick:HTX TOAN LOI va nick: EM-CO-Y-KIEN.
Tranh “Cô gái mù” quí bạn nói là giống tôi hay giống loạt tranh tự họa của tôi từ hơn chục năm nay thì tôi xin gải thích thế này:
Tôi vẽ một loạt tranh từ những năm 1996, 1997, 1998 và tôi triển lãm. Triển lãm đó tên là: “cái mặt tôi” Kể từ đó, tôi không có ý vẽ tôi nữa, tuy nhiên nhân vật trong tranh tôi thì vẫn thế, vẫn là khuôn mặt mà tôi ưa thích. Và cho tới giờ tôi vẫn chỉ thích khuôn mặt như vậy và tôi chưa biết còn thích đến bao giờ. Tôi vẽ những khuôn mặt như người đi mò ốc, mò thấy con này cũng giống con kia nhưng lại mò tiếp. Vấn đề là đến giờ tôi vẫn chưa chán. Như vậy trong tranh của tôi, gọi là tự họa cũng đựơc mà không phải cũng đúng.
Cũng có khi tôi vẽ những chân dung người khác nhưng chỉ là người nào đó cụ thể và tôi vẽ thật giống người đó, dĩ nhiên khi nào vẽ không giống lắm thì rất buồn! Nhưng được cái tôi có khả năng vẽ giống nên thường là giống nhiều hơn không giống lắm. Nếu tôi mà là hội viên hội nghệ sỹ tôi đã làm đơn xin đổi danh hiệu “họa sỹ” của tôi thành danh hiệu “ nhà truyền thần”. Và trong tranh cô gái mù tôi tự nhận xét là không giống tôi, vì bây giờ tôi già và xấu lắm, nhưng các bạn vẫn cho là giống tôi thì cũng mừng, nhưng mà cũng hơi xấu hổ. Tôi e sợ là các bạn nhìn bức tranh đó bằng định kiến. Nếu cô gái trong tranh giống tôi thì cũng nên trước hết, sau rồi giống ai thì giống, vì cô ấy không là ai trong đời thực, mà là tôi bịa ra, chứ nếu tôi định vẽ một cô nào đó có thật, thì tôi nhất quyết vẽ cho giống người đó lắm. Vậy thì cô gái ấy giống tôi có gì sai không? Trước thắc mắc của các quí bạn, tôi có thể thêm một tên tranh nữa cho cùng bức tranh ấy là: “Tôi là cô gái mù”.

Nick: HTX TOAN LOI viết:

“Về hai anh Minh Thành và Quang Huy. Chúng tôi không hiểu hoạ sĩ Dương Zơi đang bảo vệ bạn hay cũng khen đểu bạn? Công nhận sự bứt phá của các anh ở thế kỷ trước. So sánh việc này với việc Picasso cách tân nghệ thuật cũng không sao. Nhưng thử hỏi nếu Picasso sản xuất độ chục bức "Guernica" hay vài tá các bức na ná với "Những cô gái vùng Avignon" rồi đặt tên ná ná kiểu "Những cô gái ở Paris", "... gái ở Newyork" hòng trục lợi thì Picasso có được vinh danh như ngày nay không? Xin chú thích là hình như Pi có vài phiên bản của "girl in Avignon" nhưng đó là quá trình phác thảo tìm kiếm chứ không phải là sản xuất thành phẩm như anh Thành và anh Huy.
Cái đoạn anh Dương Zơi nói về các hoạ sĩ "làm CÁCH MẠNG" rồi bây giờ phải được quyền hưởng thụ, được an nhàn tự sướng nghe hài hước quá. Giống hệt các cuộc cách mạng nửa vời trong lịch sử khi các khai quốc công thần được ban chia kiến ấp, quyền lực để vơ vét. Dân trước đã khổ rồi, sau cách mạng lại khổ tiếp.”

Thứ nhất là, chẳng nên đưa cụ Picasso vào đây và thứ hai, càng không nên lấy cái cách mạng làm ví dụ cho tranh của tôi. Tôi vốn ghét cái cách mạng lắm.
Tôi xin nói quan điểm của tôi về tranh của tôi như sau:

Tôi không dám mong mình có được vinh danh như Picaso. Tôi chỉ dám mong mình có vinh danh như của chính tôi.
Tôi thật may mắn vì đã chọn nghề vẽ. Vẽ tranh làm tôi hạnh phúc. Bên cạnh đó, các bức tranh của tôi giúp tôi kiếm lời. Tôi chỉ bán bức tranh của tôi khi ai đó trả đủ giá mà tôi đặt ra. Đôi khi cũng có discount chút ít. Vẽ tranh là cách tôi trục lợi. Tôi vẽ tự do, thoải mái và dễ dãi. Tôi cảnh báo người mua tranh hay thích tranh của tôi là, hãy cân nhắc kỹ lưỡng. Tôi không chịu trách nhiệm gì về nghệ thuật trong tranh của tôi. Tôi cũng không dám nhận cái gì gọi là “sự bứt phá” hay “làm cách mạng”. Nếu ở đâu, ai đó còn cho tôi làm triển lãm, thế thì tôi còn làm triển lãm và làm nó hết khả năng của tôi. Tôi muốn tranh tôi được nhiều người xem. Nhưng tôi tin vào tranh của tôi hơn tôi tin vào người xem tranh tôi.

Còn quí bạn có nick: ƯNG HOÀNG THÚC viết là: “Em vẫn giữ quan điểm của riêng em là tranh anh Tân anh Thành mãi như tranh thiếu niên vẽ.”

Thì với tôi, tôi rất thích được nghe thế, mặc dù tôi không biết ý bạn là chê hay khen. Nhưng tôi thì coi là khen, hihihi… vì tôi luôn không thích là người lớn. Tôi vẫn còn đang hướng tới vẽ được thiếu niên hơn và thiếu niên hơn nữa. Tôi thường mặc cả với mỗi bức tranh của tôi rằng: ta vẽ mi thì mi phải trả cho ta cái giá bằng một bậc thang để ta leo lên ngôi đền thơ ngây của ta. Và không biết còn bao nhiêu bậc nữa!!!hu hu

Tôi cũng biện minh chút xíu trước những ý kiến như là: tư duy, kỹ năng của tôi dậm chân tại chỗ hay: giờ kém hơn xưa, hay như: hết hào quang rồi…Điều này hoàn toàn đúng! Tôi muốn luôn luôn tỏa hào quang sáng chói lòa lắm chứ! Ông giời keo kiệt của tôi xẹt cho tôi hào quang tí xíu thế rồi tắt ngấm. thế là tôi lại trở về với “cái máng lợn”. Tôi hỏi mãi: tại sao ít thế? Ông chỉ trả lời: mày còn vô khối thời gian. Tôi đang ôm một khối thời gian và thời gian. Thật đúng là: Trời tối đen như mực! Hay cũng có thể gọi là tôi đang đi tìm ánh sáng trong bóng tối đây này! Có ai thấy tôi không? Hic.

Sau cùng tôi gửi lời xin lỗi tới những qúi bạn không thích và chưa bao giờ thích tranh của tôi. Tôi, bằng cả vẽ và cầu nguyện để người thích ngày một nhiều thêm, người ghét ngày một ít đi. Cứ thế và cứ thế, trang SOI này sẽ trở nên giàn đồng ca trên thượng giới, nơi toàn lời ca tiếng hát ngân vang vẻ đẹp mà con người tìm ra. Tôi tin là vẻ đẹp sẽ gặp nhau ở chốn tận cùng.

Xin cảm ơn SOI và tất cả các quí vị có comments.

2:29 Monday,3.10.2011

Đăng bởi:  chân tình

Xin chào bạn Dương Zơi. Lời đầu tiên cũng phải cám ơn bạn đã có những lời lẽ chân tình và cũng có cái đúng. Lời bạn nói: “Việc Huy và Thành có tranh mới, thì lối vẽ người ta như vậy rồi, muốn người ta cách tân thì CÁCH TÂN làm chi?” thì cũng chỉ đúng đối với nghệ sĩ cách tân thật sự - nhưng xin hỏi anh Dương Zơi và anh Huy luôn, rằng với lối vẽ “nghệ thuật ảnh” ăn theo nước Đức thì không thể nói là sáng tạo được. Ở bên Đức hàng triệu triệu sinh viên theo học cũng đang thực hành theo lối này, nhưng cũng nhắc lại lời anh: đó là ai là người tìm ra mới là quan trọng.
Anh còn nói: “Đặt mình vào thời những năm 1997, 1998, khi hội họa Việt Nam đang ở những cô gái áo dài và nông dân cầm súng, thì mới thấy giá trị những sáng tác của họ. Những thứ họ làm cũng là những viên gạch đầu cho bức tường mỏng tang của nghệ thuật đương đại Việt Nam bây giờ đó.” Xin nói lại với anh thế này: thứ nhất không phải cứ chim-hoa-cá-gái hay công-nông-binh là không hay, hay là không đổi mới, đề tài quanh quẩn chỉ đến thế mà thôi; quan trọng là làm mới nó thế nào kìa, và không pải cứ “đồng tính” mới là đổi mới; thế giới nhiểu họa sĩ làm về đề tài này nhiều lắm rồi anh ạ.
Và người mà tôi thấy TRƯƠNG TÂN hao hao giống chính là Keith Haring, và còn tạo hình thì xin thưa ảnh hưởng nặng một họa sĩ Việt Nam tôi rất nể, đó là Trần Trọng Vũ. Tất cả việc các anh ấy làm không phải đặt nền móng cho mỹ thuật Việt Nam đâu anh. Tôi chỉ đồng ý trên phương diện các anh ấy có công ăn theo Tây và đưa về Việt Nam khi vào cái thời thông tin còn hạn chế. Thử hỏi xem với tài năng như vậy, những người như Minh Thành, Huy có thể đứng vững nổi thời điểm mỹ thuật bây giờ không. (ps: Trương Tân còn có thể vì dù sao Trương Tân còn có một nền tảng vững chắc về nghề nghiệp)

22:02 Sunday,2.10.2011

Đăng bởi:  Khong so ma

Cái trang báo này mình vào đọc mà quên mất tiếng Việt có một từ có nghĩa hay - SOI SÁNG...may mà hôm nay tự nhớ ra! Không thì chỉ biết đến mỗi từ có nghĩa xấu là SOI MÓI. Soi mói thì kể như là "Đời ngứa như con dĩn"

18:18 Sunday,2.10.2011

Đăng bởi:  hiếu béo

rất hay anh bạn son vua
lớp ba đã có ấm vừa cổ tay
chê cười mấy chú ngày nay
ăn gì ị nấy cũng hay hết mà

13:10 Sunday,2.10.2011

Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN BUỒN CƯỜI VỀ TRUYỆN XƯA

"Việc Huy và Thành có tranh mới, thì lối vẽ người ta như vậy rồi, muốn người ta cách tân thì CÁCH TÂN làm chi? Người ta đã làm CÁCH MẠNG rồi, thì việc bây giờ họ làm gì cũng chỉ là để tâm hồn họ được thỏa mãn và mang hạnh phúc cho bản thân họ. Họ đâu muốn làm tuyên ngôn liên tục đâu mà các bạn dè bỉu người ta là không sáng tạo nữa?"

Xem ra các anh chị là típ người sống với những vinh quang đã qua!

Tôi chợt nhớ ngày tôi học lớp 3, được điểm 10 của bài học vẽ theo trí nhớ, vẽ cái ấm tích, được các thầy cô tuyên dương toàn trường mà ngẫm lại chuyện của ba anh, thấy thật là buồn cười về chuyện xưa của tôi.

9:11 Sunday,2.10.2011

Đăng bởi:  HTX Toàn Lợi

Hợp tác xã chúng tôi xin cám ơn hoạ sĩ Dương Zơi đã có nhời. Chúng tôi xin thưa chuyện như sau:
Về anh Trương Tân và tranh của anh ấy, chúng tôi từ đầu không có phản đối gì. Thỉnh thoảng hợp tác xã chúng tôi xuất chuồng các lứa lợn lứa gà cũng bị bên thú y xét nét rất kỹ và thỉnh thoảng loại đi vài con. Nên chúng tôi hiểu tình cảnh cũng như cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ của anh Trương Tân.
Về hai anh Minh Thành và Quang Huy. Chúng tôi không hiểu hoạ sĩ Dương Zơi đang bảo vệ bạn hay cũng khen đểu bạn? Công nhận sự bứt phá của các anh ở thế kỷ trước. So sánh việc này với việc Picasso cách tân nghệ thuật cũng không sao. Nhưng thử hỏi nếu Picasso sản xuất độ chục bức "Guernica" hay vài tá các bức na ná với "Những cô gái vùng Avignon" rồi đặt tên ná ná kiểu "Những cô gái ở Paris", "... gái ở Newyork" hòng trục lợi thì Picasso có được vinh danh như ngày nay không? Xin chú thích là hình như Pi có vài phiên bản của "girl in Avignon" nhưng đó là quá trình phác thảo tìm kiếm chứ không phải là sản xuất thành phẩm như anh Thành và anh Huy.
Cái đoạn anh Dương Zơi nói về các hoạ sĩ "làm CÁCH MẠNG" rồi bây giờ phải được quyền hưởng thụ, được an nhàn tự sướng nghe hài hước quá. Giống hệt các cuộc cách mạng nửa vời trong lịch sử khi các khai quốc công thần được ban chia kiến ấp, quyền lực để vơ vét. Dân trước đã khổ rồi, sau cách mạng lại khổ tiếp.

9:02 Sunday,2.10.2011

Đăng bởi:  Ưng Hoàng Thúc

Anh Dương ơi, anh nói anh Thành anh Huy đã có công làm CÁCH MẠNG rồi, bây giờ làm gì cũng chỉ để thỏa mãn tâm hồn HỌ thôi, thế thì các anh ấy cứ để tranh ở nhà mà ngắm một mình, còn mang ra triển lãm thì em nghĩ người xem được phép chê là không còn sáng tạo nữa và đòi hỏi các anh ấy phải sáng tạo hơn chứ?
Anh phân tích việc anh Tân quay lại với tường gallery một cách chính thống rất hay. Em cũng nhận là em thiếu sót không hiểu việc này. Em cảm ơn anh.
Nhưng quan điểm đã làm cách mạng rồi thì được nghỉ hưu theo em là có khác gì các bác đi làm cách mạng đâu! Ngày xưa có công thì nay có quyền ỉa di đái dầm không ai được trách hả anh?
Trách tranh cũ em thấy là Bùi Gallery đáng trách nhiều hơn, sao không nói quách là tranh cũ anh Tân ai đến xem thì xem.
Em vẫn giữ quan điểm của riêng em là tranh anh Tân anh Thành mãi như tranh thiếu niên vẽ. Quan niệm về Gay của anh Trương Tân được diễn tả chẳng khác gì tranh bậy vẽ trên tường ngõ nhà em, mỗi chú một gậy thò ra rồi có mấy dòng bên cạnh.
Em thích các sắp đặt của anh Tân hơn nhiều.
Cảm ơn anh Dương vì bài viết hay của anh, dù có những điểm em không đồng ý, nhưng mà anh thẳng thắn, em thích.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả