Ở Đâu - Làm Gì

TÒ HE ra Hà Nội

  TÒ HETriển lãm của nghệ sĩ Lê Kinh Tài Khai mạc: 18h thứ Sáu ngày 21. 10. 2011Từ 21. 10 đến 28. 10. 2011Tại VietArt Centre (42 Yết Kiêu, Hà Nội)   Thật sự là cái tên triển lãm Tò he (triển lãm cá nhân lần thứ 8 ) của họa sĩ Lê Kinh […]

Ý kiến - Thảo luận

14:27 Saturday,22.10.2011

Đăng bởi:  Long

"Tôi rất muốn nhìn nhận tình thế ngoại biên của một nghệ nhân “Tò he” ở góc độ một chọn lựa, hơn là ở góc độ “một tình trạng bị động”
Ối bà con ơi, em ung hết cả thủ!

7:47 Saturday,22.10.2011

Đăng bởi:  Long

"...Trong quá khứ, những nghệ nhân nặn Tò he thường chỉ xuất hiện vào các dịp lễ hội, đặc biệt là vào dịp tết trung thu (tết dành cho trẻ em)." Câu này về BẢN THỂ đã đúng chưa nhỉ?
Theo tôi, phải nói thế này " Trong quá khứ, TÒ HE thường chỉ xuất hiện vào các dịp lễ hội, đặc biệt là vào dịp tết trung thu (tết dành cho trẻ em).

0:35 Saturday,22.10.2011

Đăng bởi:  anhhong

Schopenhauer nói không có gì dễ bằng viết để cho không ai hiểu gì cả. Và ngược lại, cũng không có gì khó bằng viết để diễn tả những điều sâu xa bằng một ngòi bút đơn giản, để ai cũng có thể hiểu được...
Ở đây, vấn đề bài viết của giám tuyển Như Huy cũng chỉ là ý kiến một cá nhân, chẳng mấy quan trọng. Quan trọng là các bức tranh của Lê Kinh Tài trông như thế nào. Ai cũng có thể thấy là L.K.Tài muốn "trở về thời trẻ thơ" theo kiểu của mình, thậm chí xa hơn nữa, thời nguyên thủy, với lối vẽ bản năng-nguyên sơ. Nhưng tình cảm thì không hẳn hồn nhiên tươi mát như thế. Những hình người ở đây hơi thú dữ,hù dọa, hơi bôi bác quá đà nên có phần mệt mỏi. Một ít chất trừu tượng phá hình kiểu Wiliem de Kooning, một ít luộm thuộm cẩu thả graphitti, một ít Dã thú, một ít "Trẻ thơ" cố tình như người không học vẽ... Một món nộm tổng hợp hình như không còn mới. Nhìn tổng thể toàn bộ phòng triển lãm, nhiều tranh na ná giống nhau. Một bức là đủ đại diện cho tất cả. Các loại "Tò he" chỉ là thêm thắt, bịa việc cho xôm trò, minh họa lại tranh, chẳng để làm gì.
"Trở về trẻ thơ" cũng là điều cũng vui, là quyền của từng người. Nhưng hình như, ở vào thời buổi này, cứ trẻ thơ mãi, không chịu trưởng thành, không suy tư thì cũng... không biết để làm gì.

22:57 Friday,21.10.2011

Đăng bởi:  yoyo thuy

Thật tiếc phải nói rằng, tò he chỉ là động thái vay mượn văn hóa dân gian hòng xóa đi mùi tây đặc trong tranh của Lê Kinh Tài. Chứ ngôn ngữ tạo hình, tình thần của kỹ thuật, cấu hình đến hòa sắc chẳng liên quan gì đến tò he cả! Họa sĩ tài năng và yêu nghề không hay khoe hàng trên mạng công cộng như facebook và càng không hứng thú gì tung tin tổng cộng bán được tranh tỷ này tỷ nọ, cũng họp với cái tên L Kinh Tài, thời Mao ít gọi ban KINH TÀI là ban kinh tế tài chính. Nói ra lại bị mắng là đanh đá nhưng anh này từ hình thức, cách PR đến cái tên thật thống nhất !

10:37 Friday,21.10.2011

Đăng bởi:  nguyễn hoàng

…ở đây tôi chỉ muốn nêu bật một nhận định rằng tại sao lại có một sự tù mù về ngôn ngữ trong hầu hết các bài viết của anh Như Huy. Tôi đồ rằng anh bị ám ảnh quá lớn bởi thứ ngôn ngữ trong các cuốn sách dịch về triết học Hiện sinh – những phạm trù phản ánh thế giới nội tại của con người như : Hữu thể, hư vô, bản thể, thể tính…Và sự rối rắm ấy nói lên một điều rằng sự hấp thụ thực sự về thứ anh đang vận dụng là chưa thấu đáo - việc này cũng không lạ lùng gì…tâm trạng của nhiều người mắc phải khi va vào những kiến thức gây hoang mang như vậy.

Những tư tưởng đó không xa lạ gì nhất là với giới văn nghệ miền Nam, được biết đến qua các dịch giả điển hình như Nguyễn Quang Chiến,Trần Xuân Kiêm, Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Trần Thái Đỉnh .v.v.

(ngoài ra: ontology dịch sang tiếng Việt đúng là Bản thể học, nhưng ở đây nếu ý đồ dùng Bản thể học để phản ánh về Ontology của một phương trời nào đó thì ngoài tầm hiểu biết của tôi rồi xin lỗi nhé! )

8:15 Friday,21.10.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Kính thưa bác/chú Resonate (tức là VANG DỘI ấy mà, người làng ta bảo tên bác/chú gọi nôm là thế ạ), cháu thì không nghĩ dùng chữ ngoại, chữ nôm, chữ hán việt là kém hay, chỉ có điều chúng cháu sợ rằng khi HAM quá, SÍNH quá hóa LẠM thôi ạ. Chúng cháu ở làng chỉ mong các bác/chú là bậc trên học rộng hiểu nhiều khi truyền dạy cho dân làng nếu mà được trong sáng, giản dị, dễ hiểu thì quý hóa quá ạ, thì người làng ta càng tiếp thu được nhanh-đúng-nhiều ạ (sợ nhất là được/bị nghe giảng phức tạp quá hóa ra dân làng hiểu lâu, hiểu sai rồi thì bị mắng là "ngu lâu khó đào tạo" thì oan cho dân làng quá ạ.)
Cháu lại xin phép mạnh dạn dẫn thêm ra 1 ví dụ nhặt được trên mạng để mong bác/chú VANG DỘI (mà bên Tây có thể người ta gọi cho nhanh là RESONATE ạ) "thấu-cảm" (mà dân làng bảo là "hiểu rõ và thông cảm" ạ):

"Muốn nói, muốn viết được trong sáng, giản dị, dễ hiểu, theo Bác Hồ, trước hết phải học cách nói của QUẦN CHÚNG. Phải thực sự học quần chúng để có cách nói, cách viết được quần chúng chấp nhận như những gì của chính họ.
Bác Hồ phê phán rất gay gắt những cán bộ đem "thặng dư giá trị" ra nhồi sọ cho ba con nông dân; có cán bộ đem "tân dân chủ nghĩa" ra giáo dục các em nhi đồng; mang "biện chứng pháp" ra nói với anh em công nhân đang học chữ quốc ngữ...(!). Trong cách nói cách viết của mình, bác thường GIẢN DỊ HÓA MỌI VẤN ĐỀ KHÓ HIỂU mà không phải là sự đơn giản tầm thường, Sự giản dị, trong sáng của Người bắt đầu từ sự hiểu biết thấu đáo bản chất của sự vật, từ sự gắn bó với truyền thống dân tộc trong nếp cảm, nếp nghĩ...
Để viết và nói được trong sáng giản dị, dễ hiểu, Bác Hồ còn chỉ ra rằng PHẢI CHỐNG lại CĂN BỆNH hay nói chữ, ham dùng chữ, bệnh sính dùng chữ nước ngoài. Chữ nước ngoài nào đã quen thuộc, đã "hoá thành chữ ta" mà không dùng thì không đúng. Bác Hồ đã nêu ví dụ: ta nói "độc lập" chứ không nói "đứng một", nói "du kích" chứ không nói "đánh chơi"...
Còn đối với BỆNH lạm dụng chữ nước ngoài thì dù dùng đúng cũng đã có HẠI, nếu dùng sai theo kiểu dốt hay nói chữ thì cái HẠI lại càng TO."

Kính chúc bác/chú VANG DỘI (tức Resonate) ngày càng TO TIẾNG (tức là "ĐẠI THANH" hay là "nổi danh") để làng ta thêm BẤT KHUẤT (tức là "không chịu đầu hàng") với giống ngôn ngữ có gốc gác "khoai Tây sắn Tàu" muôn ngàn lần rối rít ạ.

22:56 Thursday,20.10.2011

Đăng bởi:  Resonate

Anh/chị/bạn Em có ý kiến ơi, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt theo lời Bác dạy đúng là cần thiết, nhưng cũng mong anh/chị/bạn đừng mượn nhời của Bác để áp đặt một cách máy móc và đúc khuôn cho mọi cách diễn đạt khác. Nếu cứ như theo cách nói trên thì chẳng nhẽ tập thơ của Bác “Nhật ký trong tù” cũng phải đổi lại là “Ghi chép cá nhân…”, rồi bao nhiêu bài thơ hay của Nguyễn Khuyến như “Thu điếu”, “Thu ẩm” cũng phải làm cho trong sáng hơn nữa chăng? Chào bạn nhé!

22:42 Thursday,20.10.2011

Đăng bởi:  Le Tu

Đọc lần 3, thấy cần phải xin lỗi bà bán cá Hàng Bè. Bà ấy (lúc thiếu tự tin) chỉ mắc lỗi dùng từ và phát âm. Câu cú dông dài và tối nghĩa như nhà phê bình nọ thì chỉ mất khách sớm. Mà có chửi nhau (giữ cái danh hàng tôm hàng cá) cũng chả xong.
Triển lãm của họa sĩ Lê Kinh Tài, bất luận thế nào, cũng xứng đáng được giới thiệu bằng một bài viết giản dị, mạch lạc và thành thực hơn thế !

20:06 Thursday,20.10.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Cháu xin chép ra đây một câu chuyện nhỏ bắt gặp trên mạng những mong CÁC CHÚ hiểu cho nỗi niềm nhỏ của dân làng/lành chân chỉ hạt bột mong ước (ngậm nguồi) được nghe/đọc/hiểu các chữ thánh hiền truyền dạy qua thứ tiếng Việt mến yêu giản dị dễ hiểu thì đó quả là niềm hạnh phúc to cho dân làng/lành đó ạ.

Đầu đuôi câu chuyện thế này ạ:

"Bác Hồ giản dị trong cả cách nói, cách viết. MỘT SỐ NGƯỜI sính ngoại có những lời văn cầu kỳ khó hiểu, Bác nhắc nhở, phê bình ngay.

Có lần Bác đọc bài bình luận về một trận đánh thắng ở chiến trường miền Nam. Bài bình luận viết: Đây là chiến thắng long trời lở đất.
Bác cầm bút khoanh tròn trên mấy chữ "long trời lở đất" rồi phê vào bên: thế thì Bác cháu ta ở đâu?

Ngày 1-2-1969, đồng chí Nguyễn Văn Tạo, Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp được mời lên gặp Bác để thông qua bài viết về Tết trồng cây. Trong bài có câu: Tết trồng cây đã thành một MỸ TỤC của toàn dân ta.

Bác đồng ý với nội dung, nhưng sửa lại: đã thành một tục lệ tốt đẹp của nhân dân ta.

Một lần khác, Bác tới xem triển lãm hàng gốm sứ do trường Cao đẳng Mỹ thuật công nghiệp trưng bày. Bác khen hàng đẹp và hỏi: Có phải nhập nguyên liệu của nước ngoài không?

Đồng chí Nguyễn Khang thưa: Thưa Bác, ĐẠI BỘ PHẬN là ở trong nước ạ.

Bác cười bảo: Sao chú không nói là phần lớn nguyên liệu mà lại nói là đại bộ phận?

Bác thường căn dặn: TIẾNG NÓI, CHỮ VIẾT CỦA DÂN TỘC TA RẤT GIÀU, RẤT ĐẸP, nếu thiếu thật mới đi mượn của nước ngoài, CÁC CHÚ CẦN CHÚ Ý."

Cám ơn CÁC CHÚ ạ.

19:48 Thursday,20.10.2011

Đăng bởi:  luongtran

Tò he "...được nặn bằng bột gạo, sau đó được tô nhiều màu sặc sỡ...".
Ô hô! Nghệ nhân nặm Tò he Xuân Đỉnh mà đọc được câu này chắc bán xới vào Nam theo cái ông triết sờ học "ngộ chữ" này mất! Chẳng có ai đi nặn Tò he xong, ông BÈN TÔ nhiều mầu sặc sỡ cả!
Mang tiếng người gốc Bắc, đọc lắm sách Tây mà chẳng hiểu "Bản thể học" của Tò he là cái chi chi!
Đúng là:
Bột gạo để nặn nên Tò.
He xong, giám tuyển Như Huy "mâu tồ".

19:22 Thursday,20.10.2011

Đăng bởi:  Mai Linh

Cảm ơn Như Huy đã có một bài viết thấu đáo và nhiều liên hệ cho triển lãm này. Nếu người thường bọn tôi mà xem thì sẽ chỉ biết khen đẹp hay chê xấu, thấy vui hay không vui, còn không biết vì sao. Nhờ có người phê bình mỹ thuật giải thích, người xem mới biết vì sao mình "vui" khi đứng trước tác phẩm, vì sao nó "đẹp" (đẹp cả trong chọn lựa hình thức lao động của tác giả).
Đương nhiên anh Huy vẫn hay dùng những từ khó hiểu, nhưng tôi nghĩ, có thể tại tôi chưa học tới nên tôi chưa hiểu. Học rồi sẽ hiểu. Hơn là không học và cứ chê là khó :-)

17:23 Thursday,20.10.2011

Đăng bởi:  Resonate

Tôi chỉ là người thường nhưng yêu nghệ thuật, yêu mến Soi và hay vào đọc bài. Tôi rất thích bài giới thiệu của Ns Như Huy, sâu sắc mà nhẹ nhàng. Tôi chưa được xem tranh nhưng có cảm giác thăng hoa nhẹ nhõm khi đọc bài viết này. Tôi chỉ băn khoăn mong các anh/chị/bạn bình luận mà không mạt sát như thế thì hay hơn (…cho chúng tôi là người đọc thôi), giả thử các anh/chị/bạn không cảm và tiếp nhận được “bản thể học” (ontology) là gì thì cũng không nên xổ toẹt như vậy. Là một người đọc của Soi và là một thường dân mến yêu nghệ thuật, xin các anh/chị/bạn nghệ sĩ góp ý với nhau hãy giữ thái độ khách quan hơn một chút và mắng nhiếc nhau ở mức độ vừa hơn để chúng tôi còn có thảnh thơi với tình yêu nghệ thuật. Cảm ơn Soi nếu cảm nhận của tôi được đăng.

16:19 Thursday,20.10.2011

Đăng bởi:  Trần Quang Hảo

Tưởng TO HÈ hóa ra TÒ HE! Chúc mừng họa sĩ Lê Kinh Tài đã "về nguồn TÒ HE"! Mai mốt đừng có ai bảo tranh Lê Kinh Tài nhe răng trợn mắt vì các xúc động "Biểu hiện chủ nghĩa" nữa nhé!

15:19 Thursday,20.10.2011

Đăng bởi:  Le Tu

Đọc lần 1, thấy như bản dịch Gúc Gờn.
Đọc lần 2, lại thấy giống VTV quay bà bán cá chợ Hàng Bè văn hoa nói chữ.
Đúng là yếu lại hay... ra giấy !

14:47 Thursday,20.10.2011

Đăng bởi:  Xem nào

Em có ý kiến@ - Nguyên văn từ điển tiếng việt: BẢN THỂ - KHÁI NIỆM CỦA TRIẾT HỌC DUY TÂM, CHỈ CÁI BẢN CHẤT MÀ CHỈ CÓ LÝ TRÍ MỚI HIỂU ĐƯỢC.


Tớ lăn tăn lắm cơ. 10 năm nhe răng = Tò he?

13:09 Thursday,20.10.2011

Đăng bởi:  Nguyễn hoàng

...MANG TÍNH BẢN THỂ HỌC - có thể anh ta phản ánh Thể Tính - một phạm trù phản ánh về cái Tôi trong giai đoạn triết học hiện sinh Đức, chưa có một ngành học nào là Bản thể học cả, vận dụng ngôn ngữ theo kiểu bị "hiếp" - giống những người mới tò te đọc triết học hiện đại phương Tây.

Thêm nữa..."Tôi rất muốn nhìn nhận tình thế ngoại biên của một nghệ nhân “Tò he” ở góc độ một chọn lựa, hơn là ở góc độ “một tình trạng bị động"

Cha này bị ngộ chữ!

12:37 Thursday,20.10.2011

Đăng bởi:  bôi sĩ: Trần Đức Quyền

Phương trìng: V +Ẽ + Đ +Ẹ + P = VẼ ĐẸP. Đáp số: LÊ KINH CÓ TÀI.

11:25 Thursday,20.10.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

"...Thật sự là cái tên triển lãm Tò he ...của họa sĩ Lê Kinh Tài đã gợi cho tôi rất nhiều SUY NGHĨ CÓ TÍNH BẢN THỂ HỌC về công việc của một họa sĩ..."

"...Và sự chọn lựa ấy của Lê Kinh Tài, ở trường hợp này, được minh chứng thuyết phục qua thế giới hình thể và màu sắc tuyệt vời của anh, theo tôi thậm chí còn MANG TÍNH BẢN THỂ HỌC của việc chỉ ra được ý nghĩa đích thực của niềm vui TẬN CĂN con người..."

Chú Như Huy kính mến dạ chú ơi chúng cháu cám ơn chú đã có rất nhiều bài viết và dịch thuật nhiệt huyết về nghệ thuật dưng quả thực bấy lâu nay TẬN CĂN chúng cháu rất hãi với lại lăn tăn trằn trọc SUY NGHĨ VỀ TÍNH BẢN THỂ HỌC của các bài viết và các tác phẩm dịch của chú ạ.

Dạ hẳn là chú Huy cũng biết rằng thì là làng nghệ ta vốn dĩ di truyền bệnh yếu triết lý ghê gớm nên sớm hôm chúng cháu bị thầy triết tặng trứng (0) không hà mà đận nào vớt được em ngỗng (2) là hỉ hả vô vàn như bán được mớ tranh "cận nhái" khoái tỉ cả ngày nên nay chúng cháu cầu xin chú chu cấp cho người đọc chúng cháu vãn bớt phải bải hoải với các từ vựng triết học hóc búa tạ chú nhá.

Tha thiết siết bao.

10:22 Thursday,20.10.2011

Đăng bởi:  beo nguyen

tiếu ngạo và hí lộng ghê, tranh thiệt là ngày trở về hoành tráng

9:43 Thursday,20.10.2011

Đăng bởi:  Xem nào

Từ há mồm nhe răng sang Tò He?
Chúc mừng họa sỹ Lê kinh Tài

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả