Gẫm & Bình

Tranh Phương có giả được tranh Phái?

(SOI: Đây là cmt của bạn Giời Ơi cho bài “Còn bao nhiêu bức NÔNG THÔN của Bùi Xuân Phái?”. Xin đưa lên thành bài để các bạn dễ theo dõi. Tên bài do Soi đặt. Cảm ơn Giời Ơi nhiều.)   Không cần phải là một chuyên gia xuất sắc gì cho lắm cũng rất […]

Ý kiến - Thảo luận

13:07 Thursday,10.12.2015

Đăng bởi:  Candid

Thế thì em sợ là bác mua tranh hớ mất. Xem bức 64 thì thấy cụ Phái cho dù tranh nhỏ vẫn diễn tả ánh sáng và khối như dưới mái nhà, phần trắng trên ngực, mặt em bé... Tranh 74 thì bẹt dí.

11:52 Thursday,10.12.2015

Đăng bởi:  Nguoi mua tranh

Chuyện ông Phương nhái tranh ông Phái chắc cũng nhiều người biết rồi. Nhưng thẳng thắn mà nói, bài viết này viết tồi quá. Có vẻ hơi khiên cưỡng và nặng thành kiến khi nhận xét về mặt kỹ thuật. Nếu nói bức vẽ năm 1974 non tay có vẻ có thành kiến. Tôi thấy bức đó thực sự đẹp hơn bức vẽ năm 1964. Nếu cụ Phái mà vẽ bức năm 1964 thì thực tôi cũng hơi thất vọng. Mong là do hình chụp không lột tả được hết mà làm cho nhìn không rõ.
Tôi thấy tranh Phương vẽ nhái không tệ, nhiều bức còn đẹp. Tiếc là không dùng năng lực mà tự sống, lại đi làm nhục cả bố mình.

11:16 Tuesday,3.11.2015

Đăng bởi:  Candid

Đọc lại thì hình như triển lãm lần này và triển lãm vừa rồi cùng curator?

10:49 Tuesday,3.11.2015

Đăng bởi:  a tủm

Bức "Nông thôn" trong sưu tập của ông Tira không biết có phải của Phái không nhưng khá...tầm thường! Thể hiện ở hàng cây hậu cảnh cứng đơ. Tương quan đậm nhạt giữa cây và trời mạnh hơn hẳn so với phần còn lại của bức tranh(tiền và trung cảnh), làm hàng cây hậu cảnh bật ra phía trước.



Tại sao ba phần tư bức tranh phía dưới được diễn tả mềm mại, đôi chỗ (như bàn chân cô bé và nền) còn hòa lẫn vào nhau, mà một phần tư còn lại bên trên lại cứng đờ, phẳng và sắc nét như tranh cắt dán?



Người học vẽ nào, chỉ cần trình độ khá, cũng nhận ra đây là một lỗi kỹ thuật rất sơ đẳng gọi là thiếu nhất quán. Lý do: 1. Khả năng quan sát kém, thiếu bao quát, không nhận diện dc tương quan của các hình thể trong không gian tổng thể. 2. Tinh thần người vẽ không triển khai theo một mạch (tư duy và cảm xúc).



PS: Với bác nào chưa học vẽ: Tương quan của các vật thể gần bao giờ cũng mạnh hơn các vật ở xa.

2:43 Tuesday,3.11.2015

Đăng bởi:  Thành

GIỜI ƠI! Chỉ có bạn mới giúp tớ được trong chuyện này. Tranh mình là thiệt mà lão Phương ấy bảo là hàng chép. Thế thì có còn công lý chăng. Công sức, tiền của cụ nhà mình sưu tầm mà 1 lời nói của lão đã biến chúng thành phế liệu. Ước gì cậu có ở đây, phân tích và lên tiếng hộ mình

15:50 Monday,14.4.2014

Đăng bởi:  Trần Đốc

Bài viết,phân tích xác đáng.Qua đây cũng cảnh báo cho những" họa sỹ "nào quá nô lệ vào sách vở để "sáng tác"
 

15:31 Friday,7.3.2014

Đăng bởi:  Xàm

Từ lâu tôi đã thấy rõ cái ham hư danh của Bùi Thanh Phương. Thế mà tại sao vẫn còn đất để dụng võ (miệng) để tung hê cho thứ đó nhỉ? Thiên hạ giờ dễ dãi quá chăng hay cũng rặt một lũ bất tài thích đu đeo theo tên tuổi của người khác để tỏ ra mình có tài như Bùi Thanh Phương? Thật khó hiểu.
Con cái là tương lai của cha mẹ. Nhưng có những đứa mượn danh cha mẹ một cách trơ tráo để tiến thân. Và đau lòng nhất là những đứa con ấy lại vừa bất tài, vừa vô lương tâm.

6:01 Monday,17.10.2011

Đăng bởi:  Giời Ơi

Giời ạ! Mọi người lại nhầm lẫn khi ném đá hai nhà phê bình hàng đầu của đất nước. Rất oan cho các ông ấy. Họ cũng chỉ là những họa sĩ tự xưng do tự học vẽ thôi mà. Cái học của ông Quân là hoàn tự. Ông Thượng có khá hơn chút ít do được học ngoại khóa ít giờ ở cái lớp lí luận do ông Quân dạy. Gọi là ngoại khóa có nghĩa đó không phải việc các ông được đào tạo. Học vẽ với các ông hoàn toàn chỉ như học thêm ngoại ngữ buổi tối. Nhà sưu tập Việt chưa ai dại đưa tiền nhờ các ông ấy mua tranh vì còn mơ hồ kết quả. Nay thì đã rõ. Trình độ thực sự của các ông ấy là như vậy. Không còn nghi ngờ gì nữa.

15:42 Sunday,16.10.2011

Đăng bởi:  Kinh Lôi

Bức Nông Thôn của Tira hòa sắc ấm áp, từng vật thể đều được phân mảng rõ ràng, có chiều sâu. Còn bức Nông Thôn mới của Bùi Thanh Phương phẳng bèn bẹt, màu vàng chanh loang đầy tranh, và các vật thể thì phải khắc họa bằng nét viền bo bao quá đều và quá kỹ.

10:13 Sunday,16.10.2011

Đăng bởi:  VƯƠNGBICHTHANH

Chưa chắc bức tranh "Nông thôn" năm 62 trong sưu tập nhà buôn Thái là tranh cụ Phái vẽ. Nếu cứ suy từ những anh em của nó đang có trong website Bùi họa chế. Con số năm 62 chẳng nói lên điều gì khẳng định nó là “cổ” nên mới xịn. Không hiểu sao cũng vẽ về nông thôn nhưng những tranh khác ở bảo tàng, sưu tập đáng tin chưa bao giờ thấy cụ Phái vẽ hình cây theo kiểu ở bức này? Tranh này phải hỏi nguồn gốc ông con buôn Tira mua từ đâu? Bao giờ.
Họa chế Phương còn bịa ra một đoạn tiếng Anh trao đổi với con buôn Tira. Nhưng ông Tira lại nói giỏi tiếng Việt, cần thì À lô á lô luôn, mắc mớ gì lại phải để anh HỌA CHẾ hội thoại bằng tiếng Anh Google. Lòi đuôi Ma giáo.
Có gì giống như ai đó đã/đang làm với tranh cụ Phái là TRANH GIẢ=>In VÀO SÁCH=>Giới thiệu bằng nhà phê bình+ triển lãm= TRANH THẬT .
Ở sưu tập của con buôn Tira cũng tương tự là: In SÁCH (Không rõ các bức Nông thôn và Phố có in trong sách hay không?)=> Giới thiệu bằng nhà phê bình+ Triển lãm= Tất cả sẽ thành TRANH THẬT, VÔ GIÁ, HIẾM, QUÝ.
Mấy ông phê bình Phan Cẩm Thượng, Nguyễn Quân là cũng không thể trốn được phần liên đới đến mấy phi vụ này.
Bỗng dưng, thương hiệu Bảo tàng mỹ thuật thành phố HCM sẽ là bảo chứng cho chất lượng và xác tín của sưu tập ông Tira. Vì tất cả tranh đã được triển lãm ở Bảo tàng MT, nơi có nhiều chuyên gia trong nghề cơ mà. Thế mới chết.
Câu hỏi tiếp theo là tại sao sưu tập to thế, làm sách to thế, thời gian chuẩn bị công phu, lâu thế, triển lãm làm rầm rộ thế mà lại mang bày trong Sài gòn, không bày ở bảo tàng mỹ thuật VN tại Hà Nội, có oai hơn không? Có nhiều cách lý giải, biện hộ nhưng chỉ có thể là giang hồ Hà Thành nhiều cao thủ, quá quen với chất cụ Phái, mang đồ Rởm ra họ biết liền. Nên vô Nam là thượng sách.
Nhưng sự đời lại gặp ông Lý đứng… Đợi đang...Hến cùng Soi nên Trùm Sò, Nghêu, Ốc đi đêm lại sa hố. Thế mới cay.

9:54 Sunday,16.10.2011

Đăng bởi:  HẾT CHỊU NỔI

Bác Trung Bình viết: "Tôi tin rằng, chẳng có chuyện tiền nong gì ở đây." là việc của bác, nhưng sự thể LỐ quá thế này thì nhiều người có quyền nghi ngờ khác bác lắm.
Ông Phan Cẩm Thượng và ông Nguyễn anh Tuấn làm cố vấn, viết sách, viết bài triển lãm cho sưu tập của con buôn người Thái Tira. Ông Tira, ông Phương giờ đổ hết trách nhiệm chuyên môn lên phía các ông “tư vấn” Việt Nam. Ông họ Phan phải lãnh trách nhiệm chính về vụ này, lúc đầu khai mạc thì thấy văn chương Rồng cuốn Rồng lộn lắm, nhưng khi nước sôi lửa bỏng thế này thì biến đâu.
Ông Tuấn lúc mới đăng tin triển lãm trên Soi thì cũng tả xung hữu đột bình phê loảng xoảng, chém gió dẫn giải nay cũng thấy tiệt tăm. Các ông coi thường công chúng nghệ quá. Hay dùng đúng chiêu của phường bán dạo dầu cù là, thuốc tễ trị hôi nách, tổ đỉa, bả chuột, sơn đông mãi võ, lừa bán được hàng giả cho khách là chúng dông tuốt. Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi.
Ông Nguyễn Quân tính hay vui đâu chầu đấy, đám chay nào cũng có mặt, đến phát biểu khai mạc, nhưng có thể do tuổi già lẩm cẩm, mắt kém lại tin hết ở học trò nên mới ra nông nỗi.
Dù gì thì các ông, các nhà phê bình “thét ra lửa” khuynh loát loa phường văn nghệ phải chịu trách nhiệm. Các ông làm thế này thì xấu mặt họa giới Việt Nam quá, còn nhà sưu tập, bảo tàng nước ngoài tử tế nào dám dây với nghệ Việt Nam.

20:10 Saturday,15.10.2011

Đăng bởi:  Trung Bình

Chuyện tranh Phương tranh Phái nói đến đâu cũng là thiếu và cũng là thừa. Thừa vì ai cũng đã biết từ lâu, nay mới có bằng chứng rõ rành rành, không cãi được; lại liên quan đến cả sự ẩu tả của “đại thụ phê bình mỹ thuật”, lẫn nhà sưu tập nức danh Thái Lan, nên mới lôi được ông quý tử ra phân bua. Nói thế nào cũng là thiếu vì Bùi Thanh Phương có vẻ sẽ vẫn tiếp tục con đường mà anh ta đã đi lâu nay, và nước ta chưa có một cơ quan nào, một cái máy nào có thể thẩm tranh Phái thật, Phái giả. Các cây đại thụ thì thôi, không tin được nữa; sau vụ này cũng nên biết điều mà thôi tỏa bóng ồn ào.

Nhưng bất bình nhất là đọc những lời Bùi Thanh Phương viết về tranh mình và tranh bố mình:

“Ngày đó (1982) tranh cụ Phái giá bán cũng bằng giá tranh của Phương, và các họa sĩ thời đó vẽ tranh cho vui là chính thôi, hồn nhiên, vô tư không quan trọng lắm chuyện ảnh hưởng phong cách. Cứ vẽ đúng như thực tế phố cổ là nhang nhác giống cụ Phái rồi.”

Làm quái gì có chuyện không quan trọng lắm chuyện ảnh hưởng phong cách? Đâu phải sau năm 1982 tự nhiên họa sĩ Việt Nam đâm trở nên ke re cắc rắc với việc “giống-khác” đâu! Thời nào mà người ta chẳng ghét thói ăn cắp! Cũng chính Phương cho thấy anh ta coi phong cách của bố mình chẳng là gì cả, vì chỉ cần vẽ phố cổ đúng như thế là giống bố anh vẽ rồi; đến anh ta chẳng tài cán gì, chỉ cần vẽ y như phố ngoài đời là… ra tranh bố.

Nhưng vì sao Phương lại ký tên mình mà không ký tên Phái lên tranh?
Giả thuyết đưa ra là: số lượng tranh Phái giả đã nhiều quá rồi, tung ra tiếp thì lộ. Chi bằng vẽ tranh Phái rồi ký tên Phương, bán cho những người hiểu biết ú ớ, với giá mềm mềm, như thế cùng lắm khi bị phát hiện ra chỉ chịu lời chê trách đã nhái phong cách; mà phong cách của bố mình chứ của ai mà sợ! Đây là một phương pháp mà dân làm hàng nhái vẫn hay áp dụng để khỏi bị kiện: làm giống hệt hàng xịn, nhưng có một chi tiết (thường là trong cái tên) thì khác đi. Thí dụ túi LV thì cũng y chang, nhưng cái tên thì đổi thành LX!

Buồn cười là ông Tira gọi là nhà sưu tập trứ danh mà ú ớ thế. Thôi coi như ông người Thái, chữ Thái loằng ngoằng ông nhìn rối mắt rồi, sang Việt Nam chữ nào với ông cũng vậy; nhưng ông Phan Cẩm Thượng, tiếng là nhà phê bình mỹ thuật, nhà nghiên cứu mỹ thuật uy tín, đã làm việc với bức tranh này cũng phải mấy lần, khi in sách, lúc triển lãm, thế mà lại không nhìn ra sao?

“Đau” nhất là Bùi Thanh Phương lại còn “phê bình” hai đại thụ: “… Điều đáng tiếc và đáng trách mà cụ thể là Nguyễn Quân và Phan Cẩm Thượng (hai người này được xem là cố vấn nghệ thuật cho cuộc triển lãm này) làm gì họ không biết đây là tranh của Bùi Thanh Phương? Mình không hiểu nổi, đằng sau chuyện này là gì và mình hoàn toàn bất khả kháng khi mà bức tranh đó từ nhiều chục năm, nay trở về, hiện diện lù lù giữa phòng tranh và bị người ta đề là tranh Bùi Xuân Phái với chữ ký Phương mà đứa trẻ học lớp 3 cũng không thể đọc nhầm là Phái được!”

Hay nhất là câu “Mình không hiểu nổi, đằng sau chuyện này là gì…”. Tôi tin rằng, chẳng có chuyện tiền nong gì ở đây. Dù thế nào, tôi thật lòng tin vào sự trong sáng của ông Quân, ông Thượng. Các ông có thể ba phải, có thể dĩ hòa vi quý trong phê bình, có thể ẩu trong thẩm tranh, nhưng các ông không phải là những người để tiền nong dẫn dắt vào những chuyện thế này. Lối nói của Bùi Thanh Phương bộc lộ rõ sự trơ tráo của anh ta: anh ta phạm cái lỗi mà một đứa trẻ lớp 3 thường không bao giờ phạm: ăn cắp (phong cách) và mập mờ (chữ ký), xong lại hắt cái “gian” lên kẻ khác.

Nhân đây có bạn đề nghị xem lại giải “Bùi Xuân Phái và tình yêu Hà Nội” của báo Thể thao&Văn hóa cùng gia đình cố họa sĩ lập nên. Tôi cho rằng chẳng dính líu gì cả. Họa sĩ Bùi Xuân Phái là một giá trị độc lập. Một giải thưởng mang tên ông là một điều hay. Ông con Bùi Thanh Phương vẽ tranh nhái bố là một tai nạn không mong muốn của gia đình. Hai điều đó cần tách biệt. Chỉ mong báo Thể thao&Văn hóa lần sau trao giải, đừng để Bùi Thanh Phương ở tư cách người đại diện quỹ Bùi Xuân Phái, đồng thời cấm cửa Bùi Thanh Phương ngay từ vòng ngoài, không người nhận giải phải chụp ảnh chung với ông con này thì cũng… nhục!

18:17 Saturday,15.10.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Nghe 1 kẻ lơ láo tư cách yếu như "Đại họa Nhái Tổ sư" họ Bùi mắng dúi zụi 2 đại thụ phê bình za nghệ thuật nước nhà gốc gác Bắc Hà, chúng cháu bùi ngùi quá.

Vụ Tira-Phương-Phái này khiến chúng cháu hoàn toàn mất lòng tin vào các nhà phê bình lão thành và Ban giám hiệu Bảo tàng Mỹ thuật quốc gia TPHCM, trình độ thế mà lại để chuyện mất thể diện giới mỹ thuật Việt Nam, mất thể diện quốc gia xảy ra như vậy.

Cái liêm sỉ của những người trí thức luôn vỗ ngực là kẻ sĩ Bắc Hà đâu rồi?

Ôi, kẻ sĩ đất nước tôi...

16:33 Saturday,15.10.2011

Đăng bởi:  Người-sưu-tập

[url]http://btp.thongtinhanquoc.com/bai-viet/hoi-ky/111-chuyen-ma-nguoi-ta-keu-la-dong-troi-trong-mot-cuoc-trien-lam.html[/url]

Ở đây, Bùi Thanh Phương lại đổ lỗi cho Phan Cẩm Thượng và Nguyễn Quân vì việc không tư vấn cho Tira nhận ra bức tranh Phố Phái là của Bùi Thanh Phương chứ không phải của Bùi Xuân Phái:

"...Bộ sưu tập trưng bày của Tira Vanichtheeranont, mua lại từ sưu tập của ông Pietro Paris. Ông Pietro Paris là Tham tán thương mại Đại sứ quán nước Cộng hòa Italia tại Việt Nam, những năm 1980 - 1983 và 1988 - 1990. Sau này vợ ông tham tán nguyên là người Thái đã nhượng lại 50 bức họa trong sưu tập của chồng mình cho ông Tira. Đây là một bộ sưu tập của nhiều tác giả Việt Nam được mua từ thập niên 80 ở thế kỷ trước, trong số này có một bức sơn dầu của Bùi Thanh Phương vẽ vào năm 1982, nhưng khi trưng bày tại Tp. HCM lại bị "nhầm" là tranh Bùi Xuân Phái. Đây là điều đáng tiếc và đáng trách mà cụ thể là Nguyễn Quân và Phan Cẩm Thượng (hai người này được xem là cố vấn nghệ thuật cho cuộc triển lãm này) làm gì họ không biết đây là tranh của Bùi Thanh Phương? Mình không hiểu nổi, đằng sau chuyện này là gì và mình hoàn toàn bất khả kháng khi mà bức tranh đó từ nhiều chục năm, nay trở về, hiện diện lù lù giữa phòng tranh và bị người ta đề là tranh Bùi Xuân Phái với chữ ký Phương mà đứa trẻ học lớp 3 cũng không thể đọc nhầm là Phái được. "

12:12 Saturday,15.10.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Sài Gòn Tiếp Thị tuy chậm hơn Soi nhưng cũng đã "nhận diện" được tranh rởm:

"...Triển lãm bộ tranh quý của nhà sưu tập Tira Vanichtheeranont (Thái Lan) khai mạc tại bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM từ ngày 7.10 và kéo dài sang tháng 11, giới thiệu tác phẩm của rất nhiều danh hoạ Việt Nam, trong đó có Bùi Xuân Phái. Đến ngày 12.10 thì một trong các tác phẩm “được ghép” cho Bùi Xuân Phái bị lộ diện là của Bùi Thanh Phương – con trai hoạ sĩ này!"

http://sgtt.vn/Van-hoa/154249/Lum-xum-quanh-tac-pham-%E2%80%9Cnham%E2%80%9D-Bui-Xuan-Phai.html

10:36 Saturday,15.10.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Tin to Zật-Cả-Cò:

Tranh rởm của "Đại họa Nhái tổ sư" BXP đang được Nhái tổ sư tâng giá 5 ngàn mĩ kim, quả này hẳn khiến thương gia Tira đau đầu: mua của kẻ khốn nạn thì mình cũng khốn nạn, mà không mua thì tiếc của zời, zù zì cũng zật lại được 5 ngàn Mĩ kim..., mà chẳng lẽ bắt đền các quân sư chuyên za người Việt viết sách làm chiển lãm cho mình nhiệt tình thế, chỉ hơi mất cảnh zác tí để lọt quả tranh rởm của Nhái tổ sư vào chiển lãm to vật của mình ở bảo tàng quốc gia TpHCM...

Linh tinh lình xình ghê gớm.

Chuyện bịa??!

Thì đây, trên bơ-lốc của Nhái Tổ Sư:

"Nguyen Minh Anh: Đi xem triển lãm có lẽ không ai nhận ra điều này. Không ngờ bức tranh hot nhất trong phòng của Bùi Xuân Phái (triển lãm này dành riêng một phòng cho BXP) lại là của Bùi Thanh Phương. Xem tin xong thấy hơi bị sốc?

Nguyen Minh Anh: Mà sao Bùi Thanh Phương vẽ giống Bùi Xuân Phái quá nhỉ???

Bùi Thanh Phương: Nguyen Minh Anh, bức này mình vẽ năm 1982, lúc này phố cổ Hà Nội còn nguyên như thế. Ngày đó tranh cụ Phái giá bán cũng bằng giá tranh của Phương, và các họa sĩ thời đó vẽ tranh cho vui là chính thôi, hồn nhiên, vô tư không quan trọng lắm chuyện ảnh hưởng phong cách.Cứ vẽ đúng như thực tế phố cổ là nhang nhác giống cụ Phái rồi. Chỉ sau khi cụ Phái mất, và giá trị tác phẩm của cụ thăng tiến trên thị trường thì mình mới buộc phải kết thúc giai đọan này, nghĩa là không vẽ phố cổ Hà Nội nữa. Bức tranh trên, tôi đảm bảo đã được bán đi cách đây trên 20 năm và nó qua tay bao người thì điều này tôi chịu.

Nguyen Minh Anh: Xin cảm ơn anh Bùi Thanh Phương đã chia sẻ. Chúc anh nhiều sức khỏe.

Chapuis Gérard Tira Vanichtheeranont: Bui Thanh Phuong la mot trong nhung hoa sy ma toi suu tap. Doi voi toi, tranh Bui thanh phuong co mot gia tri dich thuc va toi khong he nao nung neu anh muon chuyen lai de toi tiep tuc gin giui. Do se la mot mon qua thu vi cua toi trong mua he 2011. Cam on anh neu anh thuc hien duoc y muon cua toi. Men chao anh va hen gap la
Bùi Thanh Phương: Chapuis Gérard, mình sẽ mua nếu ông người Thái này chấp nhận bán và mức giá mình chấp nhận mua sẽ không vượt quá 5 ngàn USD"

http://btp.thongtinhanquoc.com/bai-viet/hoi-ky/111-chuyen-ma-nguoi-ta-keu-la-dong-troi-trong-mot-cuoc-trien-lam.html

10:28 Saturday,15.10.2011

Đăng bởi:  HTX Toàn Lợi

Cũng phải nói thêm rằng, rất có thể sau nhiều năm miệt mài chép tranh bố, trình của ông Phương bây giờ có thể đã lên nhiều lắm. Vì vậy mà triển lãm tranh ông Phái ở viện Goeth, mọi người chịu không biết tranh nào thật, tranh nào giả. Bởi vậy các nhà sưu tập đừng có thấy tranh nào ngon quá mà tưởng bở nhé. Bạn bè nhiều người hỏi các nhân vật lớn tuổi trong Hợp Tác Xã chúng tôi rằng có biết nguồn nào có tranh Phái thật thì chỉ điểm cho họ, sẽ có hoa hồng. Chúng tôi lắc đầu quầy quậy.
Như đã nói ở comment trước, chúng ta phải nhìn vào thực tế, rằng tư cách đạo đức của bản thân hoạ sĩ lúc sống có thể đã chẳng ra gì nên không làm gương được cho con cái.
Trong miền Nam có ông hoạ sĩ lão thành Huỳnh Phương Đ. hay đi gom các loại giấy vẽ cũ từ bạn bè. Ông đang chế tác phẩm đương đại gì từ giấy cũ vậy? Liệu ông không nghiêm khắc với chính mình thì con cái ông lấy gì làm gương đây?
Một số ý kiến nói không nên để con cái len men đến bút lông, giấy vẽ, liệu có tiêu cực không? Hay cũng có cái lý của nó. Chúng tôi nghĩ nhân chuyện này, Soi mở thêm một cuộc thảo luận về các phương pháp chống giả tranh của các hoạ sĩ, sẽ có nhiều chuyện thú vị lắm.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả