Gẫm & Bình

Bùi Thanh Phương có nên là người
đại diện quỹ Bùi Xuân Phái?

(SOI: Đây là cmt cho bài “Tranh Phương có giả được tranh Phái?“. Soi xin đưa lên thành bài để các bạn dễ theo dõi. Tên bài do Soi đặt.) Chuyện tranh Phương tranh Phái nói đến đâu cũng là thiếu và cũng là thừa. Thừa vì ai cũng đã biết chuyện ấy từ lâu, […]

Ý kiến - Thảo luận

9:55 Tuesday,18.10.2011

Đăng bởi:  LÁ NHO RÁCH TOẠC

Thôi thôi tôi can Ông Phan Cẩm Thượng từ rày trở đi đừng có nói và viết gì nữa.
Ông càng viết trả lời mọi người thì ông càng NGHĨA LỘ ra nhân cách lươn leọ vô trách nhiệm của ông. Ở đời ông chỉ quý mỗi ông là nhất thôi, ông giả như là ông sống bằng tiền của trời hay chỉ bằng nước lã hay sao mà ông bảo là "Không sống bằng lương phê bình". Thế ông viết về các triển lãm, các họa sĩ, viết lời giới thiệu đăng báo thì các báo, các họa sĩ họ TRẢ TIỀN cho ai hả ông. Mà sao ông phải cầy hăng đến thế lại không có đồng nào ? Hay là có thằng NHÁI nào mạo danh ông đến lấy tiền ở họ.
"ăn cây nào rào cây ấy" là lẽ ở đời. Nay ông cũng tỏ ra bất cần, cao đạo khi coi thường chính cái nghề câu cơm của ông, sẵn sàng dỗi nhường nghề cho người khác thì cũng là có chuyện bất thường ở ông rồi. Coi chừng bị mạo phạm với Tổ nghiệp sẽ bị Tổ Chác à nghen. Nhưng còn lâu ông mới nhường nghề cho thiên hạ đấy. Tôi khuyên ông bỏ nghề nhưng cũng đã biết là sẽ Công cốc. Đấy rồi mọi người xem.
NHẤT SĨ, NHÌ THAM- SÂN- SI
HẾT GẠO CHẠY RÔNG

9:08 Tuesday,18.10.2011

Đăng bởi:  shit of shit

Nếu em không lầm thì anh Ngô Lực cũng là chuyên gia quăng bom. Sao giờ đạo đức quá hè, lên giọng đau đớn khi nhìn người này quăng bom người kia! Lạ ghê gớm!
Nhưng em đồng ý với anh phần đầu: nhau lại tranh mình là nhai lại shit mình.
Anh Lực "muôn năm!" khi phát biểu câu này.

8:57 Tuesday,18.10.2011

Đăng bởi:  ngo luc

Đọc bài và những cmt nhớ đến Nghệ sĩ người Ý, Piero Manzoni (1933–1963), có lần bị bố mắng: “Mày vẽ như cứt!” (You are an artist of shit! - Hình như Soi đã đăng bài này!)
Nhớ đến lời mắng của bố, mỗi lần đi vệ sinh, Manzoni lại lấy phân của mình cho vào một cái hộp, đem đến cái hãng đóng hộp của bố, nhờ công nhân khằn kín lại theo đúng quy trình kỹ thuật Ở ngoài, Manzoni dán một cái nhãn in bằng bốn thứ tiếng khác nhau: Ý, Anh, Pháp và Đức. Nhan đề in trên nhãn là “Cứt của người nghệ sĩ” (Merda d'Artista / Artist’s shit).
Trong bức thư viết cho nghệ sĩ Ben Vautier vào tháng 12 năm 1961, Manzoni viết: “Nếu những người sưu tập (các tác phẩm nghệ thuật) muốn có cái gì thân thiết nhất, thực sự gắn liền với đời tư của người nghệ sĩ, thì đó chính là phân của người nghệ sĩ ấy.”
Trên quan điểm ấy thì xem ra nghề buôn bán shit ở Việt Nam có vẻ như là làm ăn phát đạt... Ngạc nhiên là có người tự biến thân mình thành shit và sự nghiệp thành shit, lại tỏ ra rất hãnh diện vì điều đó. Trong sáng tạo, ngay cả việc nhai lại tác phẩm và nhân bản chính tác phẩm của mình đã bị mang tiếng là ăn shit của chính mình rồi, chứ đừng nói là nhai lại những câu chuyện cũ rích của người khác, và cứ như thể tạo ta cơ hội để cho người ta quăng shit vào nhau...!!! Ôi, cứt thật là một vũ khí lợi hại!!!

23:44 Monday,17.10.2011

Đăng bởi:  Minh Đức

Thưa anh Phan Cẩm Thượng, tôi theo dõi từ đầu và thấy anh cứ lảng tránh việc thấy ký tên Phương trên một bức tranh ghi tên Phái. Tôi muốn hỏi là anh có thấy việc ấy không? Hay cũng không thấy?

Anh Phan Cẩm Thượng nói anh làm phê bình mỹ thuật vì vui, không có trách nhiệm với ai cả. Tôi thấy câu ấy rất vô trách nhiệm. Nếu không có trách nhiệm với công việc đang làm, khi báo chí giới thiệu là nhà phê bình, đáng lẽ ra anh nên nói phóng viên bỏ những chữ ấy đi, chỉ ghi nõn tên anh thôi?
Anh Phan Cẩm Thượng nói: "Mong các bạn hiểu cái khó của nghề này, và nếu các bạn làm được, tôi xin sẵn sàng nhường." Nói giọng dỗi như thế đúng là giọng cây đa cây đề rồi! Chẳng ai tranh mà phải nhường đâu anh. Chỉ yêu cầu người làm phê bình làm việc có trách nhiệm thôi. Nghề nào mà chẳng có đòi hỏi từ người ngoài. Cứ thấy có yêu cầu đòi hỏi thì dỗi thì cũng nên bỏ nghề lắm.

22:19 Monday,17.10.2011

Đăng bởi:  chuyên gia chép tranh

người có lương tâm nghề nghiệp, tự trọng và tôn trọng người xem không bao giờ lên phát biểu (tất nhiên là khen ngợi) ở lễ khai mạc cái triển lãm treo lù lù cái tranh giả ở chỗ trang trọng. Đánh giá bản chất con người nên nhìn vào hành động của anh ta chứ không phải bề ngoài hoặc cách ăn nói

21:34 Monday,17.10.2011

Đăng bởi:  Phan Cẩm Thượng

Gửi hai bạn Hồng Lam và Thuần Việt
Các bạn không hiểu sự thực chớ nên bình luận bừa về người khác. Phê bình là việc chúng tôi thích làm thì làm chứ không có lương, cũng không có ai phân công, và trách nhiệm với ai cả. Việc phát biểu trên truyền thông là tranh thật hay giả không ai được phép nói liều, trừ cơ quan giám định của nhà nước. Ngay cả việc vào TPHCM, dự khai mạc TL của ông Tira tôi cũng bỏ tiền tự đi, chứ không nhận của ai đồng nào. Nhà phê bình nếu có biết là tranh thật hay giả, thì chỉ có thể góp ý riêng chứ không thế nói trên báo chí, nếu chưa có kết luận của cơ quan giám định. Mong các bạn hiểu cái khó của nghề này, và nếu các bạn làm được, tôi xin sẵn sàng nhường.
PCT

21:20 Monday,17.10.2011

Đăng bởi:  nguyễn hanoi

Sợ những người "khi vui thì vỗ tay vào", hưởng danh giá hoặc tiền bạc. Khi đổ bể thì tự nhiên vô can chả dính líu gì, vô tội và ngây thơ

20:44 Monday,17.10.2011

Đăng bởi:  HongLam

Ông Thượng nói: "Ông Nguyễn Quân và tôi được ông Tira mời phát biểu trong buổi khai mạc Triển lãm sưu tập của ông tại bảo tàng Mỹ thuật TPHCM, chứ không mời chúng tôi giám định tranh của ông. Ngay kể cả nếu có ai mời làm việc đó chúng tôi cũng không làm, vì vấn đề này liên quan đến tài sản của người bán và người sưu tầm, không có chức năng không thể nói tùy tiện, nhất là trên các phương tiện truyền thông. Việc này là của cơ quan giám định"...
Hi, các cụ bảo "ngậm miệng ăn tiền", cái ông này sảy chuyện rồi mà miệng vẫn lươn lẹo, trơn tuột, ráo hoảnh. Nếu là người đàng hoàng tử tế thì phải biết khuyên cái lão buôn đồ cổ Tira ấy đừng có treo cái tranh nhố nhăng lên, hoặc ít ra phải có tí trách nhiệm cá nhân trước nghề nghiệp, trước bảo tàng, trước nghệ thuật. Cái mà người ta gọi là lương tâm, không mua không bán được. Đằng này, rõ ràng là "nối giáo cho giặc" để nhập nhèm bán tranh, đã thế còn khoạng, ra cái vẻ đạo đức "...chúng tôi không làm vì vấn đề này niên quan tới tài sản người bán , người sưu tầm". Nghe mà phát buồn nôn.
"Không có chức năng không thể nói tùy tiện", thế cái chức năng nghiên cứu ní nuận phê bình của ông là hư hay thực?, hay bây chừ ông lại chối là chỉ có nghề huơ bút và buôn nước bọt mà thôi??? A di đà Phật

15:03 Monday,17.10.2011

Đăng bởi:  thuần việt

Chuyện phim và họa sĩ Phan Cẩm Thượng tôi biết rõ. Kể ra đây sợ xấu mặt người Việt Nam ta với bọn Tàu thôi. Còn họa sĩ Phan Cẩm Thượng tôi vẫn kính phục ông

10:55 Monday,17.10.2011

Đăng bởi:  TRUONG THANH FILM PRODUCTION

Gửi Chuyên gia chép tranh và Ông Phan Cẩm Thượng
Đọc ý kiến của hai ông, tôi mới nhớ lại vụ ông Phan Cẩm Thượng cũng được Công ty Trường Thành mời làm cố vấn về trang phục cổ thời Lý (vì mọi người cứ tưởng là ông giỏi viết về mỹ thuậ cổ thì ông biết tuốt về trang phục thời Lý.) Thế nhưng, sau hơn hai tháng du ngoạn bên Tàu, lĩnh tiền TƯ VẤN của đoàn làm phim, kết quả của ông Thượng làm là đến khi cuốn phim hoàn thành, dự định công chiếu vào dịp 10-10-2010 thì bị dư luận tố cáo là trang phục giống TÀU quá, chẳng có nét Việt nào cả. Mất gốc và giả tạo. HÓA RA MỌI NGUỜI NHẦM, ĐOÀN LÀM PHIM NHẦM. Đau hơn là vụ này đoàn làm phim và bà họa sĩ Đoàn Thị Tình thiết kế trang phục cho phim phải lãnh đủ búa rìu phẫn nộ của dư luận. Nhưng CAY NHẤT là ông Phan Cẩm Thượng trả lời phỏng vấn trên mấy báo lại phủi tay, lẩn trốn trách nhiệm, đổ hết sang người khác. Tình hình y hệt như vụ tư vấn cho triển lãm tranh giả của PHÁI - PHƯƠNG này.
Sao lại có người hành xử như thế mà coi được? Tại sao người ta thuê tư vấn, trả tiền đàng hoàng mà lại không làm tròn phần việc của mình, khi đổ bể thì đánh bùn sang người khác, mình lại diễn vai cao đạo, vô can.
Khác nào con bệnh vào bác sĩ chữa nhọt, bác sĩ bảo là bệnh nhân có hai cái nhọt, nhưng chỉ có tiền đủ trả chữa một nhọt ở chân thì tôi chỉ chữa cái ấy, còn cái nhọt ở đùi thì khi có tiền trả tôi thì tôi mới làm tiếp. Bó tay.
Mọi người có thể kiểm chứng thông tin về vụ lùm xùm của bộ phim "Đường đến thành Thăng Long" qua các báo VN tháng 9-10 năm 2010. Có bài trả lời phỏng vấn của ông Thượng thì sẽ hiểu ngay tình thế vụ Tira này thôi.

8:22 Monday,17.10.2011

Đăng bởi:  Nguyễn Hoàng Nghĩa

Càng đọc về tay Phương này càng tức.

Và dĩ nhiên là tay này không xứng đáng là người đại diện quỹ Bùi Xuân Phái.

Hắn là kẻ sống mà không biết trời, ở đời mà chẳng biết đất. Cách nói chuyện của hắn ví hắn và cụ Phái là ngang nhau về tài vẽ. Và hắn quả là ngây ngô khi nói họa sĩ ngây thơ.

http://btp.thongtinhanquoc.com/bai-viet/hoi-ky/111-chuyen-ma-nguoi-ta-keu-la-dong-troi-trong-mot-cuoc-trien-lam.html

Đọc cái link này lúc thì hắn nói "Mình phải chia tay với nó vì biết rằng, nếu muốn vẽ phố cổ Hà Nội cho đẹp thì không thể thoát khỏi cái nhìn, góc nhìn của Bùi Xuân Phái và chịu sự ảnh hưởng của ông." Lúc hắn lại nói "Chỉ sau khi cụ Phái mất, và giá trị tác phẩm của cụ thăng tiến trên thị trường thì mình mới buộc phải kết thúc giai đọan này, nghĩa là không vẽ phố cổ Hà Nội nữa." rồi lúc khác hắn lại nói "từ đó đến nay mình đã chuyển đổi qua vài giai đoạn và từ gần 20 năm nay mình đã kết thúc, không vẽ phố cổ Hà Nội nữa nguyên nhân chính là, Hà Nội bị cuốn vào cơn lốc xây dựng nên ngay giữa thập niên 90 đã mất dần, và đến nay không còn phố cổ ở Hà Nội nữa".

0:44 Monday,17.10.2011

Đăng bởi:  chuyên gia chép tranh

Vụ này liên quan đến ông Phan Cẩm Thượng làm mình nhớ đến vụ ông làm cố vấn về văn hóa hay trang phục gì đó của bộ phim "Đường đến thành Thăng Long", một bộ phim Đại Hán nói tiếng Việt bị dư luận phản đối và không được phép chiếu

23:37 Sunday,16.10.2011

Đăng bởi:  Le Tu

“…Theo chứng cứ của vài họa sĩ lão thành còn sống hoặc đã chết cho biết, lúc về già, Bùi Xuân Phái thậm chí từng ký tên lên một số tác phẩm không do mình vẽ, để bán (!?), thế thì vẽ hai, ba bức giống nhau có là gì! (Lưu ý: Tư liệu này đã có hai, ba người chịu trách nhiệm, tôi chưa nêu tên ra đây là để chờ ai đó lên tiếng biện hộ, công bố luôn một lần cho sáng tỏ)…” (Lý Đợi)
Ngày hôm qua, ta thật „tế nhị” khi im lặng, ta chỉ “lao xao” bên lề mà chẳng dám “chính danh” lên tiếng. Hôm nay, cái đám đông đầy chính nghĩa mà chẳng cần chính danh, với phẫn nộ ngày càng trào dâng, có ta góp thêm một giọng. Chứng lí vẫn bấy nhiêu thôi, nhưng tráng khí đã thêm dăm phần. Ném được một cục bùn sang phải, ta thấy mình cao lên, ném một cục sang trái, mình lại thấy ta thêm quí.
Việc đã chẳng hay, chi bằng cứ cố „yếm thế” cho được như cụ Phái: “Đối với kẻ phê bình láo kể cả những kẻ nịnh hót chỉ nên giữ một sự im lặng khinh bỉ – Thứ Ba, 4. 8 năm 1970” (Nhật ký Bùi Xuân Phái). Giận lắm cũng chỉ một câu cảm khái rồi lại tập trung vào hơi thở. Ngoáy nước, ném bùn làm chi thêm ô nhiễm !
Cũng thấy nhất trí với tin tưởng của Người- sưu-tập về ông Quân, ông Thượng. Có điều sau tai nạn nghề nghiệp này, hai ông hẳn sẽ cẩn trọng lắm. Đừng nói mời nước, có xin một kiểu ảnh với các ông ấy, chắc cũng phải xuất trình chứng minh thư !

21:10 Sunday,16.10.2011

Đăng bởi:  Le Tu

“Đối với kẻ phê bình láo kể cả những kẻ nịnh hót chỉ nên giữ một sự im lặng khinh bỉ – Thứ Ba, 4. 8 năm 1970” (Nhật ký Bùi Xuân Phái).

21:09 Sunday,16.10.2011

Đăng bởi:  admin

Cảm ơn họa sĩ Phan Cẩm Thượng đã trả lời cho các thắc mắc của các bạn đọc bài.

21:06 Sunday,16.10.2011

Đăng bởi:  Phan Cẩm Thượng

Gửi Soi và anh Bùi Thanh Phương
Ông Nguyễn Quân và tôi được ông Tira mời phát biểu trong buổi khai mạc Triển lãm sưu tập của ông tại bảo tàng Mỹ thuật TPHCM, chứ không mời chúng tôi giám định tranh của ông. Ngay kể cả nếu có ai mời làm việc đó chúng tôi cũng không làm, vì vấn đề này liên quan đến tài sản của người bán và người sưu tầm, không có chức năng không thể nói tùy tiện, nhất là trên các phương tiện truyền thông. Việc này là của cơ quan giám định.
Vậy mong các bạn yêu mỹ thuật chớ thắc mắc tại sao chúng tôi không nói gì. Chúng tôi có thể nói trong những điều gì đó về tranh thật giả trong những quan hệ cá nhân, chứ không thể đại điện cho ai mà nhận định cái này thật hay giả.
Phan Cẩm Thượng

18:26 Sunday,16.10.2011

Đăng bởi:  Trung Bình

Em-co-y-kien: Trước sau tôi vẫn ủng hộ giải “Bùi Xuân Phái vì tình yêu Hà Nội”. Chỉ cần từ nay loại ông con Bùi Thanh Phương ra khỏi ban tổ chức và đại diện quỹ. Cái quỹ ấy cũng có thể trả lại cho ông ta và ông Tuấn. Một năm trao vài nghìn đô tiền thưởng không phải là khó với báo TTVH, cần thì vận động đóng góp cũng được.
Bác Phái là một giá trị đáng tự hào của mỹ thuật Việt Nam, không nên vì chuyện đứa con mà đem dập vùi, hạ xuống.
Cũng nên cảm ơn Bùi Thanh Phương nảy ra sáng kiến lập giải này. Có thể mục đích ban đầu không là trong sáng, nhưng nhờ thế mà có một giải mang tên bác Phái. Tuy vậy nhắc lại là báo TTVH cần loại anh ta ra khỏi cái giải này không thì thành ra một giải mất uy tín ngay từ người sáng lập, người nhận cũng dễ bị chê cười.

17:04 Sunday,16.10.2011

Đăng bởi:  Tịch Ru

Dạo này trên SOI um sùm về Phái và Phương. Hôm nay mình lang thang tìm bài về cụ Phái tình cờ tìm được bài này, cũng lâu rồi...mình nghĩ nó cũng giải thích phần nào sự lăn tăn của các bạn http://soi.com.vn/?p=13502 :D

14:42 Sunday,16.10.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Hey. Cám ơn Mih đã nhắc đến tranh tớ. Không biết Mih đã đọc bài phóng tác tớ viết về Nhái Bang chưa nhỉ. Nếu xét theo quy củ của Nhái Bang, chắc Bùi Xuân Phương phải thuộc vào hàng Trưởng lão 7 ghế đấy nhỉ.

13:53 Sunday,16.10.2011

Đăng bởi:  mih

... Thì đúng là tôi - nhân xem tranh Phái - mới trở về quá khứ, hồi ức chia sẻ cảm xúc thời xa vắng với mọi người - trên tinh thần câu chuyện những bức tranh đang bày ở bộ sưu tập cách nay 20 năm. Còn việc Ngựa quen đường cũ hay Trăm hay không bằng tay quen thì lại là một câu chuyện khác - câu chuyện của thời @ - cái này thì phải xem bức Câu lạc bộ Người Nhái của bạn Thông... tôi không dám có ý kiến gì!!!

12:56 Sunday,16.10.2011

Đăng bởi:  Lê Hoàn Lương

He he bác Mih ơi, vấn đề là anh Phương vẫn vẽ tranh bố đều đều, bằng chứng là tranh Phái nhìn như mới vẫn xuất hiện trong các triển lãm, gần đây là ở viện Goethe Hà Nội, làm dân tình đến dự phải xôn xao.
Bác Mih định đưa việc nhái tranh, đạo tranh về lại thì quá khứ, tức là bảo vệ anh Phương - anh ấy đã hoàn lương?
Tin vào lời hung thủ hả anh Mih?

12:51 Sunday,16.10.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

"còn bố CÒN BÙN CÒN ĐÁNH (mất danh dự mình),
không bố cạn bùn vẫn đánh (mất danh dự bố)"
-Thanh Phương-

(Thanh Phương cóp ý tưởng của Nguyễn Hồng Sơn)

12:44 Sunday,16.10.2011

Đăng bởi:  mih

TRUNGBINH viết: "Bạn Mih là người nhà BTPhương hay sao mà bênh thế? Chuyện sáng tạo mà đem so với thuốc sâu răng hay phở gia truyền thì quả là một thủ pháp hay để "cứu bồ". Bái phục Mih đấy!".(Hehe làm tôi nhớ lại khi trước có bạn cứ nằng nặc cho rằng Em-co-y-kien là con đẻ của Soi ?!)
Tôi thì vẫn cứ muốn nhắc lại: xem xét việc sao chép tranh của anh Phương phải nhìn từ góc độ hoàn cảnh thời đấy, một bức tranh của cụ Phái, mặc dù khi đó là nổi tiếng trong tứ trụ "Sáng, Nghiêm, Liên, Phái" nhưng cũng không giúp nghệ sĩ vượt qua được những khó khăn của đời sống hàng ngày, giữa một thủ đô ngàn năm văn hiến nhưng thiếu ăn, thiếu mặc (nghĩa đen), tranh pháo mua bán èo ọt!. Cho nên anh Phương nói: “Ngày đó (1982) tranh cụ Phái giá bán cũng bằng giá tranh của Phương, và các họa sĩ thời đó vẽ tranh cho vui là chính thôi, hồn nhiên, vô tư không quan trọng lắm chuyện ảnh hưởng phong cách. Cứ vẽ đúng như thực tế phố cổ là nhang nhác giống cụ Phái rồi.” thì có lẽ nó cũng là như thế thật.
Ông chủ quán cà phê ở ngay dưới nhà tôi, một lần gặp cụ Phái đi qua uống cà phê – đã được cụ vẽ tặng một bức bột màu (vẽ con mèo hay con hổ gì đó – trong đề tài 12 con giáp) – trên mảnh giấy từ bao thuốc lá, có chữ kí PHÁI hẳn hoi. Dĩ nhiên kính trọng danh tài, ông chủ quán không lấy tiền li cà phê, mà kính cẩn lồng khung kính treo ngay giữa nhà. Tôi - khi ấy tập tành vẽ vời - được ông hàng xóm gọi xuống cùng ngắm (không phải một lần). Nói thế để hiểu đời sống ngày ấy – nghèo khó, và cũng rất giản đơn, vô tư, không có quá nhiều phức tạp như thời nay – cho nên người nghệ sĩ khi ấy sống là lẫn vào những người lao động bình dân, cũng như bán thuốc hay bán phở thôi, còn có cái gì vĩ đại, cái gì cao siêu, ấy là phần thời nay mọi người muốn nâng cấp lên hàng “sao”, hàng “top” vì lợi nhuận mà thôi, có thấy ai bình tranh họa sư xấu đẹp đâu, miễn đúng là của danh họa là “siêu” rồi!.
“…không quan trọng lắm chuyện ảnh hưởng phong cách. Cứ vẽ đúng như thực tế phố cổ là nhang nhác giống cụ Phái rồi” - cũng bởi vì phong cách cụ Phái chính là phong cách theo trường phái Ấn tượng - đứng trước khung cảnh và miên man vẽ, trát dày nhiều vệt sơn lên toan, nếu không có nội lực và xúc cảm của danh hoạ thì tất nhiên nhát bút không phi thường thôi, chứ bất quá cứ chồng chất lên vài lớp thì người không tinh đời cũng dễ bị nhầm - giống như xem thư pháp vậy - vấn đề ở nội lực bút pháp và ngập tràn cảm xúc chứ không phải cụ Phái là người đầu tiên chế ra phong cách tranh Ấn tượng!?
Trở về câu chuyện những bức tranh Phái đang triển lãm ở trong Bảo tàng Mỹ thuật, ai cũng biết những bức tranh đó đã rời khỏi người vẽ và trôi nổi hai mấy năm rồi, chuyện tranh Phái-Phương đã là lịch sử, có chép thì cũng đã chép rồi và chép trong những năm tháng như thế - anh Phương không còn được sở hữu những bức tranh ấy, nên phần còn lại là “danh giá” của các phê bình gia tắc trách và “tham vọng” của nhà sưu tập thôi, chứ đứa con chính mình sinh ra tự nó đã ra đời bôn ba, giang hồ rồi thì cha mẹ nào có thể quản lí được nữa ?!!!

12:30 Sunday,16.10.2011

Đăng bởi:  tổ sư ói

Ở đời, đã là thằng đàn ông phải biết VINH biết NHỤC, chỉ vì tiền mà đưa cả bố mình ra kiếm tiền thì còn không bằng con CÚN.

10:26 Sunday,16.10.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Bác/chú/anh Trung Bình nói:

"...Nhân đây có bạn đề nghị xem lại giải “Bùi Xuân Phái vì tình yêu Hà Nội” của báo Thể thao & Văn hóa cùng gia đình cố họa sĩ lập nên. Tôi cho rằng chẳng dính líu gì cả. Họa sĩ Bùi Xuân Phái là một giá trị độc lập. Một giải thưởng mang tên ông là một điều hay."

Nhà cháu chỉ nhất trí mỗi ý cuối: "Một giải thưởng mang tên ông là một điều hay".

Đáng tiếc, giải này xuất phát điểm zo ông con hư "Nhái Tổ Sư" hợp tác với ông bạn chuyên tiêu thụ tranh Nhái (mà trong thâm tâm Nhái Tổ Sư rất coi thường, vẫn gọi là ANH TA - xin xem đoạn trích phát biểu của Nhái Tổ Sư dưới đây):

"Nguyen Thuy Binh, phóng viên của tờ Viet Nam News hỏi:
Hỏi: Giải thưởng Bùi Xuân Phái sẽ hoạt động theo tiêu chí và hình thức nào ?
Đáp: Giải thưởng Bùi Xuân Phái, thực sự đã có trong dự định và ước muốn của chúng tôi từ mấy năm trước nhưng vì muốn đợi đủ 20 năm kỷ niệm ngày mất của Bùi Xuân Phái mới công bố. Chúng tôi dự định khi ra mắt giải thưởng và khi quĩ giải thưởng Bùi Xuân Phái đã hoạt động, chúng tôi sẽ vận động quyên góp từ những người bạn trong nước và quốc tế, họ là các fan yêu mến Bùi Xuân Phái, đồng thời tổ chức các cuộc triển lãm ở nước ngoài hoặc tham gia các cuộc bán đấu giá để thu lợi nhuận nhằm tăng giá trị giải thưởng. Bên cạnh đó, nếu trong tương lai, quĩ Bùi Xuân Phái phát triển, sẽ có học bổng Bùi Xuân Phái và mong rằng hằng năm sẽ có nhiều người được nhận giải chứ không phải chỉ là một người như năm nay. Giá trị giải thưởng năm khởi đầu cũng khá khiêm tốn là 1000 USD, chúng tôi hy vọng giá trị giải thưởng sẽ được thăng tiến theo từng năm.
Hiện tại quĩ Bùi Xuân Phái do TRẦN HẬU TUẤN và TÔI chung góp mỗi người là 15.000 USD, tổng cộng 30.000 USD, số tiền này chúng tôi gửi ngân hàng và mỗi năm một lần rút tiền lãi ra để dùng cho giải thưởng. Cũng cần nói rõ thêm là, quĩ giải thưởng Bùi Xuân Phái đã ra mắt và nó đã vĩnh viễn là quĩ tiền của nhân dân Việt Nam chứ không phải là của riêng một tổ chức hay cá nhân nào.
Giải thưởng Bùi Xuân Phái được sáng lập ra nhằm tôn vinh những đóng góp nghệ thuật mà họa sĩ Bùi Xuân Phái đã làm được cho nền hội họa nước nhà. Hy vọng giải thưởng sẽ có tác dụng cổ vũ, động viên lớp nghệ sĩ trẻ tích cực có những cống hiến có giá trị cho đất nước và cho Hà Nội thân yêu. Đây là giải thưởng thường niên được trao vào ngày 1-9 hàng năm, ngày sinh vị danh họa nổi tiếng này, dành cho các tác phẩm xuất sắc trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.
Giải thưởng không bó hẹp trong phạm vi hội họa nhưng tất cả những công trình thuộc lãnh vực nghệ thuật được trao giải phải có giá trị vinh danh Hà Nội.
Năm nay, vào ngày 1 tháng 9, ứng cử viên nặng ký nhất cho giải thưởng Bùi Xuân Phái là nhà báo – họa sỹ Nguyễn Thu Thủy với công trình nghệ thuật: “Con đường gốm sứ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long”. Đơn vị được chọn đứng ra điều hành và trao giải là Báo Thể Thao và Văn hóa.
Theo ý kiến và mong muốn của những người yêu nghệ thuật lễ trao giải thưởng sẽ được diễn ra hàng năm vào ngày sinh của Bùi Xuân Phái (1 tháng 9) tại ngôi nhà 87 Thuốc Bắc,nơi đã chứng kiến cuộc đời và sự nghiệp của người hoạ sĩ lỗi lạc bậc thầy này, từ lúc ông sinh ra, lớn lên và đến khi ông trút hơi thở cuối cùng để trở về với cát bụi.

Hỏi: "Anh có thể cho em biết ai là người khởi xướng ý định lập quỹ Bùi Xuân Phái và ý định này có từ khi nào?"
Đáp: Người khởi xướng ý định lập quĩ Bùi Xuân Phái ĐƯƠNG NHIÊN LÀ TÔI -con trai của Bùi Xuân Phái. Ý định có một giải thưởng mang tên Bùi Xuân Phái thực ra có từ chục năm trước, nhưng khi đó chưa hội đủ những điều kiện như tài chính, sự hưởng ứng và đồng thuận của gia đình, để có thể lập ra quĩ giải thưởng này. Ngay từ đầu TÔI MUỐN giải thưởng mang tính của CÔNG CHÚNG, nên người đầu tiên tôi đặt vấn đề quyên góp tài chính để lập quĩ là nhà sưu tập TRẦN HẬU TUẤN, bạn đã vui vẻ hưởng ứng, bởi tôi biết Tuấn cũng là người mang ơn sâu nặng với Bùi Xuân Phái, có lần ANH TA đã nói: ” Bố tôi cho tôi cuộc sống, Bùi Xuân Phái cho tôi sự nghiệp”. Với cá nhân tôi thì Bùi Xuân Phái đã cho tôi cả hai điều mà Tuấn đã nói. Vì thế, nên hiểu là, cả hai chúng tôi, CHUNG TIỀN lập ra quĩ Bùi Xuân Phái trước nhất là một phần nào để tri ân cái tài, cái tình của Bùi Xuân Phái mà Tuấn và tôi đã xem như những nợ nần phải trả.

Hỏi: Tại sao các anh lại phải chờ đến lúc kỷ niệm 20 năm ngày mất của cố họa sĩ?
Đáp: Hầu như các dự án hay ý tưởng nếu muốn thực hiện thì cũng phải có một quá trình hình thành và hội đủ những điều kiện cần có chứ. Chúng tôi nhận thấy ở thời điểm 20 năm kỷ niệm ngày mất của Bùi Xuân Phái là đúng lúc nhất,trong khi danh tiếng của họa sĩ đã lan rộng và xa, người ta cũng nhận thấy tài năng của Bùi Xuân Phái xứng đáng mang tầm vóc của một danh họa thế giới.

Hỏi: Quá trình thành lập quỹ Bùi Xuân Phái có gặp khó khăn hay sự ủng hộ nào không? Nếu có, anh có thể chia sẻ về việc này được không ạ?
Đáp: Ban đầu chúng tôi có gặp khó khăn và lúng túng trong việc bàn về tiêu chí chấm giải, cả TUẤN và TÔI quanh năm BẬN BỊU VỚI NHIỀU VIỆC RIÊNG phải làm, vì thế nếu gánh vác thêm công việc theo dõi những hoạt động văn hóa nghệ thuật của người khác để chấm giải chắc chúng tôi sẽ không kham nổi. Rất may sau đó có người gợi ý và giới thiệu cho tờ báo Báo Thể Thao và Văn hóa đứng ra điều hành và trao giải. Tổng biên tập tờ báo là Ngô Hà Thái cũng đã hai lần gặp tôi để bàn cụ thể về vấn đề này trước khi diễn ra buổi lễ ra mắt giải thưởng Bùi Xuân Phái được đông đảo người dân mến mộ nghệ thuật của “Vua phố cổ” đón nhận nồng nhiệt và cảm động.

http://btphuong.wordpress.com/2008/07/08/gi%E1%BA%A3i-th%C6%B0%E1%BB%9Fng-bui-xuan-phai/

Giải này thực chất là giải "TUẤN và TÔI" hay giải "TUẤN và PHƯƠNG", báo VHTT bị 2 Nhái Võ Tổ Sư mượn danh mượn người trao giải, ai trong làng ta chẳng biết.
Xiết bao căm giận Đại họa Nhái Tổ Sư và bạn xấu Võ Nhái Sư.
Cũng giận cả báo VHTT mất cảnh giác hợp tác với những kẻ thất nhân thất đức dựng lên giải thưởng mang tên người quá cố để tiếp tục trục lợi, tiếp tục làm muối mặt làng ta, nước ta.

Một giải thưởng đáng thương!

9:59 Sunday,16.10.2011

Đăng bởi:  admin

Đây là cmt của bạn Hết Chịu Nổi, dán nhầm bên một bài khác, Soi xin dán lại:

"Bác Trung Bình viết: "Tôi tin rằng, chẳng có chuyện tiền nong gì ở đây." là việc của bác, nhưng sự thể LỐ quá thế này thì nhiều người có quyền nghi ngờ khác bác lắm.
Ông Phan Cẩm Thượng và ông Nguyễn anh Tuấn làm cố vấn, viết sách, viết bài triển lãm cho sưu tập của con buôn người Thái Tira. Ông Tira, ông Phương giờ đổ hết trách nhiệm chuyên môn lên phía các ông “tư vấn” Việt Nam. Ông họ Phan phải lãnh trách nhiệm chính về vụ này, lúc đầu khai mạc thì thấy văn chương Rồng cuốn Rồng lộn lắm, nhưng khi nước sôi lửa bỏng thế này thì biến đâu.
Ông Tuấn lúc mới đăng tin triển lãm trên Soi thì cũng tả xung hữu đột bình phê loảng xoảng, chém gió dẫn giải nay cũng thấy tiệt tăm. Các ông coi thường công chúng nghệ quá. Hay dùng đúng chiêu của phường bán dạo dầu cù là, thuốc tễ trị hôi nách, tổ đỉa, bả chuột, sơn đông mãi võ, lừa bán được hàng giả cho khách là chúng dông tuốt. Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi.
Ông Nguyễn Quân tính hay vui đâu chầu đấy, đám chay nào cũng có mặt, đến phát biểu khai mạc, nhưng có thể do tuổi già lẩm cẩm, mắt kém lại tin hết ở học trò nên mới ra nông nỗi.
Dù gì thì các ông, các nhà phê bình “thét ra lửa” khuynh loát loa phường văn nghệ phải chịu trách nhiệm. Các ông làm thế này thì xấu mặt họa giới Việt Nam quá, còn nhà sưu tập, bảo tàng nước ngoài tử tế nào dám dây với nghệ Việt Nam."

9:40 Sunday,16.10.2011

Đăng bởi:  mùa xuân thức dậy

Bình thường nhìn bức ảnh này thấy không có gì. Nhưng cứ nghĩ đến dư luận đàm tiếu về tranh giả tranh thật, thì ngắm lại bức ảnh đeo cavát, tự nhiên liên tưởng thấy chiếc cavát giống dải LỤA trắng của cụ HOÀNG DIỆU thế, giống như chị em ruột vậy.

9:34 Sunday,16.10.2011

Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN- AO LÀNG TÔI

Ao còn bùn thì còn đánh, đánh từ ao lớn sang ao bé, hẳn đó cũng là một cái nghề của Bùi Thanh Phương, "Phương Nhái"

9:24 Sunday,16.10.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Tháng này làng ta gặp nhiều chuyện xui thế.

Mới tuần trước 1 ông "Điêu khắc Vống Tiên Sư" còn đương nhừ tử với dân làng dù đám quan văn nghệ và quan chức địa phương ăn bám dự án tượng đài Mẹ tôi đang cố cãi lấy được để cứu Vồng Tiên sư.

Thì tuần này dân làng ta lại bị tên "Đại họa Nhái Tổ Sư" làm cho muối mặt khi Nhái Tổ Sư tự cho phép hắn có cái quyền mắng 2 cụ tiên chỉ đại thụ làng mình trình yếu (?) bị Nhái tổ sư zỡn mặt mà không biết (hay không zám biết).

Xiết bao căm giận Vống Tiên Sư và Nhái Tổ Sư!

Cái làng mình hư thật rồi!

9:12 Sunday,16.10.2011

Đăng bởi:  nguyễn hanoi

Hy vọng từ nay chuyên gia chém gió Nguyễn Quân và Phan Cẩm Thượng biết ngượng, chấm dứt "nổ" ở các diễn đàn mỹ thuật và triển lãm

3:54 Sunday,16.10.2011

Đăng bởi:  chuyên gia chép tranh

"công sức sao chép hẳn hoi, chẳng phải là không lao động"! Ôi bạn Mih, bạn coi copy tranh người khác là lao động hợp pháp, thế thì tất cả bọn làm hàng giả ở VN, Tàu và trên thế giới đều hợp pháp ư? vì có lao động đấy thôi!
Còn về dân buôn tranh thì tôi đồng ý là a dua mua theo tên họa sĩ thì bị lừa cũng phải thôi đừng mong ai thương hại

23:03 Saturday,15.10.2011

Đăng bởi:  Trung Bình

Bạn Mih là người nhà BTPhương hay sao mà bênh thế?
Chuyện sáng tạo mà đem so với thuốc sâu răng hay phở gia truyền thì quả là một thủ pháp hay để "cứu bồ".
Bái phục Mih đấy!

22:20 Saturday,15.10.2011

Đăng bởi:  chuyên gia chép tranh

Đồng ý là ông Nguyễn Quân và ông Phan Cẩm Thượng từ nay nên "thôi tỏa bóng ồn ào" như tác giả bài viết yêu cầu. Các ông nên có chút tự sỉ. Mặt mũi nào lại xuất hiện các triển lãm mà ba hoa nữa. Nhỉ?

22:13 Saturday,15.10.2011

Đăng bởi:  mih

...Soi ồn ào quá nhỉ, có vẻ như mọi người càng ngày càng trở nên chính trực hơn, đòi hỏi đạo đức của nghệ sĩ phải chuẩn mực như vị thánh tuẫn nạn - tuyệt không được có sai lầm???
Tôi thì nghĩ thế này - luận anh hùng phải tính thời đại. Trở về những năm 70,80, việc bán tranh và mưu sinh là gian nan, người nghệ sĩ có thể làm gì để nuôi thân, tề gia đã là giỏi lắm rồi, chứ chắc không thể mơ bình thiên hạ bằng những "danh họa", "đại họa" gì cả. Vì vậy nếu như mọi người ở những comment trước nói đến việc hoạ sĩ không vẽ mà kí tên, hay để cho con trai mình chép lại na ná tranh của mình, có lẽ thời đó cũng không lấy việc ấy làm to tát lắm. Bởi khi ấy cụ Phái vẫn còn sống, không mơ tưởng một ngày tranh mình trèo lên bàn đấu giá thế giới hay buôn đi bán lại sôi động, đời sống vật chất thì eo hẹp, màu không có mà vẽ, gạo ăn còn phải xếp hàng. Vậy việc bố mình vẽ được vài bức tranh thiên hạ hâm mộ, chú Phương có gia công thêm một số để bán, bất quá như Thuốc sâu răng gia truyền hay Phở bò gia truyền mà thôi, cha truyền con nối, đằng nào cũng từ cửa nhà họ Bùi mà ra, hơn nữa lại cũng là công sức sao chép hẳn hoi, chẳng phải là không lao động. Nếu nghĩ như lối xưa của các cụ nhà mình, ai làm quan khi chết đi có khi con lại được tập tước, tiếp tục giữ chức quan của mình, thì cũng là phúc ấm gia đình để lại...
Về phần ngày nay, loại bỏ mấy bác buôn tranh "cáo già" và mấy nhà phê bình "lơ đãng", thì có mấy vị người mua không sành sỏi, cứ nghe tranh danh hoạ là hí hửng khuân về, bất kể xấu đẹp (vì dù là danh hoạ thì cũng có những bức xấu òm), còn chưa tính đến giả thật lẫn lộn, cái này thì phải chấp nhận đau thương mà thôi, nếu có nhầm lẫn dẫn đến mua hớ thì coi như đi buôn lỗ vốn! (chết vì thiếu hiểu biết?).
Tôi cứ nghĩ nôm na là thế, vì dù sao xuê xoa, đại khái chính là bản chất máu thịt của người Việt rồi. Tôi chỉ biết rằng nhớ đến tranh Phố Phái - ấy chính là "thương hiệu" của một thời kì - dĩ vãng, vừa buồn bã vừa tha thiết như chính cái thành phố Hà Nội ngày ấy, mưa phùn, gió bấc, nghèo nàn, vắng lặng đầy trầm cảm, mà ai phải sống qua mới có thể hiểu. Hãy xem tranh của ông, cảm nhận, hồi ức và biết ơn một người có thể ghi lại những góc phố xúc động một thời xa vắng ấy, còn tất cả những râu ria xung quanh hãy để theo năm tháng dần trôi, rồi dần dần cái gì cũng sẽ trở thành huyền thoại - mơ mơ hồ hồ - mà huyền thoại bao giờ chẳng hấp dẫn hơn thực tại?!!!

21:11 Saturday,15.10.2011

Đăng bởi:  Người-sưu-tập

Người-sưu-tập không quen nhiều với Nguyễn Quân nhưng với Phan Cẩm Thượng cũng đã có ít nhiều duyên gặp gỡ. Người-sưu-tập cũng nghĩ ông Bùi Thanh Phương đang cố đánh bùn sang ao, và cũng như tác giả của bài viết này, có lòng tin vào sự trong sáng của ông Thượng trong việc này.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả