Bàn luận

Nghèo cũng phải cho Tèo đi học

(SOI: Với ý định lưu lại những câu nói phổ biến trong “xã hội” của một thời, nhưng dưới hình thức vui vẻ nhất, thay cho những từ điển khô khan – mà chắc chắn không bao giờ “thèm” lưu lại những thứ của “bình dân”, công ty sách Nhã Nam đã xuất bản “Sát […]

Ý kiến - Thảo luận

17:41 Tuesday,26.3.2013

Đăng bởi:  Mở Ngoặc

Ôi , thương cho những ai không thấy cuốn sách này đáng yêu ! Khổ như con hổ trong chuồng :)

21:57 Thursday,3.11.2011

Đăng bởi:  Nguyễn Anh Tuấn

Vì quyển sách đã bị cấm phát hành, tôi gửi đường link do 1 bạn bên IT có công quét và send lên mạng để chia sẻ cho những ai muốn tìm đọc. Bạn có thể đọc online hoặc tải về máy:
http://thegioivitinh.wordpress.com/2011/10/29/d%E1%BB%8Dc-online-sat-th%E1%BB%A7-d%E1%BA%A7u-m%C6%B0ng-m%E1%BB%A7-2/

18:57 Sunday,30.10.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Những kẻ không có tuổi thơ nghịch ngợm không bao giờ HIỂU được những câu nói tếu táo trong cuốn sách/tranh này.

Những kẻ ăn bánh vẽ nhiều quá hóa đơ/đờ hay thậm chí bị mất/cướp trắng thời niên thiếu không bao giờ VẼ được những bức tranh dí dỏm như trong cuốn sánh/tranh này.

Những kẻ luôn lên gân cố tô hồng "truyền thống" (méo mó, cổ hủ…), dẳng dai nhồi sọ nhi đồng bằng những thuyết giảng sặc mùi đạo đức giả không bao giờ THÍCH cuốn sách/tranh này.

A-Kay ghê gớm

12:55 Friday,28.10.2011

Đăng bởi:  Nhat Linh

Mình mới lượm được câu này sáng nay, khá vui: " Hung hăng như Đinh La Thăng" . Chắc chờ tập 2 cho vào. Hehe

22:58 Thursday,27.10.2011

Đăng bởi:  hieniemic

Nhắc nhở Em-co-y-kien lần thứ n+1 rằng em là con trai nhé. Lần nào cũng "chị", ngại quá đi thôi.

20:21 Thursday,27.10.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Cám ơn chị Soi pốt tranh đẹp. Em thích cái tranh vẽ 2 anh bộ đội anh zũng zải chí bằng môn thể thao "đá mìn" quá!

Thực là tranh đời mới mà cơi nới câu hát cũ:

"Trên đời iem chẳng iêu ai,
Iêu anh bộ đội đá 2 quả mìn,
Nếu cần...đá cả đèn bin..."

Xin nhớ về tuổi thơ 15 phút!

17:44 Thursday,27.10.2011

Đăng bởi:  My Châu

Sách tranh nầy của Phong sẽ có người thích và không thích. Phần tôi, tôi thiết nghĩ không có gi trầm trọng đến mức phải thu hồi.
Sách nầy chỉ lượm lặt những từ ngữ nghe đó đây (đa số là trong giới bạn trẻ) và diễn tả bằng hình họa có tính cách khôi hài (Truyện tiếu lâm của các cụ nhà ta ngày xưa còn độc hơn nhiều mà có bị thu hồi đâu).
Thành Phong là một họa sĩ trẻ có nhiều tiềm năng trong số quá ít họa sĩ vẽ truyện tranh ở xứ ta( có phải không bạn Ma xó Hà nội! ).Phong vừa được giải thưởng ở Trung Quốc và từng là tác giả của nhiều truyện tranh đặc sắc ( Orange, Phù thủy sợ ma, Sang Tàu đòi nợ… ).
Mong Phong không nãn chí và vẫn tiếp tục có nhiều ý tưởng sáng tác mới mẽ.
Nhiều người mơ được “thu hồi” để đi vào ”lịch sử” đấy nhé!

16:56 Thursday,27.10.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Có khi núp đằng sau vụ này có việc văn-za ngôn-ngữ-sĩ hơi bị tị với tài năng phi phàm của cánh họa za ta nên xì [đểu] cuốn sách tranh của Thành Phong chăng?

ĐÚng như chị Hieniemic nói, trong các hiệu sách vưỡn đầy zẫy các sách văn-học-[phế]phẩm (cả zịch, cả gốc Việt), tràn ngập sách zạy làm tiền/tình khiến người zà và thiếu nhi lầm đường lạc lối, phải chăng đó là loại sách phản-động-ngầm đầu độc môi trường văn hóa làng ta mà không thấy cấm với lại thu hồi?

Tồi tệ ghê gớm

16:39 Thursday,27.10.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Cám ơn chị Hieniemic. EM còn nghĩ là cuốn sách này thú vị ở chỗ: nếu không có 1 họa za cảm thụ đích đáng được các câu thành ngữ "sành-điệu-con-nhà-Bà-Kiệu" và chiển khai thành tập tranh với nét vẽ rất hóm thì bà con muốn hiểu muốn cảm/thán các "thành ngữ" này cũng hơi bị [đầu] lâu, nhề.

Các ngôn ngữ za có tán như zời cũng chẳng bằng 1 nét bút của họa za.

Thế mới biết sức nặng của tranh pháo.

Tự hào ghê gớm.

15:01 Thursday,27.10.2011

Đăng bởi:  hieniemic

Không phủ nhận vẫn còn những câu chưa thật sự hay ho nhưng đừng phủ toẹt tất cả bằng 2 chữ "nhảm nhí". Sách Phan Cẩm Thượng còn ghi lại cả những câu "Đ. mẹ thằng nào ở trong cái nhà này" cơ mà. Rồi như SOI nói, đến vài chục, vài trăm năm sau này, nếu cái dân tộc VN này còn sống, liệu người ta có tiếc lắm không khi mà chẳng có 1 tài liệu nào để lại lưu giữ một tiến trình phát triển của ngôn ngữ đất nước.

Tiếng Việt cũng là một thứ tiếng hay, có khả năng sáng tạo lớn với hệ thống vần và thanh điệu phức tạp. Những người già - từng là người trẻ một thời - đã thấy thích thú thế nào đấy với thơ Bút Tre, kiểu như "Hoan hô đại tướng Võ Nguyên...", thì những người trẻ hiện nay cũng thích thú y như thế với những câu nói cải biên của mình, nhiều câu vớ vẩn, nhiều câu nhảm nhí, nhưng không thiếu những câu hay, chơi chữ và có ý tứ thâm sâu. Em không hiểu có sự khác biệt quái quỷ nào giữa thơ Bút Tre ấy (cũng là 1 loại "thơ" tự phong, gọi là vè đúng hơn) với những thứ "tục" ngữ hiện nay cả.

@Ngọc: Về những câu, "Đi tù sướng hơn" hay "Một con ngựa đau cả tàu được thêm cỏ" mà nhiều người phán rằng chả có kí lô tính giáo dục nào trong đó, có lẽ họ hơi mang định kiến. Thành ngữ, tục ngữ không phải là thứ cứ diễn suông là được, nhiều khi một câu thành - tục ngữ ấy được viết ra một cách vần điệu, gợi lên 1 ý tưởng, 1 hành vi tiêu cực, nhưng nó được hiểu là ngầm để tạo nên tiếng cười cho người nghe, ngầm để cho người nghe cười thẳng vào cái thói xấu ấy. "Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau" và vài câu khác (mà bây giờ em không nhớ ra) chính là những ví dụ điển hình cho tác dụng đó của thành - tục ngữ.

PGS-TS ngôn ngữ học Hoàng Dũng còn nói thêm thế này trên TT:

"Giới trẻ có cách ăn nói tếu táo của họ, sao lại bắt họ phải nghiêm chỉnh mới cho là hay? Còn chuyện lệch về đạo đức thì không đến nỗi như thế: nếu dùng "Một con ngựa đau cả tàu được ăn thêm cỏ" để mỉa mai thì hay quá đi chứ!

Trong kho tàng thành ngữ Việt Nam vốn cũng có rất nhiều câu như thế. Này nhé, nếu lấy câu "Một giọt máu đào hơn ao nước lã" làm chuẩn mực cho đạo đức dân tộc hay giá trị truyền thống... thì sẽ nói thế nào với câu "Bán anh em xa mua láng giềng gần"?

Hai câu này vẫn sống hòa bình bên cạnh nhau trong kho tàng lời ăn tiếng nói của dân tộc ta đấy thôi. Có những trường hợp dùng câu "Bán anh em xa mua láng giềng gần" sẽ rất đắt, và cũng vậy trong một tình huống khác, câu "Một giọt máu đào hơn ao nước lã" lại phát huy tác dụng."

10:31 Thursday,27.10.2011

Đăng bởi:  Ngọc

Cái trò đi tù sướng hơn kia cũng cho thành sách được thì đúng là thôi, bỏ ngay SGK đi học hành làm gì.

10:07 Thursday,27.10.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Sách dày mà vẫn thiếu những câu gắn kết với trường lớp mình.

Lại nhớ ngày mới vào trường, tinh-vi-con-gà-zi với mấy bạn gái em mí kí họa chân zung cho các nàng loạn-xà-bần, dẹp-thôi-rồi-lượm-ơi, đang lúc phởn-như-anh-chí thì gặp một đại ca lớp trên đi ngang, ảnh chợn mắt:

" Mày Yết-KIÊU phỏng, ông lại DÃ-Tượng cho phát chết zờ!"

Sợ vãi...

Sao anh Phong quên/lờ/sợ/kiêng đưa vào sách câu ranh-ngôn có gắn cái tên trường mình với con phố gần trường có quán bia mà anh em mình vưỡn ra nhâm nhi chiều chiều...

Kiêu ơi là Yết...

9:17 Thursday,27.10.2011

Đăng bởi:  ANH-CÓ-Ý-KIẾN

Cuốn "sát thủ đầu mưng mủ" nếu là dạng lan truyền trên mạng thì được. Coi như là một kiểu minh hoạ giải trí của các bạn tuổi teen. Nhưng khi đã in ra thành sách, được phát hành rộng rãi thì lại là chuyện khác. Cá nhân tôi đánh giá cuốn này là NHẢM NHÍ, không có tính GIÁO DỤC. Một khi bạn cầm trên tay cuốn sách hội tụ sự NHẢM NHÍ và không mang tính GIÁO DỤC thì có lẽ việc ngừng phát hành là chuẩn xác. Tôi chỉ khen cái công vẽ minh hoạ mà thôi.

9:13 Thursday,27.10.2011

Đăng bởi:  bôi sĩ: Trần Đức Quyền

Nghèo thì nghèo cũng treo ảnh Bác.

8:41 Thursday,27.10.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

HAY như mưa BAY...

Hoan hô Hieniemic!

Thế là anh/chị ơi Thành Phong "tiêu đời"?

Chời!!!!

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả