Bàn luận

Vì sao đại gia ta chưa bỏ tiền mua tranh ta?

(SOI: Đây là các thảo luận giữa hai họa sĩ cho bài “Nghệ thuật vùng ngoại vi: Đằng nào cũng chết?”. Soi xin đưa lên thành bài để các bạn tiện theo dõi. Tên bài do Soi đặt.)   PHẠM HUY THÔNG trong bài viết có nói: … Ở Việt Nam, nghệ sĩ tuy nghèo […]

Ý kiến - Thảo luận

23:46 Friday,6.3.2020

Đăng bởi:  Hoàng phong Tuấn

Tôi không phải đại gia nhưng đọc trao đổi này thấy ngôn ngữ của các anh (nhà phê bình? Họa sĩ?) rất thiếu văn hoá và thiếu tôn trọng người khác, những người các anh gọi là “đại gia”.
 
Mua tranh hay không mua tranh đó là quyền của họ. Không phải họ không mua tranh thì họ dốt và kém văn hoá. Không phải anh vẽ được tranh hay thưởng thức, phê bình được tranh thì văn hoá anh cao hơn người khác (hơn tôi chẳng hạn, tôi thì tôi chỉ thích đọc sách, không thích xem tranh, vì tôi không có thị hiếu hội họa, tôi thích xem phim và ngắm hoa). 
 
thưởng thức tranh hay không không nói lên được văn hoá con người, nhưng qua ngôn ngữ thì có thể biết được vậy. 

17:51 Thursday,25.5.2017

Đăng bởi:  nguyen xuan cao

Đại gia Việt còn để dành tiền cưới thêm vài cô vợ trẻ nữa, như đại gia Lê Ân ấy, tậu cô vợ kém vài chục tuổi giống như có một bức tranh sinh động ngay bên mình sướng hơn bức tranh vô tri vô giác treo ở trên tường!

15:59 Tuesday,26.1.2016

Đăng bởi:  Bùi Quốc Hiên

Thị trường tranh không có theo tôi lý do cơ bản là tranh chưa đẹp. Tay nghề của các họa sĩ còn non, hay vẽ theo trào lưu như "lập thể,biểu hiện"... số lượng tranh theo những trường phái này quá nhiều nó như đánh đố người xem. Do đó không nên đổ lỗi cho các đại gia cũng như công chúng vì họ không thích. Các họa sĩ hãy vẽ con Gà ra con Gà con Chó ra con Chó xong muốn cho nó có nghệ thuật thì dùng đường nét màu sắc hay bố cục nâng tầm nó lên. Các nước như Mỹ, Nga bây giờ người ta đang vẽ nhiều theo phong cách tả thực truyền thống, chúng ta cũng nên vẽ theo cách đó thì may ra tranh mới bán được. Xin cảm ơn chào thi đua quyết thắng!

23:10 Tuesday,3.1.2012

Đăng bởi:  An Nguyễn

Ở tất cả các xã hội bình thường khác, giới sưu tập tranh chỉ bao gồm hai loại: người yêu nghệ thuật và người đầu tư nghệ thuật. Người yêu nghệ thuật sẽ cố gắng có được tác phẩm, mặc dù nhiều lúc họ rất thiếu tiền. Còn người đầu tư nghệ thuật thì rất am hiểu tác phẩm nghệ thuật. Đại gia ở ta thì hình như thiếu cả hai phẩm chất này, vì vậy họ ít mua tác phẩm nghệ thuật là đương nhiên.

Thêm vào nữa, lập trường của công chúng và lập trường của nghệ sĩ nhiều khi khác nhau một trời một vực. Nhiều bức tranh, có cho họ tiền cũng không dụ được họ treo tại nhà của họ... Một số bức khác, ngay cả chuyên gia hàng đẩu trong nước cũng không xác định được là thật hay là giả, thậm chí có cả chuyện copy tranh của chính mình...

Cá nhân mình nghĩ, tranh đẹp thì nhất định sẽ bán được, và giá trị sẽ ngày càng tăng theo thời gian. Có điều họa sĩ thường không được lợi gì cả thôi. Tuyệt đại đa số họa sĩ giàu ở ta đâu phải vì sáng tác tranh.

11:41 Saturday,5.11.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

“VÌ SAO CÁC ĐẠI GIA TA CHƯA BỎ TIỀN MUA TRANH TA? “
Mấy ngày qua nhóm chúng em bàn cãi sôi động quanh câu hỏi lớn của anh Thông nêu ra và cùng nhau nghĩ ngợi tiếp nối các “zải pháp – ý tưởng” của cả anh Hồng Sơn và chú Phạm Trung. Nếu chị Soi thấy THIẾT THỰC có thể đưa lên để chúng bạn đọc rồi cùng nghĩ cùng bàn cùng làm cùng kiểm tra biết đâu THIẾT THỰC cho làng ta, chị Soi nhỉ.

Sau đây lần lượt là các “đáp số” em thử đưa ra hổm rày trước câu hỏi lớn, và tiếp đó là các “zải pháp” THIẾT THỰC của các bạn ướm vào:

VÌ SAO CÁC ĐẠI GIA TA CHƯA BỎ TIỀN MUA TRANH TA?

Thử ướm vài đáp số:

1. Vì trình độ thưởng thức nghệ thuật của các ĐẠI ZA VIỆT mi-ni quá? Mua bày trong nhà không để ngắm mà để khoe cho khách đến chơi nhà rằng bố đây cũng tay chơi chẳng vừa nhá thì sợ mua phải tranh đểu thì toi cả tiền lẫn uy tín thị hiếu lùn.

Zải pháp THIẾT THỰC:

- Nâng trình thưởng lãm của ĐẠI ZA lên tầm cao mới bằng cách:

+ Hội cùng các tổ chức tư nhân/cá nhân lập các khóa huấn luyện có thu phí kiểu “Mỹ học Ứng dụng” (mời các zảng viên ĐHMT hay có chuyên za nước ngoài càng quý).

+ Hội cùng các tổ chức tư nhân/cá nhân tổ chức ấn hành và bán với zá phải chăng các tài liệu kiểu “Hướng zẫn xem tranh có 6 ngày”… thật zễ đọc zễ hiểu phục vụ các Đại za có nhu cầu tự học và tự bổ túc kiến thức mỹ học...

+ Hội cùng các tổ chức tư nhân/cá nhân lập ra các ban tư vấn có thu phí zá hữu nghị kiểu “Ủy ban Hỗ trợ Mỹ học” (mời được các chuyên za mỹ học là tốt nhất) để sẵn sàng tư vấn cho các Đại za khi có nhu cầu sưu tầm tranh tượng cho các công trình đồ sộ kiểu rì-zọt hay hô-teo 4 sao 5 sao.

2. Vì tranh pháo nghệ mình chưa đủ tầm để thuyết phục được mắt xanh [cái mỏ cũng xanh] của các ĐẠI ZA (zả tỉ có trình, có tâm)?

Zải pháp THIẾT THỰC:

- Nâng cao khả năng thuyết phục của các tác phẩm/nghệ sĩ bằng cách:

+ Hội cùng các tổ chức tư nhân/cá nhân thành lập ra phòng tranh hay gallery miễn phí hoặc thu phí bèo zúp nghệ sĩ có nơi tá túc tranh tượng đoàng hoàng để kính mời các Đại za mới tới coi, mới có cơ bán được… kiểu “Nhà Tranh Mê Ly” (mượn ý tưởng của cụ Hoàng Lập Ngôn) lại thêm hình thức bán tranh sáng tạo có kèm tờ zới thiệu rõ ràng về thân phận tác zả, hoàn cảnh sáng tác (lâm li) và thuyết minh vì sao nên mua tranh/tượng này.

+ Hội cùng các tổ chức tư nhân/cá nhân lập ra Tổ công tác đặc biệt chuyên đánh bóng tên tuổi nghệ sĩ và lăng xê tác zả - tác phẩm (nếu có những đợt đi công tác ra nước ngoài càng bõ).

+ Hội cùng các tổ chức tư nhân/cá nhân thường xuyên tiến hành các cầu truyền hình kiểu “Bàn tròn Mỹ thuật” hoặc xin 1 kênh trên sóng phát thanh kiểu “Mỹ thuật và Zao Thông” để liên tục quảng bá cho tác zả - tác phẩm trên từng cây số;

+ Trang SOI mở thêm chuyên mục: “Tranh Việt - Nghệ Việt” như 1 phòng trưng bày ảo có chất lượng cao zới thiệu online các tác zả - tác phẩm có tiềm năng.

3. Vì các ĐẠI ZA mua tranh không phải để chơi tranh mà để đầu tư, vậy thì có lãi không nếu sau này các con tranh bị phát zác gốc gác HỌ NHÀ NHÁI.

Zải pháp THIẾT THỰC:

- Làm suy zảm zần rồi triệt tiêu hẳn nỗi sợ hãi tranh NHÁI hay người NHÁI bằng cách:

+ Hội cùng các tổ chức tư nhân/cá nhân làm sao có kế hoạch chiến lược chiến thuật tuyên truyền thật khéo kết hợp với các tang chứng vật chứng đích đáng để cho các Đại za biết rằng các ca tranh Nhái bây chừ ở nước ta sắp tiệt chủng hoặc lọt lưới cũng chỉ là hi hữu và cũng bại lộ ngay (như ca Tira-Phương mới đây chẳng hạn); bên cạnh đó tuyên truyền ầm lên rằng thì là ở Tây ở Thái tranh nhái cũng đầy rẫy để các Đại za phát hãi đến bỏ tiệt ý nghĩ đi Tây mua tranh ngoại ngại tranh nội.

+ Hội cùng các tổ chức tư nhân/cá nhân đề xuất ngay các biện pháp xử lý mạnh, thậm chí đưa vào luật nhà nước hay quy định của Bộ văn hóa du lịch các ca Nhái bị phát zác hay bắt quả tang: hình phạt có thể từ phạt tiền, phạt vẽ tranh công ích, hay tội to hơn thì bỏ tù hoặc cho phát vãng đâu đó...

+ Đề xuất các ban ngành có thẩm quyền hay các nhà hảo tâm treo zải thưởng động viên quần chúng và Đại za bắt giặc Nhái kiểu như: phát zác 1 tranh giả tặng 1 tranh thật, tố zác 1 người nhái được tặng một căn hộ…; bên cạnh đó có hình thức tuyên zương kiểu “Zũng sĩ đập Nhái”, “Hiệp sĩ ziệt Nhái” cho các thanh thiếu nhi thường niên hay lưỡng niên biên-a-lê.


4. Vì ĐẠI ZA e ngại nếu mua tranh để làm quà tiến vua cống thủ trưởng thì tranh pháo lại không được hoan nghênh mà có khi zâng quan thầy còn bị mắng lên đến cỡ ĐẠI ZA mà ĐẠI NGU đưa bố u-ét cho nó gọn...vẽ chiện.

Zải pháp THIẾT THỰC:

- Đề cao zá trị tôn vinh của tranh tượng khi được sử zụng làm quà tặng/biếu bằng cách:

+ Hội cùng các ban ngành và các tổ chức tư nhân/cá nhân có chiến thuật tuyên truyền đến tận các gia đình và cơ quan đoàn thể, đưa đề mục “Mua tranh – treo tranh Việt” thành 1 mục quan trọng chấm điểm cao trong “Tờ đăng ký Za đình văn hóa” của các phường, xóm, quận, huyện.

+ Thường xuyên bêu lên công luận những trường hợp từ chối sử zụng nghệ thuật Việt ở các nơi công sở, công cộng hay đăng báo đài những ca biếu tranh không được nhận hoặc nhận tranh rồi lén lút đem cho/tặng lại người khác mà không treo trong nhà hay trụ sở cơ quan công ty. Đề nghị cơ quan đoàn thể hay tổ chức thi hành kỷ luật nghiêm các ca phản nghệ thuật này.

5. Vì các ĐẠI ZA ưa âm zương ngũ hành khi đi zu hí Bắc Kinh thích mua mấy quả đại thư pháp có chữ tài lộc với lại ngựa tế đem về treo bên cạnh các tượng vàng tượng ngọc nó hợp phong thủy hơn nó ăn nên làm za hơn chứ ẵm mấy con tranh của các em nhà mình về xanh đỏ tím vàng chưa biết chủ đề thế nào nhỡ phạm húy kị thì toi.

Zải pháp THIẾT THỰC:

- Nâng cao ý chí và năng lực sử zụng tranh tượng Việt trong nhà coi như một báu vật linh vật bằng cách:

+ Hội cùng các ban ngành và các tổ chức tư nhân/cá nhân thường xuyên phát động các phong trào “Người Việt treo tranh Việt”, “Người Việt bày tượng Việt”...

+ Hội cùng các ban ngành và các tổ chức tư nhân/cá nhân phối kết hợp tổ chức các show truyền hình “Vào thăm nhà Đại za” để khoe khéo các căn nhà đẹp của Đại za có treo tranh Việt zo Đại za mua sắm làm cho các Đại za được nở mặt nở mày.

+ Hội cùng các ban ngành và các tổ chức tư nhân/cá nhân mời các zanh sư zỏi âm dương ngũ hành lên truyền hình hoặc viết sách đầy thuyết phục vận động Đại za và người zàu hảo tâm treo tranh đặt tượng Việt trong nhà Việt mới là thuận thiên hợp địa đắc nhân tâm như kiểu người Nam xài thuốc Nam mới là vượng khí nâng trí toàn za mà đặc biệt có khi gặp tranh tượng quý còn zúp quý ông quý bà Đại za vui quá hóa hồi xuân bất ngờ.

6. Vì các ĐẠI ZA zù yêu quý và rất thích hú hí với các em nghệ tay thon zài nhưng "thà anh bỏ tiền làm từ thiện hay biếu không chúng mày còn hơn chứ mua cho chúng mày tranh pháo rồi để chúng mày vừa được ăn còn mắng sau lưng anh là đã ngu còn sĩ"...

Zải pháp THIẾT THỰC:

- Xóa bỏ sự ngờ vực cực lực hô hào tình thân ái zữa Đại za và nghệ za và quan trọng nhất là xóa bỏ hố ngăn cách tình cảm xa lánh zữa làng nghệ Việt và làng Đại za Việt bằng cách:

+ Hội cùng các tổ chức tư nhân/cá nhân thường xuyên tổ chức các cuộc zao lưu thân mật zữa các nghệ sĩ Việt và Đại za Việt để phát huy tinh thần đồng bào tương thân tương ái anh em một nhà gà cùng một mẹ và thế nào các Đại za chẳng chứng tỏ bản lĩnh mạnh thường quân ẩn nấp đã lâu xông ra cứu zúp nghệ sĩ có “hoàn cảnh”.

+ Hội cùng các tổ chức tư nhân/cá nhân lập thêm các hội đoàn hay tổ nhóm để sinh hoạt định kỳ kiểu “Nghệ sĩ 3 cùng với Đại za” hay “Đại za la cà với Nghệ sĩ”…. tất nhiên có kèm các vụ tẩm bổ đồ ăn thức uống với lại ca nhạc góp vui càng thêm thi vị và tình cảm mất zì đâu.

+ Lập ra các mề-đay có zá trị tình thần ít cần zá trị vật chất kiểu: “Vì sự nâng đỡ nghệ thuật” hay “Huy chương zũng cảm mua tranh tượng Việt”… để trao tặng các Đại za có những hành vi hào hùng góp phần phát triển nghệ thuật Việt...

+ Hàng năm tổ chức một vài ngày hội lớn cố định kiểu “Ngày toàn zân đưa thiếu za đến bảo tàng” hay “Ngày Đại za và bằng hữu tới thăm sờ-tu-đi-ô” để tôn vinh Đại za, za đình thiếu za và các nghệ sĩ muốn thân mật gần gũi kết bạn tâm zao với Đại za.

vân vân và vô vàn zải pháp cùng kết đoàn với các ĐẠI ZA VIỆT quyết tâm nâng zậy làng nghệ Việt...

THIẾT THỰC hưởng ứng phong trào "Người Việt dùng tranh tượng Việt"!!!

NHIỆT LIỆT !!! NHIỆT LIỆT !!! NHIỆT LIỆT!!!!!!

8:09 Saturday,5.11.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Cám ơn bạn Sơn. Về chuyện định giá tranh mà bạn Sơn có nhắc đến, tớ cũng có một vài câu chuyện. Nhưng hôm nay phải đi làm cửu vạn (bê tranh). Hẹn mai đăng đàn. Chúc mọi người một ngày vui.

23:41 Friday,4.11.2011

Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN…CÁCH LÀM

Đầu tiên tôi cám ơn bạn Phạm Huy Thông vì những góp ý cho tôi, và những ý kiến đóng góp chung cho một thị trường tranh nghệ thuật tạo hình Việt nam.
Về phần riêng: Tôi cho rằng với thị trường tranh Việt nam vẫn đang rất sôi động, phần lớn các đại gia mua tranh đều muốn tìm đến nhà riêng, xưởng vẽ để được xem và chọn những tác phẩm mà các ông hoàng thượng đế này đòi hỏi theo cách của họ.
Hai là: Các thượng đế không có thời gian đến xưởng vẽ xem tranh thông thường xem qua website cá nhân và chọn tranh theo sở thích của họ, đó cũng là một cách mà thượng đế nhà ta thường làm.

Thị hiếu của các ông hoàng là: Với đề tài thông thường là phong cảnh, mát mẻ mang lại sự sảng khoái sau mỗi giờ làm việc căng thẳng, hoặc dạng tranh mang lại những điều may mắn trong làm ăn, ví dụ như: hợp tuổi, hợp hướng nhà, hợp phòng khách vv... màu sắc phải sáng, rực rỡ. Điều này cũng rễ hiểu, có lẽ là do thói quen dùng màu sắc của công nghệ thông tin hiện đại, trường nhìn của mắt được đo theo thói quen đó cũng phải.

Đối với tôi làm gì cũng nghĩ đến mục đích đối tượng phục vụ, phục vụ ai? làm vì mục đích đó, ví đụ: phục vụ bản thân ở môt giạng tranh khác, phục vụ đồng tiền mục đích đó khác một chút, phục vụ các nhà quản lý về mỹ thuật theo một kiểu khác. Như vậy làm gì, làm cho ai, có kết quả như thế nào là điều đáng bàn và chúng ta quan tâm.

Về phần chung: Với thị trường tranh như hiện nay so vớ mặt bằng chung trong khu vực thì thực chất giá tranh của các nghệ sĩ Việt nam cao hơn hẵn các nước bạn, đây là ở mức độ quân bình chung, chứ không nói những người tranh bán với giá cao hay những người bán với giá thấp, và càng không so với những người vẽ tranh để chơi chứ không bán đối với dạng này ngoai lệ và không đáng để ta bàn trong vấn đề này, nếu ai đó không hài lòng xin mời sang phần khác cho thoãi mái.
Nói như vậy để cho chúng ta có môt mức định giá tranh của mình một cách hiệu quả nhất, ban đầu bán với giá rẻ còn hơn là không bán được và tranh thì cứ xếp đống ở đó, khi xem lại: nhớ lại những quá trình, kỷ niệm đã qua cũng rất hay, nhưng không xếp nhiều quá được đầy xưởng rồi mà không có chỗ vẽ tiếp thì cũng chán lắm, trước đây có những giai đoạn tôi muốn mang ra chợ bán như mớ rau mớ cỏ, cũng có khi muốn mang đi cho đi cho rộng xưởng, để rồi còn có chỗ mà vẽ chứ. Về giai đoạn gần đây tôi đã sắp xếp lại lịch làm việc và mục đích rõ dàng, khi tôi làm như vậy thấy hiệu quả ngay, tức là làm gì cũng cần có mục đích, mục đích đó phải có kết quả tôi mới làm, nếu không chắc chắn tôi không làm. Chuyện chung nhưng tôi nói toàn việc riêng, nhưng việc riêng của tôi cũng giống như việc riêng của các bạn, như thế là chung rồi, và tôi muốn các bạn liên hệ với bản thân có lẽ là gần gủi hơn là nói một cách hoa mỹ nhưng thiếu sự chân thành.

Chúng ta xem công việc của mình như những công việc thông thường của những người khác, như một công nhân, một nông dân cũng được, đừng mơ tưởng quá về mình, mơ tưởng quá về mình sẽ làm cho mình khổ vì những điều đó mà thôi, ta tạm hiểu và làm một cách đơn giản như vậy đi cho đầu óc thoải mái, đầu óc thoải mái thì làm việc xẽ thót hơn, hiệu quả hơn cứ phải cố làm một điều gì đó ngoài sự kiểm soát của bản thân.
lời cúôi chúc cho các nghệ sĩ làm việc tốt trong sự kiểm soát của bản thân mình một cách tốt nhất, hiệu quả nhất! thân ái và quyết mang lại một điều gì đó mà chúng ta chọn lựa.

11:53 Friday,4.11.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Về các ý kiến của Em-có-ý-kiến:
Mục 2: "Vì tranh pháo nghệ mình chưa đủ sức thuyết phục...". Tớ xin kể chuyện này đau xót lắm. Một lần tớ nói chuyện với một nhà sưu tập Việt Kiều. Ông ấy nói đã sưu tập tranh Việt Nam hơn 20 năm rồi. Nhưng có một giai đoạn không mua được gì ở Việt Nam vì năm nào quay lại cũng vẫn thấy hoạ sĩ vẽ tranh y hệt thế. Không có gì mới để mua. Có bận ông ấy phải quay sang mua tranh Philippin và Indo. Tớ chua xót và phát hoảng, níu vội: "ấy chết, bác vào chỗ chúng em, đám trẻ bây giờ máu lắm, lại có đạo đức, đảm bảo không tự nhái lại chính mình đâu".
Mục 3: "Các đại gia mua tranh... sau này phát hiện gốc gác họ nhà Nhái". Vậy thì nên khuyên các đại gia mua tranh của các hoạ sĩ còn sống, còn nói được, còn chứng thực được độ thật, còn tự cầm dao rạch tranh giả được (loại hoạ sĩ bị vợ hoặc bị gallery nhốt ở nhà bắt sản xuất thì đừng tính). Các tác phẩm của các tác giả đã khuất nói chung (nói chung nhé, không nói riêng ai nhé, không nói tất cả nhé) nếu người mua không giỏi, không liều thì đừng đụng vào (cái này gọi là dìm hàng các cụ, nhưng của đáng tội tên tuổi các cụ (nói chung) bị bọn nhái nó dìm từ lâu rồi còn đâu).
(comment này có chút hồ đồ, Soi chỉ để ở phần comment thôi nhé, cám ơn Soi)

11:33 Friday,4.11.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Vâng cám ơn ý kiến của bác Phạm Quốc Trung (vẫn lăn tăn không biết có phải bác Phạm Trung ở bên Viện không?). Xin đề nghị nhà nước thêm ngay mục này vào luật Xây Dựng: tất cả các công trình cao ốc đều phải trích 2% đến 5% tiền tổng dự án để mua nghệ thuật mà đặt vào. Mua tranh treo ở sảnh cũng được, nếu không mua tượng cho nó bền. Cái này gọi là bắt chước Sing, Hàn, Mỹ.. Đại gia địa ốc nào không thực hiện mời bóc lịch. Tất nhiên việc này cũng sẽ xảy ra lắm chuyện phiền trong đấu thầu, lại quả.. Nhưng việc đó có công an lo. Các nước khác cũng thế mà.

11:13 Friday,4.11.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

VÌ SAO CÁC ĐẠI GIA TA CHƯA BỎ TIỀN MUA TRANH TA?

Thử ướm vài đáp số:

1. Vì trình độ thưởng thức nghệ thuật của các ĐẠI ZA VIỆT mi-ni quá? Mua bày trong nhà không để ngắm mà để khoe cho khách đến chơi nhà rằng bố đây cũng tay chơi chẳng vừa nhá thì sợ mua phải tranh đểu thì toi cả tiền lẫn uy tín thị hiếu lùn.

2. Vì tranh pháo nghệ mình chưa đủ tầm để thuyết phục được mắt xanh [cái mỏ cũng xanh] của các ĐẠI ZA (zả tỉ có trình, có tâm)?

3. Vì các ĐẠI ZA mua tranh không phải để chơi tranh mà để đầu tư, vậy thì có lãi không nếu sau này các con tranh bị phát zác gốc gác HỌ NHÀ NHÁI.

4. Vì ĐẠI ZA e ngại nếu mua tranh để làm quà tiến vua cống thủ trưởng thì tranh pháo lại không được hoan nghênh mà có khi zâng quan thầy còn bị mắng lên đến cỡ ĐẠI ZA mà ĐẠI NGU đưa bố u-ét cho nó gọn...vẽ chiện.

5. Vì các ĐẠI ZA ưa âm zương ngũ hành khi đi zu hí Bắc Kinh thích mua mấy quả đại thư pháp có chữ tài lộc với lại ngựa tế đem về treo bên cạnh các tượng vàng tượng ngọc nó hợp phong thủy hơn nó ăn nên làm za hơn chứ ẵm mấy con tranh của các em nhà mình về xanh đỏ tím vàng chưa biết chủ đề thế nào nhỡ phạm húy kị thì toi.

6. Vì các ĐẠI ZA zù yêu quý và rất thích hú hí với các em nghệ tay thon zài nhưng "thà anh bỏ tiền làm từ thiện hay biếu không chúng mày còn hơn chứ mua cho chúng mày tranh pháo rồi để chúng mày vừa được ăn còn mắng sau lưng anh là đã ngu còn sĩ"...

vân vân và vô vàn lý zo các ĐẠI ZA VIỆT chưa zám hạ quyết tâm đủn tiền vào nâng zậy nghệ Việt hội họa Việt.

Thiệt thòi ghê gớm...

10:05 Friday,4.11.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

"Gió lên đi cho THUYỀN TA ra khơi!
Thênh thang trên biển rộng lòng ta như biển trời.
Buồm thẳng ra khơi QUĂNG CHÀI tay chúng kéo lưới,
Vượt sóng trở về thuyền ta khoang CÁ ĐẦY!"

Zô hầy...

Bấy lâu ông em vẫn hay hò zô bản QUĂNG CHÀI CA cổ võ zân chài làng ta chẳng quản sóng to gió cả quyết "biến thị trường thành ngư trường" trong luồng ngoài luồng cũng lách buổi thì bám biển quê hương đánh bắt men bờ bữa thì phấn hứng đánh bắt xa bờ bươn ra hải ngoại.

Ngại nỗi cứ tới gần Phao KHÔNG (Zê-rô phao) là hải tặc Tàu rình sẵn rạch lưới cắt cần câu...

Rầu ghê gớm.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả