Gẫm & Bình

Tranh anh Thông có giống tranh anh Thắng?

  Trong bài Richard Prince: copy tranh và thu bạc triệu, có đoạn sau: “Vậy là hiểu rồi chứ? Prince mua một cuốn sách bìa mềm giá có 25 xu, và cứ thế tằng tằng copy. Chỉ cần chuyển màu bìa, xóa tay đàn ông kia, xóa cửa sổ phía sau, trét thêm màu, cho đeo […]

Ý kiến - Thảo luận

10:03 Sunday,11.9.2011

Đăng bởi:  Dung Nguyễn

Sự ảnh hưởng giữa các nghệ sĩ trên thế giới là chuyện bình thường. Nếu các bạn đã vào một số bảo tàng ở châu Âu, bạn có thể thấy Picaso ảnh hưởng tranh của nhiều họa sĩ khác. Họ thậm chí treo tranh của ông gần khu vực tranh của họa sĩ mà ông ta ảnh hưởng và trong thể loại ấy, đề tài ấy, họa sĩ kia thậm chí có thể là chuyên nghiệp hơn, sâu sắc hơn và vẽ đẹp hơn.
Vấn đề là sự công khai, minh bạch và tôn trọng lẫn nhau.
Vấn đề là cách phát ngôn của báo chí và chính tác giả.
Đôi khi sự lấp lửng hay ca ngợi quá đáng đã làm hại chính nghệ sĩ của chúng ta trong sự phát triển nghệ thuật của họ và cái nhìn của các nhà sưu tầm nghệ thuật thế giới.
Họ nghĩ gì về nghệ thuật Việt Nam sau khi được xem những điêu khắc kim loại nghều ngào, kinh dị về nhện khổng lồ của Louise Bourgeois với sự vĩ đại và choáng ngợp, với hình khối tuyệt đẹp đầy ấn tượng rồi sau đó đọc những bài báo ca ngợi như một hiện tượng mới mẻ về nghệ sĩ mới làm ra những con kiến gỗ ở Việt Nam. Vừa đi sau, vừa thua kém. Họ nghĩ gì sau khi đọc những lời ca tụng nhị thập bát tú thư pháp Viêt cũng như xem tác phẩm của họ trong khi cả lịch sử dài dằng dặc của Trung Quốc cũng chỉ chọn được 28 vị (nhị thập nhị bát tú) trong đó toàn cây đa cây đề như Vương Hi Chi (Tôi không ca ngợi Trung Quốc đâu nhé - đang chỉ nói về nghệ thuật thuần túy). Thư pháp hiện đại của họ đã mang tính trình diễn từ lâu, viết lên mặt, lên người, lên mình con lợn từ 10 năm nay. Sự học hỏi của thư pháp gia Việt Nam là tốt nhưng đẩy lên thành sự kiện, sau này, khi thông tin về nghệ thuật nhiều hơn, nghệ sĩ là người bẽ mặt và gánh chịu trước hết.
Trân trọng

22:51 Sunday,24.7.2011

Đăng bởi:  Thuy Anh

tại sao phải quan tâm tranh ai giống tranh ai trong khi nên nghĩ đến nhiều hơn về việc khi xem xong trong người mình có còn đọng lại cảm xúc hay suy nghĩ gì không? tôi nghĩ có như vậy thì mới không sợ hết cái để vẽ hay hết tranh để xem.

12:14 Friday,1.10.2010

Đăng bởi:  sinh viên

Tranh Thông có giống tranh Thắng? Vậy xin hỏi thêm là tranh Thắng có giống tranh Tàu??? (đặc biệt loạt chân dung triển lãm bên Singapore có giống tranh Yan pei ming) Mong các bác giải đáp giúp em, chứ em thấy giờ sao nhiều người vẽ giống Tàu thế?

23:20 Friday,18.6.2010

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Thì thế tớ mới bảo là đừng tin gì ở cái thông báo đấy mà. Chúc Soi hoạt động tốt nhé.

18:46 Friday,18.6.2010

Đăng bởi:  admin

Bạn Thông phản động nhé, Quỳnh Đỗ và SOI hoàn toàn mù mịt về nhau. SOI lại đang ngờ ngược lại...

18:32 Friday,18.6.2010

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Mấy hôm nay anh em bè bạn cứ trêu rằng thằng Thông không mất tiền mà lại có người tạo xì căng đan cho mà nổi tiếng. Sướng nhé. Rồi cả lũ cười phớ lớ với nhau. Những người đã biết tớ và biết cả họa sĩ Thắng đều nói về vấn đề đã được nêu trên web của Soi, coi đó là chuyện "thường ngày ở huyện". Nghệ thuật có cơ hội được bàn luận sẽ chỉ có tốt hơn lên mà thôi. Tớ tự trấn an mình vậy. Tớ cũng chọn cho mình một lối đối đáp tưng tửng, vui vẻ để cuộc tranh luận không trở nên quá căng thẳng. Tuy vậy, cuộc tranh luận với Quỳnh Đỗ không phải là không gây cho tớ những lúc phiền lòng. Những comment giống như của bạn Du Art dưới đây chẳng hạn, đã làm tớ buồn nhiều hơn cả khi đọc những tranh cãi của Quỳnh Đỗ. Quỳnh Đỗ lập luận dựa trên trải nghiệm sau khi xem triển lãm của tớ, chứ những bạn như Du Art thì chỉ hùa vào dè bỉu mà không dựa trên một chứng cứ nào cả. Tớ thì đương nhiên không có thời gian vào tận Đà Lạt bày tranh cho bạn xem, cũng chẳng dám mong chờ đến ngày bạn ra đến Hà Nội vì tới lúc đó chẳng còn ai nhớ tới cuộc tranh luận này nữa. Khi tớ vẽ tranh tố cáo tham nhũng, kể khổ giúp người nông dân thì có kẻ chụp mũ nói tớ là phản động. Gần đây tớ vẽ chân dung những người anh hùng trong kháng chiến chống Pháp (nhìn qua một cuốn sách) thì đám khác lại bảo tớ vẽ tranh xu thời. Đành kệ thôi, tớ chẳng có ý định đi chiều hết bọn họ vì mọi nhận định đều có tính chủ quan tương đối của nó. Tớ vẫn tiếp tục làm việc tớ thích, theo đúng quan điểm sống và chính kiến của riêng tớ (may quá là về mặt quan điểm sống, chả đứa nào dám bảo là tớ copy của ai). Không bảo thủ và cũng không đẽo cày giữa đường. Quỳnh Đỗ không muốn tranh cãi thêm nữa, tớ nghĩ đây cũng là cmt cuối cùng của tớ về cuộc tranh luận này. Rất mong các series tranh sắp tới của tớ cũng được mọi người quan tâm và bàn luận (một cách có cơ sở như Quỳnh Đỗ, Soi... đã làm). Gần đây tớ đọc được một thông báo: "Điều tra của FBI (Fở bò international) cho thấy: Quỳnh Đỗ và Soi hóa ra là một người, người này được Phạm Huy Thông trả tiền để tạo "xì căng đan" nhằm đưa họa sĩ này từ một họa sĩ hạng bét lên thành một người nổi tiếng trong vài tuần. Đúng thật là ở đời này chẳng nên tin một cái gì."(nhất là cái thông báo này).

0:20 Friday,18.6.2010

Đăng bởi:  Du Art

Sao mà thời kỳ này xã hội Việt Nam lại lẫn lộn như thế vậy nhỉ? Thật-giả lẫn lộn; xấu-đẹp; hay-không hay... khó mà phân biệt. Sự chồng chéo này do ai trong số những con người chúng ta gây nên nhỉ?! Sự mất định hướng của người xem-nghe-đọc đang diễn ra và đang dẫ đên thị hiếu thích mác của ngoại. Riêng về mảng sáng tạo, đặc thù là Hội họa, nghệ thuật tạo hình.
Vô tình vào một buổi chiều em lang thang thành phố Đà Lạt và gặp nhiếp ảnh gia MPK trong quán cà phê Tùng. Hai anh em ngồi nhâm nhi cà phê mưa chiều và đã mất hết một buổi chiều để mổ xẻ về vấn đề này.
Trong cuộc trò chuyện em học được hai câu ở anh MPK và cho nó là hay đối với công việc Nghệ thuật tạo hình mà mình đang làm:
1. Làm sáng tác đặc thù là nghệ thuật mà vay mượn chẳng khác nào mình đang “ăn cứt” lại của người khác. Mình tự lặp lại chính mình chẳng khác nào mình đang “ăn lại cứt” của chính mình.
2. Ý tưởng hay cảm xúc là có đầy ra ở ngoài thiên nhiên cuộc sống. Thằng giỏi phải là thằng có đủ đẳng cấp ra ngoài đấy mà góp nhặt đem về làm cái của mình chứ. Sản phẩm đấy may ra mới được gọi là “tác phẩm” chứ.
Sự vay mượn và lặp lại em cũng không tìm đâu ra được từ để gọi tên cho hiểu được theo đúng nghĩa đích thực nữa. Em đang chán ngán mấy thứ đấy!
Nếu như vậy thì theo rung cảm của chính tâm hồn mình bản thân mình thì nó có ĐẸP/HAY/THÍCH và THẬT SỰ SƯỚNG LÊN không nhỉ…?

1:05 Wednesday,16.6.2010

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Soi ơi, Tớ viết một mạch, đọc lại thấy mình viết nhiều chữ "nhiều" quá. Bỏ bớt một vài chữ hộ tớ cái. Cám ơn nhiều.

1:02 Wednesday,16.6.2010

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Cám ơn bạn Quỳnh Đỗ và Soi đã đề cập đến tớ - Phạm Huy Thông.
Điều đầu tiên tớ phải nói trong phần phản hồi này là sự kính trọng của tớ với họa sĩ Hà Mạnh Thắng. Chỉ hơn tớ một tuổi nhưng Hà Mạnh Thắng là họa sĩ đi trước tớ cả một chặng đường dài. Tớ biết anh Thắng từ hồi còn sinh viên, tớ học thiết kế đồ họa ở Mỹ thuật Công Nghiệp còn anh Thắng học hội họa Mỹ Thuật Hà Nội (Việt Nam). Tranh anh Thắng là một trong những nguồn cảm hứng lôi kéo tớ từ một họa sĩ thiết kế đồ họa, minh họa trở thành một họa sĩ chuyên chỉ vẽ tranh (từ 2 năm nay). Anh Thắng đi một con đường thẳng, còn tớ cứ lòng vòng mãi để đi tìm Tôi. Bởi vậy, xét về danh tiếng và sự thành đạt, tớ không có gì có thể so sánh được với anh Hà Mạnh Thắng.
Bút pháp của tớ ảnh hưởng Hà Mạnh Thắng nhiều, điều này tớ không nên chối cãi. Bởi khi còn là sinh viên đồ họa, tập tọe đi mua toan mua mầu, tớ từng ngóng theo anh Thắng. Anh Thắng là người đi trước, được đào tạo bài bản trong môi trường hội họa nên có nhiều thành tựu mà tớ, gốc gác dân thiết kế, phải học tập nhiều để tiến bộ. Tớ hâm mộ nghệ thuật của anh Thắng, tự thân việc đó sẽ tạo những ảnh hưởng đến phong cách của Tôi. (Chỉ tiếc là tranh anh Thắng bán đắt quá, nếu không tớ cũng phải mua vài bức về treo).
Bút pháp của tớ vẫn ảnh hưởng Hà Mạnh Thắng, điều này tớ chẳng cần phải chối cãi. Bởi các họa sĩ trong cùng một môi trường đương nhiên có những tác động lẫn nhau (không nói đến chuyện ăn cắp đâu nhé). Để tớ tự vạch áo luôn. Nếu nói tớ vẽ giống Thắng, vậy thì bạn quên không thấy rằng tớ có cả những ảnh hưởng từ anh Lê Quý Tông, anh Nguyễn Mạnh Hùng, anh Jue Minjun... xa hơn nữa là chú Egon Schiele, chú Dali và... bác Leonard de Vinci... Tớ học tập tất cả bọn họ không phải là nhăm nhăm chế một nồi lẩu thập cẩm (như một vài người mà tớ từng bêu riếu trên mạng) mà để quay quắt tìm một cái Tôi ở một chỗ khác xa hơn cái nồi lẩu. Bây giờ tớ vẫn đang tìm, và tớ còn đi tìm đến già.
Tính tớ .. “lổn nhổn” lắm. Có lúc bạn thấy tớ mặc áo ba lỗ, quần lửng đi nghe hòa nhạc, lúc khác lại mặc complê, khoác áo choàng đi khai mạc triển lãm. Tớ thích thử làm lắm thứ, từ đi phát quảng cáo, vẽ chân dung ở chợ đêm (có anh bạn thấy tớ thế rưng rưng thương cảm: “sao mày lại ra nông nỗi này”), môi giới chứng khoán, vẽ truyện tranh thiếu nhi, làm sách, chụp ảnh thuê... đến vẽ tranh, trình diễn, sắp đặt. Có phải tớ “đú” không? Có phải tớ thích “chơi” không? Không phải. Tớ ghét cay ghét đắng cái thể loại họa sĩ cứ khai mạc là lại phát biểu rằng: “Đây là một cuộc chơi”. Tớ chẳng bao giờ chơi cả, làm gì cũng có mục đích. Thử các cách khác nhau để làm các vấn đề ra kết quả. Loay hoanh tìm cách túm được cái bóng của một thằng Tôi khổng lồ hơn mình.
Đọc những bình luận của bạn và mọi người trong những phần có liên quan, tớ tự dưng thấy sướng mới lạ chứ. Ô hay, mọi người biết đến tớ nhiều hơn tớ tưởng, có bạn còn lưu tranh tớ vào trong máy tính của bạn ý (dù để so sánh tớ với người khác), tớ cứ nghĩ là các bạn ý phải xóa béng cho đỡ chật ổ chứ. Thực ra những phần bênh vực tớ thì bạn Soi (Chẳng biết Soi A hay Soi B, cứ nhầm loạn lên), bạn Đỗ Tuấn Anh, bạn Hoàng,... chú (hay anh) Bùi Hoài Mai đã nói nhiều rồi (Xin cám ơn). Tớ có nói nữa cũng không khách quan bằng họ. Tớ thấy là họ hiểu tớ hơn bạn. Tớ thấy bạn cứ lôi tớ lên diễn đàn thế này lại hay, chẳng khác nào một chiêu PR dần dà cho triển lãm mà tớ đang xoay trần ra vẽ, sẽ bày ở Bùi Gallery (cũng là Bùi Gallery giống anh Thắng) vào tháng 11 năm nay. Ở đó, bạn sẽ thấy bút pháp của tớ khác biệt so với triển lãm trước... còn giống ai không thì lại phải nhờ đến bạn thôi.
Đọc đến đoạn này chắc hẳn bạn đang thắc mắc: “Không hiểu cái thằng này nó định viết cái gì ?”. Bạn cứ loay hoay so sánh nét bút mảnh hay nét bút to thì không bao giờ thấy được sự khác nhau giữa hai họa sĩ. Bạn cứ loay hoay xem tớ cãi cái gì thì sẽ chẳng bao giờ hiểu tớ cãi gì cả. Nếu bạn muốn tìm... (bấm vào đây để xem tiếp)
Bạn cứ bấm đi nhé.

23:06 Tuesday,15.6.2010

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Hôm nay có cô bạn gọi điện mới biết có bài viết về mình. Để tớ đọc cái đã rồi sẽ cãi nhau với các bạn sau

9:23 Monday,14.6.2010

Đăng bởi:  admin

À, bạn Hoàng nhiều lần nêu vấn đề tranh của Phúc rồi, nhưng có lẽ cần "có sách, có chứng" bạn ạ, hơn là chỉ nói suông, vừa không công bằng với họa sĩ, vừa thiếu thuyết phục. Mong tư liệu của bạn.

4:17 Monday,14.6.2010

Đăng bởi:  hoang

Thực ra khó cho bạn Thông!
Bạn ấy bình thường đã mỗi nơi một tí và bạn ấy cũng không chối khi nói chuyện đó mà!
Nhưng sợ nhất là bạn Phúc, bạn ấy nghèo đén nỗi bưng nguyên xi, chơi nguyên con của các anh, các chú đi trước, cả ngoài và trong nước mà vẫn nghĩ mình là tác giả lớn, lạ quá.

0:30 Monday,14.6.2010

Đăng bởi:  Quỳnh Đỗ

Cảm ơn Soi đã dành một goc nhỏ để mọi người cùng trò chuyện .
Mình thì không nghĩ đây là hai người đặt vấn đề khác nhau, mà tranh của Thông so với Thắng như là một người khai triển ý của mình ra thành một loạt tranh từ xuất phát điểm đặt vấn đề ban đầu, tức là sự khác nhau là rất nhỏ, những bức khác cùng là mô típ đặt những nhân vật Đông hồ bên những vật phẩm hiện đại, những hoàn cảnh hiện tại để tạo ra sự châm biếm.
Về điều này thì mình nghĩ là việc đặt vấn đề đầu tiên rất quan trọng, người ta sẽ biết đến Duchamp vì ông vẽ cái ria mép lên nàng Mona trước tiên. Trong việc này thì Thắng đã đặt vấn đề trước rất lâu. Nhưng Thông cũng có thể làm hay hơn và khác đi để Thông là Thông dù là làm sau nhưng bằng cách nào đó khác biệt hơn với nàng Mona.
Chiều qua mình gặp một họa sỹ đàn anh cũng có tranh gửi ở chỗ bà Suzane, bọn mình cùng xem triển lãm của anh Cường, trong khi trò chuyện mình có nói chuyện này . Anh bạn họa sỹ chỉ ngay vào một bức tranh của anh Cường trên tầng 2 của ArtVietnam và bảo "Đây cũng có thể nói là 'nhại' Đông hồ, nhưng nhìn một cái thì thấy rất 'Cường' phải không em... Anh và mình cũng quan điểm là có thể coi như Thông và Thắng cùng một cách đặt vấn đề, bỏ qua việc trước sau gì gì đi thì về mặt kỹ thuật lối vẽ, hình, màu, bút pháp... hay có thể là những nét nghĩ, những suy tư khi làm việc sẽ đem tới hai diện mạo khác...
Sau đó khi ngồi cafe ở Vietart chỗ anh Vũ trọc , một bạn họa sỹ có bật ngay laptop và nêu ý kiến nếu so sánh bức tranh sau của Thông :http://thonghello.multiply.com/photos/album/11/Udated_Exhibition_2009-0607#photo=7
so sánh với bức Sunday of ladies mà Soi up phía trên sẽ thấy cách vẽ khối bằng các nét bút nhỏ theo các diện nhỏ, và các tút bút ở hai bức khá tương đồng .

Mình nêu ý kiến chỉ là muốn có một cuộc trò chuyện nhỏ, để mọi người hiểu nhau hơn, điều này thật sự có lợi. Mình rất ghét khi một lần nghe bà Natalia Kraevskaia nói rằng, các họa sỹ trẻ Việt nam có một số rất cơ hội và thức thời, họ sẽ ngay lập tức làm theo ai đó mà ho cho là đang có một cách làm họ thấy nó tốt, nói thẳng ra là hứa hẹn ăn khách... Điều này đã từng xảy ra với tranh chân dung theo kiểu Huy, và những cái cột điện với dây chằng chịt mà không rõ ai đưa nó vào tranh trước...

Cảm ơn Soi một lần nữa vì đã mở rộng của với mọi người , bạn làm mình nhớ lại bàn tròn của talawas cách đây ngót chục năm ở một khía cạnh nào đó.

23:25 Saturday,12.6.2010

Đăng bởi:  hoang hoa

Xin góp đôi lời: tranh hai người khác hẳn nhau, khác rõ rệt luôn, tranh Thắng thì mượt và vui còn tranh Thông thì à không tình cảm!

17:15 Saturday,12.6.2010

Đăng bởi:  Bùi Hoài Mai

Tôi đồng ý với Soi, mặc dù cùng dùng một chất liệu, cùng dùng sự giễu nhại, nhưng hai họa sỹ đã đặt vấn đề khác nhau và dẫn đến hình thức khác nhau. Một bên dùng cách trao lộng mai mỉa có tí chút phi lí của siêu thực. Một bên là dùng sự biến tiếp của ngôn ngữ thơ ca hiện đại mang tính phúng dụ.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả