Bàn luận

ĐỂ ĐẠI GIA VIỆT MUA TRANH VIỆT:
Vài đáp số và giải pháp thiết thực

“Vì sao các đại gia ta chưa bỏ tiền mua tranh ta?” Mấy ngày qua nhóm chúng em bàn cãi sôi động quanh câu hỏi lớn của anh Thông nêu ra và cùng nhau nghĩ ngợi tiếp nối các “giải pháp – ý tưởng” của cả anh Hồng Sơn và chú Phạm Trung. Sau đây […]

Ý kiến - Thảo luận

18:11 Thursday,7.1.2016

Đăng bởi:  trần quân

Tất cả các giải pháp đều có thể đúng. Nhưng đại gia nào sẽ mua tranh để treo, để tặng sếp... nếu ngay bên cạnh nhà mình, nhà sếp nó cũng treo một bức y chang như vậy????? Một số họa sĩ được coi là hàng đầu ở VN mà được giao bán trên trang web của gallery ở Dubai là: các bạn chọn chủ đề theo các tranh mẫu dưới đây và họa sĩ có thể vẽ theo kích thước các bạn muốn!!!!!!!

9:59 Tuesday,5.1.2016

Đăng bởi:  Lục Tặc

Xin giải thích "Ma lết dờ mần" kẻo có bạn ngấm nguýt. Hồi giữa thập kỷ 80 quản trị kinh doanh bỗng sốt xình cịch xít đờ ka, cùng với Góc ba chóp. Hot lắm, từ sách của Việt sĩ Abalkin đến một số đc Việt Kiều về giảng dạy. Có lần xuống xã cũng thấy đang giảng management. Ông phụ trách dân quân nghe mãi chuyện quản chị quản iem rồi góp ý: "Cái 'ma lết' thì ở đây chống mãi rồi, thuộc về mê tín, đừng lói lữa. Còn cài chuyện "dờ mần" thì nay có thông thoáng hơn, nhưng cẩn thận chứ vẫn dính kỷ luật như chơi".
(Mần là chữ dịch ra tiếng Việt kổ chuyền từ "phụ khoa", hay gặp trong câu chưởi của làng Vũ Đại ngày mới: cái đồ mặt pụ koa).

21:31 Monday,4.1.2016

Đăng bởi:  lc

Giở các cmt ra đọc lại thấy hay quá, nóng hổi thời sự. Và mình lại mới nghe thông tin có kiểm chứng, một nhóm đại gia Việt vừa chung chi mấy triệu đôla mua đâu gần 50 bức tranh, mừng thôi là mừng. Nhưng dĩ nhiên, họ mua tranh Master, tranh cổ, tranh đã có giá trị quy đổi. Người môi giới thành công vụ này, là một nhà buôn cổ vật. Và nhà sưu tập bán ra, là các hậu dụê thừa kế của một cố nhân mà ai ai cũng tưởng là chỉ có tranh vớ vẩn !
Mà chưa hề có đại gia nào bỏ tiền ra mua một bộ sưu tập tranh hiện đại hoặc đương đại, mà về giá thì chắc chắn chỉ 1/10. Việc mua đi bán lại tranh mới là zero, các gallery và triển lam phần lớn bán cho cổ đông và người nhà !
Tất cả những sự thực này nên làm cho những ai đang quan tâm đến giá trị mới, tranh mới, nghệ sĩ mới...phải suy nghĩ về một cơ chế bảo hộ, gần như là xây lại nền móng về giá/làm giá và đánh giá. Thông qua đó , thị trường Mỹ thuật mới hoạt động tạm ổn định lại được. Còn với tình hình hiện nay, thì thật như đi chơi với nhau giữa mây mù, có tiền và thích mấy cũng không dám mua. Vẽ ra không có hành lang định giá chuẩn, nên rất nhiều hoạ sĩ tự tiêu diệt mình hoặc bị một vài giải thưởng giết, hoặc bị một vị khách trả mấy ngàn đô một cái tranh giấy ám ảnh cả cuộc đời, rồi đến khi chết đi để lại vẫn một đống giấy hoặc một nhà toàn vóc to đẹp nếu làm sơn mài!
Cái để những chí sĩ ấy so sánh, là giá tranh của nhóm nổi danh bán chạy thời mở cửa, kéo dài đến cuối thập kỷ 2010. Mà không hiểu đó là kết quả hoàn hảo của thời cuộc+gallery+nhận thức mỗi người. Cơ chế làm giá thông minh đúng hướng, đẩy dần từ vài chục đôla lên vài trăm, rồi bị rớt qua khủng hoảng nên mắc lại ở mức vài ngàn, phù hợp với túi tiền và định lượng một món decor. Các chí sĩ lại cho là tranh mình xịn hơn , độc bản hơn, nhiều tính art hơn, nên có hét vài ngàn cũng là bèo so với bọn làm hàng kia ! Kết quả là ế đọng nghiêm trọng, khách hàng duy nhất chính là gallery thì chạy mất dép, dăm ba fan ruột chỉ đủ cứu vài cơn bĩ cực, đa số còn tiếp tục được là nhờ gia đình và số phận . Trong đó có những người ngoài 70 tuổi chợt bừng tỉnh, hiểu ra, thì tuyệt hay, vẽ đẹp sống đẹp., thì cũng chỉ để dưỡng sinh vui vầy con cháu, không còn sức vóc đâu mà làm nên lịch sử nữa. ...
Vậy nên, qua mấy dòng này, nỗ lực của mình là mong mỏi sự thay đổi trong đánh giá sản phẩm từ các nghệ sĩ. Đánh giá đúng thì sẽ kêu giá chuẩn, khung giá chuẩn thì thị trường chạy đúng nhịp với cung cầu. Lúc đó không cần phải đại gia mua, mà tự thị trường mua bán náo nhiệt. Giá tranh không giống như giá của mặt hàng tiêu dùng( chỉ có limit ở mức độ nào đó), mà luôn chờ để nhảy vọt, theo thời gian. Đến một ngày, có muốn bán giá thấp cũng không được ! Ngày ấy không phải là bây giờ, khi chúng ta đều đang bí và nghèo.
Bỗng nhớ ECYK quá, nói nhiều chắc chán rồi nhỉ ?

20:21 Monday,4.1.2016

Đăng bởi:  Candid

Ý kiến của bác Người mua tranh cũng có nhiều điểm thú vị. Cá nhân em cũng thích mua tranh, đặc biệt là tranh rẻ nhưng tự thấy:

- tranh cần không gian để treo. Không phải đại gia thì khó có chỗ để treo tử tế. Treo 1,2 cái muốn treo thêm cũng khó.

- Tranh cần bảo quản tốt, ở Việt Nam nếu không bảo quản rất dễ hỏng. Ngừoi ít tiền bỏ tiền ra mua sẽ ngại.

Thế nên cũng đành ngắm thôi.

18:48 Monday,4.1.2016

Đăng bởi:  Lục tặc

Hễ mà đọc thấy một cái tranh lổi tiếng, là thường thấy ngay một chuyện đi kèm là họa sĩ tác giả đã chết trong tình trạng (xin lỗi) ma đói, không nhìn thấy bọn dương thế giành nhau, hoặc trộm cắp tranh mình ở tọa độ vạn đô la.
Đại da Việt? Năm rồi một đại gia (trước đó trùa được nhiều đất) có lập một cái, theo lời một nhà phê biềng tây, là chẳng za galery cũng chẳng ra câu lạc bọ. Ma lết dờ mần là một vị nhà thơ. Rồi thì tha tranh của mọi người, kể cả tranh ngon, đến dựng ở đấy. Rồi thì chường mãi ra. Rồi thì nhà thơ (hồn chương ba?) bèn về vườn. Còn chơ lại đại gia là tổng Cóc (cóc mái) ở đó với cái nửa nhà ga lê zi nửa kâu bộ lạk, đem tranh đi trả các họa sĩ tài năng và đứt bữa.
Vậy mới nhớ hai câu thơ sau câu (dã ngoại đào hoa lẫn dấm khai) mà candit từng qấu (quoted):
Khủ khờ thi tứ đa nhân thức
Khệnh khạng tương lai vấn tù tài
(nhớ bâng quơ thế thôi, để thấy cái trình của người thưởng tranh của VN nó vẫn ngêu xò ốc hếu), kinh tế local thì pò pạch, nên ngển cổ ngắm chanh xong là về nhà bu ti miẹ (đợi TPP vào ông mượn tranh đi nước khác áp fe).

15:06 Monday,4.1.2016

Đăng bởi:  Nguoi mua tranh

Vầng, em có ý kiến thế này, các bác xem được không:

Ngắn hạn:
1. Các họa sỹ lập ra một cái hội khác, thay cái Hội Mỹ Thuật, góp tiền làm các chương trình PR qua báo chí, TV về “sự sang trọng” và “tầm” khi chơi tranh, bên cạnh chơi ô tô hay gái đẹp. Các đại gia dĩ nhiên muốn được nhìn nhận là “tầm” của anh cao hơn thằng khác vì anh biết chơi tranh… :-). Bây giờ có qua nhiều phương tiện để các bác tiếp cận “khách hàng”. Các bác áp dụng những thứ người ta làm trong kinh doanh ấy, chả khó lắm đâu.

2. Đừng có chỉ nghĩ đại gia mới mua tranh. Người ít tiền có khi thích tranh hơn và mua nhiều tranh hơn đấy. Các bác đã nhằm tới những người mua này chưa? Và mở rộng ra, các bác có nhắm tới người mua Việt Nam không? Hay chỉ định bán cho “Tây”… Em đi mua tranh, các bác họa sỹ toàn tính bằng đô. Nó cũng nói lên điều gì đó về cách nghĩ của các bác đấy chứ…

3. Các họa sỹ làm ơn bán tranh rẻ hơn tý nữa. Lương em ba đồng ba cọc mà các bác bán tranh đắt như bây giờ thì dĩ nhiên là khó bán rồi. Các bác định giá mình nó “hợp lý” hơn một tý, cũng giống như doanh nghiệp ấy, lấy doanh số để bù lại “margin”. Nền mỹ thuật phải hợp với nền “kinh tế” của nhân dân chứ nhỉ? :-)

4. Và cần nói, thảo luận và trao đổi những thứ có nội dung “chuyên môn” nghiêm túc, thực tế và gần gũi. Cái đó rất cần để “giáo dục quần chúng”. Em không biết mà các bác biết thì các bác làm ơn dạy em. Nói chuyện không nghiêm túc thì người ta xem vài lần rỗi cũng chán. Cũng như nhiều thứ khác ở ta, em thấy các chỗ có tính “chuyên môn” và “nghiêm túc” đáng để học hỏi hơi ít…

Về lâu dài, mấy việc này cần phải làm:

1. Phải tổ chức lại việc dạy và học về mỹ thuật trong trường học. Các bác trong nghề mỹ thuật cũng nên vận động để cái môn này nó thiết thực hơn. Cái nhà trường dạy về mỹ thuật và mỹ học bây giờ quá vớ vấn. Xa hơn, các hội nghề nghiệp của các bác cũng có thể tổ chức các hoạt động mỹ thuật cộng đồng để giáo dục mỹ thuật phi chính quy cho quần chúng. Phải xây cái gốc thì mới mong có người thưởng thức mỹ thuật tốt được, chẳng hạn “Luala” Concert ấy. Dân đen em ít học, kô hiểu nhạc cổ điển lắm, nhưng nó làm em tò mò đến xem, và em biết là cứ làm cho người ta tò mò xem rồi thích là rất gần. Các họa sỹ, nhạc sỹ đã làm nghề, đang và sẽ làm nghề có thể chịu khó ra đường biểu diễn hay làm nghề miễn phí cho quần chúng bọn em được nâng cao hiểu biết. Các bác làm thế, đời có khi nó cũng phong phú hơn đấy.
2. Phải nâng cao tầm và nội dung giáo dục và đánh giá mỹ thuật của các tạp chí, bảo tàng, cơ quan chuyên môn, trình độ của các nhà phê bình và người làm nghệ thuật. Nói vậy không phải là nói như “nghị quyết đảng”. Em chỉ mơ ước đơn giản là nếu em cầm máy cái sách, báo, tạp chí chuyên môn về mỹ thuật ấy, vào mấy cái bảo tàng ấy thì em đọc hay xem được cái gì đó hữu ích. Và để nó hữu ích, em cũng chả nghĩ có gì khó hay cao xa lắm đâu: các bác chịu khó phải “học” và làm với cái “tâm” là được. Toàn bán hàng chất lượng kém thì khó mà giữ khách lâu.

Và cuối cùng, phàm là em thấy làm cái gì cũng thế: phải làm kiên trì và lâu dài. Đầu ra của giáo dục phải là thói quen. Từ thói quen mới tạo ra được hành vi và tiêu dùng. Em thấy ở ta cái gì cũng làm ngắn hạn, thế thì chả cái gì thành công được. Phải tạo ra một “con đường” để mọi người đi trên đó thì mới đến được cái đích.
Vài thiển ý, để các bác tham khảo.

16:33 Monday,27.5.2013

Đăng bởi:  yan_Yan

"phú quý sinh lễ nghĩa".. xã hội mình ngày ấy tới giờ hơn 80% nông dân và gốc gác nông dân... sao mà thay đỗi được liền trong 1 thế hệ. "Đại gia Việt" nhưng bong bóng... Tiền tài không song hành văn hóa. Đôi đũa lệch đó có gắp đượcc tranh vào mồm rồi nhai không được cũng ói ra thôi.


Chưa kể Tranh mình giờ có số lượng rồi. Chất lượng thật sự rất bèo, nông. Nên "NST" không bao giờ để tâm... vì tranh của các thế hệ trước còn chưa mua hết mà.

15:04 Tuesday,8.11.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Xin trả lời Phong: Tớ thỉnh thoảng cũng có comment vào Facebook của Nguyên Hưng, hay vào đó xem tranh vì nhiều tranh hay. Email trên Facebook cũng có một lần, còn nói chuyện ngoài đời thì chưa.
Tớ không phải là người thích tuyên bố hay hành động theo tin đồn, mà chỉ cảnh giác theo phán đoán của riêng tớ.
Ủng hộ việc bán tranh thì ai cũng nên ủng hộ, trước tới giờ chỉ có các "nghệ lớn" không ai thèm mua thì mới vênh mặt không thèm bán tranh thôi.
Chúc Phong vui.

14:07 Tuesday,8.11.2011

Đăng bởi:  Phong

Nhân Thông nhắc đến Nguyên Hưng, vậy cho mình hỏi Thông đã gặp và đối thọai với Nguyên Hưng bao giờ chưa hay chỉ nghe đồn?
Nguyên Hưng rất ủng hộ việc bán tranh nhé, có điều Nguyên Hưng rất ghét lấy tiền bán tranh ra để đo lường Nghệ thuật (Soi đăng nguyên phần này cho tớ nhé).
Tớ đọc và rất thích cách Em có ý kiến thảo luận trong đề tài này, Tớ tham gia bằng 3 câu hỏi và câu chuyện của riêng tớ:
Làm nghệ thuật để sống?
Để vui? Để làm giàu? .
Tớ chọn để làm giàu vì thế tớ thường chơi với đại gia, đi ăn tối với đại gia. Tớ nhận thấy họ thông minh, khiêm tốn hơn người có "Năng khiếu" rất nhiều. Trong những lần gặp họ chỉ nói về việc học của con cái, hết đi tham gia câu lạc bộ này câu lạc bộ kia và cả Tây học nữa... chỉ vậy thôi cũng thấy đại gia có "nghệ thuật" đầu tư đấy chứ. Còn tớ cũng giàu lên nhờ TK nhà hàng, quán cafe, menu... lâu lâu tặng tranh gọi là làm quà thể hiện tình thương mến thương. Còn tranh để tớ vênh mặt với đám bạn trí thức của tớ, đám trẻ con nó bảo "kinh quá, vẽ bậy hơn tụi con", Thôi xong tớ đành đợi đám trẻ con này Tây học về...

12:51 Tuesday,8.11.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Chị Ái Nữ Thời Trần ơi zời ơi chị mắng em kinh thế thế thì chị là người trên “đã được học và hoạt động nghệ thuật” tức là có trình và có quyền được phán xét rùi thì chả nhẽ chị chẳng mở lòng cho chúng em đương tuổi ăn tuổi học được mơ mồng mở miệng một phút thôi sao vì zù zì chúng em đang tuổi trẻ phiêu ziêu mới lại chúng em chót bị/được sinh ra đã zây zưa zầy zà là con-em-cháu trong làng nghệ nhà lại hoàn cảnh lâu nay chưa phất phát zì nên tủi thân chộm nghĩ rằng “chúng ta bấy lâu như lũ khỉ có truyền thống ngủ lỳ trong hang đá 1000 năm lâu quá bữa ni chui ra 1 phát rồi ta chui vào” thì có được hay chăng tá?

Mà cũng bởi chúng em zở zang học hành chưa tới nơi nên còn zở người thì zấc mơ cũng không tới bến nên chỉ đáng gọi là có cái Zấc-mơ-lông-cạn chị nhì:

“Mơ-lông tuy có nhiều lông
Ăn vào ngon miệng chứ không việc gì”

Chị hỉ!

12:01 Tuesday,8.11.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Bạn Người Sưu Tập hãy lần đọc lại từ đầu những gì tớ viết và comment quanh vấn đề này rồi hãy nói. Chứ những ý tớ viết rồi, bạn không chịu đọc, bây giờ lại bắt bẻ. Tớ chịu không tranh luận kiểu lòng vòng ấy được. Bạn muốn bắt bẻ, triết tự, mời sang đàm đạo bên facebook của anh Nguyên Hưng.
Xin nhắc lại một ý thôi: Tớ và mọi người đang bàn về cách nâng cao trình độ thẩm mỹ của lớp người giầu có ở Việt Nam. Có chê những đại gia (nói chung) dốt thì cũng chỉ dám chê trên phương diện gu thẩm mỹ thôi, ai dám chê các bác nhiều tiền ấy dốt kinh doanh bao giờ.

11:07 Tuesday,8.11.2011

Đăng bởi:  người-sưu-tập

Bạn Phạm Huy Thông thân mến,

Tôi thấy bạn chê nhà giàu mua tranh chép ở NTH về treo thay vì lịch nilong, có lẽ bạn hơi thái quá đó bạn ah.

Các bạn vẽ tranh, có bạn nào mong bán được tranh? có bạn nào mong tranh mình tăng giá như tranh họa sĩ bên TQ? có bạn nào thu được bạc tỷ mà không vui, không xây nhà làm xưởng khang trang.

Các bạn thành công trong hội hoạ, có nhà cao cửa rộng thì tự hào, còn giới nhà giàu họ thành công trong kinh doanh, các bạn chê họ không có gu thẩm mỹ, chê họ là dân treo tranh NTH để mà ngụy biện cho việc họ không mua tranh của các bạn.

Thưa với các bạn rằng, đúng là nhiều người giàu họ không có cơ hội hay thời gian nghiên cứu tìm hiểu nghệ thuật, nhưng không phải tất cả đâu bạn ạ. Người có bản lĩnh kiếm được 1 triệu đô, theo tôi đầu họ không kém bạn mà còn hơn bạn nhiều đó, chỉ là họ chưa học trường MTYK thôi.

Nếu bạn đọc bài viết ở đây: http://thethaovanhoa.vn/174N20111025150552240T133/nha-giau-choi-tranh-de-tim-loi-thoat.htm

Bạn sẽ thấy giới nhà giàu chơi tranh thế nào. Tiền trách kỷ, hậu trách nhân, sao bạn không nghĩ do tranh các bạn vẽ chưa đủ hấp dẫn khiến bộ phận yêu nghệ thuật của giới nhà giàu (cho dù không nhiều) không bỏ tiền mua tranh của các bạn?

10:40 Tuesday,8.11.2011

Đăng bởi:  CHỊ CÓ Ý KIẾN NỮA

Gửi hai bạn Ái nữ thời Trân và Phạm Huy Thông
Ở nhà tớ có 9 chị em, chỉ có mỗi mình Cu Tí Em có ý kiến là chín chắn nhất đấy (Và cũng là đẹp giai nhì nhà sau Bố tớ vì cả nhà còn lại toàn Thiên Nga và Vịt giời...ạ).
Nói thì nói, ECYK có cái lối nói tưng tửng của cậu ấy, nhưng không phải là nhảm nhí hết đâu nhé. Ái nữ thời trân cứ thỬ đọc lại các ý kiến thì thấy bên cạnh sự lếu láo nghịch ngợm (vì được chiều ở nhà mà) là suy nghĩ về hướng làm thay đổi hoạt động mỹ thuật tương lai chứ chả chơi. ECYK nó tếu kệ nó, nhưng cái chính là đã ai nghĩ ra những việc như nó định... có ý kiến chưa? Tất nhiên là nó viển vông quá (vì do hậu quả học ở trường Đại học mỹ thuật 42 Yết Kiêu. Khổ thế) mà chứ Hội Mỹ thuật thì từ trước đến nay và có lẽ hết thời này cũng chẳng có nho nhe gì về việc làm cho anh em nghệ sĩ có được dây nối với Đại Gia đâu. Mà nếu có mối với Đại gia thì các chứ/ các bác ấy dại gì mà để thoát, hơi đâu đến lượt mấy nhi đồng thiên tai mà cứ ngỡ là thiên tài. Mà ở Hội Mỹ thuật cũng thấy đi Tây nhiều lắm chứ, nhưng mà hình như chỉ quanh đi quanh lại mấy Xếp lớn thôi, chắc là vui là chính với khoai Tây nên mấy cái chuyện đi Tây học tập của các anh em nghệ thì còn khuya.
Chắc là phải chờ đến khi cu tí nhà tớ nó làm Xếp Hội mỹ thuật thì lúc đó, nó làm không được thì mắng nó chưa muộn. Chờ 40 năm nữa bạn Phạm Huy Thông nhé, đừng ghét vội.
"Nếu không yêu thì đổ tại do Yếu sinh lý"

0:57 Tuesday,8.11.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Bạn Ái Nữ Thời Trân cho tớ đỡ lời Em Có Ý Kiến chút nha, vì bạn ECYK đôi khi nói năng theo phong cách lảm nhảm nên dễ làm mọi người bực mà. Bài viết này của ECYK chủ yếu để tán phét là chính, các giải pháp của bạn ấy đề ra chủ yếu để mọi người có cớ tranh cãi và suy ngẫm thôi. (giống như họp quốc hội ý). Áp dụng vào thực tiễn thì còn chán chê. Tuy nhiên tựu chung lại bạn ấy cho chúng ta thấy mong muốn của đám hoạ sĩ trẻ cần được đến gần với công chúng.
Về ví dụ cây cảnh mà bạn nói. Tớ chợt nhớ tới một phân tích của anh Trần Lương viết ở đâu đó nói về việc các bác nhà giầu làm xong nhà thì ra Nguyễn Thái Học mua mấy cái tranh chép về treo. Đó là lối thẩm mỹ trọc phú, nhưng so với nhiều năm trước, người ta treo lịch ny lông áo tắm Trung Quốc thì việc mua tranh chép vẫn là bước tiến vượt bậc về thẩm mỹ. Cái này tớ tạm gọi là chuyển đổi từ Chất 1 lên Chất 2 cho nó có vẻ Triết học.
Chuyện cây cảnh bạc tỉ lắm lúc làm hoạ sĩ xót xa. Tất nhiên cây thì cũng có đẹp, hoạ sĩ không có quyền gì đặt mình hơn địa vị của nghệ nhân tỉa cây. Nhưng chao ôi, bạn đâu có biết rằng một phần không nhỏ các đại gia mua cây về không phải do nhu cầu thẩm mỹ mà do nhu cầu tâm linh. Tuổi gì thì hợp cây gì, cây cành hoành tráng, giá càng cao thì đem đi tặng nhau mới ra việc. Cây Lộc Vừng làm sao nó đắt? Bởi vì đơn giản tên nó có chữ "Lộc". Người nào đầu tiên gọi cái cây loe ngoe đấy là Lộc Vừng chắc có sống dậy cũng chẳng hiểu nổi loại cây đấy sẽ đem Lộc đến cho gia chủ kiểu gì. Đại gia mua cây theo phong thuỷ cũng không khác mấy Đại gia mua tranh mà phải lựa mầu cho hợp tuổi. Không có nhiều thẩm mỹ cao cấp ở đây. Tôi thỉnh thoảng đi qua các công sở mới xây, nhìn những hòn non bộ nhì nhằng mà các ông sếp khuân về trấn yểm cầu cho ghế vững, thường hay tê tái so sánh với các tác phẩm điêu khắc công cộng bày đẹp đẽ trước các cao ốc ở Sing, ở Hàn mà ngao ngán.
Chuyện đáng mừng duy nhất trong các vụ mua cây bạc tỷ là: đây là dấu hiệu cho thấy tầng lớp giàu có đã đủ lực để chi tiền cho những nhu cầu khác (giải trí) ngoài nhu cầu tái đầu tư cho sản xuất. Lượng tiền dư thừa đó tuy chưa đổ vào nghệ thuật, nhưng hoạ sĩ có cớ để mà thắp hương hi vọng.
Cái này theo triết học gì gì đó, hình như gọi là thay đổi về Lượng 2 đang sắp biến Chất 2 phòi ra thành Chất 3. Hy vọng Chất 3 đó chính là nghệ thuật, không thì sẽ là Chất 4, 5, 6... Từ từ rồi đằng nào khoai cũng nhừ.

21:08 Monday,7.11.2011

Đăng bởi:  Ái nữ Thời Trân

Gửi bạn ECYK!
Đọc cái title bài viết đã thấy rất lố bịch rồi. Nếu bạn là người trong nghề thì nên tự soi gương trước khi dạy dỗ người khác, nếu bạn không phải là người trong nghề mà yêu thích nền hội họa nước nhà thì càng nên soi gương trước khi phát ngôn điều gì đó. Tôi là người được học và hoạt động nghệ thuật, yêu nghệ thuật tôi không cho phép bạn nhân danh nghệ sỹ để đưa ra các giáo phạm (rất lố bịch) như vậy.
Bạn chỉ nhìn và cái ao mà nói chứ không trông được xa hơn. Nếu bạn nhìn xa hơn, quan sát rộng hơn bạn sẽ thấy khác. Tôi đưa một ví dụ rất đơn giản và cụ thể để bạn suy ngẫm nhé: trong nhiều năm trở lại đây các đại gia (theo cách bạn gọi) sẵn sàng bỏ nhiều tỷ đồng để mua một cây cảnh của nghệ nhân chơi cây cảnh VN. Họ có thẩm mỹ không? Có. Họ có cầu thị về cái đẹp không? Có. Họ có mạo hiểm không khi mua một cây cảnh trị giá hàng tỷ đồng? Có.
Tôi hy vọng bạn đọc kỹ ví dụ trên để thấy ra nhiều điều của nền văn hóa "ngàn năm văn vật" này mà bạn cũng là một thành tố trong đó.

15:26 Monday,7.11.2011

Đăng bởi:  Keep_passions

Bạn viết chuẩn, nhưng kiểu này thì các chẳng đại gia nào muốn "dây" đến các nghệ chúng ta đâu.

17:36 Sunday,6.11.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Ha ha. Bài viết của Em Có Ý Kiến rất hay, nhưng nghiêng theo chiều hướng trào phúng hơn là "thực tiễn" như tựa đề Soi đặt. Tuy bạn ấy viết trào phúng vậy thôi nhưng đúng là bạn ấy có bỏ công bàn bạc suy nghĩ. Rất cám ơn Em Có Ý Kiến.
Tớ đồng ý với quan điểm của Bad Bat (đọc là Bất Bạt??) nói rằng đừng vội nói đại gia ngu dốt. Vâng, ở đây chúng ta phải thống nhất với nhau rằng chúng ta chỉ nói việc đại gia dốt thẩm mỹ nghệ thuật thôi. Chứ họ "đầu to óc quả nho" thì làm sao họ thành đạt, kiếm được tiền nhiều thế, trong khi đó các củ nghệ ta thì "đói như con chó sói" mà lại "tỏ ra nguy hiểm".
Quay lại với Em Có Ý Kiến.
1. Chương trình giáo dục đại gia của bạn có nhiều chỗ không khả thi. Bởi đã là đại gia thì họ sẽ rất bận. Bận kiếm tiền, bận đánh gôn thì cũng là bận. Nếu bạn mở các lớp "mỹ học ứng dụng" thì liệu có ma nào đến không? Tuy nhiên ý tưởng về một cuốn sách dạng như "Hướng dẫn xem tranh trong 6 ngày.." lại là ý tưởng hay vì đại gia đọc lúc nào cũng được, mua một cuốn về nhà đọc, đỡ phải đi đến lớp mà giấu được dốt. Ở nước ngoài tôi thấy nhu cầu từ phía các đại gia muốn tìm hiểu thêm về nghệ thuật, muốn yên tâm hơn về hướng sưu tập của mình là có thật. Ở Việt Nam chắc cũng thế. Vì vậy tương lai cho một cuốn "Cẩm nang cho người mới sưu tập tranh.." cũng sẽ khả thi lắm. Có điều ai là người đủ trình và uy tín để đứng ra viết một quyển như vậy? Đừng nói là mời Võ sư gì gì trong Nam hay Đại hoạ Nhái gì gì ngoài Bắc đứng ra biên soạn nhé.
Về chuyện tư vấn đại gia sưu tập, một số trang web gallery nước ngoài cũng có những mục giải quyết vấn đề này. Trang của ThaViBu chẳng hạn, khuyên nhà sưu tập đừng vội choáng bởi các tuyên bố này nọ của nghệ hay của nhà phê bình, hãy tự hỏi liệu mình mua tác phẩm này về nhà, liệu mình có sẵn lòng ngồi ngắm nó hàng ngày.
Vậy cuốn "Cẩm nang cho người mới sưu tập..." có lẽ nên chỉ ra cách thức để tìm hiểu thông tin thị trường, xác định chân giá trị của tác phẩm và lọc nhiễu thông tin.. hơn là chỉ ra cụ thể đại gia nên mua ai, giá bao tiền. Tớ chợt nhớ tới phương châm rất đơn giản của một nhà sưu tập Việt: "..cái quan trọng là đứng trước tranh mình có thấy xúc động hay không" (đại gia này vì thế được nick named là S.. Xúc Động, tiếc là bác này chưa xúc động trước tranh tớ phát nào', hì)
Về việc lập các tổ chức, cá nhân tư vấn thì ở nước ngoài cũng có. Nhưng làm sao nguồn thu lợi phải rõ ràng và phải đắt vì nếu rẻ thì tư vấn viên dễ bán danh dự mà tư vấn láo lắm. Các tổ chức tư vấn lớn chính là các nhà đấu giá, lập ra bộ phận kiểm định chủ yếu để bảo vệ uy tín của họ. Tất nhiên họ vẫn dính phốt, xin tìm đọc thêm vụ Bùi Thanh Phương kiện Sotheby lâu rồi hay vụ tranh Từ Bi Hồng gần đây đăng trên Văn Hoá Thể Thao sẽ biết về các góc khuất của ngành tư vấn này. Tớ nghĩ ở Việt Nam, Hội không nên đứng ra làm tư vấn, vì Hội lo những việc khác đã đủ mệt rồi, đụng vào chuyện này dễ gây xích mích hội viên lắm. Kiểu như là :"Tôi cũng là hội viên, sao các ông chỉ khách đến nhà thằng kia mà không đưa đến nhà tôi".
2. Về gallery giá bèo cho hoạ sĩ thuê, thực ra ở mình đã làm rồi đấy chứ, Nhà triển lãm Hàng Bài, Nhà triển lãm Ngô Quyền, Việc Ác Sen Tờ cũng thỉnh thoảng hỗ trợ cho hoạ sĩ nghèo vượt khó, trong Nam hình như có Applied Art hay không gian gì đó ở trường Mỹ Thuật...
Ở nhóm khác Nhà sàn, viện Goeth, L'espace, Ga O, Sàn Art, Himiko.. có thu gì của hoạ sĩ đâu. Dưng mà nghệ thuật bày ở nhóm này có vẻ hơi khoai với người mới sưu tập.
Về việc đánh bóng tên tuổi nghệ sĩ, việc này các gallery làm tốt hơn các Hội, Đoàn vì liên quan trực tiếp đến túi tiền của gallery.
Tớ thêm một ý, truyền hinh nên thuê bạn Pha Lê, Giỏ Mây làm một số chương trình nhẹ nhàng giới thiệu nghệ thuật như nghệ thuật Phục Hưng, mỹ thuật cổ, Mỹ thuật hiện đại.. với lời lẽ dễ hiểu như đang viết trên Soi ý. Chiếu vào giờ ăn cơm để thay cho mấy chương trình cứ đến giờ ăn là đưa tin cống rãnh ngập, đường xá bụi, nhức hết cả nhối. Bây giờ truyền hình cũng đã có một số buổi toạ đàm mời hoạ sĩ lên cầm míc rồi trầm ngâm sót xa này nọ. Dưng mà mấy cái đấy dành cho dân chuyên, xem trước giờ đi ngủ.
3. 4. 5. Các mục này tớ không có thêm bình luận gì.
6. Về việc "Ngày đại gia đi thăm Studio" có vẻ hơi cập rập vì nhà hoạ sĩ thường cách xa nhau. Tuy nhiên tiếng Anh có từ "Open Studio" để chỉ việc một hoạ sĩ vào một ngày nào đó tổ chức mở rộng cửa phòng vẽ để mời khách tự đến, thích xem thì xem, thích mua thì mua. Ngày xưa bạn Phi Phi Oanh Oanh cũng làm open studio khi bạn ý còn ở Hà Nội.
Nhân đây tớ có một ý này, thỉnh thoảng các nghệ Hà Nội biết tiếng Anh lại dẫn khách này nọ đi một vòng các nhà bạn bè. Việc này làm do yêu cầu của khách, thường không lấy phí gì, giúp bạn bè là chính. Nhưng các công ty du lịch ở Hà Nội cũng có dạng Art Tour thì phải, lấy tiền từ phía khách hàng chứ không thu tiền hoạ sĩ. Tất nhiên công ty du lịch thì nghệ thuật cũng phục vụ du lịch thôi. Nếu các sưu tập gia chuyên nghiệp mà có được các art tour chuyên nghiệp đến thăm các nghệ chính cống thì hay quá.
Ý cuối cùng là khi tớ đi thăm các bảo tàng thế giới thường thấy các đoàn học sinh (trong đó có các thiếu gia) đi xem bảo tàng rất đông. Các trường cấp I, II, III cũng có đi thăm quan nhưng thường là đi rạp xiếc hoặc đi thắng cảnh xa. Bảo tàng mình có không gian cho thiếu nhi rồi, nay chủ động kết nối với các cấp trường học lập tour thì hay quá. Tạo thêm lựa chọn ngoại khoá cho các trường (mà trường nào chả thích cuối năm có thêm thành tích để cuối năm báo cáo). Vậy bạn nào làm ở các bảo tàng đọc được comment này nhớ đề đạt với sếp nhé. Bạn nào có bố mẹ làm hiệu trưởng, hiệu phó các trường cũng về xúi bố mẹ dùm tớ.
Cám ơn Em Có Ý Kiến nhé.

5:45 Sunday,6.11.2011

Đăng bởi:  chuyên gia chép tranh

Để bắt đầu tạo thói quen mua tranh và tôn trọng nghệ thuật cho người Việt nói chung trong đó có các đại gia, thiếu gia, gia gia gì nữa thì (nghiêm túc) đề nghị các họa sĩ từ nay không tặng tranh (nếu không có lót tay) cho bất cứ ai trừ bố mẹ, vợ con và bồ bịch. Tranh xấu hủy đi để giữ trọn thanh danh (cấm tiếc mà đem cho), tranh đẹp bán, tranh quá đẹp bán giá quá cao hoặc giữ lại làm của để dành. Đảm bảo trong vòng 5, 10, 20 năm hoặc lâu hơn nữa thì sẽ có cả 1 khối đại đoàn kết đồng bào Việt mua tranh. Lúc đó họa sĩ chỉ ngồi ung dung thu tiền từ 100 triệu người

5:20 Sunday,6.11.2011

Đăng bởi:  chuyên gia chép tranh

Đại gia Việt mua tranh Việt thì ít nhưng đại gia gợi ý xin tranh người quen thì (đã được chứng kiến) nhiều. Người Việt nói chung có tâm lý kiểu "ôi giời, của nhà trồng được ấy mà", tâm huyết, sức lao động (nhiều khi tài năng nữa) của họa sĩ nhưng coi như một thứ chỉ để xin chứ chưa đáng để mua. Cái này là tầm văn hóa chung "lùn" chứ không phải là nghèo. Một họa sĩ đàn anh đã từng nói (theo kiểu cực đoan): Đối với người Việt dứt khoát không cho tranh, chỉ bán và bán đắt hơn để "chúng nó" biết giá trị nghệ thuật.

3:08 Sunday,6.11.2011

Đăng bởi:  Giời Ơi

Bạn ECYK đề ra cả một chương trình đào tạo đại gia rất hoành tráng. Sợ rằng học xong ngần ấy thứ thì "đại gia" hóa thành "phá gia" mất. Vấn đề ở đây là các đại gia luôn chiến thắng trong việc dạy dỗ nghệ sĩ mà không có chuyện ngược lại. Ví dụ như các đại gia buôn tranh chẳng hạn. Họ kiếm nhiều tiền trên lưng nghệ sĩ mà có bao giờ dạy dỗ ai đâu? Đó là việc chúng ta nên học chứ không phải đại gia. Thử đem những kiến thức của ECYK mà dạy cho những Trần Hậu Tuấn, Bùi Quốc Chí, Nguyễn Linh(cơm)... mà xem? Đó là còn chưa kể đại gia kiêm họa sĩ B.T Phương.

17:20 Saturday,5.11.2011

Đăng bởi:  VitaminArt

Đây là list Vtamin bổ dưỡng dùng để Tiêm thẳng vào ven - Vitamin-Art


Hội họa ấn tượng

impressionists_ep1.avi
impressionists_ep2.avi
impressionists_ep3.avi

Các danh họa ấn tượng

Manet.avi
Monet.avi
Renoir.avi
Lautrec.avi
Cezanne.avi
Gauguin.avi
Degas.avi
VanGogh.avi

Hậu ấn tượng

01--Cezanne.avi
02--Gauguin.avi
03--Van_Gogh.avi
04--Toulouse-Lautrec.avi
05--Munch.avi
06--Rousseau.avi


Nghệ thuật khỏa thân

The Nude in Art - E01 - The Classical (2000).avi
The Nude in Art - E02 - The Renaissance (2000).avi
The Nude in Art - E03 - The Enlightenment (2000).avi
The Nude in Art - E04 - The Modern (2000) .avi

Đây là nghệ thuật Hiện đại

I Am a Genius-This Is Modern Art (1999).avi
Shock! Horror!-This Is Modern Art (1999) .avi
Lovely Lovely-This Is Modern Art (1999).avi
Nothing Matters-This Is Modern Art (1999).avi
Hollow Laughter-This Is Modern Art (1999).avi
The Shock of the Now-This Is Modern Art (1999).avi

Vincent - Channel 4 Documentary
Vincent - Episode 1 .avi
Vincent - Episode 2 .avi
Vincent - Episode 3.avi

Danh họa

Piero.della.Francesca.xvid.avi
Holbein.xvid.avi
Caravaggio.xvid.avi
Stubbs.xvid.avi
Goya.xvid.avi
David.xvid.avi
Constable.xvid.avi
Delacroix.xvid.avi
Whistler.xvid.avi
Rodin.xvid.avi
Cassatt.xvid.avi
Schiele.xvid.avi

Đời tư danh họa

Goya.divx
Leonardo.avi
Manet.divx
Picasso.avi
Delacroix .avi
Rembrandt.divx
Renoir.divx
Rodin.divx
VanGogh's Sunflowers..avi
Velasquez.divx
Vermeer.divx
Whistler.divx
Botticelli.avi
Piero.mencoder.avi
Seurat.avi
Uccello.mencoder.avi
Hokusai2004.avi
Munch.avi
Breughel's Census at Bethlehem.avi
Easter Masterpiece Dali's The Christ of St John of the Cross.avi
Degas.avi
Michelangelo.avi
Klimt.avi

Danh họa thế kỷ 20

Andy Warhol.avi
Alberto Giacometti.avi
Salvador Dali.avi
Francis Bacon.avi
Henri Matisse.avi
Jackson Pollock.avi
Joan Miro.avi
Kandinsky.avi
Man Ray.avi
Marc Chagall.avi
Marcel Duchamp.avi
Pablo Picasso.avi
Paul Klee.avi
Piet Mondrian.avi
Rene Magritte.avi


BBC
BBC How Art Made The World 5 Episodes
BBC.How.Art.Made.the.World 1- More.Human.Than.Human.avi
BBC.How.Art.Made.the.World.2-The.Day.Pictures.Were.Born.avi
BBC.How.Art.Made.the.World.3-The.Art.of.Persuasion.avi
BBC.How.Art.Made.the.World.4- Once.Upon.A.Time.avi
BBC.How.Art.Made.the.World.5-To.Death.and.Back.avi

David Hockney´s Secret Knowledge
David Hockney´s Secret Knowledge Part 1.avi
David Hockney´s Secret Knowledge Part 2.avi

Dirty.Dali.2007.avi

Francis Bacon's arena.avi

Goya - Crazy Like a Genius (15 February 2008).avi

Hokusai An Animated Sketchbook
Hokusai_An_Animated_Sketchbook.mov

ArtShock
ArtShock - Is Bad Art for Bad People.avi

John Berger Ways of Seeing (complete 4 parts) (1972).
John Berger - Ways of Seeing.pdf
Screen berger.jpg 0 Mb
screen berger1.jpg 0 Mb
ways of seeing 1- psychological aspects.avi
ways of seeing 2 - women in art.avi
ways of seeing 3 - collectors and collecting.avi
ways of seeing 4 - commercial art.avi

SisterWendy
Sister Wendy 1.avi
Sister Wendy 2.avi
Sister Wendy 3.avi
Sister Wendy 4.avi
Sister Wendy's - Story of Painting - 05 of 10 - Passion & Ecstasy.avi
Sister Wendy's - Story of Painting - 06 of 10 - Three Golden Ages.avi
Sister Wendy's - Story of Painting - 07 of 10 - Revolution.avi
Sister Wendy's - Story of Painting - 08 of 10 - Impressions of Light.avi
Sister Wendy's - Story of Painting - 09 of 10 - A new pair of Eyes.avi
Sister Wendy's - Story of Painting - 10 of 10 - The never ending Story.avi 283 Mb

The Divine Michelangelo (BBC 2004) (DVDrip-XViD)
The Divine Michelangelo (BBC 2004) CD1.avi
The Divine Michelangelo (BBC 2004) CD2.avi

The.New.Shock.Of.The.New.2004.TVRip.XViD.avi

Bí mật bên trong bức tranh

The.Secret.of.Drawing.-.01.-.The.Line.of.Enquiry.avi
The.Secret.of.Drawing.-.02.-.Storylines.avi
The.Secret.of.Drawing.-.03.-.All.In.The.Mind.avi
The.Secret.of.Drawing.-.04.-.Drawing.by.Design.avi

Toulouse-Lautrec.The.Whole.Story.avi

Nghệ thuật Hà Lan

01--Bosch.avi
02--Bruegel.avi
03--Rubens.avi
04--Van_Dyck.avi
05--Rembrandt.avi
06--Vermeer.avi

Lịch sử nghệ thuật phương Tây

01--Light_in_the_Darkness.avi
02--A_New_Dream.avi
03--Age_of_Splendor.avi
04--Reason_and_Enlightenment.avi
05--Passion_and_Revolution.avi
06--A_New_Vision.avi
….
Tạm dừng … hết hơi!

16:28 Saturday,5.11.2011

Đăng bởi:  Bad Bat

Mình nghĩ người này dốt cái này thì người kia dốt cái kia. Cứ như bạn Em Có Ý Kiến nói thì có lẽ cũng nên có những khóa “Toán học ứng dụng”, “Kinh tế học ứng dụng” cho nghệ sĩ. Hay nên có sách “Hướng dẫn nói cho thành câu trong 6 ngày”, thành lập “Ủy ban Hỗ trợ Minh mẫn” cho nghệ sĩ để tư vấn họ trong những vấn đề ngoài mỹ thuật.
Ngoài ra, các đại gia nên bỏ tiền để thuê thầy về dạy nghệ sĩ nhiều thứ, trước hết là ngoại ngữ, triết học, xã hội học… là những môn học đáng lý họa sĩ phải tinh thông nhưng hình như trên thực tế thì ít nghệ sĩ nào rành rẽ.
Nghệ sĩ chúng mình cũng còn nhiều cái dốt. Nên đừng nói giễu cợt về những người kiếm ra tiền của. Tất nhiên họ phải thông minh hơn chúng ta trong lãnh vực kiếm tiền nên chúng ta phải trông chờ họ mua tranh còn họ có thèm biết đến chúng ta đâu. Chúng ta cười họ dốt nghệ thuật thì họ khinh chúng ta nghèo và dốt vạn thứ khác. Huề!
Không nên vì họ không mua tranh Việt mà nói văn hóa họ lùn. Tranh chúng mình xấu, tranh chúng mình đắt, thì theo luật thị trường người ta không mua thôi. Ông họa sĩ Tây hay ông họa sĩ Ta đối với họ ngoài ngành thì như nhau hết, mà một ông vừa đẹp vừa rẻ, một ông vừa xấu vừa đắt lại có khả năng Nhái cao, khi mua chẳng có certificate gì cả thì họ mua tranh ông Tây đẹp và rẻ cho nó rồi.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả