Ở Đâu - Làm Gì

Nên đi xem: KỊCH BẢN ĐƯƠNG ĐẠI

    KỊCH BẢN ĐƯƠNG ĐẠITriển lãm khắc gỗ Khai mạc: 17h30 Chủ nhật ngày 27. 11. 2011Thời gian trưng bày: từ  27. 11  đến 4. 12. 2011Địa điểm: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Số 66 phố Nguyễn Thái Học, Hà Nội   Triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sĩ đồ họa […]

Ý kiến - Thảo luận

23:10 Monday,28.11.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Tớ đố cả pikachu luôn, nói được có thưởng hai cốc trà nóng, một cái kẹo lạc quán chị Hà.

22:21 Monday,28.11.2011

Đăng bởi:  pikachu

anh "giá trị thực" ơi em đố anh giải thích được: tranh anh Thông khác tranh minh họa ở chỗ nào đấy. Ngắn gọn thôi anh nhé.

20:30 Monday,28.11.2011

Đăng bởi:  pikachu

Dân dã, gần gũi, nhưng cũng rất xã hội... đó là cảm giác khi xem tranh của anh. Chúc anh mạnh khoẻ, gặt hái được nhiều thành công:)

14:23 Monday,28.11.2011

Đăng bởi:  giá trị thực

Cám ơn về chia sẻ của thông: nói thực bạn dẫn giải rất nhiều, tớ cũng thấy đúng 1 phần nhưng tớ muốn tìm 1 từ định nghĩa chính xác ngắn gon tranh minh họa khác tranh hội họa thế nào... ai biết thêm thì share cho tôi nhé.. thanks so much

10:15 Monday,28.11.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Rất vui khi được tiếp tục nói chuyện với Giá Trị Thực. Xin lỗi bạn Phạm Khắc Quang một chút vì bài về triển lãm của bạn mà chúng tớ lại tâm sự toàn chuyện đẩu đâu.

1. Về tranh và minh hoạ, tớ có một số ý kiến sau. (xin nhắc lại đây là quan điểm cá nhân thôi nhé):

Tớ từng là hoạ sĩ minh hoạ chuyên nghiệp, đến bây giờ vẫn sòn sòn nhận được từ 5 đến 7 triệu mỗi năm tiền tái bản. (các củ nghệ lưu ý, nếu người ta tái bản sách mình vẽ mà không trả tiền cho mình thì các củ nghệ đang bị bóc lột đấy. Luật pháp sẽ bảo vệ các bạn, chỉ trừ khi các bạn không biết mà kêu thôi). Khi bước sang vẽ tranh, tớ cũng từng rất hoang mang về chuyện phân biệt tranh minh hoạ và tranh hội hoạ. Bởi ở làng ta, hai tranh này hay bị sử dụng lẫn lộn. Những tranh in trên báo Văn nghệ nhiều khi lại nhiều chất "hội hoạ" hơn là các tranh sơn dầu sơn mài cúng cụ bày ở bảo tàng hay trong các cuộc triển lãm phong trào của nhà nước.

Tớ thấy, tranh minh hoạ sinh ra với mục đích kể lại một câu chuyện nào đó bằng hình ảnh, dùng cho một không gian được hoạch định trước (trong trang sách, trong nhà văn hoá..). Khi rời bỏ câu chuyện, rời bỏ không gian mà nó được hoạch định thì tranh minh hoạ không còn sức tồn tại.

Các minh hoạ trên báo Văn nghệ chẳng hạn, cắt nó ra khỏi trang báo để xem cái nào đính được trên tường, cái nào thì bay thẳng vào thùng rác. Các hoạ sĩ vẽ minh hoạ báo Văn nghệ lắm khi chỉ lấy cái cớ làm minh hoạ để phóng tay vẽ tranh của mình. (tếu táo mà nghĩ thì nghề minh hoạ của các bác ấy có khi yếu, chỉ giỏi vẽ tranh, thế nhưng lại hay). Hãy làm một vòng quanh bảo tàng và thử áp dụng phương pháp tương tự, để xem bức nào bạn muốn thực sự đem về treo trong phòng khách hoặc phòng ngủ nhà mình.

Bản thân các tranh cổ điển phục hưng cũng đa phần có khởi đầu là tranh minh hoạ. Minh hoạ thần thoại Hy Lạp, minh hoạ tích Thiên chúa giáo. Nhưng ngay cả trước khi Pha Lê dạy chúng ta các tích truyện trong tranh Phục Hưng, chúng ta vẫn đã ngắm chúng thích mê từ lâu rồi. Như vậy giá trị của các tác phẩm Phục Hưng dẫu có khởi đầu là minh hoạ này nọ nhưng đã thoát xác, tách khỏi bệ đỡ là các tích truyện để trở thành tác phẩm hội hoạ kinh điển.

Với các tranh đề cập đến đề tài chính trị xã hội, khác với tranh trừu tượng, tả thực hay khái niệm, chúng luôn phải xuất phát từ một sự kiện, một chuỗi sự kiện hay tình trạng cụ thể của một xã hội trong giai đoạn cụ thể. Như vậy là rất dễ xẩy chân thành tranh minh hoạ. Làm thế nào để biết tranh mình có thoát được cái gốc minh hoạ chưa. Điều này thật khó. Hãy cố đặt mình vào vai trò một người xem sinh sau khoảng ba thế hệ. Lúc đó những nhân vật sự kiện trong tranh đều đã ngủm củ tỏi, may lắm thì được ghi vào sách lịch sử, chỉ được người xem biết mang máng. Vậy người xem đó sẽ nhìn nhận tác phẩm mình vẽ như thế nào.

Ví dụ về chuyện này, chuẩn nhất là lôi ra đây bức tranh "Kính chào ngài Courbet" của hoạ sĩ người Pháp Gustave Coubert. Tranh vẽ chính hoạ sĩ ăn mặc nghèo nàn nhưng mặt vênh lên đúng kiểu củ nghệ. Trong khi đó hai nhà quý tộc quyền cao chức trọng phải ngả mũ chào hoạ sĩ. Tác phẩm thể hiện tinh thần thượng tôn nghệ thuật của tác giả, thách thức các phân định tầng lớp xã hội. Túm lại là thể hiện cái ngông của người nghệ sĩ. Hình như tác phẩm đã bị cấm treo một thời gian dài. Giờ đây, chẳng ai còn nhớ nổi tên tuổi, tước vị của hai nhà quý tộc kia, nhưng cái tinh thần "ngông như con công" của Courbet thì vẫn được tôn trọng. Hơn nữa, bức tranh của Courbet còn ghi lại được tinh thần của thời đại mà ông sống, thời đại mà vai trò của Phong Kiến hay Nhà Thờ bị thay thế bởi mô hình xã hội Tư Bản tự do hơn (dù rằng tranh chẳng có ai giơ khẩu hiệu nào đại loại như "Đả đảo chủ nghĩa Phong Kiến"...)

2. Về chuyện Phương Linh. Tại vì tớ tin yêu Phương Linh nên tớ lấy tác phẩm của cô ấy làm ví dụ. Cũng có thể tớ sai vì tớ cũng chỉ là một người đứng ngoài tác phẩm mà nhìn vào thôi mà. Chuyện này nếu tranh cãi chắc lại tốn giấy đây. Cái chuyện giống hay không giống trước giờ vẫn tốn giấy thế. Nhưng bản thân mỗi người xem đều có phân định riêng của mình mà. Vậy phần này tớ xin Giá Trị Thực miễn cho, không bàn luận nữa.

Chúc Giá Trị Thực một ngày vui. Tớ thì đang chờ đợi đợt tới có nhiều cái để xem đây: Nào là Kịch Bản Đương Đại khai mạc hôm qua, kéo dài đến mồng 4, rồi thì Phập Phập Phồng Phồng ở Viện Goeth, rồi thì Festival trẻ. Thoải mái mà bình luận.

8:04 Monday,28.11.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Hey, cám ơn bạn Trương Ngọc, trước tớ có đi xem nhưng không để ý. Hôm nay theo lời Trương Ngọc, vào xem web lại thấy bạn Tâm vẽ nhân vật đó trông giống tớ thật. Nhưng đúng là tớ ứh quen với bạn Tâm. Tớ cũng chả muốn bảo vệ bạn ấy chuyện gì.

0:55 Monday,28.11.2011

Đăng bởi:  giá trị thực

Hi Thông:
Rất cám ơn lời chia sẻ của Thông, tớ cũng có đôi lời chia sẻ với T thế này:
Bạn nói: "Đôi khi tớ cũng dành nhiều thời gian ngồi ngắm lại các tác phẩm mình đã làm, xem các tác phẩm nào vượt được mức minh hoạ, có vượt được thì vượt bao xa." Thông ơi, thông có thể chia sẻ cho tớ về quan niệm thế nào là minh họa hay tranh bị tính minh họa- thú thực tớ không biết nó khác nhau như thế nào, và vẽ thế nào thì bị coi là minh họa và không nhé. ĐÓ LÀ ĐIỀU THỨ 1.
ĐIỀU THỨ 2 bạn nói: "Nhưng hại thay, theo ý kiến của tớ, con người tuy khác nhau nhưng loài người lại là một, phản ứng, biểu lộ của mỗi cá nhân trước một vấn đề lại là phản ứng giống nhau của cả giống loài. Đơn cử tác phẩm "Dị ứng" của Phương Linh Nhà Sàn tưởng rất cá nhân dị biệt nhưng vô tình lại giống tác phẩm của một hoạ sĩ bên Úc thì phải, cũng đề cập tới chuyện riêng tư nhất của người phụ nữ. (xem thêm bài "Hàng Việt giống Hàng Ngoại...)
Tớ không đồng ý với Thông về vấn đề này- vì với tớ: con người tuy khác nhau nhưng loài người lại là một,nhưng phản ứng, biểu lộ của mỗi cá nhân trước một vấn đề lại là phản ứng hoàn toàn khác nhau, không giống nhau dc đâu bạn ơi (nếu có giống nó ở mức độ nào đó chứ không thể từ hình thức đến ý tưởng được... tớ nói diều này có thể bị đụng chạm nhưng tớ thấy-Trường hợp của anh QUỶ (Bài Soi đã đăng) thì bị kêu, mắng, la nhiếc, đủ kiểu là ăn cắp nhưng sao với PHƯƠNG LINH thì lại không bị nói gì - có vấn đề gì khúc mắc ở đây chăng - mặc dù PHƯƠNG LINH tớ thấy giống đến 100% ý chứ...cho nên thú thực tớ không thích cách làm việc theo chủ nghĩa bầy đàn ở vn...nếu muốn rõ ràng đến nơi đến chốn thì hãy làm với mọi cá thể... còn về việc bạn chia sẻ vấn đề- đề tài- thì tớ thấy đúng... nếu nói tớ ghét đề tài CHÍNH TRỊ HAY XÃ HỘI thì cũng ko đúng với tớ lắm, chỉ là ko thích thôi... tớ thích ai chỉ vẽ mỗi bức tĩnh vật mà để người xem phải thốt lên rằng: quá đẹp- thì tớ thích lắm ý.. nhưng khổ nỗi nói là 1 chuyện nhưng nghề nghiệp của tớ yếu rớt nên không làm được.... thanks

17:50 Sunday,27.11.2011

Đăng bởi:  Truong ngoc

Bạn Phạm H Thông ơi! Tớ tưởng là bạn có quen biết (có khi còn thân ấy chứ) với họa sỹ Bùi Thanh Tâm??? Vì năm ngoái tớ đi xem tranh ở triển lãm của Tâm tớ thấy rõ ràng là anh Tâm vẽ bạn trong bức tranh nào đó (tớ không nhớ chính xác lắm nhưng hình như là bức "chào tự do"). Rõ ràng là Thông đội cờ Mỹ trên đầu, phóng xe máy chở một em tóc đỏ chạy sau con lợn màu xanh đó mà (cái chân dung ấy không là Thông thì là ai? Giống lắm ý). Không quên biết thì anh Tâm vẽ Thông vào làm gì? hehe. Lộ tẩy rồi Thông nhé :)

10:01 Sunday,27.11.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Nhân có hai bạn đang so sánh tranh bạn Quang và bạn Tâm. Tơ xin phát biểu tí cảm tưởng (cảm nhận cá nhân thôi nhá).
Tớ thích tranh khắc tễu của bạn Quang hơn tranh vờn tỉa tễu của bạn Tâm. (phải nói kỹ thuật sơn đầu của bạn Tâm rất tốt). Tranh Tễu của bạn Quang kỹ thuật khắc in gỗ cũng siêu nhưng vẫn giữ được cái ngô nghê của tạo hình điêu khắc dân gian đình làng Việt. Bạn Quang hình như cũng chủ động hơn trong xử lý đề tài và chất liệu. Bạn Tâm cũng muốn bám vào câu chuyện xã hội để cho nó đương đại, nhưng hình như bạn ấy túm nhầm phải con trạch, cứ trượt đi mãi. Tớ không biết cả hai bạn này nên không thiên vị gì đâu nhé. Có một người anh trong làng dạy tớ, nhìn tranh phải nhìn vào cái tinh thần của người vẽ. (khó nhỉ).

Chuyện Tễu nào xuất hiện trước: nếu bạn Tuấn trình làng từ triển lãm toàn quốc 2010 thì năm ngoái 2010 bạn Tâm cũng có triển lãm toàn là Tễu ở Việt Art Center rồi mà. Tớ tự hỏi có cần phải xét nét vấn đề này không khi mà tinh thần tranh hai bạn ấy đi hai hướng khác nhau, trỉnh cũng khác. Mà Tễu ở Việt Nam thì đầy ra ở các phố du lịch, đình chùa, ai mà chả phải đập mắt vào.

Về ý kiến của bạn "Giá trị thực" về việc bạn không thích đề tài chính trị xã hội nóng hổi này nọ. Tớ hiểu càm nghĩ của bạn. Đôi khi tớ cũng dành nhiều thời gian ngồi ngắm lại các tác phẩm mình đã làm, xem các tác phẩm nào vượt được mức minh hoạ, có vượt được thì vượt bao xa. Tớ cố hình dung xem người đời sau, khi những câu chuyện xã hội, chính trị bây giờ đã qua đi, họ nhìn vào tác phẩm của tớ sẽ thấy gì? Thật khó để đoán họ suýt xoa hay phỉ nhổ. Nhưng tớ có một niềm tin, rằng những câu chuyện cụ thể mang tính thời sự có thể bị quên lãng, nhưng sự vận động chung của cả xã hội thì vẫn sẽ được ghi chép và "cảm nhận" bởi đám đông công chúng bây giờ và sau này. Nếu hoạ sĩ chính trị xã hội bám được vào cái nhịp thở chung của thời đại, sẽ có người nhớ tới họ. Chọn đề tài nào là quyết định của hoạ sĩ, thích đề tài nào là quyết định của người xem. Có người không thích đề tài xã hội thì sẽ có người khác thích. Cái quan trọng là hoạ sĩ làm có "ra" được chuyện hay không thôi.
Bên này tớ cũng có một cuộc tranh luận rất sâu với một curator về xu hướng mà tớ tạm gọi là "individualism". Các hoạ sĩ Tây Âu hay Hàn Quốc tập trung nhiều hơn vào việc nói về chính họ, tìm kiếm và bộc lộ cái bản thân. Đó có thể là cách tốt dể khai thác vì rõ ràng mỗi cá nhân là một con người, một số phận khác nhau, tác phẩm như vậy theo lý thuyết sẽ là cái độc đáo có một không hai. Nhưng hại thay, theo ý kiến của tớ, con người tuy khác nhau nhưng loài người lại là một, phản ứng, biểu lộ của mỗi cá nhân trước một vấn đề lại là phản ứng giống nhau của cả giống loài. Đơn cử tác phẩm "Dị ứng" của Phương Linh Nhà Sàn tưởng rất cá nhân dị biệt nhưng vô tình lại giống tác phẩm của một hoạ sĩ bên Úc thì phải, cũng đề cập tới chuyện riêng tư nhất của người phụ nữ. (xem thêm bài "Hàng Việt giống Hàng Ngoại...)

Vậy kết luận là đề tài chính trị xã hội "nóng hổi", hay đề tài con người cá nhân vĩnh cửu thì đều có cái mặt ưu thế và hạn chế của nó. Các đề tài khác có lẽ cũng thế. (tương lai tớ cũng sẽ thử một số đề tài "cá nhân" nhưng nói thật là không tự tin lắm).

Trên đây là một vài chia sẻ chứ không phải để phủ nhận ý kiến của hai bạn LB và Giá Trị Thực đâu. Vì mỗi người một quan điểm mà. Chúc các bạn vui.

1:18 Sunday,27.11.2011

Đăng bởi:  giá trị thực

bạn LB ơi. " kịch bạn đương đại " theo tôi duoc biết anh Quang anh ý làm lâu rồi, làm từ đợt triển lãm toàn quốc 2010 cơ... ko ai bắt chước ai đâu, có 1 điều cà 2 dều ảnh hưởng rất nặng pop tàu thôi..kể cả làm về TỄU luôn... tàu nó làm từ lâu rồi

23:37 Saturday,26.11.2011

Đăng bởi:  L.B

cái tên "Kịch bản đương đại" nghe cứ quen quen. Hình như nghe giống tên tranh của Bùi Thanh Tâm. Mà tạo hình nhân vật cũng giống tệ!
Là sao ta?

23:08 Saturday,26.11.2011

Đăng bởi:  giá trị thực

xin chúc mừng triển lãm của anh Quang... Tranh đẹp... Nhưng thú thực với tôi - tôi chưa bao giờ thích dạng nghệ thuật cứ phải lôi đề tái nóng hổi của xã hội, hay chính trị vào tác phẩm...

21:27 Saturday,26.11.2011

Đăng bởi:  Nguyễn Hồng Sơn… chúc mừng,,,

Chúc mừng anh Quang tễu nhé, hơi tiếc một tí là vào đúng thời điểm này nên hơi bị loãng thông tin.

19:12 Saturday,26.11.2011

Đăng bởi:  Duong Zoi

Triển lãm của Quang lần này có vẻ khác rất nhiều so với Quang họa sỹ đồ họa mà tôi được biết. Đây là bước tiến mới của cậu, nhìn cũng rất thú. Cảm ơn họa sỹ đã sáng tác những tác phẩm khắc gỗ đậm chất dân gian mà vẫn phản ánh cuộc sống thời nay. Những cái muôi gỗ không phải là chất liệu và cách sáng tác mới nhưng thực sự là hướng đi tốt. Chúc Quang thành công.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả