Soi học

Bài học Chủ nhật: Hestia - Trinh nữ xịn thì hay ở trong nhà

    Trong số các thần của đỉnh Olympia thì Hestia (tên tiếng La Mã: Vesta) là nữ thần ít tích và ít truyện giật gân để kể nhất, vì bà rất… đoan chính, chỉ luẩn quẩn ở trong nhà, lại thương dân; nhìn chung thì tốt cho mọi người, trừ các… nhà thơ thích […]

Ý kiến - Thảo luận

10:11 Thursday,28.4.2016

Đăng bởi:  Trắng

Nghe nói nữ thần Hestia bảo hộ cho xứ gì nữa mà, nữ thần còn sở hữu dòng sông Hia trên Olympus nữa. Chị Pha Lê cho thông tin về cái này được không ạ ?

11:16 Saturday,23.8.2014

Đăng bởi:  Nguyễn Hạnh Quyên

Nghe xong mình muốn làm trinh nữ như thần Hestia này quá ! Chả bị đàn ông cưỡng hiếp bao giờ, ngay cả thần Zeus.
À mà khoan đã, sao Soi lại nói sau khi thần Cronus nôn ra hết 5 anh em của thần Zeus thì thần Hestia thành con út ? Chuyện thần Rhea sinh ra Hestia đầu tiên thì liên quan quái gì đến chuyện thần Cronus nôn ra Hestia cuối cùng ? Thần Cronus có sinh con đâu ? Ông ấy chỉ nôn con ra thôi. Cho nên thần Hestia vẫn là con cả chứ !

12:33 Monday,22.4.2013

Đăng bởi:  dân thế giới thứ bét

Pha Lê lại bắn trúng chỗ hiểm rồi.
Ngày xưa trinh nữ xịn thì phải đẹp cơ, thì mới cần ở trong nhà, còn nếu như thị Nở thì ... Vì thời xưa cả làng mới có một thằng Chí Phèo, sau khi nó chết các trinh xữ xấu thì có thể ngủ vạ vật, có để hở "cái lườn nây nây", cái váy sồi sộc sệch cũng chả có ma nào thèm ấy...
Việt Nam mình vừa qua chọn giới tính ghê quá, nên sắp tới chắc sẽ thiếu gái tợn. Nên số trinh nữ, dù xấu, sẽ tiến đến 0. Còn các họa sĩ muốn vẽ trinh nữ (xinh) sẽ thất nghiệp, Soi hè.
Về kinh tế vĩ mô: u ám hơn bọn buôn gái trinh (cả những hiệu trưởng họ Sầm...) sẽ bị thất nghiệp, hoặc can tội buôn đồ nhái, các vị đại gia. đại quan thì ếch có cách gì giải đen, kinh tế càng tuột dốc đây.
 

21:42 Sunday,27.11.2011

Đăng bởi:  Nguyễn Hồng Sơn… sang

Thôi sang nghe cô Pha Lê giảng về chuyện màng trinh nghe còn thích hơn ấy chứ.

12:56 Sunday,27.11.2011

Đăng bởi:  pha lê

@ emcoykien: Soi đã cho thêm thông tin vào tranh của Angelica Kauffman, cảm ơn em zai nhé.

@ Hieniemic, cảm ơn bạn đã bổ sung thêm thông tin. Hymen thì đích thị là... màng trinh rồi, trước đến giờ vẫn thế. Vụ Wikipedia dịch thành Hymn thì chắc là do Hymen cũng là thần của mấy bài thơ, bài ca hay được đọc/hát trong đám cưới, chứ không phải chỉ làm một nghề. Thành ra bản dịch mà cũng có lắm bản loạn xạ. Chắc Varotari ghi chú Hymen theo kiểu tượng trưng, hoặc tích ông đọc bị dịch thành nhiều bản lung tung nên ông loạn, không biết vẽ vị thần này thế nào.

9:22 Sunday,27.11.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Trinh nữ = XỊN?

Chị Pha-Lê chơi quả tít này làm em zai chị đau đầu quá xá.

XỊN ? KHÔNG XỊN ? Ở nhà ? Ở gallery ?

Muôn phần rối chí chị ơi !!!

9:19 Sunday,27.11.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

"...Chân dung một phụ nữ giả làm Hestia, do Angelica Kauffman vẽ, không rõ năm."

- Năm vẽ: khoảng 1780
- Chất liệu: sơn dầu
- Kích thước: 91.5 x 71.5 cm
- Hiện treo tại: Gemaldegaleria, Desdren, Germany

2:49 Sunday,27.11.2011

Đăng bởi:  hieniemic

Hymen là nam thần đám cưới của Hy Lạp. Mỗi khi làm đám cưới, người Hy Lạp cổ (là dân Hy Lạp trước khi thánh Paul tới giảng về chúa Giê su) sẽ chạy vòng quanh hát bài hát gọi Hymen tới. Ông này được cho là con của Dionysus với Aphrodite hoặc là của Apollo với 1 nàng thơ nào đó. Hymen trong thần thoại thường được miêu tả là 1 chàng trai trẻ cầm một ngọn đuốc.

Hymen(tiếng Hy Lạp là Ὑμήν, nghĩa là cái màng, đọc là Ymin) là gốc từ của từ hymen (màng trinh) trong tiếng Anh. Chiện trinh tiết dính dáng tới đám cưới thế nào thì chắc ai cũng biết. Các bạn nếu có tham khảo trên wiki tiếng Anh thì cẩn thận vì trên đó biên tào lao rằng hymen còn là gốc từ của từ hymn (bài tụng ca). Hymn có gốc từ ὕμνος - ymnos, nghĩa là hát.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả