Bàn luận

Trường hợp này thì sao? Nhái hay không nhái?

Đây là hỏi đáp giữa Ống Nhòm và Bút Chì quanh vụ việc lùm xùm mới nhất trong Festival Mỹ thuật trẻ toàn quốc 2011. Mời các bạn thảo luận thêm. 1. Vừa qua có vụ “Chờ xử lý” của Đỗ Trung Kiên bị coi là nhái “Phượt 2” của Nguyễn Quang Hải, có người đưa […]

Ý kiến - Thảo luận

11:18 Saturday,12.1.2013

Đăng bởi:  SOLO prints

@madam!

Nếu cùng đi phượt và cùng chụp ảnh ở một góc nhìn và một đối tượng, về xem lại thấy na ná giống nhau, việc này ok với điều kiện coi những bức ảnh đó là tư liệu của cuộc đi chơi hoặc chỉ là nhưng photo kỷ niệm.


Còn nếu các bạn coi đó là những tác phẩm nhiếp ảnh thực thụ và cùng mang ra công bố thì vô hình chung là Nhái lẫn nhau. Tôi nhấn mạnh chữ TÁC PHẨM.


Trường hợp của Đỗ Trung Kiên và Quang Hải, khi xem kỹ 2 tranh, tôi cho rằng tranh của Kiên đã nhái lại tranh của Hải vì nhiều lẽ:


1- Hải có một bộ tranh Phượt ra đời trước.


2- Hải chuyên đi Phượt và vẽ nhiều tranh phượt với phong cách đó.


3- Tranh của Hải  thể hiện rõ sự nhìn, hiểu và chân thực với ảnh tư liệu phượt


4- Tranh của Kiên vụng về, vô lý  do tay nghề còn yếu và cố gắng làm khác đi vài chi tiết khi nhái lại tranh. Nhìn xe máy trong tranh Kiên lắp ghép  vụng trộm nên rất phì cười.


5- Kiên cũng không phải là dân Phượt, cũng không có bộ tranh phượt nào ra đời trước tranh của Hải.


6- Cuối cùng xin nói rằng khi các bạn cùng tiếp cận, chụp ảnh hoặc vẽ... một  đối tượng cùng một góc nhìn, cùng một thời điểm thì rõ ràng mỗi bạn phải thể hiện tác phẩm đó bằng một phong cách khác nhau. Nếu không sẽ là nhái nhau ngoài ý muốn.Và như vậy phải suy nghĩ kỹ khi công bố tác phẩm đó.Ai là người công bố một cách đàng hoàng và có đủ minh chứng khi có sự việc xảy ra người đó sẽ được công nhận.


Chúc bạn thành công! 

17:05 Friday,11.1.2013

Đăng bởi:  madam

Xin lỗi nhưng mình có í kiến là cũng giống như trường hợp mình và bạn mình đi phượt, về xem lại ảnh trong máy đứa nào cũng có vài cái giống nhau ( 80% trở lên), thề là không hề copy :). Cái này hơi khó nói

15:51 Monday,5.12.2011

Đăng bởi:  Vũ Huy

@ Mạnh Hà: Theo tôi được biết thì vài thành viên ban tổ chức (nhất là các vị bên trường mình) đã được đánh động nhưng cứ bỏ lơ. Hay là một cách PR cho festival?
Vẫn biết không giám khảo nào bao quát được hết, đặc biệt tình hình nhái nhiếc nhiều thế này. Nhưng nếu đã được đánh động mà vẫn để thì quá tệ hại!

15:11 Monday,5.12.2011

Đăng bởi:  Mạnh Hà

http://www.thethaovanhoa.vn/174N20111205095303720T133/festival-my-thuat-tre-cung-co-tranh-nhai.htm

"Và câu hỏi dành cho Hội đồng nghệ thuật

Đây không phải lần đầu tiên những lùm xùm liên quan tới tranh “đạo”, tranh “nhái” xuất hiện trong những sự kiện mỹ thuật có quy mô toàn quốc. Tại Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2005, trong số những tác phẩm đoạt giải, Bình minh trên công trường của Lương Văn Trung đoạt Huy chương đồng bị phát giác giống hệt với tác phẩm Brigada (Đội lao động) của hoạ sĩ Nga M.C.Ombưs Cuznhexov sáng tác năm 1981. Năm 2010, bức Dưới mưa của Nguyễn Đức Khởi đoạt giải đồng cũng làm “dậy sóng” Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc vì bị cho là giống với loạt tranh về xe đạp của Trần Công Dũng.

Festival Mỹ thuật trẻ năm nay đã chọn 156 tác phẩm trưng bày và chấm giải từ gần 1.000 tác phẩm dự thi. Hội đồng nghệ thuật, ngoài một số thành viên không thuộc giới làm nghề, hầu hết là những người có tiếng của giới. Tuy nhiên, câu hỏi là vì sao một tác phẩm đang bị cho là giống tới 80% so với một tác phẩm đã được trưng bày tới hai lần tại ngay Đại học Mỹ thuật Việt Nam ở giữa thủ đô Hà Nội mà họ (hay đúng hơn là chỉ cần một trong số họ) lại không phát hiện ra?"

15:06 Monday,5.12.2011

Đăng bởi:  Bruce lee

Hai anh em sinh đôi

13:31 Monday,5.12.2011

Đăng bởi:  Trịnh Minh Tiến

Hị hị!... Thế là bắt được một chú nhái con đang chạy lon ton rùi ah! :D. Vật tế thần cho việc làm thế nào với nhái, lại thả về đồng tiếp tục làm việc mà nhái vưỡn làm ah ! . Cơ mà sao mấy triển lãm mang tính chất quốc gia gần đây đều bị dính đến bê bối đạo và nhái tranh nhỉ. Từ 2005 đến 2010 và 2011... "dớp" rùi chăng? Hay là một kiểu scandal của họa sĩ nhằm tìm kiếm sự chú ý hí hí thay vì sex vì người ngợm mấy ông nghệ có ma nó thèm nhìn cởi nó lại bảo điên thì chít. Danh giới sáng tối trong nghệ thuật thật mong manh :c và câu chuyện sẽ trở lên đơn giản hơn nếu có tiếng nói của những người trong cuộc .

12:35 Monday,5.12.2011

Đăng bởi:  HỒNG SƠN – MONG CHỜ Ý KIẾN CỦA BAN GIÁM KHẢO,,,

Theo cmt của Mạnh Hà và tin từ báo đất việt: http://baodatviet.vn/Home/vanhoa/Scandal-tai-festival-My-thuat-tre/201112/181452.datviet

Thế thì đã rõ ràng là Đỗ Trung Kiên chộp nhái tranh của Nguyễn Quang Hải rồi.

Khẳng định luôn là như thế, bởi tất cả chi tiết trên xe Hải hoàn toàn riêng biệt, điều này tôi biết bởi những chi tiết đó Hải tự chế, độc nhất không ai có một cái xe như xe của anh có những chi tiết trên.

Cám ơn anh Hải đã có lời chia sẻ với báo chí, và tôi tin đó là những vật chứng tốt cho sự khẳng định trên.

Chúng ta đang chờ ý kiến của ban giám khảo festival-my-thuat-tre/2011.

10:40 Monday,5.12.2011

Đăng bởi:  Mạnh Hà

Có người băn khoăn cho rằng liệu có phải Trung Kiên và Quang Hải vẽ hai bức tranh sau một chuyến đi cùng nhau hoặc dựa trên cùng một tư liệu. Trước câu hỏi này, họa sĩ Quang Hải cho biết mình không biết họa sĩ Đỗ Trung Kiên là ai, chưa bao giờ gặp nhau.

“Nếu các cơ quan quản lý yêu cầu thì tôi sẵn sàng cung cấp những chi tiết thuộc về tính chất rất cá nhân mà chỉ riêng tôi có. Chiếc mũ trên xe đó là của tôi mà không ai có, vì tôi tự chế lấy. Xe minsk không bao giờ có màu vàng, nhưng xe của tôi màu vàng vì chúng tôi đã sơn lại. Xe minsk không có lốp ở bình xăng, nhưng tôi thích thế và tôi chế cho tôi, vậy mà tranh của cậu kia cũng có chi tiết đó…”, họa sĩ Quang Hải cho biết.

Anh nói: “Tôi thấy bình thường, thậm chí ở một khía cạnh nào đó tôi thấy vui, tôi chỉ là một người bình thường, không nổi tiếng gì, tranh chẳng bán được mà có người yêu quý tranh mình, thế là mừng. Nhưng nếu chép chơi, chép vui hoặc sử dụng cá nhân thì không sao, chứ mang đi trình bày thì không nên, vì thế nào cũng có người nhận ra. Trước cùng một đối tượng, hãy tự tìm cho mình một cách biểu hiện, dù có thể cách đó không được mọi người công nhận, nhưng nó là của mình, mình thích là được rồi”.

Họa sĩ Quang Hải cũng cho rằng rất khó nói về chuyện đạo hay không đạo tranh. Sự ảnh hưởng giữa các nghệ sĩ là chuyện bình thường, nhưng vấn đề ở chỗ, ảnh hưởng đến mức nào thì gọi là ảnh hưởng và đến mức nào thì là sao chép. Anh không muốn phân tích về sự giống và khác nhau giữa hai bức tranh, mà cho rằng đây là việc của các nhà chuyên môn, quản lý giải quyết.
http://baodatviet.vn/Home/vanhoa/Scandal-tai-festival-My-thuat-tre/201112/181452.datviet

22:51 Saturday,3.12.2011

Đăng bởi:  Phạm Quốc Trung

Cái vụ này thấy hơi bị giống vụ tranh "dưới mưa" giống tranh "những mảnh hồng" của Trần Công Dũng trong triển lãm MTTQ 2010 mà Soi cũng đã từng đưa tin quá.

22:15 Saturday,3.12.2011

Đăng bởi:  Truong ngoc

Chuyện ai nhái của ai, rõ ràng tôi thấy (cũng như mọi người thấy) thực tế là Đỗ trung Kiên "đuối" hơn Nguyễn Quang Hải. Nhưng biết đâu đấy, Đỗ Trung Kiên lại là người có ý tưởng trước, Nguyễn Quang Hải "chôm" ý tưởng? (Thí dụ Hải nghe Kiên nói chuyện hoặc là nghe bạn Kiên hay ai đó quen Kiên nói ý tưởng đó và làm ngay, trong khi Đ.T.Kiên còn chưa khai triển và vẫn muốn ấp ủ thêm vì muốn "chín muồi". Vậy thì cái việc lấy một ý tưởng của ai đó và thành công hơn là chuyện có thể lắm chứ! Nhưng Kiên có giải thích thế nào cũng không ai nghe. Nhưng giờ mà Kiên tung ra một series thì sao nhỉ?

22:07 Saturday,3.12.2011

Đăng bởi:  Truong ngoc

Nhân việc hai bạn Ống nhòm và Bút chì nói một chút xíu về tranh hiện thực tôi xin mạo muội nói một tí xíu về tranh hiện thực, vì tôi là người có thời định đeo đẳng "giấc mơ đương đại" nhưng lại tìm đến giấc mơ hiện thực để tìm hiểu và vì tò mò (đôi khi nghĩ là nó "dễ ấy mà", “mất công một tí ấy mà" "cứ chép ảnh ra là xong"...

Đoạn đường tìm đến "giấc mơ hiện thực" ấy khiến tôi có những xẻ chia nho nhỏ này. Mong rằng tôi không lãng phí "đoạn đường thử nghiệm" đó và cả tiếng đồng hồ trước bàn phím.

Trước hết cần phải hiểu một chút về tranh hiện thực (mọi người thường không coi trọng tranh hiện thực lắm vì cho rằng nó lỗi thời, nhưng hãy thử vẽ một đôi bàn tay hoặc một vật gì đó đơn giản cho "đạt đến hiện thực" thì sẽ hiểu hơn về nó. Tôi không đồng ý với ý kiến cho rằng dạng tranh hiện thực là lấy từ ảnh ra, đó là một quan điểm phiến diện và ấu trĩ. Thứ nhất:thời kì Phục Hưng người ta vẽ hiện thực nhưng chưa có máy ảnh. Thứ hai: khi máy ảnh trở thành phương tiện hữu dụng như bây giờ thì hầu hết các họa sĩ lấy ảnh làm tư liệu sáng tác. Thứ ba: những họa sĩ được đánh giá cao trong phái hiện thực sử dụng máy ảnh và ảnh như một yếu tố kĩ thuật (trong rất nhiều yếu tố) để cấu thành tác phẩm, chứ không phải họ sao chép từ một bức ảnh.

Khi định về một tác phẩm nào đó, họa sĩ hiện thực đã có những phác thảo nhỏ về bố cục và tạo hình, chứ họ không chờ đợi ở một bức ảnh. Những họa sĩ vẽ tranh bằng cách chép từ ảnh ra rất dễ phát hiện: bố cục (ảnh) tự do thiếu chặt chẽ, tự nhiên, không khoa học; màu sắc khô và nông, thiếu độ cảm; không thể hiện tình cảm, thiếu sự tinh tế, tạo chất kém, không tạo hình...nói chung là ta có một cảm nhận về nó như một bức ảnh, thiếu tính hội họa, một cảm giác nhạt nhẽo và hời hợt, lúc đầu có thể bắt mắt về mầu sắc nhưng sau đó thì "thất vọng". Điển hình trong festival lần này có bức "Thời trang" của Nguyễn Thanh Tùng là "dùng ảnh". Tranh của Nguyễn Thanh Tùng không khác gì cái bìa tạp chí với "tính minh họa cao vòi vọi". Không cần phân tích gì thêm ta đã có thể thấy rõ.

Nếu như xem tranh không tinh ý ta sẽ khó mà phân biệt được đâu là một tác phẩm hội họa,đâu là một tác phẩm "ảnh", có khi mù mờ quá còn nhầm lẫn cả với "sản phẩm truyền thần" mặc dù tất cả đều vẽ hiện thực. Không khéo hội đồng nghệ thuật cũng bị "lừa" cũng nên (đùa vậy thôi). Nên khi nói về tranh hiện thực, nếu không bàn về tư duy, ý tưởng mà không hiểu nhiều về nó thì không nên bàn, kẻo lại nói không đúng. Giữa hiện thực và "hiện thực dang dở" cũng là điều đáng để bàn. Tiêu biểu của hiện thực dang dở trong festival này là "Thời gian" của Đỗ Văn Lý", "Góc quen" của Nguyễn Xuân Chiến, "Tuổi thơ" của Trần Văn Chấn và "Chờ xử lý" của Đỗ Trung Kiên.

Thế hệ họa sĩ đi trước có rất nhiều người chọn cách vẽ hiện thực dang dở này. Tả thực hay ấn tượng? Kỹ hơn ấn tượng và mãi không đạt tới hiện thực? Hiện thực gì mà nửa vời không tới nơi tới chốn? Có khác gì bài học ở trường đâu? Hay bài học mới là "tốt", mới là "hàn lâm"?

Nếu bạn chưa hiểu nhiều về tranh hiện thực bạn sẽ hiểu ngay khi bạn:
- Thứ nhất: bạn nhờ một người ngồi mẫu để bạn chụp ảnh bàn tay của họ và vẽ lại (bạn có thể in lên toile hoặc can hình...).
- Thứ hai: bạn nhờ một người ngồi để bạn vẽ một bàn tay (có mẫu thật).
- Thứ ba: bạn vẽ một bàn tay bằng cách bạn nghĩ, cách bạn cảm nhận. Xin lưu ý là phải vẽ "tới độ hiện thực".

Tôi không vẽ hiện thực vì tôi đã làm thử nghiệm trên. Nó cho tôi nhiều trải nghiệm thú vị và quý báu. Từ đó tôi có cách nhìn khác với tranh hiện thực.Từ trải nghiệm này tôi đã thấy rõ khả năng của mình và dũng cảm nhìn vào sự thật. Những gì mình chưa trải nghiệm thì không nên đứng ngoài nhìn nhận nó một cách phiến diện và đánh giá nó không đúng. Hãy làm để hiểu và đánh giá đúng.

21:24 Saturday,3.12.2011

Đăng bởi:  mythuatolang

Tôi biết họa sỹ Nguyễn Quang Hải đã bị sốc nặng và rất bức xúc, nhưng lại không hơi đâu đi kiện mấy ông ở Hội Đồng nghệ thuật và Ban tổ chức mà làm gì, vì dù sao phần lớn họ cũng đều là anh em trong trường Mỹ thuật cả. Họa sỹ Nguyễn Quang Hải cũng chỉ dám nói với người trong Hội đồng là có sự việc như thế chứ còn thì mặc xác các ông xử lý với nhau. Như vậy có nghĩa là hs Nguyễn Quang Hải coi việc đạo tranh của mình như một chuyện không quan trọng... và tự nhiên lại mệt hết cả người!!! Tôi thấy xót xa trong lòng khi sự sáng tạo nhiều khi hy sinh cả đời mới có được một tý vậy mà đạo tặc xơi tái mất chỉ bằng vài nét cọ. Cuộc sống hôm nay mà. Ôi Giời!

12:38 Saturday,3.12.2011

Đăng bởi:  cliemart

Mình ngắm và so sánh 2 bức tranh trên thật lâu... mới chỉ có thể phán đoán rằng:
Có 3 trường hợp
1- Nếu 2 tác giả trên có mối gần gũi, thân quen (như Thầy-trò, hay bạn bè chẳng hạn).
2- 2 người đã từng đi "phượt" chung, hoặc đi sáng tác chung.
3- 2 người trên không quen biết, và chưa từng đi phượt hay sáng tác chung,(có nghĩa là 2 người KHÔNG thể chụp hình những chiếc xe trên trong cùng 1 thời điểm, hay cùng góc độ).

=>Từ trường hợp (1) và (2) suy ra kết luận là có... 90% khả năng là 2 tác giả cùng chụp hình chung một góc độ mà đối tượng là những chiếc xe, sau đó về vẽ lại.
=> Trường hợp (3)=> kết luận là 1 trong 2 họa sĩ vẽ 2 bức tranh trên đã phạm lỗi..."chôm","Nhái".
- Hơn ai hết, chính một trong hai tác giả trên phải có lời "xác minh" thì mới... êm đẹp lòng mọi người quan tâm hội họa nhất. Ở đây tôi nghĩ họa sĩ Đỗ Trung Kiên nên có "đôi lời" trước, vì tác phẩm "Chờ xử lý" của anh bị mọi người xem là "sinh sau" tác phẩm " Phượt 2" của Nguyễn Quang Hải.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả