Gẫm & Bình

Về tranh Nguyễn Thái Tuấn: Cần câu trả lời trực tiếp từ chính họa sĩ

  Tôi có một vài suy nghĩ muốn chia sẻ sau khi đọc xong bài viết này: Tôi được biết đến họa sĩ Nguyễn Thái Tuấn lần đầu và xem những bức tranh anh được triển lãm tại Sàn Art qua thông tin mà Soi đưa lên. Ấn tượng ban đầu và đến giờ vẫn […]

Ý kiến - Thảo luận

14:51 Tuesday,6.12.2011

Đăng bởi:  Dương Trung Dung

Đúng rồi, phải là "Nhái theo bài..." như Em Có Ý Kiến nói chứ!
Nhưng Nhái thường ngại từ "Nhái", cho nen hay bảo là "Dựa vào", "bị ảnh hưởng bởi", "cảm hứng từ" :-))
Nhờ Soi sửa giúp trong bài.

13:47 Tuesday,6.12.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Bác Dương Trung Dung bảo: "Dựa theo bài..."

Bác ơi, mình dùng Nhái ziệt Nhái thì mình cứ bảo là "Nhái theo bài..." cho nó Chiến (nhái chị Ngân ạ), bác nhề!

Bài "nhái" ngăn chặn diễn biến của bác phê ghê gớm !

10:49 Tuesday,6.12.2011

Đăng bởi:  Dương Trung Dung

Ngăn chặn âm mưu “tự diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực diệt Nhái


(TDN) – Diệt Nhái đặc biệt quan trọng. Ngoài việc phát hiện mới, rút ra những bài học kinh nghiệm của chặng đường diệt giặc, chúng ta còn có nhiệm vụ xây dựng chiến lược “tìm và diệt” tận gốc, bổ sung vào những thành tựu đã đạt được trong 2011.

Kết quả của công cuộc diệt Nhái 2011 sẽ là điểm tựa vững chắc cho chặng đường phát triển những năm tiếp theo, đồng thời còn là định hướng chiến lược có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp diệt Nhái của cả giới mỹ thuật trong giai đoạn mới. Phong trào diệt Nhái diễn ra trong bối cảnh nền mỹ thuật đang từng bước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng và suy thoái dài lâu. Tất cả đang nỗ lực phấn đấu đưa mỹ thuật nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành một nước mỹ thuật theo hướng hiện đại và bắt kịp thị trường lớn vào năm 2020. Những thành tựu diệt Nhái mà anh em họa sĩ đạt được trong năm qua là to lớn và có ý nghĩa lịch sử, sẽ giúp cho uy tín và vị thế của mỹ thuật Việt Nam trên trường quốc tế được phục hồi và nâng cao.

Tuy đã đạt được một số thành tựu, nhất là thành tựu quan trọng về diệt Nhái kiêm sưu tập gia, nhưng nền mỹ thuật vẫn phải đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Sự nghiệp diệt Nhái – vốn đòi hỏi sự chân thật, hợp tác sâu rộng, chia sẻ đa phương - đang diễn ra trong bối cảnh có nhiều diễn biến phức tạp, cơ hội và thách thức đan xen. Trong hoàn cảnh ấy, các thế lực thù địch hoặc hữu khuynh cả trong và ngoài nước đã triệt để lợi dụng những yếu kém, bất cập để tiến hành “diễn biến hòa bình”, tác động nhiều mặt, ngăn chặn việc diệt Nhái hữu hiệu trong nội bộ mỹ thuật ta.

Thực chất của “diễn biến hòa bình” trong diệt Nhái chính là nhằm đẩy mạnh quá trình tự diễn biến, tạo ra các áp lực, tấn công chính diện vào lĩnh vực tư tưởng và lý luận, từ đó làm tan rã niềm tin vào công cuộc diệt Nhái, gây suy sụp về tinh thần, mất định hướng, hỗn loạn về lý luận, sẽ là điều kiện tốt nhất hình thành và nuôi dưỡng tâm trạng hoài nghi, tư tưởng bất mãn chống đối từ bên trong phong trào diệt Nhái, và nguy hiểm nhất là dẫn đến tự diễn biến.

“Tự diễn biến hòa bình” trong diệt Nhái là nói về quá trình diễn ra trong chính nội bộ họa sĩ ta. Đó là quá trình tự tan rã, biến chất của một bộ phận không nhỏ các họa sĩ, phê bình gia, diễn ra một cách hòa bình, không bằng các biện pháp bạo lực.

Nhận diện

Để nhận diện một cách rõ nét “tự diễn biến hòa bình” trong lĩnh vực diệt Nhái, tư tưởng, lý luận, cần xác định đúng bản chất, mục tiêu chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực. Có thể tóm tắt mục tiêu của chiến lược này tập trung ở các khía cạnh:

- Dùng mọi thủ đoạn và tất cả các phương tiện hiện có, phản bác, xuyên tạc, phủ định, xóa bỏ ý định diệt Nhái - nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng của anh em họa sĩ, từng bước thay thế bằng ý thức hệ guru vô trách nhiệm, kiểu “Hãy để chồn ăn cà phê rồi nó sẽ ỉa”.

- Xóa bỏ việc diệt Nhái – vốn là mục tiêu, lý tưởng của giới mỹ thuật nước nhà trong sự lấy lại công lý, công bằng; gây sức ép buộc chúng ta từ bỏ con đường đã chọn, quay trở lại chủ nghĩa dĩ hòa vi quý.

- Đòi xóa bỏ sự so sánh, thủ tiêu vai trò nhà phê bình, để những tiếng nói có trọng lượng vì sợ sệt, buồn đến nản lòng, hoặc dỗi hờn “ai thích làm phê bình thì tôi nhường”, cuối cùng rút lui khỏi vũ đài diệt Nhái, thực hiện ngậm miệng ăn tiền.

- Dao động về việc mình đang đấu tranh, dần dần mất định hướng, khủng hoảng niềm tin, đường lối chiến lược và lý luận diệt Nhái, từ đó xuất hiện bệnh cơ hội, thực dụng, thiếu trung thực, thờ ơ, giảm sút lòng tin, phai nhạt lý tưởng, kỷ cương, kỷ luật không nghiêm, nói và làm trái nhau. (Thí dụ rất căm thù Nhái đã nhái tranh mình, nhưng lên báo lại bảo là “có người yêu quý tranh mình, thế là mừng”).

Nguyên nhân

- Về khách quan, nguyên nhân của “tự diễn biến hòa bình” trong lĩnh vực diệt Nhái trước hết là do sợ dư luận, muốn hình ảnh mình là quân tử.

- Một nguyên nhân nữa về mặt khách quan không thể không đề cập đến, đó là sự bất cập về mặt lý luận và công cụ của họa sĩ. Thiếu lý luận, ngoại ngữ và kiến thức về mỹ thuật khiến cho các cuộc tranh luận, phản biện thiếu sắc sảo, thiếu kịp thời, thiếu kiên quyết. Trong khi đó, thế lực “diễn biến hòa bình” lại rất giỏi lý luận, giỏi ngoại ngữ, hay dẫn chứng ngoại lai kiểu “ai mà chả mất đầu”.

- Về chủ quan, nguyên nhân của “tự diễn biến hòa bình” trong lĩnh vực diệt Nhái trước hết là do nhận thức non kém của một bộ phận họa sĩ, điêu khắc gia, phê bình gia. Sau thời gian thị trường sa sút, nền mỹ thuật ta đứng trước nhiều thách thức và phải đối mặt với không ít khó khăn. Trước những hiện tượng phức tạp nảy sinh, nhiều họa sĩ, điêu khắc gia không đủ sức tự lý giải. Khi cần bước vào thị trường, hội nhập, giao lưu quốc tế, nhận thức của nhiều họa sĩ, điêu khắc gia đã không theo kịp với yêu cầu của sự phát triển, thiếu hiểu biết dẫn đến nói gì cũng tự ti; một bộ phận khác thì hoang mang, dao động, cho rằng “trong mỹ thuật, ai ít nhiều cũng phải chịu ảnh hưởng ai”. Từ đó thấy việc diệt Nhái đòi công lý là cực đoan, khắt khe.

Đồng thời, mặt trái của kinh tế thị trường cũng đã làm cho một bộ phận họa sĩ, điêu khắc gia, nhất là những điêu khắc gia có chức, có quyền đã suy kém hóa về phẩm chất, tài năng, vì lợi ích cá nhân, lại thiếu sự rèn luyện tu dưỡng, bị những cám dỗ vật chất làm “hoa mắt”, biết làm tượng giống Tàu đặt nơi công cộng là sai nhưng vẫn cố tình làm, biết làm tượng đài tốn tiền dân mà vẫn cổ vũ, biết là tranh Nhái mà vẫn để trưng bày tại Festival. Từ sự suy thoái ấy về quan điểm, lối sống, tất yếu sẽ dẫn tới sự biến chất trong quyết định, trở thành kẻ phản bội lợi ích của cộng đồng họa sĩ, là điều rất tệ trong quản lý, làm suy giảm niềm tin của họa sĩ vào bản chất ưu việt của nghệ thuật.

Tự diễn biến về mặt diệt Nhái còn do tình trạng một số nơi mất đoàn kết nội bộ họa sĩ nghiêm trọng kéo dài, ganh tị làm nội bộ suy yếu, mất sức đề kháng, tư tưởng xấu dìm hàng vỗ tay trong bị lây lan, tư tưởng tích cực đấu tranh cho công lý suy giảm.

Tóm lại, “tự diễn biến hòa bình” trong lĩnh vực diệt Nhái sẽ làm cho phong trào diệt Nhái không đi được đến cùng, sa vào hữu khuynh, tự sỉ mình là độc ác mà dung túng cho Nhái, tạo bất bình trong cộng đồng yêu mỹ thuật; tạo điều kiện để Nhái mẹ đẻ Nhái con, thậm chí có lúc nổi lên đấu tranh đòi thay đổi quan điểm, phải coi Nhái là một hành động tích cực.

Phạm vi tác động
Để đạt được mục tiêu đề ra, phạm vi tác động của “tự diễn biến hòa bình” trong diệt Nhái bao gồm:

- Một bộ phận họa sĩ, điêu khắc gia, phê bình gia, kể cả phê bình gia cấp cao, đang giữ những vị trí trọng trách trên trang báo, họa sĩ-cán bộ hoạch định chiến lược, họa sĩ-cán bộ làm công tác tư tưởng lý luận, công tác, tổ chức...

- Trí thức và tầng lớp họa sĩ, điêu khắc gia - một lực lượng nhạy cảm trước dư luận xã hội cao, thường chịu sự tác động rất nhanh trước những lời dè bỉu.

- Người yêu mỹ thuật tuy đông đảo và có vai trò to lớn trong đời sống mỹ thuật, là bộ phận năng động, nhạy bén, có khả năng tiếp nhận và thích nghi với cái mới nhanh; nhiệt tình, xông xáo nhưng lý luận và kiến thức mỹ thuật ít, dễ chao đảo trước những lập luận ra vẻ “yêu con người” của nghệ sĩ.

- Những phần tử cơ hội đặc biệt là những phê bình gia kẻ có quan điểm dĩ hòa vi quý, đối lập với chủ trương chiến đến cùng của những dũng sĩ diệt Nhái. Đây là những kẻ bản chất là cực đoan, giàu tham vọng, nhưng sẵn sàng ra vẻ hòa hoãn, tiếp tay cho Nhái nhằm mục đích riêng.

- Một bộ phận họa sĩ do thiếu hiểu biết, thiếu thông tin, hoặc bị Nhái lợi dụng mua chuộc dụ dỗ, đặc biệt là các họa sĩ thích phát biểu mà không biết mình nói gì… Bộ phận này thường bị kích động, lôi kéo, trở thành quân cờ chính trị trong tay đàn Nhái. Chúng sử dụng bộ phận này như một công cụ gây áp lực buộc chúng ta nhượng bộ thay đổi đường lối diệt Nhái.

Biện pháp
Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển khách quan của sự nghiệp diệt Nhái, trước những mưu đồ đen tối và cực kỳ nham hiểm, thâm độc của các thế lực Nhái, cuộc đấu tranh chống “tự diễn biến hòa bình”, cần tập trung làm tốt một số nội dung cụ thể sau đây:

- Thứ nhất, huy động sức mạnh trí tuệ của cả cộng đồng làm mỹ thuật và yêu mỹ thuật vào việc tổng kết thực tiễn diệt Nhái, xây dựng thành công Chiến lược diệt Nhái mới, để diệt Nhái trở thành một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp lành mạnh hóa mỹ thuật Việt Nam.

- Để làm được điều này, trước hết các cơ quan có thẩm quyền mỹ thuật phải thật sự cầu thị, lắng nghe, tổ chức trao đổi thảo luận thẳng thắn và có trách nhiệm ở trong nội bộ quản lý và trong các tổ chức quần chúng nghệ sĩ, lấy ý kiến của họ bổ sung vào đường hướng diệt Nhái của mình. Đường lối diệt Nhái đúng sẽ là nhân tố quy tụ, tập hợp sức mạnh của nghệ sĩ và người yêu nghệ thuật/nghệ sĩ, tạo sức đề kháng và phòng thủ vững chắc trước các mưu ma trước quỷ của Nhái.

- Thứ hai, muốn khắc phục tình trạng suy giảm niềm tin vào việc diệt Nhái, mỗi họa sĩ, điêu khắc gia, nhà phê bình cần phải tăng cường tự giáo dục, hiểu đúng hơn về bản chất của sáng tạo là “nói không với Nhái”, từ đó nâng cao niềm tin vào lý tưởng diệt Nhái, nâng cao sức đề kháng chống tự diễn biến hòa bình.

- Thứ ba, kiên quyết chống trả và bác bỏ các quan điểm sai trái của các thế lực hiếu chiến bảo vệ Nhái, hoặc dĩ hòa vi bênh vực Nhái, khẳng định tính đúng đắn của phong trào diệt Nhái. Nghiêm trị bọn Nhái, những chủ gallery thoái hóa biến chất chứa chấp Nhái, tiêu thụ tranh Nhái. Xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong cộng đồng nghệ sĩ là điều kiện và tiêu chí quan trọng đảm bảo cho việc tìm và diệt Nhái được thành công.

- Thứ tư, đẩy mạnh cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương những người không Nhái. Chọn các điển hình tiên tiến để nhân rộng, đẩy lùi Nhái, làm cho việc sáng tạo ngày càng đi vào chiều sâu, tạo ra những chuẩn giá trị đạo đức mới, có sức cổ vũ các tầng lớp họa sĩ trẻ.

- Thứ năm, quan trọng nhất là chăm lo đời sống vật chất cho anh em nghệ sĩ. Mở rộng bán tranh vừa rẻ, vừa đẹp, làm cho mỹ thuật là của toàn dân, nhà nhà treo tranh, người người treo tranh. Khi đó, trước quyền lợi cơm áo có thực, chắc chắn sẽ không có “tự diễn biến hòa bình” nào có thể lay chuyển nổi hệ thống mỹ thuật của chúng ta.




(Dựa theo bài Ngăn chặn âm mưu “tự diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận trước thềm Đại hội Đảng http://www.baomoi.com/Home/DoiNoi-DoiNgoai/www.cpv.org.vn/Ngan-chan-am-muu-tu-dien-bien-hoa-binh-tren-linh-vuc-tu-tuong-ly-luan-truoc-them-Dai-hoi-Dang/5216938.epi)

9:17 Tuesday,6.12.2011

Đăng bởi:  chuyên gia chép tranh

Sân của Soi biến thành đường phố rồi :) có cả những kẻ chửi và thích chửi vô học, gọi nhau là lũ, nó, thằng...đủ cả. Có cả những kẻ Nhái và ngang nhiên khen Nhái là lao động... May mà không gặp nhau chứ không thì du côn đánh người tử tế là cái chắc. Vậy mà cũng đều vẽ vời cả. Nên chăng gọi họ là họa...nhân hay họa công chẳng hạn vì văn hóa như thế không thể gọi là "sĩ" được

9:14 Tuesday,6.12.2011

Đăng bởi:  Duong Zoi

http://soi.com.vn/?p=54980

8:41 Tuesday,6.12.2011

Đăng bởi:  Anh-co-y-kien

Hehe chú Duong Zoi zu đãng ghê. Cứ đà này ai mà xưng tên thật không khéo chú kéo cả băng đảng 7,8 người của chú đến uýnh ấy chứ!
Zu đãng thế này thì chép tranh nhái tranh là chuyện zễ zàng thôi. Hehe.
Có tật zật mình ghê gớm!

8:34 Tuesday,6.12.2011

Đăng bởi:  Duong Zoi

Tôi thì chả biết tuổi tác nó thế nào, chả ai xưng tên thật là mấy thì tôi sao biết tuổi họ. Giấu tên thì cũng chỉ cá mè một lứa với tôi mà thôi. Về chuyện chó thì xin có thêm một thứ nữa. Có một đứa trẻ con tôi biết đã từng trả lời một ông già thế này: Hổ thì bé cũng là hổ, mà chó già thì vẫn là chó. Câu này cũng vẫn là một điển tích mà thôi. Nên chuyện bạn Bách đem chó lôi vào làm người lớn tuổi, e rằng tôi không hiểu. Còn tôi, tranh luận thì tôi dùng một vài câu có sẵn trong tục ngữ ca dao thôi, chứ không dám mạn phép tự bịa nó ra. Ai thấy mình bị tôi chửi vô học, thì cũng phải chịu thôi vì tôi thích chửi vô học với lũ vô học lắm ạ. À quên, mong SOI sửa giùm cái comment tôi viết trước sang là năm 2011 (Hai nghìn không trăm mười một) ạ, cảm ơn.

8:31 Tuesday,6.12.2011

Đăng bởi:  Bách

@Trịnh Xuân Đỉn: Bạn thấy câu "Chó cứ sủa người cứ đi" là hài hước và không có gì thì cứ tự nhiên dùng cho những người như bạn và Duong Zoi. Hoặc cứ thử trong một tiệc gặp mặt của gia đình, khi người lớn góp ý, bạn nói câu đó luôn, xem cả nhà ta có tính hài hước không nhé.
Chúc thành công.

5:32 Tuesday,6.12.2011

Đăng bởi:  chuyên gia chép tranh

Ai cũng có ý của mình và nên được tôn trọng. Người ta có quyền nghi về bản chất khi thấy hiện tượng. Và người phản đối cũng có quyền đưa ra suy nghĩ hoặc lập luận của mình. Nhưng bạn Zương Doi gì đó thì có vẻ hoặc là chưa biết đến văn hóa tranh luận hoặc là "cả giận mất khôn". Đọc mà thót cả tim tưởng bạn Doi sắp văng ra một số thứ gì đó. Điều này không giúp bênh vực được Thái Tuấn mà chỉ làm người khác coi mình là văn hóa lùn

1:07 Tuesday,6.12.2011

Đăng bởi:  Trịnh Xuân Đỉn

Mình buồn cười bạn Bách quá!

Bạn Dương dùng thơ của một cụ khác, câu này khá nổi tiếng như một điển tích. Tự nhiên bạn ở đâu nhẩy ra lôi con chó thật vào rồi đổ cho người ta tội mất dậy?

Có thể bạn hài hước, có thể không, có thể cả hai!

0:45 Tuesday,6.12.2011

Đăng bởi:  Bách

Tôi nghĩ Duong Zoi đã bộc lộ bản chất vô học của mình đầy đủ nhất trong câu nói "Chó cứ sủa đoàn người cứ đi" của anh.
Anh có biết trong đoàn chó đó có những người bằng tuổi cha chú anh không?
Mong Soi giữ nguyên còm này.

23:24 Monday,5.12.2011

Đăng bởi:  Duong Zoi

Thái Tuấn được tôi mời làm triển lãm từ tháng 4 năm hai nghìn không trăm mười một. (Viết cả số cho ai không muốn đọc chữ là tháng 04.2011) Triển lãm là việc chung, tranh gửi từ trước và còn in catalog, kiểm duyệt vv... Không có chuyện họa sỹ thích triển lãm ngày mai là triển lãm được luôn. Có lẽ loại tranh bờ hồ muốn treo quán cafe thì có thể nhanh được như vậy, nên có lẽ mấy bạn hoặc đã là họa sỹ chuyên vẽ loại đó, hoặc công chúng chuyên hiểu loại đó, mới nghĩ ra như ý là sau tháng 11 làm tranh ở SAN ART anh Tuấn lại mang tranh ra HN triển lãm tiếp chăng? Và việc con người đang làm thế này hôm nay mà ngày mai lại làm việc sau hay hơn, sao người ta không chịu hiểu là đời cũng có người thêm tuổi thêm suy luận và thêm những tác phẩm thú vị hơn, mà người ta cứ thích hiểu là ai đó không thể khôn hơn họ, chỉ ngu dốt hèn hạ mà đi ăn cắp để đi lên? Phải chăng óc nghĩ sao thì mồm sẽ phát ngôn ra vậy?

23:10 Monday,5.12.2011

Đăng bởi:  Duong Zoi

Chó cứ sủa và đoàn người cứ đi.

20:31 Monday,5.12.2011

Đăng bởi:  Hà nội mùa đông

Mời quý vị hãy vào những link dưới đây,để xem một số tác phẩm Untitled trong giai đoạn từ 2003-2007 của Nguyễn Thái Tuấn đăng trên tiền vệ,để bày tỏ tâm trạng của mình với xã hội bằng ngôn ngữ tạo hình theo tôi là để diễn tả cái "tâm trạng hàng hai" mà khi xem ai hiểu thế nào cũng được. Yếu tố tạo hình trong giai đoạn này gần giống với tranh minh hoạ và biếm hoạ hơn .

http://tienve.org/home/visualarts/viewVisualArts.do?action=viewArtwork&artworkId=6065

http://tienve.org/home/visualarts/viewVisualArts.do?action=viewArtwork&artworkId=6284

http://tienve.org/home/visualarts/viewVisualArts.do?action=viewArtwork&artworkId=6037

http://tienve.org/home/visualarts/viewVisualArts.do?action=viewArtwork&artworkId=7885

Có lẽ cho đến khi gặp được Lien Truong thì Nguyễn Thái Tuấn như có được nguồn sáng tạo mới, để chắp cánh cho ngôn ngữ tạo hình trước đây lên tầm cao hơn. Với sự vay mượn hình tượng người không đầu, Nguyễn thái Tuấn đã bày tỏ cái "tâm trạng hàng hai" của mình có vẻ khôn ngoan và nghệ thuật hơn. Đến San Art Tôi thấy rằng phòng tranh là: SỰ VAY MƯỢN TRÀN ĐẦY thì đúng hơn

Chào thân ái

15:09 Monday,5.12.2011

Đăng bởi:  Tôi – có – ý – kiến

Kính gửi cô Bùi Như Hương: khi viết lại ý kiến của cô, cháu không thể nào nói hết được mà chỉ trích lại hai ý chính: thứ nhất, cô có dùng từ "chúng ta" khi nêu ý kiến nên dừng sự việc (ý nói so sánh tranh của Nguyễn Thái Tuấn và Liên Trương, phải không ạ?) ở đây; thứ hai, cô nói là tinh thần tranh của hai người hoàn khác nhau.
Cháu không nghĩ là mình trích dẫn theo kiểu cắt xén, "bứt khỏi nguyên gốc" khiến người khác buồn nản vì thực tế, những dòng cô viết lại không nằm ngoài khẳng định sự khác nhau về tinh thần của hai họa sĩ. Duy chỉ có ý kiến "nên dừng (sự việc) ở đây"... thì không thấy cô nói lại lần nữa cho rõ ý.

13:01 Monday,5.12.2011

Đăng bởi:  admin

Soi xin cảm ơn cô Bùi Như Hương đã trả lời cho độc giả Soi.

12:59 Monday,5.12.2011

Đăng bởi:  HỒNG SƠN – THẤY…

Sáng nay tôi đến Bùi gallery xem tranh của 8 người, trong đó có tranh của Nguyễn Thái Tuấn, xem tranh thật của Thái Tuấn thấy kỹ thuật không có, không có gì mới và xơ xác hơn trong ảnh nhiều. Ý tưởng thì đã thế.

12:53 Monday,5.12.2011

Đăng bởi:  bui nhu huong

Gửi Soi,
Tôi không có ý định tranh luận gì nữa. Nhưng muốn nói rõ lại ý kiến của mình (mà có bạn đã trích đăng trên SOI, cắt xén, bứt ra khỏi bối cảnh nguyên gốc của nó. Điều này dễ dẫn đến những cảnh ngộ "tam sao thất bản" buồn nản. Ý của tôi như sau:
Tôi đã nhiều lần nhìn thấy trên Tivi, trong các cuộc biểu tình trên thế giới, người ta hay làm các hình nộm không đầu, chỉ có quần áo trống không treo trên 1 cái gậy có đội mũ phớt, hoặc móc cái gọng kính gì đó, với mục đích giễu nhại tổng thống hoặc một nhân vật nào đó... Như vậy ấn tượng thị giác, hay ám ảnh thị giác có thể đến từ nhiều nơi. Chẳng biết được. Người nghệ sĩ có thể từ những ám ảnh thị giác này phát triển thành câu chuyện trong hội họa của họ. Cũng là việc tự nhiên, bình thường. Với tôi, đây là lần đầu tiên tôi được trực tiếp nhìn thấy 2 bức tranh của họa sĩ N.T.Tuấn. Tôi cảm thấy 2 bức tranh ở triển lãm này phát triển theo một tinh thần khác với tranh của hs. Liên Trương. Một bên là no đủ ánh sáng, dư thừa vật chất, gợi về chủ nghĩa tiêu thụ chăng?. Một bên là đơn sơ vật chất, tăm tối trống rỗng về tinh thần. 2 bức tranh của hs.N.T.Tuấn có gây ấn tượng cho tôi.
Tôi xin dừng ở đây. Cám ơn bạn nào đó đã chỉ giáo cho tôi nên bỏ nghề. Điều này vừa hay cũng trùng hợp với suy nghĩ của tôi trong thời gian gần đây.

11:23 Monday,5.12.2011

Đăng bởi:  Người Hanoi

Nguyễn Thái Tuấn nên tĩnh tâm suy nghĩ về nhân cách của một nghệ sĩ để tìm lại cho mình một hướng sáng tạo mới , hơn là tiếp tục đem những đứa con lai mới đi triển lãm để chứng minh cho mọi người thấy là : Tôi nhái nhưng tôi có ý tưởng cao siêu hơn và đó là sáng tạo của tôi .

0:06 Monday,5.12.2011

Đăng bởi:  Tug.

Nhớ tới một mẩu chuyện nhỏ về Repin, ông đã bỏ hẳn một bức tranh lớn của mình vì thấy cũng có một họa sỹ vẽ cùng đề tài, nhang nhác về bố cục. (Nể ghê gớm). Nay thấy họa sỹ Nguyễn Thái Tuấn vẫn còn vác tranh đó ra triển lãm.("nể" ghê gớm)

21:53 Sunday,4.12.2011

Đăng bởi:  Trịnh Minh Tiến

Trích: "Câu trả lời của anh Nguyễn Thái Tuấn thế này: anh không biết Liên Trương là ai, chưa từng xem tác phẩm của người đó. Anh vẫn chờ ý kiến (nếu có) về chuyện này của các nhà phê bình, nghiên cứu mỹ thuật Việt Nam. Riêng anh, anh luôn lắng nghe mọi ý kiến và không có ý kiến gì lại quanh chuyện này"
Hóa ra anh đứng ngoài dư luận bấy lâu và chờ ...hờ hờ . Nếu anh nói mà không cần hỏi là anh không hề biết Liên Trương là ai thì ... hì hì ...Âu cũng là một suy nghĩ khôn ngoan.

20:56 Sunday,4.12.2011

Đăng bởi:  thợ vẽ Sài thành

Rầu cả ruột khi nghe phê bình gia Bùi Như Hương phát biểu như thế về tranh Thái Tuấn. Đâu rồi những màn phê bình dữ dội về sự nhàm chán, thiếu sáng tạo của mỹ thuật trong các triển lãm "chính thống". Thế tranh vẽ giống nhau quá xá như dzầy, hổng biết có nhàm chán không? Trong Nam, cái gì làm ngon lành thì kêu là "bén ngót", nhái như dzầy mà coi đặng,cho là sáng tạo, quả là "nhái bén"...

19:20 Sunday,4.12.2011

Đăng bởi:  Vũ Huy

Cô Bùi Như Hương cũng nên dừng sự nghiệp phê bình mỹ thuật của cô thôi. Hóa ra cô vẫn theo dõi mà lại ngậm miệng. Thôi cô không nói cũng không sao, nhưng bây giờ cô bảo "chúng ta" dừng ở đây. Đúng cái thói phê bình bao cấp ngậm miệng ăn tiền, dĩ hòa vi quý, lấy ngọt làm đầu. Cô bảo "chúng ta", nhưng "chúng ta" không coi những nhà phê bình như cô thuộc về "chúng ta". Tốt nhất cô không làm gì được tốt hơn cho nền mỹ thuật thì đừng đưa ra những chỉ thị phản động như thế nữa.

18:36 Sunday,4.12.2011

Đăng bởi:  Tôi – có – ý – kiến

Chiều nay, ngày 4 - 12, tại buổi nói chuyện ở Bùi Gallery nhân triển lãm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 ,8, họa sĩ Phạm Huy Thông đã đề nghị anh Nguyễn Thái Tuấn nói về dư luận trên Soi quanh chuyện của tác phẩm của anh và của Liên Trương. Câu trả lời của anh Nguyễn Thái Tuấn thế này: anh không biết Liên Trương là ai, chưa từng xem tác phẩm của người đó. Anh vẫn chờ ý kiến (nếu có) về chuyện này của các nhà phê bình, nghiên cứu mỹ thuật Việt Nam. Riêng anh, anh luôn lắng nghe mọi ý kiến và không có ý kiến gì lại quanh chuyện này. Sau, cô Bùi Như Hương, nhà nghiên cứu mỹ thuật Việt Nam, có cho rằng, tinh thần trong tranh của Nguyễn Thái Tuấn và của Liên Trương hoàn toàn khác nhau. Đại ý, Liên Trương vẽ về sự dư thừa vật chất; Nguyễn Thái Tuấn vẽ về sự trống rỗng hây cái gì đó thuộc về tinh thần hoàn toàn. Vì thế, theo cô, "chúng ta" nên dừng câu chuyện này ở đây./. Chấm hết!

13:40 Sunday,4.12.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Anh Trịnh Minh Tiến: "Hãy bắt đầu tìm hiểu hiểu tập tính sinh hoạt, cách thức phát triển môi trường sống của Nhái để tận diệt trừ hậu họa về sau.

Chúc thành công và quyết thắng."

Zạ, chúng em kính đề nghị thêm: chẳng nên tận ziệt Nhái làm chi, chỉ nên nuôi chúng làm cảnh và nhờ chúng bắt sâu nhổ cỏ cho làng ta, vừa tôn trọng luật bảo vệ động vật hoang zã, lại không mang tiếng ác với Nhái.

Chào Thân Ái và QUyết Thắng ! (câu nì em tự thú luôn là nhái chăm-phần-chăm của...bác em ạ.)

8:36 Sunday,4.12.2011

Đăng bởi:  chuyên gia chép tranh

Yêu cầu của người viết bài này là chính đáng nhưng tôi nghĩ họa sĩ Nguyễn Thái Tuấn sẽ không trả lời về vấn đề này đâu. Lý do chắc có nhiều. Hoặc là người Mệt Mỏi ngán tranh cãi, hoặc là người Khôn Ngoan biết tranh cãi không đi đến đâu mà chỉ khiến dư luận ồn ào thêm, hoặc là người Thiền phiêu diêu tự tại mặc chúng sinh tầm thường nhốn nháo bon chen, hoặc đích thị là Người Nhái nên "thanh minh kiểu gì bây giờ nhỉ?"

16:21 Saturday,3.12.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

A-Đây-Rồi... 8 Bác (có bác-Tuấn)!

"...Từ 4. 12. 2011 đến 15. 1. 2012
Bui Gallery, 23 Ngô Văn Sở, Hà Nội
...Bui Gallery trân trọng kính mời anh/chị tới tham dự buổi gặp gỡ báo chí giới thiệu triển lãm mang tiêu đề 1,2,3,4,5,6,7,8 của 8 nghệ sĩ đương đại Việt Nam: Lý Trần Quỳnh Giang, Trương Tân, NGUYỄN THÁI TUẤN, Lê Huy Hoàng, Nguyễn Minh Thành, Nguyễn Quang Huy, Phạm Ngọc Dương và Nguyễn Mạnh Hùng...."

Được lời mời như cởi tấm lòng.... thòng.

Mong mỏi Soi sẽ có cuộc phỏng vấn trực diện họa sĩ NGUYỄN THÁI TUẤN để bà con làng ta mát ruột chăng?

Ban-căng ghê gớm!

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả