Gẫm & Bình

NHỮNG CON SỐ có nói được điều muốn nói?

    Triển lãm Những con số của hai nghệ sĩ Lê Ngọc Thanh & Lê Đức Hải đang diễn ra tại Huế (New Space Arts Foundation, tầng 2, Trung tâm văn hóa Phương Nam, số 15 – đường Lê Lợi, từ ngày 11. 12. 2011 đến ngày 11. 1. 2012). Triển lãm gồm có 3 […]

Ý kiến - Thảo luận

10:25 Friday,30.12.2011

Đăng bởi:  Lãng Hiển Xuân

Hê...hê...tớ biết thằng Lê Công Hiếu là thằng nào rồi nhé... Chú mày không sợ công an nhưng chắc chắn là phải sợ eng... Mai eng kêu chú mày đi nhậu mà chú mày trốn là eng cắt đầu anh giai chú mày đó nghe...ặc...ặc...:)) Lần sau cứ để tên thiệt của chú mi như eng đi, mượn tên thằng nớ sau ni tội hắn nghe...ặc...ặc..ặc..!!!

0:27 Friday,30.12.2011

Đăng bởi:  le cong hieu

Muốn tranh luận hay chia sẻ thì ghi rõ họ tên, không nên giả danh. Công an phường là ai đây nhỉ? Công an tỉnh tôi còn không sợ, Thiếu tướng tôi còn xem thường.

0:23 Friday,30.12.2011

Đăng bởi:  le cong hieu

Xem NHỮNG CON SỐ có nói được điều muốn nói? Thấy ý kiến Phan Hải Bằng là vô duyên nợ nhất. Một nghệ sĩ những chẳng có lập trường và chính kiến gì cả. Tôi là một công chúng yêu nghệ thuật rất cảm phục anh em nhà họ Lê. Dù có giống Ngải Ngải Vị cũng là chuyện thường tình vì ông ta là một nghệ sĩ nổi tiếng. Như các bạn xem trên Soi những nghệ sĩ tên tuổi thời cổ điển còn giống nhau cơ mà.

0:10 Friday,30.12.2011

Đăng bởi:  le cong hieu

Có những người nhà báo chẳng ra nhà báo, nhà quảng cáo chẳng ra nhà quảng cáo, nhà lý luận cũng không phải nốt, gọi là một công chúng yêu nghệ thuật lại càng kém cỏi. Vì vậy không nên adua là hay nhất.

20:21 Wednesday,28.12.2011

Đăng bởi:  CÔNG AN PHƯỜNG

Và cũng rất quan trọng 1 điều nữa là... anh ĐINH KHẮC THỊNH đã từng làm với anh em nhà THANH HẢI... ko biết lúc đó anh THỊNH có tâm sự với anh em nhà THANH HẢI ko nhỉ... buột miệng cái... nhiều người rút kinh nghiệm nhé - khi tác phẩm chưa làm được vì nhiều lí do - kinh tế ko đủ - điều kiện ko cho phép thì đừng bao giờ tâm sự với ai.

16:17 Wednesday,28.12.2011

Đăng bởi:  Lãng Hiển Xuân

Hôm nay lại đến thăm Soi chơi, thấy không khí chung trên trang chủ thật là rộn rã…Vậy mà khi chui vào trang này vẫn thấy một cái gì đó thật ngột ngạt..! Thôi thì đành thả cái com may ra có góp được chút gì đó cho vui vẻ hơn chăng…!
Vào một ngày tháng năm nào đó, có ông Sơ Mít Sơ Mơ nọ ra vườn thấy một quả lê rớt, mừng quá, ông ta nhặt lên chùi một phát vào đít quần rồi bỏ lên miệng cắn cái bốp rồi khen ngon nức nở…Cũng khoảng thời gian đó, ở xứ kia có bà Huỳnh Mai Thị Meo đi nhặt củi trong vườn sầu riêng thì bị một quả sầu riêng độc đắc rơi trúng đầu bị tử nạn…Rồi sau đó khoảng một thời gian tiếp theo, lão Niu tơn nọ cũng ra vườn thấy một quả táo rơi…thế là ra chuyện!!! Giá mà khi đó đã có Soi rồi thì hay biết mấy…ặc…ặc…:)…tại sao giờ thiên hạ chỉ nhắc tên mỗi lão Niu tơn đó mới tức nhể…:) Từ cái hồi nào lão ta chưa đẻ thì quả táo cũng đã rơi rồi chứ…!?
Một điều mà ai cũng thấy rõ là khi xảy ra nạn đói năm 1945 thì dường như tất cả chúng ta (những người đang tham gia trong diễn đàn này)chưa sinh ra. Về nguyên nhân của cái sự kiện đó thì miễn bàn, nhưng rất nhiều thứ liên quan có thể để làm hình tượng chất liệu cho tác phẩm như cái bị cói, những tấm chiếu cuốn xác người hay cả những Củ Chuối người ta tranh nhau đi đào mà vẫn không đủ để ăn…Mà thôi, vì là người ngoại đạo nên tôi cũng xin miễn lạm bàn…Là thế hệ đi sau mỗi người đều có sự lựa chọn của riêng mình.
Ngay cái hôm diễn đàn này bắt đầu sôi, tôi có ngồi uống cà phê với Đinh Khắc Thịnh, cả 2 người có nói sơ qua vấn đề này, Thịnh kể: Hồi đó em có làm cái tác phẩm Quang Phổ ở dưới Lăng Cô xong một thời gian…Đến hôm đi sang Singapor bỗng nhiên thấy một cái giống y chang luôn, chỉ khác em là nó dùng màu khác với cái của em mà thôi…
Như vậy, việc trùng ý tưởng theo tôi việc này chả có gì mà phải căng thẳng để rồi làm cho không khí cuối năm phải ngột ngạt. Ở trong cuộc sống, giữa việc nghĩ với việc làm nó thực sự là một khoảng cách đầy thách thức. Tôi cũng có rất nhiều ý tưởng mang đầy tính đột phá và cách tân…hê…hê…nhưng vì là người ngoại đạo nên toàn bị người ta làm giúp trước hết cả…và hiện nay vẫn là người ngoại đạo…ặc…ặc…

22:51 Tuesday,27.12.2011

Đăng bởi:  weiaiai

thế giả sử sự thật là LE BROTHER lấy ý tưởng của người khác để thực hiện tác phẩm của mình, liệu nó có còn ấn tượng không hả honganh

21:07 Tuesday,27.12.2011

Đăng bởi:  hong anh

Sắp đặt BÁT- ĐŨA của 2 bạn Thanh-Hải khá gây ấn tượng. Trong hoàn cảnh VN thì làm được như thế là quá tốt rồi. Có ai đó nói Thanh -Hải lấy ý tưởng từ Đinh Khắc Thịnh.Chẳng có gì chắc chắn. Mà nếu có thì, xin nói rằng từ ý tưởng cho tới hiện thực là một khoảng cách rất xa và rất khác nhau. Vấn đề ở chỗ chính là biến được ý tưởng thành hiện thực... (nó giống như ý tưởng về vẽ nude ấy, nhiều người có lắm, nhưng vẽ ra thì khác nhau, có người vẽ không nổi).
Tôi thấy một số bạn (như weiaiai gì đó)hơi vô lý ở chỗ cứ nằng nặc muốn nghệ sĩ phải lên tiếng ( dạ- em có/hoặc không mượn ý tưởng của người khác ạ).Nói hay không là quyền của con người. Sự Im lặng- chắc gì đã là "đồng ý, chịu thua", nó cũng có thể là "không thèm chấp, không đáng trả lời", và còn có thể là nhiều cái khác nữa, "vàng" chẳng hạn.

17:35 Tuesday,27.12.2011

Đăng bởi:  weiaiai

tôi đã định dừng cuộc chơi lại đây, tôi không muốn bị đánh giá là vô văn hóa, là hèn, là tiểu nhân, cho tới khi nhận được comment của a Lãng Hiển Xuân. Tôi thành thật xin lỗi bởi vì hình như là ổ bánh mì ăn dỡ của tôi đã vô tình làm bẩn chiếc áo quân tử của anh rồi, lại phải phiền anh lên tiếng, bình thường tôi tôn trọng và yêu mến anh vì qua vài lần nhậu, tôi cảm nhận được anh là người chân thật ngay thẳng. mong anh bỏ quá cho, tôi đang đói nên cần phải ăn, cũng như người phải sống trong một tập thể toàn những người dối trá đầy nghi kị thèm một lần biết sự thật,một lời nói thiệt tình. anh xuân ạ, tôi sẽ cho a biết tên thật của tôi,nếu điều đó là quan trọng, nhưng không phải bây giờ,tôi nghĩ tôi sẽ làm được nhiều việc hơn với cái mặt nạ của mình, kinh nghiệm sống dạy cho tôi điều đó. Anh nói đúng, tôi là đứa tiểu nhân, bởi vì tôi yêu bản thân tôi, tôi không chịu được khi ai đó dối trá hay lừa tôi, hoặc che dấu tôi điều gì đó, nhân danh cái bản thân ích kỷ của mình, tôi sẽ tìm cách tìm ra sự thật.tôi thà làm một thằng tiểu nhân trong mắt anh , còn hơn là thiếu trung thực với bản thân mình.
riêng việc LE BROTHER có mời a Thịnh tới đến "để cùng xem và góp ý" càng cho thấy LE BROTHER là những người ma mảnh tinh vi.

17:19 Tuesday,27.12.2011

Đăng bởi:  Lê Võ Tuân

Cái Bát có tội tình chi!
1- Chuyện cái bát không của riêng ai, mà nạn đói cũng không của riêng ai. Vấn đề là làm như thế nào thôi-tất cả những nghệ sĩ làm việc đều hiểu chuyện này. Các bạn thử nhìn lại những tác phẩm văn học nghệ thuật Việt Nam mà xem, quay đi quẩn lại chỉ có mỗi Vợ Nhặt của Kim Lân, các tác phẩm nhiếp ảnh của Võ An Ninh… việc nghĩ về quá khứ đất nước trong bối cảnh Văn học nghệ thuật hiện nay cũng là điều cần thiết.
2-Cái bát ở mỗi nhà mỗi cảnh, có lúc đựng nước mắm,có lúc đựng gạo, có lúc dùng để ăn… việc dùng cái bát trong đời sống đã khác nhau nhiều, huống gì là nghệ thuật. Có nghệ sĩ dùng cái bát như là vật liệu sáng tác, có nghệ sĩ dùng cái bát nói lên những ý tưởng của mình, có nghệ sĩ đập vở cái bát để tạo nên những ý niệm của mình…Cho dù ý tưởng hướng về nạn đói năm 1945 cũng sẽ khác nhiều bởi dụng ý của tác giả, phong cách nghệ thuật…việc so sánh và đánh đồng một tác phẩm đã ra mắt công chúng và một tác phẩm vốn dĩ chỉ nằm trên giấy tờ là một cách rất “sở đoản” của những người chỉ đứng ở bụi tre làng.
3-Tôi đưa ra một ví dụ về sáp, một chất liệu được nhiều nghệ sĩ trên thế giới khai thác và ở Sài gòn có Họa sĩ Đỗ Hoàng Tường cũng từng dùng nó như là một chất liệu.Trong năm nay triển lãm Miền Xúc cảm của Lã Huy dùng sáp như là một ý tưởng của mình, tức là vượt qua vấn đề chất liệu, sáp là tác nhân chính của ý tưởng. Triển lãm Rơi của họa sĩ Hoàng Dương Cầm mới đây cũng dùng đến sáp, mà người phụ giúp hổ trợ về kỷ thuật cho Hoàng Dương Cầm chính là Lã Huy.
4-Hình tượng cái bát được dùng nhiều trong hội họa Việt Nam, mà nghệ sĩ rất thành công có lẽ là họa sĩ Lê Thiết Cương. Đi xa hơn ở các nghệ sĩ quốc tế, các tác phẩm sắp đặt, cái bát được sử dụng rất nhiều. Vậy việc nghĩ ra cái bát dùng làm chất liệu không có gì mới, sắp cái bát như thế nào cũng không có gì mới, cái mới mẻ nằm ở lý do là bạn nghĩ gì về cái bát hay tư duy nghệ thuật của bạn…Nếu có hai nghệ sĩ dùng Bát để hướng về 1945, thì những dụng ý của họ đều khác nhau, suy nghĩ về cái bát cũng khác nhau…
5-Trên thế giới, những dự án nghệ thuật về cái bát vẫn diễn ra- mà không ai ăn cắp của ai cả, bởi cái bát không phải của riêng ai. Các bạn thử tìm những từ khóa như “The Bowl in Arts” hay “The Bowl in installation arts” hay “The Bowl project”…nhiều lắm! Tôi nghĩ các bạn sẽ tìm ra, ai là người sáng tạo về cái bát:-)Tôi đưa ra một vài nghệ sĩ, tác phẩm cho các bạn tham khảo nhé:
* Quinn Mead, 2, of Cascade, walks past Ceramic Bowl Installation, by Jacob Grant,at the new Kent County GOP headquarters on Lake Michigan Drive NW. (Rex Larsen | The Grand Rapids Press)
* Tourists sit in the art installation "Meeting Bowls" by the Spanish collaborative mmmm in Times Square in New York August 17, 2011.[Photo/Agencies]
* Jen Mills presents You Only Have What You Remember from Sept. 2 - Oct.2, 2010. Consisting of over 100 salt bowls, this installation creates a landscape exploring the topography of memory. Each bowl - empty and waiting - sits on a pedestal that varies in height, forming the personal landscape of a bed. There is an indentation in the middle, a reference to a presence long gone. The installation is a place where safety and vulnerability meet, creating a sense of quiet meditation
Xem thêm: http://www.rockdement.com/artists/mills.html
* Scott McFarland
‘The Granite Bowl in the Berlin Lust Garden’
2006
* Subodh Gupta -2007 Brass utensils 114 x 305 x 305 cm
* Bread-bowl installation of variable dimensions-artist Pat Badani
* Five Elements Mountain of Bowls of Rice, detail (2008). Mixed media installation.-artist Chee Wang Ng
* Bowl Pearls-Ai Wei Wei

6-Mỗi người mỗi kiểu, mỗi người mỗi cách, hãy đứng trên bình diện nghệ thuật mà nhìn nhận- nếu không các bạn sẽ không dám đi xe đạp, không dám vẽ sơn dầu…bởi người ta đã làm điều đó trước mình rồi.
Một vài ý vậy thôi! Ai tự nhận mình là người sáng tạo ra cái bát, người đầu tiên dùng cái bát trong nghệ thuật…thì thôi vậy! Cứ vậy đi!
Thân ái
Chúc mừng SOI năm mới nhé!

14:11 Tuesday,27.12.2011

Đăng bởi:  weiaiai

Cảm ơn tác giả bài viết Đào Mai Trang, phương pháp làm việc của chị làm cho tôi tin rằng giới phê bình mỹ thuật VN vẫn có những người làm việc chuyên nghiệp và có tự trọng. (Cho dù cách đọc tác phẩm của chị và tôi không giống nhau). Sự phản hồi kịp thời cũng cho thấy rằng chị là người có trách nhiệm với bài viết của mình.điều mà theo tôi cho đến giờ phút này LE BROTHER không làm được. Chưa kể cách sáng tác của LE BROTHER cho thấy họ là những người thiếu tự trọng (thể hiện qua việc lấy ý tưởng của hs Đinh Khắc Thịnh - sự im lặng đã nói lên điều đó )

12:26 Tuesday,27.12.2011

Đăng bởi:  Lãng Hiển Xuân

Trước hết tôi xin nhận mình là người ngoại đạo, nhưng khi lạc vào “rừng” comment ở trong trang này thì quả thật tôi cũng thấy mất kiên nhẫn…
Thứ nhất: Bạn WEIAIAI đã làm một cái việc tôi cho rằng đó là một việc chỉ có ở những kẻ tiểu nhân mới làm như vậy. Bạn đừng tưởng rằng đây chỉ là cái trò “bịt mặt đấu võ” mà thực chất ở đây là bạn đang chơi cái trò “quăng cục xương…” và đến bây giờ bạn đã thỏa mãn chưa với cái trò của mình???
Thứ hai: Trong cả cái rừng comment kia tôi chỉ thấy có vài cái được cho là có văn hóa tranh luận, còn lại đa phần chỉ là bươi móc, cạnh khóe…thậm chí còn thóa mạ cả hai phía…
Tôi có may mắn là được biết cả anh em nhà Thanh, Hải và họa sĩ Đinh Khắc Thịnh…Trong quá trình làm tác phấm của mình, tôi thấy anh em Thanh, Hải cũng có mời họa sĩ Đinh Khắc Thịnh đến để cùng xem và góp ý. Bây giờ khi tác phẩm đã được công bố rộng rãi ra công chúng, các tác giả trong cuộc đã không có ý kiến gì thì các bạn lại nhảy vào “cắn” lẫn nhau làm gì? Đã thế lại còn thóa mạ họ nhằm lôi kéo để bắt họ lên tiếng!:(
Nếu các bạn thực sự công tâm và cầu thị xin đề nghị các bạn hãy cứ đưa tên thật hay bút danh chính thức của mình lên như tôi để chúng ta cùng tranh luận một cách vui vẻ và có văn hóa…biết đâu điều đó vỡ vạc thêm được vấn đề gì chăng!!!
Lãng Hiển Xuân.

10:57 Tuesday,27.12.2011

Đăng bởi:  Đào Mai Trang

Hôm này tôi mới có thời gian vào Soi đọc lại bài viết của mình và comments của tất cả mọi người. Cảm ơn tất cả đã dành cho Triển lãm và bài viết một sự quan tâm nhất định (nên mới bỏ thời gian và suy nghĩ để comment, tôi đoán vậy). Riêng về tên của nghệ sĩ, trong đầu tôi luôn nhớ như vậy, nay check lại mới nhận ra tôi nhớ nhầm. Soi làm ơn chỉnh lại giùm: Lê Ngọc Thanh và Lê Đức Hải. Thành thật xin lỗi hai anh Thanh và Hải. Đặc biệt, xin lỗi Bắc Thành nếu sự nhớ nhầm này, theo bạn, là nghiêm trọng.

10:12 Tuesday,27.12.2011

Đăng bởi:  admin

Bắc Thành ơi,
Hình ảnh trong bài là từ triển lãm cung cấp (từ những bài trước). Soi chọn lại và đưa lên. Hình cái chén thếp bạc là khi chưa nhũ vàng, cho thấy quá trình làm việc của hai anh em Thanh-Hải.
Đào Mai Trang vào tận Huế xem tác phẩm, không thể nói là không đi xem hay xem hời hợt.
Khi viết một bài ký tên đàng hoàng như thế, chẳng ai ngu dại gì lại xem hời hợt rồi chê cả, đúng không bạn?
Mong rằng những lời phê bình bài viết nên công tâm hơn, như thế mới khuyến khích người phê bình làm việc một cách thẳng thắn, công khai.
Thân mến,

10:08 Tuesday,27.12.2011

Đăng bởi:  Anh-co-y-kien

@ Bắc Thành: cách cmt của Bắc Thành sẽ đưa đến những tranh cãi, thanh minh mất thì giờ.
Thủ pháp lấy vài chi tiết lẻ tẻ (viết sai tên, dùng hình chưa chuẩn) ra để khái quát hóa, nói toàn bài viết là ẩu, quan liêu, rồi người viết chưa đi xem tận nơi... theo tôi là một thủ pháp thiếu trung thực, kém đạo đức.
Mà lạ, sao các bài bênh Chén Đũa của Hải-Thanh toàn cùng một giọng văn hỉ?
Các nghệ sĩ ở Huế coi bộ khó nghe lời chê hỉ? Bản lĩnh thua các chàng nghệ sĩ Nam Bộ xa một ngày ngựa chạy hỉ?
Không có bản lĩnh thì đừng làm nghệ thuật ý niệm. Cứ thằng nào nghĩ khác mình thì mình choảng: tư duy đó đi làm tượng cho nhà chùa an toàn hơn đi hỉ?
Các tác giả không cần phải ra miệng, nhưng trong trường hợp này cứ như ngồi sau trướng giật dây điều khiển người phát ngôn hỉ?
Buồn cười ghê gớm, hỉ?

9:30 Tuesday,27.12.2011

Đăng bởi:  BẮC THÀNH

Mặc mọi người mải theo chiến cuộc dùng dằng dấu mặt,tôi tranh thủ có đôi lời,đặc biệt là đối với người viết bài này trong bối cảnh “nơi chim trời không bay qua”!
Đầu tiên,tôi nhìn vào thông tin,thấy ghi tên nghệ sỹ,2 người thì lại sai mất tên một người.Bên dưới,hình ảnh sử dụng(chén và đũa)thì lại dùng một hình ảnh không nằm trong tác phẩm chính thức,rõ hơn thì chén toàn bộ là thếp vàng chứ không có cái nào bằng bạc như hình ảnh người viết đưa lên cả(?)Lỗi cả rồi!Đấy,suốt gần một tuần,tôi để ý thấy nó nằm yên không mảy may một đính chính nào.Mới thấy người viết thật quan liêu!Thử hỏi với sự hời hợt này thì liệu những đánh giá về triển lãm trên có còn khách quan,những lập luận có còn cơ sở,những soi xét có còn thấu đáo?Một khi chính tác giả bài viết đã sai thì người xem lấy đâu ra cơ sở xác thực,rất dễ gây hiểu lầm.Chính sự cẩu thả này đã làm ảnh hưởng đến cách lập ý của người viết,và vô hình chung tạo thành vô số ô thông gió cho những cao thủ chém gió hội quân(mà hệ lụy Đinh Khắc Thịnh là minh chứng cho sai lầm này,tiền khởi cho những ăn theo vô thưởng vô phạt dưới kia).Tôi đồ rằng từ người viết đến người bình đều chẳng màng ngó ngàng gì đến dung nhan tác phẩm.Người nghệ sỹ nhọc công sáng tạo,tạo ra cái cho chúng ta xem,như một tặng vật quả cảm,nhưng với thái độ dửng dưng vô trách nhiệm kiểu này,liệu chúng ta đã xứng đáng được hưởng điều đó chưa?
Thứ nữa,khi liên hệ trường hợp Ai weiwei,thật nực cười khi nó quá khập khiểng và bất hợp lý trong cách đặt vấn đề,có chăng người viết hết vốn nên đành vay mượn một chút dữ-liệu-kiện,như cố bấu víu vào một điều gì đấy thật học thuật(nhưng rốt cục thì thật ngớ ngẩn,ngớ ngẩn ngay từ cái nhìn đầu tiên!)Bạn nên tự định phân lại một số chi tiết,đơn cử,tại sao lại là hạt hướng dương,tại sao hạt hướng dương lại bằng sứ,tại sao bằng sứ rồi lại rải đầy đường,tại sao phải rải đầy đường,…rõ ràng tác giả của nó đang thi triển một mớ thâm ý kiểu Tàu,mà sự vội vàng của bạn khi lôi về phân tích theo kiểu nhồi sọ dừa trên cũng phần nào biểu hiện được sự sâu xa đó!
Về một số chi tiết thị giác như bài viết đề cập,sự hạn chế theo bạn phân tích,tôi thấy nó lại hóa hay,giàu phản biện!Tác phẩm nghệ thuật đôi khi phải cần những con mắt nhìn kiểu đấy,sự nhìn tương tác với sự cộng hưởng loạn thể đa chiều thì may ra mới hòm hòm đủ ý,giống như nghệ sỹ là nhà sản xuất,xuất ra khỏi xưởng,thì phần việc còn lại là của người tiêu dùng!Điều này nó cũng hoàn toàn ứng nghiệm với cả trường hợp bộ phim.Chúng ta phải biết là mình đang xem phim,chứ không là sắm vai người xem ti-vi được!(thực tế thì nếu lựa chọn xem ti-vi với tấm vé xem phim,phần đông đều bỏ qua ti-vi!)
Xin các bạn,chúng ta hãy cùng phán xét thật công tâm và văn minh,đừng như “nơi chim trời không bay qua”.”Nơi chim trời không thể bay qua chính là nơi con người không thể hòa nhập với nhau, kích thích ý tưởng, củng cố tình bạn, phá vỡ khuôn mẫu, tiến hành hợp tác, xây dựng lòng tin, và cất lên tiếng nói nhân danh tự do”(Trích Friedman viết về Hoa kỳ,một bài học cay đắng của ông lớn khi tự làm xấu đi hình ảnh của mình sau tai nạn 11-9 )
Xin có vài lời thế thôi,còn các bạn thì cứ tiếp tục những trận gió đang chém dở nhé,buổi sáng tốt lành!

22:45 Monday,26.12.2011

Đăng bởi:  weiaiai

tôi đề nghị bạn công an thôn đọc lại thật kỹ comment của tôi trước khi vu cáo tôi là vu cáo nhé, và tôi tin những nỗ lực để bảo vệ danh dự cho LE BROTHER sẽ là vô nghĩa nếu như LE BROTHER không có ý kiến gì để tự bảo vệ mình.
những thông tin mà bạn cung cấp có thật sự chính xác không??? ví dụ "Họa sĩ Đinh Khắc Thịnh theo tôi biết là học trò của họa sĩ Lê Thừa Tiến, và tập tành làm sắp đặt khoảng năm 2005"hoặc "tác phẩm chỉ dừng lại ở tính chất trang trí cho các kỳ festival, những dự án nghĩ ngơi…hoàn toàn không có giá trị thực chất gì về ý tưởng nghệ thuật cả."

22:11 Monday,26.12.2011

Đăng bởi:  Phạm Quốc Trung

Đúng là có sự tình cờ "lặp lại", thông tin về số người chết đói năm 1945 mà hôm nọ tôi cmt về việc có hai nhà sử học Việt và Nhật đã làm điều tra vào những năm 1990 nay đã được xuất bản chính thức. Lần công bố trước, tôi chỉ được đọc qua một bản tin rất ngắn ở Báo Văn Nghệ?. Bạn Suy Ngẫm nói đến thì mới nhớ lại , nay lại vừa tình cờ được đọc thêm về điều này. Xin mời các bạn đọc:
http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/470960/Bai-hoc-bang-mau-phai-hoc-that-ky.html

20:03 Monday,26.12.2011

Đăng bởi:  Công an Thôn

Qua theo dõi những comment của các bạn trong triển lãm những con số của Thanh và Hải tôi thích những comment Suy Ngẫm và Huylacquer,… lí lẽ rất xác đáng.
Các comment của bạn Cong an Phương và weiaiai … đã trở nên loanh quanh, đã rơi vào ngõ cụt và rơi vào trạng thái trâu buộc ghét trâu ăn-sinh ra một trò chơi bẩn.Ví dụ:Cong an phường mắng Suy Ngẫm vô học, nhưng không biết rằng đây là một sự ca ngợi Suy Ngẫm và tự mắng mình “rất dốt”(xin lỗi vì dùng lại chữ “rất dốt” của Suy Ngẫm) vì vô học trong trường hợp này là trí vô sư, trời cho, và tự thông tuệ vậy,( nó không phải là thất học). Những gì Suy Ngẫm viết thì Cong an Phuong không gặm nổi là dễ hiểu, vì bạn có học và rất máy móc trong bối cảnh giáo dục Việt Nam, nơi có thể giết chết rất nhiều tài năng. Vì sự “rất dốt” của bạn conganphương mà bạn không biết mình khen hay chê nữa. Thiệt ngán ngẫm!
Bạn weiaiai vừa bái phục Suy Ngẫm vừa đưa ra một trò bẩn, là vu cáo, loan đi những tin tức bịa đặt nhằm làm giảm uy tín của Thanh và Hải. Theo tôi biết, Thanh và Hải bán tranh rất nhiều từ thời sinh viên-việc sinh viên vẽ vời ảnh hưởng là chuyện bình thường. Tôi cũng rất thích những tác phẩm bột mầu trước đây của Thanh và Hải, những tác phẩm thời sinh viên bán tranh ở Hội An 1994-1996. Việc Thanh Hải bán tranh nhiều lúc đó, trong bối cảnh nghệ sĩ Huế không ai bán được nên sinh ra chuyện nói xấu. Chuyện nói xấu Thanh và Hải tôi cũng nghe rất nhiều, tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức “tiểu nhân quấy rối”. Từ những người rất dốt hoặc bán tranh không được. Tôi nghĩ các trò bẩn nên dừng lại, hãy quan tâm đến những chủ đề tranh luận nếu các bạnthực sự muốn sự tiến bộ.
Về nghệ thuật sắp đặt- ở Huế Thanh-Hải-Thiện là người đầu tiên với một cuộc triển lãm khá quy mô trong dịp 40 thành lập trường Đại Học Nghệ Thuật 1997-sau đó nhiều cuộc triển lãm về nghệ thuật mới liên tiếp diễn ra bởi các nghệ sĩ Phan Hải Bằng, Lê Ngọc Thanh, Lê Đức Hải,Trương Thiện, Nguyễn Thiện Đức… 2001 một nhóm hơn 10 nghệ sĩ (toàn là sinh viên)cũng ra đời được thành lập bởi Lê Võ Tuân.
Họa sĩ Đinh Khắc Thịnh theo tôi biết là học trò của họa sĩ Lê Thừa Tiến, và tập tành làm sắp đặt khoảng năm 2005. Tức là người đi sau, và tác phẩm chỉ dừng lại ở tính chất trang trí cho các kỳ festival, những dự án nghĩ ngơi…hoàn toàn không có giá trị thực chất gì về ý tưởng nghệ thuật cả. Báo chí phục vụ cho festival ca ngợi, làm nhầm tưởng mà thôi. Các bạn thử hỏi họa sĩ này mà xem, anh ấy không biết gì về sắp đặt đâu. Tôi xem tác phẩm gọi là sắp đặt của họa sĩ Thịnh mà cứ như trang hoàng, điều hay làm trong đám cưới.
Qua chuyện này tôi thấy các bạn cứ làm như Suy Ngẫm, là nêu lên ý tưởng của mình… biết đâu lại được thơm lây và nổi tiếng như họa sĩ ThỊnh trong trường hợp này.
Nói thật qua theo dõi các bạn,tôi chỉ có thể nói là quá ngán ngẫm!

17:44 Monday,26.12.2011

Đăng bởi:  weiaiai

"Các bạn đừng vùng vằng nữa, giữ sức khỏe mà trình bày ý tưởng “rất dốt” như tôi vậy kìa.
Thân ái"
Vâng, tôi sẽ không vùng vằng nữa, tôi cũng sẽ không trình bày ý tưởng của mình nữa bởi vì tôi không muốn ai biết rằng tôi rất dốt, tôi xin được thua trong cuộc chơi này, xin ngả mũ bái phục.
Nhưng xin LE BROTHER có ý kiến về sự trùng hợp này, trước đây tôi đã nghe nhiều về việc LE BROTHER làm giàu nhờ việc copy tranh của thầy giáo mình bán như tôm cá ở Hội An; tôi không thực sự tin lắm bởi tôi chưa tận mắt chứng kiến sự việc. Sau triển lãm lần này, tôi có cảm giác những đồn đoán về LE BROTHER là sự thật, và tôi cần sự xác minh thông tin của 2 tác giả.
Cám ơn sự phản hồi rất lịch sự của "SUY NGẨM" trong thời gian vừa qua nhé, mặc dù bạn đã sớm nhận ra là nó vô bổ

15:50 Monday,26.12.2011

Đăng bởi:  suy ngẫm

Chào các bạn
Quả thực khi quan sát những tranh luận vô bổ, với một số bạn comment như Conganphuong hay weiaiai…mà tôi tạm gọi là “rất dốt” tất nhiên là tôi vẫn cho vào ngoặc kép.:-)
Tôi hy vọng sau comment của tôi các bạn sẽ vỡ ra nhiều điều, không khoe dốt nữa… nhưng quả thật là vô bổ. Tôi cũng tự thấy mình “rất dốt” khi đi bắt các bạn không “rất dốt” nữa.
Các bạn như Cong an Phuong, weiaiai đang mất phương hướng đấy, hãy bình tĩnh. Các bạn đang bị hoảng loạn, tâm trí bất an, như vậy không tốt trong tranh luận đâu nhé!:-) Các bạn nhìn đâu cũng thấy nhái, và ngay cả “rất dốt” là bản năng sẵn có của con người, các bạn cũng không nhận ra. Đúng là “rất dốt” rồi còn gì.
Tôi không thể tranh luận gì thêm với các bạn, khi những comment của các bạn chỉ dừng lại ở phạm vi nói xấu và thiếu lí lẽ. Các bạn không phân biệt nổi Chén và Đũa với những cái bát chồng cao 1m khác nhau như thế nào thì nói chuyện gì với các bạn đây. Khi các bạn cứ khăng khăng là nhà của các bạn mới có bát… niềm tin này rất tội nghiệp. Như tôi đã nói, việc chồng bát cao 1m bản thân đã chẳng có ý nghĩa, vậy thì 2m cũng vậy cả thôi, trang trí cho vui mắt mà. Các nhà hàng vẫn làm thế trong lúc rửa bát, và họ có cả giá và bệ đỡ nữa đấy các bạn ạ!
Trước khi chi tay các bạn, tôi muốn trình bày vài ý tưởng “rất dốt” có thể một ai đó sẽ làm, tôi thì không làm rồi-chỉ trình bày thôi. Ai mà làm thì xin phép tôi nhé, có Soi làm chứng đây nè. Đưa lên báo rồi thì sợ chi nữa-hihi
Ý tưởng 1: Một cuộc triển lãm tưởng niệm nạn đói 1945. Tôi đến các nhà máy sản xuất bát đĩa để chụp . Vì xét cho cùng, theo cách của anh Thịnh thì chồng bát cao là tưởng niệm thì tất cả các nhà máy sản xuất bát đĩa đều tưởng niệm người chết đói 1945. Việt Nam đã có quá nhiều nhà máy tưởng niệm rồi, nên việc chụp hình lại là hay nhất.
Ý tưởng 2: phóng to cái bát-rồi ghi: tưởng niệm 2 triệu người đết đói 1945. (Hai anh Thanh Hải đừng nói tôi ăn cắp ý tưởng nhé)
Ngoài ra tôi có nhiều ý tưởng nữa: tất cả những gì liên quan đến chất liệu, dưới ánh mặt trời này là của tôi hết. Ai làm nhớ xin tôi nhé! Tôi đã xí phần rồi đó:-))
Các bạn đừng vùng vằng nữa, giữ sức khỏe mà trình bày ý tưởng “rất dốt” như tôi vậy kìa.
Thân ái

1:42 Monday,26.12.2011

Đăng bởi:  CÔNG AN PHƯỜNG

Ngoài lời lẽ comment vô học của SUY NGẪM tôi không thể tiêu hóa nổi, SUY NGẪM có viết:
"Bạn Weiaiai: Bạn có vẻ rất hứng thú khi đưa ra ở Huế có họa sĩ Đinh Khắc Thịnh đã có ý tưởng làm 2 triệu cái bát để tưởng nhớ 2 triệu người chết đói 45. Bạn cũng có vẻ rất tường tận họa sĩ Đinh Khắc Thịnh, khi có luôn hồ sơ dự án và cho luôn số điện thoại minh chứng. Có phải bạn chính là Đinh Khắc Thịnh luôn không đấy!? Chắc không đâu, vì núp vậy thì hèn quá nhỉ!?"

GIỐNG NHƯ SUYNGAM NGHI NGỜ WEIAIAI LÀ ANH THỊNH, TÔI CŨNG DÁM NGHI NGỚ KHÔNG KÉM "SUY NGẪM" CHÍNH LÀ ANH EM "NHÁI LAI TÂY"

1:29 Monday,26.12.2011

Đăng bởi:  Trịnh Minh Tiến

Tôi thấy chúng ta hay nói về sự chuyên nghiệp rất nhiều nhưng thiết nghĩ chuyên nghiệp là cách làm cho vấn đề (ở đây là quá trình sáng tác và quảng bá tác phẩm nghệ thuật) mất ít thời gian, tiền bạc cũng như công sức nhất, đạt hiệu quả cao nhất đến "người hâm mộ".
Gần đây phải nói là rất nhiều vụ đạo, nhái tranh từ ý tưởng tới hình thức thể hiện... làm tôi liên tưởng giống như mấy vụ vỡ nợ bị phanh phui, đổ vỡ ý :D (cái kim trong bọc trước sau cũng phải lòi ra). Tôi thấy cần có sự lên tiếng thẳng thắn của các tác giả nói về tác phẩm của mình, một phần xóa tan nghi ngờ của công luận, một phần giúp người hâm mộ hiểu hơn về tác giả cũng như tác phẩm; các nhà phê bình cũng thấy căn nguyên nguồn cội mà tưởng thưởng thêm hoa lá cành mà phê bình chứ; lại được tiếng chuyên nghiệp minh bạch rõ ràng, đàng hoàng sắc nét, hi hi..., hơn là một sự im miệng, kín tiếng kiểu trốn tránh trách nhiệm và tung hỏa mù với quan điểm tác phẩm đã nói thay tôi cả rồi... hay rúc đầu vào cát sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi hay ngậm miệng ăn tiền... đều là thoái thác cả, không kể kiểu mượn dao dọa khỉ... hì hì.
Khi khai mạc thì thông cáo báo chí rộng rãi quảng bá rùng beng bán chác hay quy mô này nọ... Vạ đến thì miệng kín như bưng làm ức chế cho khán giả, hoang mang mệt mỏi cho người quan tâm là điều không tốt, xa hơn làm mất niềm tin vào nghệ sĩ cũng như các giá trị nghệ thuật với công chúng đã đang và sắp quan tâm.... Quả là một vết thương lòng.
Việc phản ứng nhanh tức thì sẽ dập tắt miệng tiếng dư luận, mọi việc sẽ chẳng có gì, nhưng nếu không thì thành ra hệ lụy sâu xa về sau.
Mình thấy những cuộc triển lãm có nói chuyện với tác giả là một điều rất bổ ích và thiết thực, giúp mở rộng nhãn quan cho người xem và nghệ sĩ cũng có dịp trải lòng vững tin với con đường mình đi. Cách suy nghĩ nếu công luận dùng búa rìu chém ta hãy đáp trả bằng lựu đạn đại bác là một cách rèn luyện cũng như học hỏi bảo vệ quan điểm.
Sáng tác nghệ thuật là đặc thù cũng như đặc quyền chỉ riêng họa sĩ nhưng quá trình đến với một tác phẩm cũng như sự khai sinh là thực tế. Vậy tôi nghĩ các họa sĩ nên quan tâm kĩ đến việc ghi lại quá trình sáng tác. ngày hoàn thiện cũng như sự phát triển của tác phẩm như phác thảo, nhật kí chẳng hạn... Sẽ có những ý tưởng trùng lặp hoặc không được lựa chọn thành tác phẩm nhưng nó lại là minh chứng cho sự sáng tạo không mệt mỏi của họa sĩ và là một bằng chứng sắc nét không thể chối cãi.
Trên đây là một vài suy nghĩ, hy vọng chia sẻ và học hỏi từ các bạn!
Chúc mọi người một tuần mới vui vẻ!

23:12 Sunday,25.12.2011

Đăng bởi:  weiaiai

Tôi, với tư cách là một comment sĩ của diễn đàn này xin được có một vài ý kiến lẻ tẻ :
- về việc tôi cung cấp thông tin: vì triển lãm của LE BROTHER diễn ra ở Huế, một nơi không phải là trung tâm, nên việc tiếp cận với triển lãm chủ yếu là qua các phương tiện truyền thông. LE BROTHER quản lý NSAF trong một thời gian dài, họ có thừa kinh nghiệm và thừa mối quan hệ để làm pr, và như thế, tôi không tin tưởng lắm vào các bài khen.
- Tôi chỉ cung cấp vài thông tin có liên quan đến ý tưởng tưởng niệm nạn đói năm đó, việc này dĩ nhiên có ảnh hưởng (tốt, hoặc xấu) đến triển lãm của LE BROTHER nhưng quan trọng nhất là người xem có một cái nhìn đa chiều; đó cũng là xuất phát từ nhu cầu của bản thân, tôi đã rất cố gắng không đưa ra bất cứ bình luận gì về sự trùng lặp ý tưởng này.
- về triển lãm 'NHỮNG CON SỐ": Như có comment lần trước, tôi thích triển lãm này, bằng cách của tôi, bằng cách không đọc những văn tự dài dòng của tác giả. tôi mượn hình ảnh, hiệu ứng thị giác và hình thái nghệ thuật của tác phẩm để làm sân chơi cho trí tưởng tượng của tôi - may mắn thay, đó là một sân chơi thú vị. Và tôi sẽ thích triển lãm này hơn nếu như tác giả không có những người bạn ủng hộ mình hoặc là mình tự ủng hộ mình (giả dụ thế) bằng cách mắng người khác rồi xin lỗi. Là một người xem khó tính, tôi không bỏ qua được chuyện này.
- về việc đăng ký bản quyền tác phẩm, theo tôi là việc nên làm, nhưng theo tôi là không hiệu quả, nhất là trong bối cảnh một hệ thống pháp quyền chưa đầy đủ, chưa sát thực tế và chưa thể hiện rõ vai trò của mình như ở nước ta. Ví dụ (chỉ ví dụ thôi nhé) người ta thuổng ý tưởng sử dụng 2 triệu cái chén của hs Đinh Khắc Thịnh rồi giảm số lượng lại còn 1945 cái và gác thêm đôi đũa đỏ chót lên mỗi cái chén, thế là xong, công an cũng chịu chết.
Và giả sử nếu có xảy ra kiện cáo, tôi tin rằng người có nhiều tiền hơn bao giờ cũng mạnh hơn.

11:21 Sunday,25.12.2011

Đăng bởi:  bt sài gòn

ăn uống là dùng bát đĩa ...tưởng niệm dùng sơn son thiếp vàng cúng kiếng, sắp đặt là sắp thành hàng đều nhau tạo hiệu ứng thị giác ảo, biểu hiện thì há mồm,.vv nó cũng chẳng khác gì phim giải trí của mỹ, giết chóc thì liên quan đến máu me ma cà rồng, dân sành điệu thì đua xe hơi phân khối lớn, tạo cảm giác tan vỡ trái tim thì cứ yêu nhau rồi một người mắc bệnh ung thư... rồi cứ cấu trúc đó mà làm và để cho mấy anh nhà phê bình rỗi hơi ngồi phê phê bình bình chẳng cần coi tác phẩm cũng phê bình.... mà có coi thì cũng phê lên tận mây xanh giữa lời của nhà phê bình với tác phẩm một trời một vực i chang như quảng cáo trên ti vi...
ý tưởng thì nghèo nàn, trình bày thì minh họa dạng xoàng, quảng cáo thì biện minh là diễn giải... chẳng còn biết đâu mà lần nữa... xem đi xem lại đọc đi đọc lại vẫn không thấy đọng lại chút gì... chắc là mình ngu quá không hiểu được ý đồ cao siêu của những ngôi sao, và chợt ngộ ra một điều có thể bạn sẽ hiểu tất cả những ngôi sao trên thế giới họ làm gì và nghĩ gì rồi bạn ngưỡng mộ họ nhưng ở Việt Nam bạn tin chắc một điều rằng bạn sẽ phải ngưỡng mộ họ vì không thể hiểu được họ... bái phục một cách tối tăm mặt mày lun...huhu ...

10:03 Sunday,25.12.2011

Đăng bởi:  huylacquer

Tôi là người đã nhiều lần đến xưởng tạo hình của anh em Thanh Hải-le brothers để xem và rồi cũng tham gia chút ít vào dự án Chén và đũa, 1945. Khi có dịp nói chuyện với mọi người quan tâm tới nghệ thuật đương đại, đặc biệt là sinh viên, tôi thường nhắc đến dự án này. Kết quả là có nhiều sinh viên nghệ thuật đã tình nguyện tham gia dự án.
Thực sự, với tôi đây là dự án nghệ thuật thuyệt vời, bởi lẽ cái bát đôi đũa là vật dụng hàng ngày, nó thiết thân, gần gủi, đơn giản, ấy thế mà lại gây hiệu quả thị giác lạ, bất ngờ khi qua ý niệm tạo hình của Thanh-Hải. Bằng một đơn vị tạo hình- bát và đũa; đôi đũa phủ sơn đỏ và cái bát dát bạc rồi viết những con số 1945 to nhỏ sau cùng phủ sơn cánh gián. Hai tác giả đã khéo léo tổ hợp chúng thành hệ lưới với 1945 đơn vị tạo hình tưng ứng với thời điểm bi thương của dân tộc Việt Nam-nạn đói có khoảng hai triệu người chết năm 1945. Một sự kiện đặc biệt, nhưng lại thiếu vắng một cách đáng ngạc nhiên trong các tác phẩm văn học nghệ thuật, đặc biệt là trong nghệ thuật tạo hình từ trước đến nay.
Lịch sử là của chung,c hẳng của riêng ai, nên việc Đinh Khắc Thịnh, Le Brothers hay nhiều người lấy cảm hứng , rút tĩa từ đó thành tác phẩm đều tốt cả. Làm về cái gì không quan trọng mà làm như thế nào mới là quan trọng. Cái chén đôi đũa chỉ là vật liệu, ngôn ngữ , phương tiện tạo hình . Tôi cho rằng, khi làm tác phẩm về nạn đói thì đa phần ai cũng nghĩ đến chúng, nên việc có sự trùng lặp ở Chén đũa, 1945 và dự án của anh Thịnh là chuyện bình thường. Đọc qua dự án của anh Thịnh tôi thấy họ càng khác xa nhau về ý tưởng tạo hình (dù cùng chung về đề tài). Tôi cũng ước ao, một ngày nào đó, dự án của anh Thịnh sẽ thành hiện thực để mọi người chiêm ngắm và suy ngẫm. Huế và Việt Nam cần nhiều tác phẩm tưởng niệm như thế. Dĩ nhiên là theo cách riêng của mỗi người.
Art as thinking là một quan niệm nghệ thuật mới mẽ nhất, nó bổ khuyết cho ba quan niệm nghệ thuật cơ bản mà giới mỹ học đã nêu ra. Nhờ quan niệm này mà chúng ta có thể lý giải vì sao có qua nhiều cách đọc -hiểu trong các tác phẩm đương đại và ba tác phẩm trong TL Những con số của Le brother cũng không là ngoại lệ. Như Huy, Lê Võ Tuân, Đào Mai Trang đã có bài viết sâu sắc và tôi tin rằng mọi người đều có cách chiêm ngắm các tác phẩm này theo cách riêng, có thể trùng suy nghĩ hoặc không với ba tác giả kể trên, kể cả ý tưởng của Thanh và Hải. Không gì lạ khi có quá nhiều bình luận trên Soi về Những con số. Điều này chứng tõ tầm ảnh hưởng của nó, sức lan tõa của nó.
Huế không phải trung tâm Tiền-Quyền –Thông tin nên những nỗ lực làm nghệ thuật nói chung đã là quá quý, huống hồ là nghệ thuật đương đại. Dĩ nhiên là nghệ thuật theo đúng tinh thần của nó.

20:52 Saturday,24.12.2011

Đăng bởi:  Tân

Cảm ơn link của bạn Không Suy Nghĩ, không biết có phải là hai 5 rõ 10 chưa nữa ?

19:56 Saturday,24.12.2011

Đăng bởi:  Không Suy Nghĩ

Đây mời mọi người đọc đoạn trả lời phỏng vấn của anh Thịnh từ hồi 2007:
"Tôi đang ấp ủ dự định về tác phẩm lớn của đời mình. Đó là khu tưởng niệm 2 triệu đồng bào chết trong nạn đói 1945 ở Thái Bình. Sẽ là 2 triệu cái chén, mỗi cái chén là một câu chuyện về cuộc sống con người. Tính toán sơ thảo, hai triệu cái chén xếp chồng lên nhau, mỗi chồng cao khoảng 1m đã chiếm diện tích chừng 2 héc-ta. Hy vọng nó sẽ gợi trong tâm khảm mỗi người hướng về những người đã khuất, tưởng niệm họ bằng nén nhang của thế hệ tiếp sau".
Link bài này là http://vietbao.vn/Van-hoa/Nguoi-sang-tao-nhung-tac-pham-khong-lo/45239193/181/

Mọi người tự bình luận hỉ!

19:42 Saturday,24.12.2011

Đăng bởi:  Tân

Mình nghĩ chuyện bản quyền đang nêu ở đây nên được bàn một cách nghiêm túc. Thay vì cứ chửi bới, giễu nhại nhau, không đem lại cái gì .

18:30 Saturday,24.12.2011

Đăng bởi:  weiaiai

HÌ HÌ, CHÀO BẠN "SUY NGẪM".
Chúng ta đang chơi trò bịt mặt đấu võ mà, tại sao bạn lại muốn biết tôi là ai nhỉ, lại còn đoán già đoán non tôi là họa sĩ Đinh Khắc Thịnh, rồi cho là tôi "...Muốn đánh đổ những “ngôi sao” ..." rồi "...giành giật, thèm thuồng, đố kỵ hay muốn chia phần… bằng trí tuệ thiểu năng..."

Chà chà, để trò chơi tiếp tục vui vẻ, tôi chấp nhận làm người "...rất dốt..." và phải nói bằng cái miệng xấu xí râu ria của anh Thịnh. Anh Thịnh ơi, anh cho em mượn tạm miệng anh tí nhé, em bảo đảm sẽ trả lại nguyên xi không làm trầy xước hay gãy mất cái răng nào của anh đâu.

Hôm nay chúng ta sẽ chơi trò "giải phẫu" nhé, hay nói theo thuật ngữ chuyên môn của những tay thợ sửa chữa Honda xe máy là "mổ sọ", có nghĩa là thao tác tách rời từng bộ phận của một đối tượng để sữa chữa hư hỏng, hao mòn. Để nghiên cứu, làm đẹp, hay đơn giản là vì rảnh rỗi quá nên bày trò tháo lắp cho vui.

Đối tượng để giải phẫu tháo lắp của chúng ta hôm nay chính là văn bản của bạn đó, nó cũng làm mất thì giờ của tôi lắm lắm, nhưng mà tôi có tật đã chơi là ghiền, đành phải vừa gặm bánh mì cho đỡ đói, vừa đỡ đòn tiếp chiêu của bạn. Chiến trường nào cũng có đạn lạc, nếu nhỡ ai đó đột nhiên bị dính patê, may-on-ne hoặc bị làm bẩn bằng mọi hình thức từ ổ bánh mì của tôi, tôi xin phép được xá tội trước.

VỀ VẤN ĐỀ KỸ THUẬTTRONG TRÒ CHƠI NÀY, ĐOẠN NÀO VIẾT HOA LÀ PHẦN VĂN BẢN CUẢ TÔI, ĐỂ CHO ĐỌC GIẢ DỄ DÀNG PHÂN BIỆT ĐƯỢC ĐAU LÀ CỦA “ SUY NGẪM” ĐÂU LÀ CỦA WEIAIAI

“SUY NGẪM” viết:

“Chào các bạn
Qua theo dõi một vài comment của các bạn, tôi thấy có rất nhiều khúc mắc trong tâm hồn các bạn. (CÁC BẠN NÀO THẾ NHỈ, TẠM CHẤP NHẬN TÔI LÀ SỐ NHIỀU ĐI. TÂM HỒN KHÚC MẮC À, SIÊU THỰC NHỈ!). Và những khúc mắc đó, thay vì các bạn nhìn về phía mình thì các bạn muốn đánh đổ, hay hạ gục người khác bằng sự “rất dốt” của mình (SỰ THỰC LÀ TÔI KHÁ DỐT Ở RẤT NHIỀU KHOẢN, VÍ DỤ NHƯ DỐT TOÁN, DỐT NGOẠI NGỮ, VV…NHƯNG TÔI LUÔN LUÔN NHÌN VỀ PHÌA MÌNH, ĐỂ LUÔN LUÔN TỰ HỎI RẰNG TÔI LÀ AI, TÔI MUỐN GÌ, TÔI PHẢI LÀM GÌ ĐỂ DẠT ĐƯỢC ĐIỀU TÔI MONG MUỐN, NHƯNG TÔI ÍT KHI MUỐN ĐÁNH ĐỔ HAY HẠ GỤC AI, TRONG LẦN NÀY THÌ CÀNG KHÔNG PHẢI, NHẤT LÀ BẰNG CÁI SỰ “ RẤT DỐT “ CỦA MÌNH) mà tôi tạm gọi là: những tâm hồn thiểu năng. (NGHE CÓ VẺ RẤT LÀ ” SUY NGẪM” ĐÓ)

“Điều này là rất nguy hại, nguy hại cho các bạn đã đành, nhưng lại ảnh hưởng đến những người quan sát như tôi, và còn nhiều hơn thế nữa… Muốn đánh đổ những “ngôi sao” có lẽ tôi và các bạn, chúng ta, phải học nhiều-và khi đã học nhiều rồi thì: chúng ta luôn muốn những ngôi sao luôn sáng. (HÂY DA, OAN CHO TÔI QUÁ, NHỮNG NGÔI SAO ĐẸP THẾ, SAO LẠI PHẢI ĐÁNH ĐỔ NHỈ, TÔI CŨNG THÚ NHẬN LÀ TÔI KHÔNG ĐỦ SỨC LÀM CÁI VIỆC KINH KHỦNG ĐÓ ĐÂU, TÔI ÍT HỌC, VÀ LUÔN LUÔN MUỐN NHỮNG NGÔI SAO SÁNG MÃI, TÔI KHÔNG NÓI VỀ NHỮNG NGÔI SAO GIẢ, TÔI NÓI VỀ NHỮNG NGÔI SAO THIỆT)

“Trong các comment của các bạn, tôi thấy sự giành giật, thèm thuồng, đố kỵ hay muốn chia phần… bằng trí tuệ thiểu năng (CHẸP CHẸP), một thứ trí tuệ nguy hại cho những người sáng tạo lẫn người xem (Ồ LA). Có lẽ khoe dốt là quyền tối cao ???????? của con người, nhưng “rất dốt” hay “dốt quá” thì sẽ có tất nhiên (CÓ CÁI GÌ NHỈ? HẢ “SUY NGẪM”)

“Bạn weiaiai: Bạn có vẻ rất hứng thú khi đưa ra ở Huế có họa sĩ Đinh Khắc Thịnh đã có ý tưởng làm 2 triệu cái bát để tưởng nhớ 2 triệu người chết đói 45. Bạn cũng có vẻ rất tường tận họa sĩ Đinh Khắc Thịnh, khi có luôn hồ sơ dự án và cho luôn số điện thoại minh chứng. Có phải bạn chính là Đinh Khắc Thịnh luôn không đấy!? Chắc không đâu, vì núp vậy thì hèn quá nhỉ!? (ĐÓ LÀ SỰ THẬT, VÀ TÔI THẤY CHẢ HÈN TÍ NÀO CẢ, TÔI CŨNG KHÔNG NÚP HAY TRỐN GÌ CẢ, TÔI LÀ TÔI, TẤT NHIÊN ĐANG BỊT MẶT ĐỂ ĐẤU VÕ VÌ LUẬT CỦA TRÒ CHƠI VỐN NÓ LÀ THẾ NÊN TÔI KHÔNG THỂ LÀ MỘT AI ĐÓ CỤ THỂ, “ SUY NGẪM” NHÉ)

“Ý tưởng xếp bát của Đinh Khắc Thịnh có trùng với Chén và Đũa 1945 của Le Brother? Chắc chắn là không? Bởi hai nghệ sĩ này với hai phong văn hóa khác nhau, tư duy nghệ thuật khác nhau. Đinh Khắc Thịnh là người thường xếp, đặt, để, những con thuyền hoa, hoa sen… trang trí cho các lễ hội cũng như festival Huế (ĐỂ TÔI HỎI LẠI ANH THỊNH XEM CÓ ĐÚNG THẾ KHÔNG NHÉ, NGHE CÓ VẺ NHƯ ANH THỊNH KHÁ ĐẮT SÔ, PHẢI CHÚC MỪNG MỚI ĐƯỢC). Tư duy phóng to, nhận rộng này phù hợp với nghề quảng cáo, làm xe hoa… mục đích là chỉ làm đẹp, vui cho các lễ hội, và kiếm tiền dự án… (CHỨ BẠN CÒN MUỐN CÁI GÌ NỮA NÀO, LÀM “NGÔI SAO” À?)
Như chúng ta biết, từ ý tưởng nghệ thuật đến tác phẩm nghệ thuật đó là khoảng cách xa vời vợi, và phải trải qua một quá trình “tinh lọc”. Ai cũng có thể có ý tưởng, nhưng làm gì với ý tưởng đó, thực hiện nó như thế nào là một chuyện khác. (Ừ, CÁI NI NGHE TẠM ỔN).

“Ý tưởng xếp bát của Đinh Khắc Thịnh, đã ra đời chưa, (RỒI CHỚ, NẾU CHƯA THÌ LÀM GÌ CÓ CHUYỆN ĐỂ NÓI NỮA NHỈ), đã trải qua quá trình tinh lọc chưa? Rõ ràng là chưa, (SAO BẠN CHẮC CHẮN NHƯ THẾ NHỈ, BẠN CÓ CHẮC LÀ ĐÃ “SUY NGẪM” KỸ CHƯA ?)và có chăng là mấy câu mơ mộng phét lác trên báo, điều mà rất nhiều những nghệ sĩ “mồm” vẫn thường làm (A DI ĐÀ PHẬT). Tôi có ý tưởng này, ý tưởng kia, cái gì tôi cũng có ý tưởng trước rồi… Và những ý tưởng của tôi, tôi biết tôi làm không được.

“Về ý tưởng: Hai triệu cái bát của Thịnh có chắc là tưởng niệm 2 triệu người chết đói, hay cứ nhiều bát để nhận được nhiều tài trợ!? Dân số Việt Nam lúc đó, có chắc là đã chết 2 triệu người, và hai triệu người chết đói rõ ràng là có dùng tới bát? Nếu là hai triệu cái bát, tưởng niệm 2 triệu người thì “rất dốt”. TẠI SAO Ý TƯỞNG DÙNG 2 TRIỆU CÁI BÁT ĐỂ TƯỞNG NIỆM 2 TRIỆU NGƯỜI CHẾT ĐÓI LÀ DỐT HẢ “ SUY NGẪM”?_

“Về chất liệu: Hai triệu cái bát, mỗi cái cho 1 đô (usd), hai triệu cái = 2 triệu đô (usd) trong lúc dân số Huế chỉ khoảng 400 nghìn người - quả là một dự án đầy tham vọng, tuy chỉ hơi dốt về ý tưởng. (HÌ HÌ. HÌNH NHƯ GIÁ MỘT CÁI BÁT LÀNG NHÀNG KIỂU CŨ KHÔNG TỚI 1 ĐÔ( USD) ĐÂU BẠN Ạ, MỘT CHỤC CHÉN KIỂU CŨ CÓ TRÁNG MEN DA LƯƠN, XANH DƯƠNG VÀ CÓ IN HÌNH PHÚC LỘC THỌ CHỈ KHOẢNG 6 NGHÌN ĐỒNG, 30 CÁI CHÉN MỚI CHƯA ĐẦY 1 USD, BẠN CÓ THỂ GỬI TIỀN TÔI MUA HỘ)

“Dự án của Le brother theo tôi biết, đã diễn ra cách đây hai năm, hai năm cho quá trình tinh lọc. Việc chọn 1945 cái bát và đũa dát vàng son rõ ràng có nguyên cớ của nó - và tác phẩm đã chứng minh, chỉ có những người phải “rất dốt” thì mới không nhìn thấy. (TRÙNG HỢP NHỈ, CÁCH ĐÂY 2 NĂM CŨNG LÀ LÚC ANH THỊNH CÔNG BỐ CÁI DỰ ÁN ĐÓ LÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG.)

“Cái bát và đũa là hình tượng nghệ thuật được dùng nhiều trong hội họa Việt Nam thì ai cũng biết, rất nhiều tác giả sữ dụng hình tường này. Và, tại sao họ không lên tiếng nhỉ!? Hay chỉ có duy nhất mỗi Đinh Khắc Thịnh có ý tưởng đó? “Các bạn quả là rất dốt!” (ĐOẠN NÀY VỪA SAI CHÍNH TẢ ,VỪA TỐI TĂM NGỮ NGHĨA, XIN PHÉP BỎ QUA NHÉ)

“Tôi biết các bạn comment trong này hầu như không phải nghệ sĩ. Bởi một nghệ sĩ thực thụ, họ phân biệt được cái bát với cái bát, còn các bạn lại không phân biệt nỗi cái bát và đũa son thiếp vàng với cái bát. Vậy nên, việc khoe dốt của các bạn trong những vấn đề này chẳng có gì đáng kể. (TÔI THẬT SỰ KHÁ KIÊN NHẪN ĐỂ TIẾP CHIÊU CỦA BẠN, NHƯNG ĐẾN ĐOẠN NÀY TÔI ĐÀNH PHẢI NHỜ NHỮNG COMMENT SĨ TRONG CÁI DIỄN ĐÀN NÀY LÊN TIẾNG, CÁC BẠN CÓ PHẢI LÀ NGHỆ SĨ KHÔNG Ạ??????? CÁC BẠN CÓ KHOE DỐT KHÔNG Ạ?????)

“Một tác phẩm nghệ thuật có thể làm từ rác, cứt,… thì việc dùng sơn Bạch Tuyết, hay gì gì đi nữa là thuôc kỹ thuật, ý tưởng của nghệ sĩ. (Ừ NHỈ, NGHỆ SĨ MÀ!)

“Cuối cùng tôi muốn nói với các bạn rằng, tôi xin lỗi vì mắng các bạn là “rất dốt”. Và để tỏ lòng thành tâm với các bạn, tôi đã cho “rất dốt” vào ngoặc kép :-) (NGHĨA LÀ SAO NHỈ. NGHĨA LÀ ĐẤM XONG RỒI XOA ĐÂY, KỂ RA BẠN NI CŨNG TỘI HÍ, HIHI)

15:39 Saturday,24.12.2011

Đăng bởi:  Tân

Cảm ơn bạn Hoàng và bạn Lơ Ngơ .

14:12 Saturday,24.12.2011

Đăng bởi:  Lơ Ngơ

Củ nghệ mà đi đăng kí bản quyền thì chắc ngại và thấy buồn cuời nên sẽ chả ông nào đi đâu

Mình kể cho bạn Tân chuyện này: Mình có 1 món, làm để đem bày. Mình ít giao du chém gió cafe nên có gì làm thì cứ làm, việc mình mình biết thôi. Khi định vác ra show thì có chút trục trặc nên phải đem cất tạm đã. Chưa xài ngay nhưng cái đó của mình đã đem ra chỗ công cộng rồi. Khi đó mình tiện tay mang cả mớ ảnh, phác thảo, ảnh chụp khi đang gia công... gửi luôn tới Soi. Việc đó vừa là chia sẻ về công việc, cũng là thao tác kĩ thuật để sau có chú nào ngứa tay làm thì cũng sau cái thời điểm mình gửi ảnh đi. Dù thế nào trang Soi cũng là một cái gì đó ở giữa, có tính khách quan. Cái món của mình thì cần đốt khá tiền và chắc cũng chả ai thích dây vào nhưng mình vẫn làm như vậy. Một trong những bài học mình học được là luôn chuẩn bị cho khả năng xấu nhất trong mọi việc. Chào thân ái .

12:56 Saturday,24.12.2011

Đăng bởi:  Hoàng

@Tân: Ở cục bản quyền tác giả có đăng ký ý tưởng. Ngay tại Hà Nội. Lệ phí thấp. Tiện lợi. Mời bạn đến vào giờ hành chính và hỏi thêm chi tiết. Rất nên làm.

12:26 Saturday,24.12.2011

Đăng bởi:  Tân

Thấy các bạn nói thì hình có 1 chỗ nào đó để đăng ký ý tưởng?? Chỗ nào vậy các bạn ơi? khi bị thuổng thì cái chỗ đó có bảo vệ được bản quyền không? chừng trị kẻ cắp kiểu gì?

11:49 Saturday,24.12.2011

Đăng bởi:  Không Suy Nghĩ

Tôi rất ngại vì phải vào cmt trên Soi, lại gây ra cãi qua cãi lại phiền toái.
Nhưng không cmt không được.
Vì tôi biết SUY NGẪM là ai...
Là ai cũng được, nhưng nếu nhận PR cho tác phẩm của Hải và Thanh thì không nên thóa mạ người khác ngu dốt, thiểu năng để bảo vệ Hải-Thanh.
Phần tôi thấy tác phẩm (bát đũa)của Hải-Thanh đẹp mắt nhìn.
Những cái còn lại không đáng nói, cả về mặt concept. Quá non; nông.
Các bạn khác đưa ra thông tin Đinh Khắc Thịnh thì chẳng có gì là ngu dốt hay thiểu năng. Ý tưởng nếu có trùng lặp đúng như thế cũng là điều đáng ngờ. Trùng từ vật liệu (bát, đũa), tới mục đích (tưởng niệm), tới đối tượng (người chết đói). Hai người lại chung địa bàn văn nghệ-cà phê. Ý tưởng dễ rò rỉ.
Anh Phạm Quốc Trung nói chính xác: cứ ý tưởng mà không đăng ký bản quyền thì người khác lấy mất, chịu thôi.
Tuy nhiên SUY NGẪM nói người khác ngu, thiểu năng là thiếu văn hóa. Thậm chí anh Thịnh có thể kiện SUY NGẪM.
Mắng người khác dốt là khi mình đuối lý.

11:13 Saturday,24.12.2011

Đăng bởi:  Phạm Quốc Trung

Tôi được vinh hạnh biết cả mấy bạn Đinh Khắc Thịnh và anh em nhà Thanh- Hải. (Tôi không khoái việc tự nhiên ai đó cứ gọi cho họ cái tên Tây Le Brother lắm. Cần gì phải thành Tây hết thế). Theo tôi nghĩ, mấy người họ đều là bạn bè cùng chung tâm huyết và chung (được) mâm nhậu với nhau. Nên giữa họ không có sự cay cú và hậm hực gì với thành công của người khác đâu.
Bạn SUY NGẪM khi quá yêu quý Thanh- Hải lại viết những điều làm Đinh Khắc Thịnh có thể phật lòng. Như thế là không nên, khi chúng ta đều không biết AI là AI, có thể người viết những thông tin về dự định của ĐKT là ông bạn thân nào đó của Thịnh thì sao?
Thậm chí là người có việc, kiếm cớ bức xúc hộ Thịnh để...
Trong mọi lĩnh vực sáng tạo, cái ý tưởng nằm trong đầu, trên giấy, hay thậm chí tác phẩm đã hoàn thành nhưng nằm trong studio chưa công bố cho thiên hạ biết thì luôn chịu phận THIỆT THÒI, là ĐI SAU cho những ý tưởng, tạo phẩm đó. Ai công bố trước, thiên hạ ghi nhận, có ghi dấu thời gian cụ thể thì mặc nhiên là người đầu tiên. Việc này nhiều người cũng đã có kinh nghiệm rồi. Nghe nói Hs PHB ở Huế cũng đã từng có loạt tác phẩm đồ họa, khắc trên gỗ bản dự định bày đâu đó nhưng Lý Trần Quỳnh Giang lại triển lãm trước ở Art VN một hình thức kỹ thuật cũng tương tự thì PHB chả phải ngậm ngùi lui lại dự định bày đó hay sao? Hoặc vụ "tìnhthôixotxa" của NS Bảo Chấn ngày nào với ca sĩ bên Nhật nữa. NS Chấn bảo là sáng tác nhưng không nhớ ghi ngày sáng tác bài đó... Bên Nhật lại có ghi ngày sáng tác, công bố đầy đủ, thời gian lại trước cả quân ta thế là... xong. Ngay cả việc bảo hộ sở hữu trí tuệ thương hiệu hàng hóa cũng thế thôi, chả phải nhãn hiệu Cafe Buôn Mê Thuột cũng đang phải kiện ầm ĩ đòi lại cho VN vì bị mấy thằng bên Tàu nó đăng ký bản quyền trước, và cafe VN đang chịu thiệt đó sao.
ĐIỀU NÀY MỚI THỰC SỰ MUỐN GÓP Ý với Bạn Suy Ngẫm là con Số CÓ THẬT người chết đói năm 1945 là HƠN HAI TRIỆU người. Một số sử gia nước ngoài thời gian trước đây cũng tỏ ra nghi ngờ con số đó như bạn Suy Ngẫm nhưng vào cuối những năm 1990, nhà sử học Văn Tạo đã cùng một GS sử học Nhật Bản làm một cuộc tổng điều tra lại và đã công bố số liệu chính thức. Bạn Suy Ngẫm dành thời gian kiểm chứng lại sẽ biết thêm.
Lịch sử là lịch sử, sự thật lịch sớm muộn gì cũng được phát lộ,bị phán xét mặc dù nhiều khi để biết được sự thật người ta phải đi đường vòng. Hy vọng là mọi người sẽ không phải đi qua quá nhiều đường vòng, khúc khuỷu, u minh nếu muốn tiếp cận đến sự thật.

10:39 Saturday,24.12.2011

Đăng bởi:  cunghe

Bạn SUY NGẪM nên... suy ngẫm về comment của bạn lại đi nhé.
Nếu bạn thực sự là người có học, thông minh hơn người khác đi chăng nữa thì cũng không nên dùng những ngôn từ như: "những tâm hồn thiểu năng", "trí tuệ thiểu năng", “rất dốt”, “dốt quá”, "hơi dốt", hay “Các bạn quả là rất dốt!” để... "mắng các bạn". (Lưu ý: những từ trong ngoặc kép là của chính bạn SUY NGẪM viết ra).
Mình nghĩ nếu trong comment này bạn chỉ "tập trung vào chuyên môn" góp ý, thảo luận về các tác phẩm sắp đặt như: Chén và đũa, và Giường nội trú. thì có lẽ đó là một "Suy ngẫm"... sáng suốt hơn.

8:44 Saturday,24.12.2011

Đăng bởi:  quydalat

Xin góp chuyện một chút (chỉ ngang vùng có từ khóa "Đinh Khắc Thịnh"): chúng ta phải thừa nhận, làm nghệ thuật suy cho cùng thì cũng là công việc cày tơi lên tất cả mọi kiểu đường, và có thể hai cái cày gặp nhau ở một giao điểm là chuyện cũ như trận lũ! Thêm nữa, các bạn quy chụp trường hợp ấm chén của một triển lãm ở Huế như vậy là thiếu suy nghĩ. Ý tưởng ấm chén là vô cùng, tôi từng nghe rất nhiều trong những câu chuyện làm quà, người thì kiểu này, người thì dạng kia, đủ thứ... nhưng tất cả đều dừng lại ở điểm nhạy cảm là kiểm duyệt và tài trợ, ai cũng sợ! Thế rồi họ đồng loạt ngại, có ai chịu làm đâu (kể cả bạn Thịnh). Tôi chưa bàn đến chuyện làm trước hay sau, hay cóp-pi, hay đủ thứ khác..., mà ở đây vấn đề là người nào dám làm, dám chịu trách nhiệm với lịch sử, dám đương đầu với hệ thống loa phường, các bạn nhỉ!
p/s:bạn suyngam nên kiểm điểm lại một số từ, hơi bị nặng lời rồi!
tôi đi đây, chúc các bạn Giáng Sinh an lành!

8:37 Saturday,24.12.2011

Đăng bởi:  Mr. Kai Long

Chào SOI!
Tôi là người ít comment mà chỉ gọi điện hoặc nhắn tin khen chê trực tiếp với tác giả của nó mà thôi. Nhưng tôi thấy các bạn Luadao và Weiaiai thể hiện rõ sự đố kỵ qua từng lời nói, từng câu chữ. Việc bạn nói bạn có hồ sơ của Hs. Thịnh và trong thời gian xin kinh phí hỗ trợ??? Vậy để tôi chỉ cho bạn một chỗ xin được làm ngay ngày mai luôn nhé đó là sang mượn ông Bill Gates rồi về vẽ tranh Souvernir mà hy vọng trả lãi được 2 triệu cái bát. Tôi chưa nói triễn lãm lần này của Le brothers đã thành công mỹ mãn nhưng sau cuộc triễn lãm này thì đa số nhiều nghệ sỹ khắp cả nước đều thấy tâm đắc riêng và ưa thích một nét gì đó Từ ý tưởng đến tạo hình cũng như sức lao động của tác giả, vậy thì tại sao các bạn thích biến mình thành những kẻ dị hợm, đố kỵ và ghen tỵ vậy nhỉ??? Tại sao Hs Nguyễn Khắc Thịnh không đưa ra ý kiến gì??? Liệu các bạn có được xem là nghệ sỹ vỹ đại khi chỉ toàn nghĩ ra được những ý tưởng không bao giờ làm được so với khả năng của mình không? Nếu tự xem mình là ngệ sỹ thì nên lao động thật nhiều và đạt được thành tựu trước thay vì sự đố kỵ đó nhé

6:46 Saturday,24.12.2011

Đăng bởi:  suy ngẫm

Chào các bạn
Qua theo dõi một vài comment của các bạn, tôi thấy có rất nhiều khúc mắc trong tâm hồn các bạn. Và những khúc mắc đó, thay vì các bạn nhìn về phía mình thì các bạn muốn đánh đổ, hay hạ gục người khác bằng sự “rất dốt” của mình, mà tôi tạm gọi là: những tâm hồn thiểu năng. Điều này là rất nguy hại, nguy hại cho các bạn đã đành, nhưng lại ảnh hưởng đến những người quan sát như tôi, và còn nhiều hơn thế nữa… Muốn đánh đổ những “ngôi sao” có lẽ tôi và các bạn, chúng ta, phải học nhiều-và khi đã học nhiều rồi thì: chúng ta luôn muốn những ngôi sao luôn sáng.
Trong các comment của các bạn, tôi thấy sự giành giật, thèm thuồng, đố kỵ hay muốn chia phần… bằng trí tuệ thiểu năng, một thứ trí tuệ nguy hại cho những người sáng tạo lẫn người xem. Có lẽ khoe dốt là quyền tối cao của con người, nhưng “rất dốt” hay “dốt quá” thì sẽ có tất nhiên …
Bạn weiaiai: Bạn có vẻ rất hứng thú khi đưa ra ở Huế có họa sĩ Đinh Khắc Thịnh đã có ý tưởng làm 2 triệu cái bát để tưởng nhớ 2 triệu người chết đói 45. Bạn cũng có vẻ rất tường tận họa sĩ Đinh Khắc Thịnh, khi có luôn hồ sơ dự án và cho luôn số điện thoại minh chứng. Có phải bạn chính là Đinh Khắc Thịnh luôn không đấy!? Chắc không đâu, vì núp vậy thì hèn quá nhỉ!?
Ý tưởng xếp bát của Đinh Khắc Thịnh có trùng với Chén và Đũa 1945 của Le Brother? Chắc chắn là không? Bởi hai nghệ sĩ này với hai phong văn hóa khác nhau, tư duy nghệ thuật khác nhau. Đinh Khắc Thịnh là người thường xếp, đặt, để, những con thuyền hoa, hoa sen… trang trí cho các lễ hội cũng như festival Huế. Tư duy phóng to, nhận rộng này phù hợp với nghề quảng cáo, làm xe hoa… mục đích là chỉ làm đẹp, vui cho các lễ hội, và kiếm tiền dự án…
Như chúng ta biết, từ ý tưởng nghệ thuật đến tác phẩm nghệ thuật đó là khoảng cách xa vời vợi, và phải trải qua một quá trình “tinh lọc”. Ai cũng có thể có ý tưởng, nhưng làm gì với ý tưởng đó, thực hiện nó như thế nào là một chuyện khác.
Ý tưởng xếp bát của Đinh Khắc Thịnh, đã ra đời chưa, đã trãi qua quá trình tinh lọc chưa? Rõ ràng là chưa, và có chăng là mấy câu mơ mộng phét lác trên báo. Điều mà rất nhiều những nghệ sĩ “mồm” vẫn thường làm. Tôi có ý tưởng này, ý tưởng kia, cái gì tôi cũng có ý tưởng trước rồi… Và những ý tưởng của tôi, tôi biết tôi làm không được.
Về ý tưởng
Hai triệu cái bát của Thịnh có chắc là tưởng niệm 2 triệu người chết đói, hay cứ nhiều bát để nhận được nhiều tài trợ!? Dân số Việt Nam lúc đó, có chắc là đã chết 2 triệu người, và hai triệu người chết đói rõ ràng là có dùng tới bát? Nếu là hai triệu cái bát, tưởng niệm 2 triệu người thì “rất dốt”.
Về chất liệu
Hai triệu cái bát, mỗi cái cho 1 đô (usd), hai triệu cái = 2 triệu đô (usd) trong lúc dân số Huế chỉ khoảng 400 nghìn người - quả là một dự án đầy tham vọng, tuy chỉ hơi dốt về ý tưởng.
Dự án của Le brother theo tôi biết, đã diễn ra cách đây hai năm, hai năm cho quá trình tinh lọc. Việc chọn 1945 cái bát và đũa dát vàng son rõ ràng có nguyên cớ của nó - và tác phẩm đã chứng minh, chỉ có những người phải “rất dốt” thì mới không nhìn thấy.
Cái bát và đũa là hình tượng nghệ thuật được dùng nhiều trong hội họa Việt Nam thì ai cũng biết, rất nhiều tác giả sữ dụng hình tường này. Và, tại sao họ không lên tiếng nhỉ!? Hay chỉ có duy nhất mỗi Đinh Khắc Thịnh có ý tưởng đó? “Các bạn quả là rất dốt!”
Tôi biết các bạn comment trong này hầu như không phải nghệ sĩ. Bởi một nghệ sĩ thực thụ, họ phân biệt được cái bát với cái bát, còn các bạn lại không phân biệt nỗi cái bát và đũa son thiếp vàng với cái bát. Vậy nên, việc khoe dốt của các bạn trong những vấn đề này chẳng có gì đáng kể.
Một tác phẩm nghệ thuật có thể làm từ rác, cứt,… thì việc dùng sơn bạch tuyết, hay gì gì đi nữa là thuôc kỹ thuật, ý tưởng của nghệ sĩ.
Cuối cùng tôi muốn nói với các bạn rằng, tôi xin lỗi vì mắng các bạn là “rất dốt”. Và để tỏ long thành tâm với các bạn, tôi đã cho “rất dốt” vào ngoặc kép:-)
Chúc các bạn sức khỏe, mà khoe những ý tưởng của mình.
Thân ái

17:02 Friday,23.12.2011

Đăng bởi:  phanhaibang

SOI vui ghê!!! :))

0:44 Friday,23.12.2011

Đăng bởi:  weiaiai

Tôi không đồng tình lắm với "LUA DAO" khi nói:"... Nhìn những tác phẩm đèm đẹp mà vô vị này thấy buồn cho nghệ thuật Việt Nam..." tôi thì lại thích cái ý nghĩ siêu thực chìm khuất đằng sau sự lấp lánh vàng son trên bề mặt của các tác phẩm ,nó thể hiện cái sự sang cả giả vờ, cái sự đua đòi để được xông xênh cùng những người sang như những người sang thực thụ của một thế hệ người Việt sinh ra trong nghèo đói, trưởng thành trong sự hội nhập ồn ào, nhưng trớ trêu thay, khi anh càng giả vờ cho giống người sang thì càng lộ rõ cái gốc gác nghèo đói, những cái chén gốm sứ rẻ tiền được dát bằng loại vàng giả dành cho thợ vàng mã 10 nghìn 5 mét khổ 30 cm. Gác thêm đôi đũa màu đỏ sơn Bạch Tuyết được mài khá tinh vi và đánh bóng cẩn thận sắp sếp đều tăm tắp. cộng với 2 cái giường đỏ choét thêu rồng phụng mà tác giả "gọi nhầm" là "giường nội trú" phải chăng là một vở hài kịch với 2 chương, chương 1 là lớp ý nghĩa chìm dưới bề mặt của tác phẩm thể hiện cái quá khứ đói khát, nghèo hèn với cái chén, đôi đũa, cái giường nội trú, chương 2 là lớp ý nghĩa nổi trên bề mặt tác phẩm với loại vàng giả rẻ tiền, sơn Bạch Tuyết và rồng phượng cho giống giường ngủ của vua.

23:40 Thursday,22.12.2011

Đăng bởi:  weiaiai

Dự án của họa sĩ Đinh Khắc Thịnh thực hiện một không gian tưởng niệm cho nạn đói năm 1945, với hơn 2 triệu cái chén, tôi có toàn bộ hồ sơ dự án đó nhưng không thể công bố rộng rãi được nếu chưa có sự cho phép của họa sĩ, ai cần xác minh thông tin "vu vơ" của tôi xin mời gọi cho họa sĩ Đinh Khắc Thịnh, vì sự văn minh của nền mỹ thuật nước nhà, xin họa sĩ bỏ qua cho việc tôi đưa số đt cá nhân họa sĩ lên diễn đàn. 0905315283

23:22 Thursday,22.12.2011

Đăng bởi:  lua dao

Khi nào mà nghệ sĩ Việt Nam còn coi những tác phẩm sắp đặt như là một bố cục trong trang trí decor thì lúc đó ta nên đi xem những tiểu cảnh trang trí Noel ở công viên giải trí có lẽ đẹp và ý nghĩa hơn nhiều...
Anh em Thanh và Hải cứ đi vẽ những bức sơn mài sơn son thiếp vàng để bán cho những nhà hàng khách sạn cao cấp rồi dùng tiền ấy lập thành quỹ Thanh Hải có lẽ còn có ý nghĩa gấp ngàn lần làm mấy thứ mà mình không biết không hiểu này.
Nhìn những tác phẩm đèm đẹp mà vô vị này thấy buồn cho nghệ thuật Việt Nam, lại cả cái nhà anh Như Huy nữa; cái gì anh ấy cũng diễn giải được (?) người ta làm một đằng thì diễn giải một nẻo cứ như là không có anh tác phẩm ấy sẽ không có ý nghĩa. Cái cách diễn giải mang tính dụng học ấy chỉ lòe một số công chúng không hiểu biết và ngại tìm hiểu thôi, sự diễn giải bản thân nó vốn dĩ là vớ vẩn rồi mà diễn giải bằng những ngôn ngữ lý thuyết sáo rỗng thì vừa mị dân mị mình và mị họa sĩ ...!!

19:33 Thursday,22.12.2011

Đăng bởi:  Trịnh Minh Tiến

Nói có sách mách có chứng, bạn đừng nói vu vơ như vậy kẻo gây hiểu nhầm, điều tiếng không tốt cho các tác giả. Nếu có sự việc như vậy sao chính họa sĩ không lên tiếng mà bạn lại nói hộ ah :(

18:33 Thursday,22.12.2011

Đăng bởi:  CÔNG AN PHƯỜNG

wei ai ai ơi... rất mong bạn cho biết thêm thông tin về tác phẩm chưa thực hiện được của anh ĐINH KHẮC THỊNH... cám ơn nhiều.

16:32 Thursday,22.12.2011

Đăng bởi:  weiaiai

Ai ở Huế củng biết rằng đã có một người khác có ý tưởng sử dụng 2 triệu cái chén để tưởng nhớ 2 triệu người chết đói năm 45. Đó là dự án lớn của họa sĩ Đinh Khắc Thịnh nhưng chưa xin được tài trợ nên chưa có cơ hội thực hiện.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả