Gẫm & Bình

Các danh họa có “thuổng” nhau không?

Danh họa Picasso từng nói: “Các họa có tài thì bắt chước. Các họa sĩ vĩ đại thì ăn cắp”. Nhưng đến cả câu này Picasso cũng “nói sau” Oscar Wilde, người từng viết: “Các nhà văn giỏi thì vay mượn. Các nhà văn vĩ đại thì ăn cắp”. (Nguyên văn: Good writers borrow. Great […]

Ý kiến - Thảo luận

1:21 Tuesday,20.12.2011

Đăng bởi:  chuyên gia chép tranh

Để giảm bớt những cuộc cãi vã vô tận, vô bổ và (có khi) bổ ích nhưng dẫn đến huynh đệ tương tàn thì Việt Nam, đất nước anh hùng sản sinh ra nhiều họa sĩ có tài vẽ... giống người khác nên có 1 chuẩn định chi tiết để xác định rõ thế nào là Nhái, là Ếch hay Cóc hoặc Chẫu Chàng. Thí dụ:
1. Chép (tranh): Chép i sì (giống robot). Phải có sự đồng ý của chính chủ hoặc gia đình (khi chính chủ đã khuất núi). Phải đề rõ là chép của tác giả nào, chép vào ngày tháng nào, và đặc biệt là không được bắt chước chữ ký và cỡ tranh phải to hoặc nhỏ hơn
2. Học tập: Trong quá trình nghiên cứu, đặc biệt tự học thì chép để học tập kỹ thuật... (quá lành mạnh)
3. Ảnh hưởng: Do mê thích đắm đuối danh họa mà vô tình bị ảnh hưởng cách nhìn, cách đặt vấn đề hoặc thậm chí cách dùng màu, dựng hình, bố cục... (sống thiên về tình cảm)
4. Giống: Đi theo phong cách, kỹ thuật, chủ đề... (quá nhiều lý trí)
5. Nhái: Bắt chước toàn bộ không cần chọn lọc. Hình thức trông có thể lẫn về tranh hoặc phong cách riêng của chính chủ. Ký tên mình (một dạng mạo danh)
6. Làm giả: cũng là Nhái nhưng ký giả tên chính chủ luôn (thêm 1 tội).
Muốn vậy phải lập ra một Ban (lại Ban?!!) hoặc Hội Đồng (lại Hội Đồng!!?) để thành lập quy chuẩn ấy. Nhưng đầu tiên là làm sao các nghệ chấp nhận danh sách ấy mới là căng. Lại huynh đệ tương tàn...

21:21 Monday,19.12.2011

Đăng bởi:  CÔNG AN PHƯỜNG

tôi vote cho coment của TRINH MINH TIẾN VÀ KINH LÔI...

21:11 Monday,19.12.2011

Đăng bởi:  CÔNG AN PHƯỜNG

Năm 2009, khi được hỏi: “Các nghệ sĩ khác tấn công ông vì ông xài ý tưởng của họ. John LeKay nói các đầu lâu là ý tưởng của anh ta. John Armleder đã vẽ các bức tranh chấm. Có người lại nói Walter Robison đã vẽ các bức tranh xoắn ốc trước ông. Vậy ông nói sao?”
Damien Hirst đã trả lời: “Đ.m. tất cả chúng nó!” (Nguyên văn: Fuck ‘em all!)

tôi nói: Đ,m thằng Damien Hirst
và đ.m tất cả thằng NHÁI .. đã NHÁI còn hèn...

21:05 Monday,19.12.2011

Đăng bởi:  HỒNG SƠN – RANH GIỚI MONG MANH DỄ NHẦM…

Hãy phân định ranh giới một cách tinh tế, để chúng ta hiểu rõ đâu là tranh nhái và đâu là kế thừa và phát triển, biên giới của nó rất mong manh cho nên dễ bị đánh đồng thành một. Hay là một và một phẩy, mà cứ tưởng là hai...

20:43 Monday,19.12.2011

Đăng bởi:  Trịnh Minh Tiến

Hi hi! Cám ơn anh Lý Đợi về bài viết này! Đến bây giờ em mới tìm ra câu trả lời: vì sao ở Việt Nam có rất nhiều họa sĩ có tài nhưng không có họa sĩ vĩ đại. Một đề tài tốn rất nhiều giấy mực của các nhà phê bình nước ta cũng như nước ngoài!" Ngoài lề tí: Có bạn nào cho mình hỏi ăn cắp và bắt chước ai, cái gì thì mới là được coi là có tài và trở nên vĩ đại không? loanh quanh ghê gớm..."
Và học thêm một điều là thằng nào ngo ngoe nói mình ăn cắp của nó phải chửi thẳng mặt nó mới là họa sĩ đẳng cấp thật sự hí hí :D

16:46 Monday,19.12.2011

Đăng bởi:  Picasso nói về bắt chước

Pablo Picasso:

Nói một hoạ sĩ vẽ theo lối này lối kia hoặc bắt chước hẳn một ai khác thì có nghĩa gì? Bắt chước có gì sai? Đó là một ý tưởng hay là đằng khác. Bạn phải liên tục cố mà vẽ giống một ai đó. Nhưng vấn đề là ở chỗ, bạn không vẽ được như vậy. Bạn muốn. Bạn cố. Nhưng kết quả là hỏng. Và chính trong lúc hỏng như vậy mà bạn là chính mình."

(Trích từ cuốn H. Parmelin, "Picasso - Le peintre et son modèle", Paris, 1965).

9:57 Monday,19.12.2011

Đăng bởi:  pikachu

"Phong cách riêng" là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ người nghệ sỹ nào.
Giữa việc kế thừa và phát triển và việc nhái nếu không quan sát sâu sẽ rất dễ bị đi vào miên man không lối thoát.
Những nghệ sỹ đã thành danh ít nhiều họ cũng thể hiện được rõ phong cách của mình, có khi ta xem tác phẩm của họ ta cũng có thể đoán được họ là ai.
Mỗi một thời kỳ , một giai đoạn lịch sử nghệ thuật đều sản sinh ra những nghệ sỹ mà ở đấy phong cách của họ có tầm gây ảnh hưởng lớn tới thế giới.
Việc học tập các bậc thầy là việc hết sức bình thường, nhưng điều cốt lõi là để tìm ra phong cách của riêng mình.
Có những nghệ sỹ đến lúc chết cũng vẫn không xác định được phong cách của mình là gì,miên man không lối thoát .
Việc tạo ra "phong cách riêng" không phải ai cũng làm được, để có được "phong cách riêng" thì người nghệ sỹ phải hội tụ rất nhiều các yếu tố như:trình độ nghề nghiệp,vốn kiến thức ,cảm quan trong cuộc sống....
Còn việc phong cách đó có tồn tại hay gây ảnh hưởng thế nào thì còn phụ thuộc rất rất nhiều các vấn đề khác.
Thế nên người nghệ sỹ cần một thái độ làm việc, tự trọng nghề nghiệp để sống đúng con người mình.
Phong cách riêng chẳng ở đâu cả mà ở trong chính bản thân mình ...

8:36 Monday,19.12.2011

Đăng bởi:  chuyên gia chép tranh

Ít ra ở bài này quan điểm của Lý Đợi có thể hiểu được.
Nhưng cuối cùng dùng câu trả lời của Damien Hirst thì có ý gì đối với công luận chống Nhái không đấy?

7:49 Monday,19.12.2011

Đăng bởi:  Kinh Lôi

Những nghệ sỹ vĩ đại ấy, nếu trừ đi những bức tranh (được cho là) vay mượn thì các tác phẩm còn lại của họ vẫn thừa đủ để khẳng định tầm vóc. Còn một số họa sĩ Việt Nam (bị cho là) đạo ý tưởng gần đây, thì nếu gác những bức tranh "đạo" ấy ra, họ còn lại gì?

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả