Bàn luận

Nghệ thuật đương đại Việt Nam có (còn) gì để nói?
Bài 3: Một lời hứa không được giữ

(Tiếp theo và hết) (SOI: Không phải là một nhà phê bình nghệ thuật, nên chẳng thể là “chuyên gia” gì, nhưng Laurent Colin luôn quan tâm một cách sâu sắc đến Nghệ thuật Việt Nam (quá khứ và hiện tại) từ năm 1992, với tư cách của một “a-ma-tơ”, chẳng có gì đe dọa […]

Ý kiến - Thảo luận

10:19 Thursday,12.3.2015

Đăng bởi:  Steven NQ

Tác giả Laurent Colin đã có thời gian quan sát và nhận xét khá chi tiết về Mỹ thuật Việt nam hiện đại. Cũng như một số người viết khác, họ chỉ nhìn hội họa Việt Nam ở miền Bắc và thiếu đi phần tìm hiểu về nghệ thuật hội họa ở miền Nam - Mỹ Thuật Gia Định, đặc biệt giai đoạn ( 1958-1975)-(1975-1992)-(1992-nay).

15:04 Tuesday,5.6.2012

Đăng bởi:  nguyễn hà

Bài viết thể hiện sự am hiểu rất rõ nghệ thuật Việt Nam của tác giả. Nhận định sâu sắc và chính xác về nghệ thuật Việt Nam đương đại. Mình đặt câu hỏi: các nhà phê bình nghệ thuật Việt Nam đang ở đâu? sao họ không đưa ra được những nhận định khách quan như vậy? Hay họ cũng lực bất tòng tâm với chính bản thân mình và nghệ thuật nước nhà!
Mình muốn nhắn nhủ với các họa sĩ trẻ Việt Nam: hãy vẽ bằng cảm xúc và con tim của chính mình, đừng vay mượn người khác nữa. Cảm ơn!

19:55 Friday,17.2.2012

Đăng bởi:  NGƯỜI.

Tình hình có vẻ bi đát quá hen???! Không như những gì chúng ta vẫn thường nghe trên VTV về "Củ và các Cựa nghệ" nào là "mang đậm truyền thống dân tộc lâu đời kết hợp với tinh hoa văn hóa của nhân loại,..vv" ..Thôi thì tạm bỏ qua vấn đề "tuyên truyền" về Văn Hóa; nhưng vấn đề lớn đặt ra ở đây là ( đối với những người và "nghệ" cho rằng bài viết có rất nhiều phần đúng ):
Phải chăng "con người mới XHCN" đang có rất rất nhiều phần bị "thoái hóa" so với những thế hệ không sinh ra - lớn lên - và học tập trong "môi trường XHCN". Dẫn chứng về việc này có lẽ không có gì khó nếu bạn gõ từ khóa tìm trong Google hay chịu khó đọc báo hằng ngày. Bức tranh Văn Hóa – Kinh Tế - Xã Hội của Việt Nam có vẻ như cũng chẳng khá khẩm gì hơn. Về vấn đề Kinh Tế thì có lẽ không cần đọc báo cũng có thể nghe thấy “ thiên hạ” kháo nhau ầm đường về các vụ “tín dụng đen”,vỡ nợ dẫn đến nhiều vụ tự tử mà các “phương tiện thông tin đại chúng” đăng không xuể hoặc giả họ không còn chỗ trên mặt báo để đăng; “xã hội đen” bắt con nợ hành hung - tra tấn – đe dọa để truy nợ. Về vấn đề Xã Hội và ý thức con người thì “miễn bàn” điển hình là vụ Lê Văn Luyện được một bộ phận giới trẻ “mến mộ” dùng tên tuổi của anh để đặt cho một từ lóng “ vãi Luyện”, gần đây nhất là vụ ngày16 tháng 2 năm 2012 - một vụ giết người, cướp tiệm vàng đã xảy ra tại tiệm vàng Vững Bắc (Vạn Điểm, Thường Tín, Hà Nội)… Tham gia giao thông là một phần không thể thiếu trong đời của mỗi con người (cho dù anh hay chị có là người tàn tật đi chăng nữa) nhưng theo UBANGT Quốc Gia - Ủy Ban An Toàn Giao Thông Quốc Gia thì mỗi tháng có hơn 1000 người chết vì TNGT – Tai Nạn Giao Thông (lưu ý cái giá về sinh mạng của cuộc chiến hơn 9 năm của Hoa Kỳ ở Iraq là gần 4500 lính) .Việc này do “dân trí thấp” hay “quan trí thấp” có lẽ phải mất rất rất nhiều thời gian nữa mới có câu trả lời – có lẽ đến lúc đó rất có thể các quý vị độc giả của SOI cũng không còn có mặt ở trên đời nữa. Tất nhiên cuộc sống cũng còn có một số dấu hiệu tích cực khác nữa nhưng phải chăng các nghệ sỹ thị giác ( Visual Artist ) ở Việt Nam đang phản ánh đúng sự “lờ nhờ “,”đùng đục”, “yếm thế”… của Việt Nam nói chung trên “đấu trường” Quốc Tế.
Xin nói thêm về “ sự yếm thế” của Việt Nam trên phương diện Kinh Tế nhưng có liên quan mật thiết đến giới nghệ sỹ nói chung và các họa sỹ nói riêng, nếu không có sự bỏ cấm vận của một nước tư bản đối với Việt Nam, các nguồn đầu tư trực tiếp của nước ngoài ( FDI ), các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA ),.. thì thử hình dung xem các “củ nghệ” lẫy lừng tên tuổi , các “đại gia” bán tranh và các nghệ sỹ thị giác nói chung giờ này đang như thế nào nhỉ ???! Câu hỏi này xem chừng có vẻ “lạc điệu” khi mọi sự trong xã hội Việt Nam đã “an bài”. Nhưng các bạn hãy dành chút thời gian quý báu của mình để nghĩ thêm về câu hỏi này nhé !!
Về những việc này thì có lẽ sẽ còn tốn nhiều giấy mực và thời gian để nói nhưng sức người và sự hiểu biết là có hạn nên tôi xin dừng bút ở đây.

Cảm ơn SOI.COM.VN vì thời gian và công sức các bạn đã và sẽ bỏ ra dành cho MTVN!

11:58 Friday,17.2.2012

Đăng bởi:  A.N

Cảm ơn Soi. Bài rất hay.

10:35 Friday,17.2.2012

Đăng bởi:  …tất yếu?

... tóm lại là người ngày nay tư chất và tu dưỡng không bằng các cụ, mà tài năng và nhân cách thì càng khỏi phải bàn !?...

23:00 Thursday,16.2.2012

Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN – FORUM ART

Sơn đọc hết không bỏ một từ, thế mà cảm giác thấy cứ muốn đọc nữa, thấy thiếu thiếu, Anh không cho ăn thì thôi chứ đã cho chén rồi mà thòm thèm thì khó chịu quá, mong trong thời gian gần anh viết típ.

22:50 Thursday,16.2.2012

Đăng bởi:  pikachu

"Sự nhạy cảm thay vì sự hoài nghi yếm thế, cảm xúc thay vì khái niệm, sự tinh tế thay vì tính hình thức". Cái này hay.

22:29 Thursday,16.2.2012

Đăng bởi:  nghi tam

C'est manifique, Laurent. Merci bien.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả