Soi học

Bài học Chủ nhật: Hermes - Thần của ngoại giao, nhưng lại hay nói dối

  Hermes ở đây là một nam thần, chứ không phải túi xách hàng hiệu nhé. Nếu đem so với 12 vị thần của Olympia, Hermes (tên La Mã: Mercury) thuộc dạng thần phụ, giữ chức nho nhỏ, nhưng cũng khá là quan trọng. Ngoài chuyện làm sứ giả đưa tin (nếu tính vào thời nay […]

Ý kiến - Thảo luận

9:31 Friday,26.11.2021

Đăng bởi:  Nguyễn Xuân Mai

Nghe đâu được từ 'ngoại giao' cu Tí hỏi bố :-Ngoại giao là gì hả bố.-Là...là...giông như một buổi tối bố đi nhậu về, gặp mẹ con trước cửa nhà bố bảo mẹ rằng "nhìn vào gương mặt em anh thấy thời gian như ngừng lại" ( mặc dù trong lòng bố nghĩ - trông thấy cái bản mặt ấy thì đồng hồ cũng phải chết! )

22:41 Thursday,18.4.2013

Đăng bởi:  Diplomat vs girl

Mấy câu ấy chính xác là thế này.
 
Đâu là sự khác nhau giữa một nhà ngoại giao và một cô gái?
 
Nếu một nhà ngoại giao nói: "Yes," thì ý của hắn là "Có thể."
Nếu một nhà ngoại giao nói: "Có thể," thì ý của hắn là "No."
Nếu một nhà ngoại giao nói: "No," thì hắn không phải là một nhà ngoại giao.
 
Nếu một cô gái nói: "No", thì ý của cô ta là "Có thể."
Nếu một cô gái nói: "Có thể", thì ý của cô ta là "Yes."
Nếu một cô gái nói: "Yes," thì cô ta không phải là cô gái.
 

20:27 Thursday,18.4.2013

Đăng bởi:  con nhà Trạch Văn Đoành

Tôi cũng có ý nghĩ là giật tít chưa đạt. Hồi 17 tuổi (khoảng 4 thập kỷ trươc) đọc sách Tây thấy viết: nếu nhà ngoại giao nói rất có thể, ông ta ngụ ý có thể; nếu ông ta nói có thể, ông ta ngụ ý không thể; nếu ông ta nói không thể, ông ta không còn là ngoại giao nữa.
Vậy mà số mệnh run rủi cho thế nào, tôi được đào tạo gần như là ngoại giao. May hồi đó là ngoại giao nội bộ (XHCN) nên cũng chưa sao, từ hổi "đa phương" - tôi bật bãi, có lẽ vì nghề chọn mình, tôi không biết xử như câu ngạn ngữ tây nói trên.
Bây giờ nghĩ lại, nhớ mình hồi bé (khoảng 10 tuổi), thích vị thần có dép đi ở chân, tuy trong lòng không phấn khởi vì tay này hồi bé ăn cắp. Thêm một lời cảm ơn cho Pha Lê. Dù sao thần thoại Hy Lạp cũng dạy chúng ta nhiều đấy. Có điều ta có định học không, người Việt ta vốn hơi bị zỏi mất rồi.

18:34 Thursday,18.4.2013

Đăng bởi:  Nina

Bạn Pha Lê ơi, mình tìm ra cái ảnh bức tượng "Meccury đang bay" trên website của National Museum of Bargello, nên chắc nó là ảnh chụp bản gốc. Kích thước thì cũng tương đối - 450 x 900 pixels
Bạn xem thử xem nhé:
http://www.museumsinflorence.com/foto/bargello/image/mercurio.jpg
 

19:40 Friday,17.2.2012

Đăng bởi:  Mình cũng có ý kiến

Về con gà đã sửa: Ý mình, đây chỉ là biểu tượng của sứ giả, chứ không phải là đại diện của mặt trời.

Sách của mình là sách VNam thôi, do ông Bùi Xuân Mỹ biên soạn, sách này là sách phổ thông, bán nhan nhản ở các tiệm sách.

Mình hết ý kiến rồi nhé. Lặn thôi ^.^

23:02 Wednesday,15.2.2012

Đăng bởi:  phale

@mình cũng có ý kiến: Cái này là trao đổi thôi mà. Nghe vụ gà trống mình cũng tò mò, định kiếm sách đọc thêm. Mà kiếm thì chỉ có cách theo tên tác giả thôi, nên mình mới hỏi. Mình thấy nó rất thú vị, nên đã đưa lên cho mọi người cùng suy ngẫm.

Bạn cứ đóng góp cho SOI nhé, vậy mới vui. Tích Hy Lạp có nhiều tác giả lắm, mình chả đọc hết nổi đâu, bởi vậy phải nói chuyện thì mới ra được :) Nếu bạn có thắc mắc gì thì cứ trao đổi.

Không biết cuốn sách bạn đọc là tiếng Anh hay Việt nhỉ? Mình định hỏi xem nó có chú thích là dịch hay tổng hợp của ai không, để mình còn đi kiếm.

22:00 Wednesday,15.2.2012

Đăng bởi:  Mình cũng có ý kiến

Oàiiiii,
Cứ thế này thì về sau đây ứ dám còm-men hay còm-len j` luôn. Đây quay lại làm "tàu ngầm" như xưa thôi.

Mình ý kiến thế để mình có điều kiện hiểu thêm chuyện, k0 cần ghi nhận j`.
Mình đã nói mình là dân ngoại đạo, đụng j` thì đọc nấy, mà đã đọc thì chẳng đc chuyên sâu như Lê. Giờ Lê lôi mấy cái tên kia ra chẳng khác nào là hỏi mình về bổ đề cơ bản của GS Châu.

21:26 Tuesday,14.2.2012

Đăng bởi:  phale

@minhcungcoykien: Tài liệu nào thế bạn? Có tên tác giả? Homeric? Paus? Hesiod? Hay bản dịch tập hợp của Tiếng Việt? Chỉ cần tên tác giả thôi là mình lên mạng mua được mà :)

Mình vốn không tin Wikipedia cho lắm, trang này đôi lúc cũng tổng hợp nguồn lung tung. Còn mình thì thích đọc sách gốc (dĩ nhiên là dịch ra tiếng anh), rồi đọc luận.

Còn chính nguồn của dân ca Hy lạp là thế này "Zeus commanded that glorious Hermes to be lord over all birds of omen and grim-eyed lions, and boars with gleaming tusks, and over dogs and all flocks and feather birds nourished by the wide earth, and over all sheep" có nghĩa là con nào thì cũng do Hermes bảo hộ. Một số nhà thơ như Paus thì cho rằng Hermes là "giver of wealth and good luck"

Có lẽ cái này cũng tùy thuộc vào vùng. Hồi đấy nông nghiệp không như bây giờ, mỗi vùng chỉ nuôi được vài con, hoặc gà, hoặc dê, hoặc cừu. Nên vùng nào nuôi nhiều cừu thì có thể phán rằng Hermes bảo bộ cho cừu. Trong Homer thì Hermes chỉ có tính gian manh và hay bị sai vặt, truyền tin. Thấy lắm thứ quá nhỉ? Đọc muốn nhức đầu. Nhưng Lê tin rằng Hermes không thể chỉ bảo hộ cho vài con như cừu với trâu, nếu chiếu theo tất cả các sách vở. Thậm chí, Hermes còn bảo hộ cho voi... nhưng với tình trạng voi bị giết lấy ngà như hiện nay, ông thần này cũng lười làm việc.

Nhưng bạn cũng có lý, là gia súc và gia cầm nó không giống nhau. Vụ con gà thì mình vẫn chẳng hiều là liên quan gì. Nhưng mình sẽ chuyển ý kiến của bạn vào bài viết ^_^

15:08 Tuesday,14.2.2012

Đăng bởi:  Mình cũng có ý kiến

Ở tài liệu của Pha Lê, Lê có viết “còn phụ trách việc nhân giống cho gia súc”. Vậy là “gia súc” chứ không phải “gia cầm”.

Trong sách Thần Thoại Hy Lạp, có nói rõ ràng đến “chăn chiên” và “chăn cừu”. Lê mượn không, mình sẽ cho mượn, ở xa thì chuyển bưu điện ^.^

Wikipedia VNam, có chữ “mục đồng” (http://vi.wikipedia.org/wiki/Hermes)

Wikipedia English, có câu “he was the protector of shepherds and cowherds” (thần bảo hộ cho các người chăn cừu và chăn bò) - (http://en.wikipedia.org/wiki/Hermes)

Có nơi thì nói “He was often accompanied by a cockerel, herald of the new day, a ram or goat, symbolizing fertility, and a tortoise, referring to Mercury's legendary invention of the lyre from a tortoise shell”. Chàng hay đi cùng với gà trống tơ - sứ giả bình minh, cừu đực hoặc dê – biểu tượng của sinh sản/gây giống, và một con rùa cạn – liên quan đến phát minh ra cây đàn lia của Mercury (http://en.wikipedia.org/wiki/Mercury_%28mythology%29)

Đang giờ làm việc, tận dụng thgian sếp tiếp khách, mình tìm đc chừng í thôi ^.^
Vậy dựa theo đoạn cuối thì con gà có liên quan đến mặt trời nhưng k0 có ý là “thông minh” và càng không là “gây giống” hay “chăn nuôi”, Lê nhỉ?

Mình là dân ngoại đạo, chỉ ý kiến chứ k0 có ý “chỉ” j` cho ai, đặc biệt với Lê. Vì trong cái SOI này, mình chỉ đọc mỗi chuyên đề về thần thoại của Lê >.<

10:15 Tuesday,14.2.2012

Đăng bởi:  phale

@Minhcungcoykien: Ủa, bạn đọc ở tài liệu nào nói Hermes chỉ chăn chiên, chăn cừu thế? chỉ cho mình biết với. Mình cũng chưa đọc hết sách tích, thành ra nếu được thì cần tìm hiểu thêm.

9:12 Tuesday,14.2.2012

Đăng bởi:  Mình cũng có ý kiến

Mình nghĩ vầy: Hermes là thần bảo hộ chăn nuôi nhưng là chăn chiên, chăn cừu. Cho nên bỏ con gà vào tranh để nói là thần chăn nuôi là k0 có hợp lý, nhất là vấn đề "gây giống".

Còn về chuyện liên tưởng thì í mình là chỉ cần nghĩ Hermes thông minh thôi, chứ không cần thông minh đến mức khai sáng như Apollo. Mất công chồng chéo quyền lực.

Hermes thật ra là thông minh thật. Tại chàng thông minh nhí nhảnh nên hay gây chuyện và có phần ma lanh, chứ mình chẳng thấy chút khôn lỏi nào.

21:15 Monday,13.2.2012

Đăng bởi:  phale

@mình cũng có ý kiến: Cảm ơn bạn đã gợi ý. Lê cũng nghĩ tới chuyện đó, nhưng nghĩ lại thì mặt trời hợp với Apollo hay Helios hơn, chứ Hermes thì chả thấy liên quan gì cả. Ông này thuộc dạng khôn lỏi, chứ thông minh thì phải là Athena kia.

Có lẽ gà trống dính dáng tới "gây giống" chăng??

17:28 Monday,13.2.2012

Đăng bởi:  Mình cũng có ý kiến

Mềnh biết pác Hermes này, pác ấy là thần bảo trợ cho cung Cự Giải của mềnh.

Mềnh có ý kiến về hình ảnh con gà "ra vẻ chăn nuôi" của chị Pha Lê (thấy các pác hay gọi là chị (??)).
Con gà í là con gà trống, mà đa phần, gà trống thì k0 mang nghĩa "chăn nuôi".
Thêm nữa, gà trống liên quan đến mặt trời, dễ liên tưởng đến "khai sáng, thông minh"

Mềnh chỉ ý kiến chừng đó thôi.
^.^

10:17 Sunday,12.2.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

“…Tác phẩm nổi tiếng nhất về Hermes có lẽ là bức tượng "Mercury đang bay" của bậc thầy điêu khắc Giovanni Da Bologna, hiện nằm ở bảo tàng Bargello ở Florence, Ý. Nhưng hình của bức tượng này hoặc không có hoặc nhỏ xíu, còn lại là bản copy chứ không phải bản gốc. Bạn nào có hình của bản gốc…”

Tin mạng: Giambologna làm nhiều tượng Mercury khác nhau trong khoảng thời gian từ 1564 – 1580, nhưng pho tượng tại bảo tàng Bargello bằng đồng là bức đẹp nhất và nổi tiếng nhất (được các cửa hàng xú-vơ-nia trên khắp thế giới làm bán rất chạy).

Có thể tham khảo tại chính địa chỉ của bảo tàng Bargello, nơi lưu tượng này:

http://www.museumsinflorence.com/musei/museum_of_bargello.html

hoặc nhìn pho tượng từ góc chụp của 1 người du lịch:

http://ironworks.cc/kevin/album/italy/images/mercury-statue-750x500.jpg

8:58 Sunday,12.2.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

"...Hermes – Thần của ngoại giao, nhưng lại hay nói dối..."

Chị Pha-Lê zật tít này chưa đạt ạ.

Nhớ bác em, zân ngoại zao chánh hiệu, vưỡn bảo: "Zân ngoại zao là chuyên nói zối, nhưng lại hay"...

Gay nhề, bác em về nhà thành bệnh, nói hay nhưng ai cũng nghi ngờ...

Bơ phờ ghê gớm !

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả