Bàn luận

Tâm vận động theo bút

(Ghi chú: Đây là bài viết riêng cho cuốn sách Đặng Tin Tưởng, giới thiệu sáng tác hội họa của ông từ hơn 30 năm qua, Nxb Mỹ thuật 2009)     Từ bấy lâu nay, Đặng Tin Tưởng (sinh năm 1945) được biết đến như một họa sỹ rất khảng khái và thành thực. […]

Ý kiến - Thảo luận

23:39 Friday,10.8.2012

Đăng bởi:  Hienkhuat

Sư phụ nói: dầu là dầu ăn ấy mấy iem ơi!

9:50 Saturday,25.2.2012

Đăng bởi:  Vỡ lòng

Vỡ lòng

1) về màu sơn dầu:
--------------------
Sơn dầu là tên dịch từ tiếng Pháp peinture à l'huile hoặc tiếng Anh oil painting, trong đó "huile" (Pháp) hay "oil" (Anh) có nghĩa là "dầu".

Màu vẽ được chế tạo bằng cách trộn các hạt màu (color pigments) với chất kết dính.

Trong sơn dầu chất kết dính (dầu tạo màng = drying oil) là dầu lanh [huile de lin (Pháp) hay linseed oil (Anh)] hoặc là dầu của một số cây khác như dầu rum (safflower oil), dầu hạt óc chó (walnut oil), dầu cây thuốc phiện (poppy oil).

Các hạt màu (color pigments) trộn trong dầu tạo màng được treo lơ lửng trong đó. Dầu tạo màng khi khô tạo ra một lớp phim cứng bền, khúc xạ và phản quang khiến màu trông rực rỡ.

Dung môi (solvent) được dùng để pha loãng sơn dầu. Dầu thông (turpentine) được dùng làm dung môi cho màu sơn dầu.

2) về màu acrylic:
---------------------
Đối với màu acrylic, chất tạo màng là nhựa cao phân tử acrylic (acrylic polymer), còn dung môi là nước, hoà tan nhựa acrylic. Nhưng sau khi nhựa acrylic đã khô cứng lại thì không thể bị hoà tan bằng nước được nữa.

Vì thế màu acrylic và sơn dầu là hai thứ màu vẽ hoàn toàn khác nhau - màu sơn dầu là oil-based paint (màu với dung môi dầu) trong khi màu acrylic là water-based paint (màu với dung môi nước) - và không thể nào vẽ trộn với nhau được. Không thể dùng dầu thông (turpentine) làm dung môi cho màu acrylic cũng như không thể dùng nước để pha màu sơn dầu.

Màu sơn dầu có thể dùng để vẽ lên trên bề mặt màu acrylic đã khô cứng. Chính vì thế mà ngày nay acrylic được dùng để chế tạo gesso phủ canvas (toile) để vẽ sơn dầu. Acrylic gesso tốt hơn gesso dùng keo động vật hay casein vì không bị mốc và dẻo. Trái lại, màu acrylic không thể dùng để vẽ trên các bề mặt có dầu, mỡ, hay sơn dầu vì sẽ bị bong ra sau khi khô.

3) về Hán - Việt
-------------------
Tác giả Phan Cẩm Thượng chắc muốn nói tới cảnh nhìn từ trên cao xuống. Tuy nhiên "phi điểu" (飛鳥)[nghĩa là "chim bay"] là thuật ngữ do tác giả bịa ra để gán cho "cảnh từ trên cao xuống". Thuật ngữ "cảnh nhìn từ trên cao xuống" (bird-eye view, hay top-down view) trong Hán - Việt có tên là "điểu khám" (鳥瞰) [trong đó "điểu" là "chim", còn "khám" là "nhìn, coi, dòm"] hoặc "điểu nhãn thị đồ" (鳥眼視圖) (điểu = chim, nhãn = mắt, thị = nhìn, đồ = cảnh).

21:24 Friday,24.2.2012

Đăng bởi:  chamchoc

Đúng là không hiểu rõ về kỹ thuật vẽ thì không nên tán. Không thể nào vẽ được acrylic trên sơn dầu. Không thể trộn hai thằng này với nhau, đố các pác hoa được acrylic trong dầu đấy.

10:57 Friday,24.2.2012

Đăng bởi:  Junki

Hoàng Liêm nói lạ nhỉ, bạn đã học ở trường kêu vẽ hình họa nghiên cứu chán không có tâm cho bút nhưng đấy là đi học bạn ơi, bạn được vẽ khổ 90 x 120 bài tốt nghiệp chắc bạn tốt nghiệp bên sư phạm, bên hội hoạ là 110 x 150 đấy chẳng nhẽ lại muốn to hơn thì tâm mới thỏa?? Tôi biết đa phần bi giờ sinh viên lười vẽ không thích rồi đổ lỗ cho trường lớp, có thích thì ra ngoài đời vùng vẫy sao mà phải cứ lăn tăn trong mấy bài hình hoạ, mấy cái toan bé tí, rồi lại phải nói như vậy cho khổ.

23:48 Thursday,23.2.2012

Đăng bởi:  hoàng liêm hoạt hình.

theo tôi thầy thượng lên đặt thành bút vận động theo tâm mới phải. vì khi muốn vẽ vì buồn tay với bất cứ ai, kể cả không phải họa sĩ nó chỉ là hành vi thôi lên không cần tâm ra sao cả? thành ra bày đặt, nhất là người thành chính quả như thầy! nói ra thiên hạ cười chết. nói ví thử vẽ hình họa ở trường mỹ thuật đa phần học sinh phải vẽ môn nghiên cứa rất chán (tôi đã từng trải qua), chứ làm gì có tâm nào để cho bút? khi làm bài tốt nghiệp bút chỉ hạn chế bởi 90x120 là kịch kim, thì làm gì có tâm với 100x150 hay hơn nữa? nói đến thế kiểu thầy thượng. thì ở thái có cuộc thi voi vẽ thì nghiên cứa của thầy tâm voi ở đâu? có tranh của khỉ vẽ bán rất đắt tại hội chợ thật văn minh ở châu âu, thì tâm khỉ ở đâu? cuốn văn hóa người việt thầy viết thiếu quá nhiều văn hóa ở đàng trong, thì tâm bút của thầy ở đâu? tôi nghĩ không phải vì câu chữ mà nó liên quan sự phức tạp hoặc mông lung cho các học trò thầy.

23:21 Thursday,23.2.2012

Đăng bởi:  Huyền Nguyễn

Tranh Đẹp. Đẹp thú vị về kỹ thuật.

21:55 Thursday,23.2.2012

Đăng bởi:  SƠN – FORUM – ĐINH CÔNG ĐẠT

Tại sao lại là tí ti, cái tí ti đó nhưng lại là giá trị của thời gian tồn tại lâu hay nhanh hỏng tranh đấy, với lại không nói ra mà hiểu thì các học trò vẽ theo Thầy Thượng, hiểu nhầm về sử dụng chất liệu như thế có phải là kém bền tranh và âm vang của màu sắc hạn chế, như vậy có phải là thế hệ trước làm hỏng thế hệ sau không cơ chứ?

18:39 Thursday,23.2.2012

Đăng bởi:  Trịnh Minh Tiến

Híc híc anh Đạt làm ơn viết có chấm có phẩy cho chúng em dễ đọc với ah!
Anh có vẻ bức xúc cảm tính quá ah!
Việc đọc xem thì tự mỗi người có cảm nhận đánh giá riêng, ai hứng khởi muốn khen, muốn viết thì viết, ai không thích thì thôi anh ơi!
Như em nghĩ ý anh không muốn ai viết gì để đảm bảo bài viết được bao bọc trong lồng kính để chiêm ngưỡng tôn thờ hay sao?
Việc thảo luận về chất liệu tại sao không hay không tốt? Ai biết thì nói giả thích cho người chưa biết chưa hiểu... thì tại sao anh nói là vô duyên.
Đây là trang cộng đồng không tránh khỏi những ý kiến trái chiều người thích, người không thích. Em thấy anh mới là người vô duyên ý!
Với tác phẩm của chú Tưởng em chỉ cảm nhận một điều chú Tưởng: vẽ như chơi...không vì gì cả...

17:56 Thursday,23.2.2012

Đăng bởi:  SƠN – FORUM – TÂN

Chất pha với acrylic thì nhiều loại, nhưng Sơn khẳng định là acrylic pha với dầu là phi khoa học, hai chất này không liên kết với nhau, nó chỉ bám hờ giả với nhau thôi, nói chung hai chất này vẽ với nhau các lớp màu không liên kết với nhau,tranh không bền nhanh hỏng.

17:53 Thursday,23.2.2012

Đăng bởi:  dinh cong dat

Mình thấy các họa sỹ trẻ sôi nổi bàn về chất liệu trong khi ý tác giả là nhà phê bình nghệ thuật có những bài viết cực sâu sắc về xã hội nông thôn Việt Nam đang khen nức nở về tình yêu của anh Tưởng thật quá lắm. Cả cuộc đời ngừời ta bao thăng trầm, bao vất vả dù có đi đóng khung để sống vẫn một lòng một dạ đi theo con đường nghệ thuật mà ko nhắc đến, mà tranh luận sôi nổi về sự nhầm lẫn tí ti của tác giả bài viết về chất liệu thì thật vô duyên quá lắm.

16:04 Thursday,23.2.2012

Đăng bởi:  Tân

Dầu để pha acrylic tôi khẳng định là có, thậm chí có rất nhiều loại với các công dụng khác nhau, ví dụ làm cho đặc lên để có thể đắp như sơn dầu, hoặc làm cho bóng, có loại làm cho acrylic chậm khô như sơn dầu. Ở Tây thì chắc là đầy đủ, còn Hà Nội thì ra Hàng Hòm hỏi chất kc88 hoặc ac261. Mua về thử nghiệm, thử nghiệm thế nào thì tôi chịu :)

15:36 Thursday,23.2.2012

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Tiến ơi. Anh cũng dùng Lukas Berlin mà. Trong "sơn dầu gốc nước" (như Lukas Berlin) có pha sẵn dung môi xà phòng rồi. Dung môi này như cầu nối để sơn có thể bắt tay cả với dầu và nước. Khi dung môi này bốc hơi, sơn trên mặt toan lại trở về đặc tính của sơn dầu bình thường như dinh dính khi chưa khô, không hấp thụ nước.
Trong loại acrylic được nhắc đến trong bài, có lẽ tác giả pha thêm cả dung môi này vào để pha được với dầu. (liệu có khả thi ko nhỉ). Nhưng Acrylic, vốn được chế ra để dành cho những người ghét mùi dầu, sợ độc hại khi tiếp xúc với sơn dầu ướt, cần tranh nhanh khô. Nay pha ngược lại acrylic với dầu thì liệu để làm gì? Tò mò phết.
Nói như ECYK là "lăn tăn ghê ghớm".

14:50 Thursday,23.2.2012

Đăng bởi:  SƠN – FORUM

Học trò cam đoan là Thầy nói về chất liệu không đúng.

"Tình yêu với hội họa không dễ gì từ bỏ, ông chuyển sang sáng tác hàng loạt tranh phong cảnh và sinh hoạt bằng acrylic trên toan, chất liệu này có thể vẽ tương đối thoải mái với dầu hoặc nước, nhanh khô, và cũng dễ di chuyển."

Đúng là Thầy bị nhầm rồi, làm gì có chất liệu acrylic mà pha với dầu được ạ. Em cam đoan với thầy là acrylic không hòa tan trong dầu, không chung hòa cùng nhau. Để Thầy kiểm soát được việc này thì Thầy thử bằng cách vẽ dầy một lớp sơn dầu trước rồi chờ khô, sau đó Thầy vẽ một lớp acrylic lên lớp sau rồi cũng chờ khô, sau nữa thầy lại vẽ một lớp sơn dầu đè lên acrylic rồi chờ khô hẳn. Thầy bóc tách lớp sơn trên ra thì Thầy thấy ngay giữa chất liệu sơn dầu và acrylic không chung hòa với nhau, bởi chúng không liên kết với nhau, mà chỉ bám hờ giả trên nhau thôi Thầy ạ.

10:37 Thursday,23.2.2012

Đăng bởi:  Trịnh Minh Tiến

@ anh Thông: Em biết có loại sơn dầu pha được trực tiếp với nước là Lukas berlin không cần dung môi xà phòng còn acrylic pha với dầu em cũng chịu! Không biết có loại này.

10:08 Thursday,23.2.2012

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Bức "Bình Minh" là bức có lối quan sát lạ. Cám ơn hoạ sĩ.
Em cám ơn thầy Thượng về bài viết. Em xin thắc mắc một chút thôi ạ. Về chất liệu, sơn dầu thì pha với dầu, lanh. Acrylic theo em biết thì chỉ pha được với nước thôi ạ. Bây giờ có loại mới là sơn dầu gốc nước (tức là sơn dầu có pha thêm dung môi xà phòng để "bám" nước). Chỉ có loại đó thì mới chơi được với dầu và nước thôi ạ.
Hiểu biết có thể thiếu xót, mong thầy chỉ bảo ạ.

8:37 Thursday,23.2.2012

Đăng bởi:  kimchi

Cháu là dân ngoại đạo và cũng chưa có dịp xem tranh của chú, nhưng qua bài viết, cháu rất phục chú về niềm đam mê, tình yêu dành cho hội họa. Làm việc gì cũng cần có cái tâm, khi đó ta mới tìm được niềm vui, hạnh phúc sống. Chúc chú vui khỏe!

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả