Bàn luận

Bóng tối nào, và Chảy đi đâu?

(SOI: Mặc dù không phải là trang về văn học, nhưng lần này Soi xin đăng bài viết sau của nhà phê bình văn học Nguyễn Thanh Sơn. Lý do: cuốn sách mà anh viết đến là của một… họa sĩ. Tác giả – họa sĩ Đỗ Phấn – là người có nhiều tác phẩm văn […]

Ý kiến - Thảo luận

10:45 Sunday,4.3.2012

Đăng bởi:  hoan nguyenchi

BÀN RA:
“Ông Nguyễn Thanh Sơn ngây thơ tin vào sách báo tuyên huấn ngày xưa quá!
Ai bảo thời chống Mĩ không có buôn ma túy hả ông?”
(Em-có-ý-kiến đã nói)
Chỉ một chi tiết này đã thấy cái kiến văn “hiện thực” của “nhà phê bình văn học” Nguyễn Thanh Sơn rõ ràng có vấn đề về định hướng. Một vài dân phố cựu thời nghe đến hàng trắng từ khi mới thôi để chỏm!
Nhưng cái “cliché” nhất của cái phê bình này là việc tuyên bố một người sáng tác văn học thiếu hiểu biết về “hiện thực”: ai lại nghĩ người ta đã quên thời phê bình quyền uy còn ngự trị với quy tắc phê bình hàng đầu và dễ nhất là kết tội nhà văn thiếu hiểu biết hiện thực!
Thiếu hiểu biết như thế nào thì sẽ chỉ ra bằng cách “ngả mũ chào” lia lịa Nam Cao đã viết rồi Kim Lân đã nói rồi v.v… Đấy là cái trò Lấy-xưa-đè-nay; mà cảm thấy chưa đủ thì dùng họ Đới họ Cao để Lấy-xa-dọa-gần; rồi đem một câu Chủ-nghĩa-hiện-thực-phê-phán ra mà Mượn-tay-ném-đá. Tóm lại là một chuỗi duy danh định nghĩa nhưng không bao giờ chứng tỏ là mình biết phân tích, bởi trong những trò này mà lại đi vào phân tích thì lộ hàng ngay; hoặc cùng lắm chỉ được phân tích kiểu Ngày-xưa-khác-bây-giờ-thì-nó-khác, muốn biết thì phải “lắng nghe thật sâu”, chắc hẳn giống như một cái ti-vi thời nay mở mồm ra là “Luôn luôn lắng nghe luôn luôn thấu hiểu!”
Tôi đã đọc các tiểu thuyết và truyện ngắn của Đỗ Phấn, nên tôi hơi lạ khi thấy một nhà phê bình từng hô hào đánh đổ Đại-tự-sự trong văn học như Nguyễn Thanh Sơn bây giờ lại chê ở đây “chẳng có biến cố nào khiến người đọc phải quan tâm”. Rồi phải đoán có lẽ anh ấy thích thấy cái gì lớn lao và “thật sâu” kìa : từ “những đại lộ ngoại vi… Paris” đến các thế giới “siêu thực, tượng trưng” sáng tạo cả “các quy luật vật lý”…; nghe tiếng gió cứ phần phật.
Tại sao một người muốn kể chuyện thời mình sống, nói ra điều mình nghĩ với thành phố của mình với bạn bè và những người mình đã gặp đã biết, muốn bên cạnh việc thấy những chuyện ấy bằng màu sắc còn thấy được chúng bằng cốt truyện, thì lại phải ướm chân vào vết chân của một “người thư ký của thời đại” nào đấy, cái “người thư ký” một dạo từng là cái Ông Ba Bị Chín Quai, rồi một dạo bị bảo là Mẹ Mìn, rồi bây giờ lại là Ông Ba Bị Chín Quai?!
Theo tôi hiểu thì một trong những thứ dễ làm được hỏng nhất là bảo cái này “ẩn dụ” cái nọ cái kia, ông già mù ắt phải có con chó khôn, bóng tối thì “chảy qua” các cuộc đời, các thân phận”, … tóm lại đọc văn chương giống như làm bốn phép tính với các đại lượng có hai chữ số, coi “bóng tối” chẳng liên quan gì đến cái sinh ra bóng tối – tức là cái “hiện thực” một người mù hay mặt trời lặn mọc.
Nếu chỉ thấy “hiện thực” như một lô những thứ “dọn sẵn” thì hà tất phải bảo nó là “dập khuôn”; bởi vì những thứ như thế mà không “dập khuôn” thì mới lạ./.
Nguyễn Chí Hoan

10:03 Saturday,3.3.2012

Đăng bởi:  Nguyên Mỹ

Tranh Đỗ Phấn đẹp quá. Sẽ mua sách để đọc xem Nguyễn Thanh Sơn nói có đúng không :-)

2:00 Saturday,3.3.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

"... có cảm giác nhà văn mới chỉ giống như một người đứng trên con đê sông Hồng mới được đổ bê-tông, tráng lên một lớp men sứ mĩ miều, buồn bã thấy đống kim tiêm cắm đầy trên tường, thấy những mái nhà bé nhỏ, thấy những con người lầm lũi, nhưng chưa thấy được sự xót xa, chưa thấy được cao hơn và xa hơn những mô tả vật lý trong tác phẩm của mình..."

Ông Nguyễn phê cái Con-đường-gốm-sứ thì đúng rùi, nhưng bảo ông Đỗ chưa THẤY cái xót xa...cái cao hơn xa hơn thì ông coi thường cánh họa sĩ quá.

Người họa sĩ thường nhìn THẤY rất nét nhiều điều, song nói chung khả năng NÓI kém (viết có thể cũng KÉM nữa).

Thầy em có zạy: "thật vô ích khi cố NÓI lên cái ta nhìn THẤY. Cái ta nhìn THẤY không bao giờ nằm trong cái ta NÓI. Và ta buộc phải cầm lấy bút và VẼ".

Hy vọng ông Đỗ Phấn vẫn tiếp tục VẼ hay hơn ông VIẾT/NÓI

ạ !

1:49 Saturday,3.3.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

"...tác giả buộc phải đem những câu chuyện hợp lý hơn của thời hiện tại vào quá khứ để cố tạo ra sự kết nối (như câu chuyện cô Tiên đi buôn ma-túy lại xảy ra trong thời gian chiến tranh với Mỹ chẳng hạn)..."

Ông Nguyễn Thanh Sơn ngây thơ tin vào sách báo tuyên huấn ngày xưa quá!

AI bảo thời chống Mĩ không có buôn ma túy hả ông?

Từ chi tiết này đã rõ: ông Nguyễn kém trải nghiệm hơn ông Đỗ quá, nên cái sự phán xét của ông với ông Đỗ có lẽ ít thuyết phục, ông ạ!

19:19 Friday,2.3.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn đã phê họa sĩ Đỗ Phấn với "vai" của 1 nhà văn chánh hiệu.

Nhưng thực sự là ông Đỗ Phấn chuyển sang viết văn là muốn zải tỏa những cái bí mà bút vẽ bất lực thôi mà.

Ông đâu muốn chiếm 1 chỗ trong chiếu văn của các văn za.

Đó là em nghĩ thế.

Hơn nữa, qua văn của Đỗ Phấn, chúng ta được tỏ tường hơn ngóc ngách đời sống tinh thần người họa sĩ.

Rõ rành gười họa sĩ không chỉ nhìn đời bằng những cú chộp bắt khung hình như máy ảnh.

Người họa sĩ cũng đắm đuối đớn đau với đời lắm, chỉ có điều bút vẽ khó lòng tải lên toan mọi nỗi niềm nghệ sĩ.

Chí ít văn của Đỗ Phấn không làm záng, không điệu, nhiều sắc màu cuộc đời, nhiều phẩm chất của người viết - họa sĩ mà rất nhiều văn phẩm của các văn za khó lòng địch nổi.

KHấp khởi ghê gớm !

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả