|
|
|
|||||||||
Thị trườngDành cho người ít tiềnDưới đây là một số bức có giá thuộc hàng thấp nhất trong cuộc đấu giá hội họa Ấn tượng và Hiện đại đợt 14. 6 tại nhà Christie. Để xem hình lớn hơn, chi tiết hơn, bạn cứ bấm vào tên tranh (đã tô màu, nếu vẫn mờ mịt thì bấm thêm cái nữa). SOI […] Ý kiến - Thảo luận
17:57
Tuesday,29.6.2010
Đăng bởi: adminÀ Dương Zơi ơi, thực sự khi nói thà mua mấy bức này Soi không định nói tới chữ ký của Picasso, nhưng có những người vẫn thích sưu tầm chữ ký danh nhân thì sẽ thích đấy. Còn việc bạn không đồng ý Soi công khai bày tỏ thái độ so sánh hai tác phẩm hai dòng khác nhau thì ôi thôi Soi thấy đến Ban Tuyên huấn Trung ương còn dễ thở hơn là bạn đấy Dương ạ. Thí dụ như ta nói, tôi có thể nghe cả ngày Take Five còn nghe Chiếc Khăn Gió Ấm ba lần là ngán thì có được phép không nhỉ? Cũng hai dòng khác nhau đấy. Thậm chí Soi lâu nay vẫn hay nói kiểu, "Thà đánh tớ một trăm roi còn hơn bắt tớ đi nghe giao hưởng" mà có ai bảo là sai đâu, dù đánh vào mông và nghe giao hưởng là hai dòng khác nhau hoàn toàn, nếu không nói là triệt tiêu nhau.
17:49
Tuesday,29.6.2010
Đăng bởi: Duong ZoiGửi Soi
10:21
Sunday,27.6.2010
Đăng bởi: adminÀ thế này Dương ạ, SOI không phải là cơ quan có thẩm quyền về thị trường nên phải cân nhắc sợ lời mình "hướng dẫn thị trường". SOI là con người, và nghĩ là ở một trang này nghĩ cái gì thì nên nói thành thật, dù có nông nổi; và nếu trong lòng có sự so sánh thì nên nói sự so sánh ấy ra. Chính Dương đề nghị một cách hiểu tranh của bạn Nhật, SOI đâu phản đối, nhưng SOI cũng nghĩ một bức tranh đẹp là nó đẹp đầu tiên đã, rồi nó đẹp dần lên trong mắt anh trong mắt tôi trong mắt SOI là nhờ cái nền đằng sau. Chứ cứ phải hiểu nền mới thấy đẹp thì... chà chà, để đọc sách lịch sử thế giới rồi mới đi xem tranh! Bạn có quyền chê mấy bức ấn tượng là chẳng có ý nghĩa gì với bạn, SOI đâu phản đối và xâm phạm quyền thích hay không của bạn đâu, việc gì phải cản SOI nhỉ? Bạn cứ phân tích cái hay của họa sĩ đương đại Nhật, SOI cứ phân tích cái thú cổ lỗ của SOI, vậy là dân chủ và người đọc sẽ được lợi Dương ạ.
10:10
Sunday,27.6.2010
Đăng bởi: Duong ZoiSoi không định hướng ai cả mà lại nói "SOI thấy thà mua 100 bức này còn đáng giá gấp ngàn lần mua mấy tác phẩm super flat của mấy cô cậu họa sĩ Nhật đang là mốt" thì nghĩa là sao đây? Bạn không quý tranh của Yoshimoto thì đương nhiên là không sao nhưng không có nghĩa là phải sang Nhật sống như cách bạn viết rõ ràng - rành mạch - khúc chiết - chặt chẽ - thế kia, vì người định hướng hay đưa tin về nghệ thuật thì nên có kiến thức sơ qua về tình hình xã hội mà nghệ sỹ đó sống, chứ đâu cần phải tận mắt mục sở thị? Vì người viết cũng cần đọc và nạp thông tin, chứ nếu như bạn nói thì tác giả của Harry Potter cũng phải sang tận thế giới phù thủy nào đó thì mới viết được phù thủy hay sao? Bạn có thể bàn mua cái này cái kia, tất nhiên nếu có tiền thì có thể mua cả thế giới, nhưng không nên so sánh mua cái này hơn trăm nghìn lần cái kia... Cảm ơn đã trao đổi với nhau, dù chả biết bạn là ai????
17:25
Saturday,26.6.2010
Đăng bởi: adminÀ bạn Dương ơi, mỗi người một thẩm mỹ, thí dụ bạn không thấy những bức ấn tượng trên có gì quý, thì ngược lại SOI cũng (có quyền) thấy không quý những bức tranh Nhật phải-sang-Nhật-sống-mới-hiểu-nổi kia. Đoạn phân tích của bạn rất hay, nhưng vẫn không làm Soi thay đổi được thẩm mỹ vừa cũ vừa quê của mình :-). Về giá tiền, một khi đã có giá thì tức là có thang giá trị, còn thang đó đúng sai lại là chuyện khác. Ở đây là thang của một phiên đấu giá tại nhà Christie, vào một thời điểm nhất định của năm 2010, và Soi cũng chỉ bàn vào phiên ấy, với cái quan niệm về giá của Soi, không định hướng ai cả, nên cũng không cần phải dặn Soi không nên bàn mua cái này bán cái nọ. Mình tự do ngôn luận trong thảo luận giá mà.
15:50
Saturday,26.6.2010
Đăng bởi: Duong ZoiTác phẩm nghệ thuật có giá trị là tác phẩm thể hiện được rõ nét đặc trưng của xã hội thời đó, có tính lịch sử, có thẩm mỹ và đại diện cho cả một thời kỳ... và đặc biệt là mang cá tính mạnh của nghệ sỹ tài năng đó. Xét đến điều này, xem ra Yoshimoto thừa sức đạt tiêu chuẩn này. Tác phẩm của ông giàu tính trang trí, kiểu Nhật Bản truyền thống, nhưng đậm chất hiện đại của xã hội thời nay, rất gần với lối sống của giới trẻ và thể hiện được sự tinh tế hài hước nhưng cũng nhiều ẩn dụ lý thú về cái nhìn của con người đương thời. Các tác phẩm của Yoshimoto làm ta ngẫm nghĩ về lối trang trí nhà cửa của thanh niên Nhật Bản, cách ăn mặc và trang phục đặc biệt của họ bây giờ, cảm giác được cả những "đồ chơi" xung quanh họ, tức là những thứ mà họ mang theo bên mình trong cuộc sống bình dân... từ đó có thể tưởng tượng rất rõ nền văn hóa đương đại Nhật bản. Vậy mà bạn lại bảo nó chẳng đáng tiền thì e rằng hơi quá. Bạn hãy sang Tokyo, sống cùng người Nhật, dạo bước quanh công viên Shinjuku của họ, thấy cách họ chơi đùa giải trí, thì bạn mới hiểu văn hóa ấy nó mạnh và phát triển ra sao, và bạn sẽ hiểu cái tranh này nó đắt ở cái gì... Chứ mấy cái tranh ấn tượng mà bạn nêu ra ở trên, về tính lịch sử thì có thể có giá trị, chứ còn với mình thì mình lại không ưa tẹo nào. Đấy là tùy nhận thức và phong cách từng người, nên xem ra SOI không nên đánh giá chủ quan về giá trị hay không giá trị của các tác phẩm nghệ thuật. Mà giá tiền các tác phẩm thì cũng chỉ là một chuyện nhỏ, tùy thuộc vào thú chơi và sự giàu có của các ông bà mua bán, chẳng nói lên điều gì. Ví dụ tranh của Hitler cũng đắt hơn tranh của họa sỹ Việt Nam tài danh Lê Phổ. Nên cũng không nên bàn mua cái gì hơn cái gì... |
|
||||||||||