Bàn luận

Tác phẩm không hay bằng lời dẫn và tiêu đề?

(Nhân xem hai triển lãm Khoảnh khắc bị lãng quên và Nhà mặt phố)   Một sự thú vị dành cho người yêu thích mỹ thuật đang diễn ra trên trục đường Nguyễn Thái Học, Hà Nội: có đồng thời hai triển lãm, một tại Bảo tàng Mỹ thuật (phòng triển lãm chuyên đề, cho […]

Ý kiến - Thảo luận

23:42 Monday,9.4.2012

Đăng bởi:  Nguyenmchau

Em rất thích câu băn khoăn này của Gió Mây: "...làm thế nào để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật mà tự thân chúng nói được với người xem nhiều điều hơn nữa bên cạnh tiêu đề tác phẩm hay lời dẫn của nghệ sĩ?".
Ở lớp dự bị nghệ thuật của em, một lần em đã vẽ một bức tranh 1 căn nhà đang xây của Việt Nam, vẽ lại mặt trước 1 tòa nhà 3 tầng xây dở như 1 bộ xương tàn tạ, 25x65, than chì, đề tên "Nhà tôi", ngụ ý cảnh báo về việc xây dựng tràn lan của Vn (nghe cũng na ná đề tài chú Sơn). Cô giáo người Pháp (bản thân cũng là 1 nghệ sĩ) nhân xét rằng đề tài của mày rất hay, tranh ko bàn cãi, nhưng tác phẩm của mày chưa nói được. Hãy vẽ sao cho tác phẩm của mình thể hiện được càng nhiều qua tranh hay ảnh, chứ không phải chỉ dựa vào lời dẫn. Thí dụ như nếu muốn thể hiện cái việc cảnh báo ấy, mày có thể nhân rộng, làm cho người xem hoa mắt với những căn nhà đang xây nhung nhúc để kích lên, gợi lên cho người xem cái cảm giác phản đối cái việc xây dựng ấy.
Những ấn tượng của Gió Mây và những lời nhận xét càng đọc càng ngẫm thấy điều trên là đúng.
Hy vọng nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn có thể đẩy thêm ý tưởng này.

10:22 Sunday,18.3.2012

Đăng bởi:  Nam Anh

Mỗi người có 1 quan niệm riêng (như bạn nói), với mình, mình thích cách nhìn lạc quan của 2 tác giả Nguyễn Thế Sơn và Phạm Thái Bình.
Còn việc bắt lỗi lặt vặt như bạn nói trên diễn đàn hiện nay thì mình nghĩ cũng rất bình thường. Diễn đàn mà. bạn có quyền bày tỏ cách suy nghĩ của bạn, mình có quyền bày tỏ cách của mình.
Túm lại mình thích 2 triển lãm đó, thích nghệ thuật mang tính tích cực hơn là cứ gồng lên phải Đả đảo, phải có ý nghĩa sâu xa như bạn nói. Theo mình biết thì đa số phát biểu thích triển lãm KKBLQ là đọng lại trong triển lãm là niềm vui, lạc quan yêu đời, mặc dù những đề tài đó cũ rồi. hì hì. Còn TL của anh Sơn thì, mình rất thích sự tiên phong trong cách làm. có thể nó ko mới trên TG, nhưng đối với tôi nhận ra sự thú vị trong tác phẩm của anh.

9:27 Sunday,18.3.2012

Đăng bởi:  Giỏ Mây

Giỏ Mây cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này của tôi.
Gửi Phạm Huy Thông: bạn đừng ngại gì, GM không nghĩ vậy đâu mà, vì đúng như bạn nói, nghệ thuật khi đã bày ra triển lãm, mỗi người đi xem đều có một cách nhìn khác nhau về nó.
Gửi Nam Anh: mình thành thật xin lỗi Nam Anh và tác giả triển lãm nếu mình nhìn nhầm mèo thành lợn. Nhưng mà quả thật, mình thắc mắc là: nếu không phải là "lợn" như mình thấy mà là "mèo" như bạn nói thì hiệu quả nghệ thuật do em mèo đó mang lại cho bức điêu khắc này có gì khác không ạ? Bạn có ý kiến gì khác về tác phẩm này của nghệ sĩ, chia sẻ cùng mình và bạn đọc Soi được không vậy?

8:31 Sunday,18.3.2012

Đăng bởi:  Nick

Đọc cmt của Nam Anh, mình nhận ra một phong cách, đúng hơn là một bệnh của nhiều người hiện nay: cũng muốn tham gia diễn đàn mạng, cũng muốn có một tiếng nói trước một tác phẩm, bài viết, nhưng lại không có gì sâu sắc để nói và để gây chú ý, nên thủ pháp sẽ là:

1. bắt lỗi lặt vặt
2. nói “đọc, xem không hiểu gì cả”

Mình ghét nhất câu “không hiểu gì cả”. Nếu không hiểu gì cả thì còn chê hay khen làm gì, ở nhà ngồi đọc, ngồi xem cho đến khi hiểu đi (hiểu sai cũng được) rồi hẵng cất tiếng.

Nói “không hiểu gì cả” là một thái độ vừa vô trách nhiệm với thứ mà mình muốn phê bình, vừa thể hiện sự nông cạn của chính mình, muốn đi lối nhanh kiểu “đi tắt đón đầu” trong tranh luận.

Mình hiểu bài của Giỏ Mây muốn nói cái thu hút đầu tiên của các tác phẩm trong triển lãm anh Phạm Thái Bình là ở bề ngoài, nhưng cái bề ngoài ấy nó vui vui, thế mãi, và nó nhạt đi. Rồi sau khi nó nhạt đi, những câu hỏi khác nổi lên trong đầu Giỏ Mây. Những câu hỏi ấy đặt ra ở đây, theo mình, là có ích chứ. Còn hơn là những người đi xem về khen sõng: “Đẹp”, hoặc phán một chữ “Chán”, còn không có gì để nói thêm. Đó là thái độ “không hiểu gì cả” kiểu cmt của Nam Anh đấy, theo mình là nên từ bỏ, để diễn đàn đi được xa hơn là những phê phán vặt vãnh, bắt bẻ câu chữ.

Nhân đây cho mình tạt ngang: hôm nọ mình đọc bài của Nguyễn Chí Hoan bắt bẻ lại Nguyễn Thanh Sơn phê bình sách của Đỗ Phấn. Buồn cười là Chí Hoan không đưa ra được lập luận nào, chính kiến nào về sách của Đỗ Phấn: có cliché như Thanh Sơn nói không? Nếu có thì vì sao chấp nhận được? Hay ở chỗ nào?... Chí Hoan chỉ bắt bẻ cách viết của Thanh Sơn, mà nếu Thanh Sơn cãi lại thì cũng không biết phải cãi ra sao, vì đúng như hai ông đi xem tranh, một ông chê tranh xấu, vẽ cũ. Một ông quay sang bảo, ông dùng từ xấu là không chuẩn, dùng từ cũ là không hay, cách ông nói đố ai nghe được… Ông thứ hai này nói rất hùng hồn nhưng tránh tiệt không nói là tranh có đẹp không, hay cũng thấy xấu như ông thứ nhất.

Cách của Nguyễn Chí Hoan, dù có nhiều chữ hơn, xét cho cùng cũng như cách của Nam Anh, là đi tắt đón đầu gây ấn tượng với người đọc, còn đóng góp cho cái nhìn về tác phẩm thì hoàn toàn không.

7:37 Sunday,18.3.2012

Đăng bởi:  Nam Anh

Đọc bài viết này xong ko hiểu Giỏ Mây dành cho bao phút để xem? Cái tác phẩm Gà trống là h/a người đàn ông bế con có chú mèo đi bên cạnh. Ko phải chú lợn như Giỏ Mây nói.
Còn cách lập luận thì lúc nói nhờ tạo hình vui mắt, lúc nói do cái tên tít hay chứ tác phẩm ko có gì. Rồi ko có điều gì khác sau khi xem. Tớ đọc xong ko hiểu gì cả. ;))

8:16 Saturday,17.3.2012

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Nào! Cho tớ bênh hai ông anh tí nhé. Xin viết một mạch, nếu có gì sơ xuất xin được lượng thứ.
Nghệ thuật, nhất là những tác phẩm nghệ thuật bám lấy chủ đề đời sống thường sẽ được người xem đón nhận một cách rất đa dạng. Bởi trải nghiệm cuộc sống của mỗi người xem khác nhau nên khi đứng trước một tác phẩm sẽ có những "giải mã", cảm nhận và liên tưởng khác nhau.
Tôi nhớ lại chuyến thực tập trên Quản Bạ, Hà Giang khi mình còn là sinh viên năm thứ 3. Điều mà tôi "ấn tượng" nhất trong phiên chợ vùng cao không phải là váy áo thổ cẩm, không phải là những con lợn, con chó đem bán được buộc dây chéo qua ngực, mà là sự xâm chiếm của hàng nhựa Tàu, của vải vóc và áo phông từ miền xuôi. Thất vọng tràn trề khi nhìn những tà váy thổ cẩm thiếu nữ bị màu xanh phản quang chói lọi của ủng nhựa Tàu nuốt chửng. Đời sống người dân tộc bây giờ là thế. Văn hóa đang bị xâm thực bởi công nghệ, sản phẩm tiêu dùng hiện đại. Phạm Thái Bình lựa chọn đề tài dân tộc (không biết có phải vì anh quê gốc cửa khẩu Lạng Sơn không) giống như nhiều thầy giáo, sinh viên trong trường khác đã chọn đề tài dễ luộc (và phát ngán này). Nhưng bản lĩnh của củ nghệ này thể hiện ở chỗ anh vẫn tìm ra được cái mới, cái khác khi dấn vào một đề tài đã quá nhiều người làm. Bởi câu chuyện mà anh phản ảnh trong các tác phẩm thể hiện những biến chuyển mới trong đời sống của đối tượng được phản ảnh.
Nói thật lòng, khi mới bước vào phòng triển lãm, tôi hơi băn khoăn về lượng và cách bài trí các tác phẩm. Có vẻ hơi chật và nhộn nhạo. Liệu tác giả có tiếc công làm mà bày hơi tham không. Nhưng khi tìm hiểu kỹ nội dung trong các tác phẩm, tôi lại thấy cảnh chật chội, nhộn nhạo trong cách trưng bày lại có tác dụng riêng của nó. Đời sống người vùng cao bây giờ thực sự cũng nhộn nhạo thế, không giống tí nào cảnh xúng xính váy hoa, hay núi rừng mơ mộng vốn hay được thấy trong các gallery hàng chợ hay các triển lãm cúng cụ "chán chẳng buồn xem".
Lấy lại ví dụ tác phẩm "Gà trống" và nói theo cách cảm nhận của tôi nhé: Chuyện ông bố đơn thân gà trống nuôi con thì không phải lạ. Người miền xuôi có cảnh đó thì người miền ngược chắc cũng lẻ tẻ có cảnh đó. Nhưng dường như ở đây tác giả không ngẫu hứng tả một cá nhân đơn lẻ mà làm tác phẩm này khi thấy một hiện tượng (hoặc mầm mống của một hiện tương) có nguy cơ trở nên phổ biến. Sự giao lưu kinh tế xuyên vùng miền, xuyên đường biên khiến mô hình hôn nhân của người dân tộc đang bị thách thức. Rồi thì chuyện các bà mẹ bỏ chồng xuống xuôi, bỏ con vượt biên hành nghề này nọ ngày càng được nhắc đến nhiều hơn xưa... Cũng có khi tác giả chẳng nghĩ như tôi. Nhưng tác phẩm có quyền gợi chuyện như vậy, và tôi - một người xem, có quyền liên hệ đến những vấn đề như vậy. Thế là hay rồi.
Về triển lãm của anh Nguyễn Thế Sơn, thú thật tôi cũng không hiểu lắm về tác dụng của việc mô hình hoá các bức ảnh nên không thể bênh anh trong điểm này. Nhưng về nội dung các bức ảnh, xin kể một câu chuyện nhỏ: Trong buổi khai mạc, vợ tôi - một người ngoài nghề, có thắc mắc (xin đăng nguyên văn như thế này): "Anh ơi, sao nhiếp ảnh gì mà lại chụp choẹt một phát nguyên cái nhà là xong." Tôi phải giải thích với vợ tôi một cách nôm na dễ hiểu (xin đăng không nguyên văn như thế này): Ví dụ em thấy các bác nhiếp ảnh gia ngày xưa không? Các bác ấy về nông thôn chụp ảnh đồng lúa vàng, các cô thôn nữ hăng say gặt hái, mồ hôi ướt áo... các chàng trai lực điền thì lái máy cày... và thế là ta có nhiều bức ảnh đẹp để đời. Cái loại ảnh đó tạm gọi là "bài ca lao động". Anh Sơn bây giờ cũng vác máy ảnh về cánh đồng xưa, nhưng đất thổ canh giờ đã thành thổ cư, nhà cao tầng, karaoke.. thôn nữ đời mới bây giờ không còn gặt hái nữa mà giống trong bức ảnh ở góc trong kia, họ đang ngồi trong ánh đèn hồng, túc trực để được điều động lên các phòng karaoke. Họ cũng đang hăng say lao động, mồ hôi ướt váy... Các chàng trai lực điền thì xếp xe máy, bảo vệ vòng ngoài... Vậy thì ảnh này cũng là "bài ca lao động" nhưng có hơi thở đương đại, có quan sát riêng của người chụp. Thế là hay rồi.
Túm lại, triển lãm của anh Bình, anh Sơn, có thể gây hụt hẫng cho Giỏ Mây, có thể làm tôi khoái trá và có thể làm người nào khác sướng rơi lệ. Chất lượng của tác phẩm, lại một lần nữa được chứng minh, rất phụ thuộc vào cái "duyên" của nó với từng người xem cụ thể. Bởi vậy cái quan trọng của người nghệ sĩ (theo tôi) là cứ làm theo hiểu biết của mình, không phải chiều lòng đám đông nào cả. Trước sau gì sẽ tìm được tri kỷ thôi.
Cám ơn bạn Giỏ Mây về cảm nhận của bạn và mong bạn không nghĩ rằng tôi đang cố gắng phủ nhận bạn. Chúc vui.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả