Gẫm & Bình

Đứa trẻ nghệ thuật Việt Nam nên lớn lên theo hướng nào?
Bài 2: Lớn lên để thành quân tử phương Đông

(Phần này là tiếp theo phần trước, với quan điểm 1, đại khái “nghệ thuật Việt Nam như đứa trẻ sơ sinh, nên cần làm rõ và tận dụng những giá trị trẻ thơ của nó…”. Hình minh họa do Soi lấy từ internet, như trong bài này là của Mr. Fish.) 2 – Quan điểm thứ […]

Ý kiến - Thảo luận

14:53 Sunday,29.4.2012

Đăng bởi:  mih

MR. TÙNG
Nghe bác giới thiệu Phùng Hữu Lan – vào tra ngay – thấy nhân vật này có ý tưởng: Cảnh giới thiên địa - con người hiểu được ý nghĩa của con người đối với vũ trụ, biết sống hợp nhất với vũ trụ . Triết lý này hay – có thể coi là mục tiêu cực đỉnh của con người từ thời Lão tử - tuy nhiên giờ này vẫn chưa hiện thực hóa tới!

Hãy bàn ở thì hiện tại –không chậm như đánh giá của bác – tôi thấy trong vòng 1 thập kỉ tới, khi thế hệ 2k trưởng thành, họ tự thấy mình là công dân thế giới, và việc cần 10’ tại sao phải làm đến 15’ – mọi ranh giới của đông tây sẽ tự động xóa nhòa – rồi dần dần biến mất – bởi tất cả toàn dân đều uống từ nguồn Google mà ra – cái này thì các cụ đã đúng – thế giới đại đồng – mỗi người thực sự có cơ hội ngang nhau (tất nhiên bình đẳng mà không bình quân) – thế thì làm gì còn khái niệm đông tây phát triển qua 2 hay 3 giai đoạn … Đó là xu hướng logic tự nhiên mà thôi – không cần thiết phải nghiền ngẫm quá nhiều kinh sách làm gì (- trừ khi là sở thích cá nhân).

19:06 Saturday,28.4.2012

Đăng bởi:  pho duc tung

Bạn Min
Mình không có ý giữ bình cũ, nhưng bình mới không chỉ có một. Phùng Hữu Lan nói không sai. Tây học có 3 thời kỳ, cổ đại, trung đại, cận hiện đại. Trong khi đó Đông học chỉ có 2 thời đầu. Thời cận đại mới manh nha, còn hiện đại thì gần như chưa bước vào. Trung Quốc còn như vậy, huống hồ ta. Bình cũ phải bỏ vì rượu mới quá nhiều, không chứa nổi trong bình cũ. Còn nếu chưa có rượu mới thì đập bình có nghĩa gì. Tây đại tới thời hiện đại phải mất mấy trăm năm, trải qua cận đại rất lâu dài. Ta cũng có thể đi nhanh hơn, vì đi sau, nhưng bảo 10 năm đã trưởng thành e không được. Thời đại mới có vấn đề mới, giống như dòng sông lớn phải vượt qua. Phật nói, đạo như sông Hằng, vốn chỉ một, nhưng mỗi loài có cách khác nhau để qua sông. Thời cận đại và hiện đại cần phải đến với Á Đông, nhưng giải pháp e không thể giống phương Tây được.

18:10 Saturday,28.4.2012

Đăng bởi:  mih

Có khi bác Tùng lại hiểu sai ý tôi rồi – không phải là phục tây hay muốn được như tây – mà vấn đề - chính người Trung Hoa hiện đại cũng đang cảm thấy phiền vì cái gánh nặng lịch sử văn hóa 5k năm đang đè lên họ.

Màn trình diễn buông rơi cái bình cổ của của bác Ai – không hẳn là phủ nhận quá khứ - mà đối với hiện tại huy hoàng của thời đại này – một trong những đỉnh văn minh - có thể (nên) cho phép đặt cái gánh nặng của quá khứ xuống ( đặc biệt với lĩnh vực tiên phong như nghệ thuật) - và đi tiếp (nhìn theo một cách khác ) – giống như qua sông thì trèo lên bờ đi tiếp chứ ai lại quý cái thuyền giúp mình vượt sông mà đội cả cái thuyền lên đầu đi tiếp bao giờ ? Tôi lại muốn nhấn mạnh – nghệ thuật là con đường thăng hoa đột biến – chứ không hẳn là con đường tu tập nghiên cứu mà thành!

Buông bỏ - có thể hiểu - như là một giây phút đốn ngộ lóe sáng trong thời gian đằng đẵng - để thấy mình được “nhân chi sơ” chứ không phải là một người trưởng thành đã bị đời làm cho tan nát “nước mắt chảy ròng ròng”: “Núi Thái Sơn sắp đổ, cột trụ nhà sắp gẫy, kẻ triết nhân sắp tàn”? (Trích nguyên của bác Tư …).
Tôi đánh giá cái tâm đắc của bác rất tốt trong lĩnh vực học thuật – nhất là văn học sử - nhưng việc áp dụng nền tảng theo lối phương đông phương tây trong quá trình công nghệ thông tin quá chóng mặt như thế này vào nghệ thuật đương đại – liệu có bị lạc hậu ?
(Xin lưu ý bác là đối với thế hệ 9x có đọc Wiki thì cụ Khổng chỉ là một triết nhân cổ đại, không khác gì Socrate … của bác.)

9:54 Saturday,28.4.2012

Đăng bởi:  Ma đưa lối, quỷ đưa đường

Bác/chú/cô/anh/chị/em Vũ Hải thân mến,

Nếu không "đạt giá trị trên bình diện quốc tế", thì Việt Nam nói chung và nghệ sĩ Việt Nam nói riêng, vẫn là zê-rô trên bản đồ nghệ thuật thế giới, vẫn thực sự là "tội nghiệp, yếm thế", vẫn thi thoảng được đọc các bài viết của mấy ông bà Tây ba vạ phán về mỹ thuật Việt Nam theo kiểu thực dân mới, chứ không chỉ "nghe" như vậy thôi đâu.

Khi Bác/chú/cô/anh/chị/em viết "tranh mà đẹp khắc có người từ châu lục khác tới vét mua bằng hết," thì có nghĩa là tranh đã bắt đầu đạt tầm quốc tế rồi đó. Vả chăng, thế nào là "đẹp"? Vì Tây nó mua nhiều chăng? Mắt Tây xanh nên nó sáng thế à? "" mua như thế nào, mua với giá 1000 USD hay 15000 USD một bức tranh cỡ 1m x 1.2 m?

Đã là nghệ sĩ thực sự thì chắc ai cũng có một độ ung dung tự tại nhất định (Nghệ thuật là việc của người quân tử mà!). Nếu đã chọn được con đường của mình thì khỏi lo cạnh tranh với ai bởi không ai có thể đi được con đường của ta, trừ chính bản thân ta.

9:18 Saturday,28.4.2012

Đăng bởi:  Vũ Hải

Đồng ý hoàn toàn với "Ma đưa lối", trừ tiêu chuẩn "phải đạt giá trị trên bình diện quốc tế". Cái tiêu chuẩn đó nghe tội nghiệp, yếm thế.
Họa sĩ Việt Nam cũng chính vì cứ nhoi ra biển lớn quốc tế, nên trên sông nhà thì chưa thành cá lớn, mà ngoài biển lớn thì chưa được mức cá con.
Cứ ung dung tự tại thích vẽ gì thì vẽ, nghĩ cho sâu, không cạnh tranh ai, tranh mà đẹp khắc có người từ châu lục khác tới vét mua bằng hết.

9:13 Saturday,28.4.2012

Đăng bởi:  Ma đưa lối, quỷ đưa đường


Ma đưa lối, quỷ đưa đường,
Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi.

(Nguyễn Du - Truyện Kiều)

Vấn đề của nghệ thuật nói chung, và hội hoạ nói riêng, không phải là cố mà thành Tây hay thành Đông, mà là phải có cái riêng của cá nhân nghệ sĩ, nhưng cái riêng đó phải đạt giá trị trên bình diện quốc tế.

Giả dụ, ngày mai toàn bộ nền nghệ thuật (âm nhạc, hội họa, v.v.) của Việt Nam biến mất thì nền nghệ thuật thế giới liệu có bị ảnh hưởng gì không, hay chỉ có "làng nghệ" Việt Nam buồn với nhau? Vị trí của Việt Nam trên bản đồ nghệ thuật quốc tế ở đâu?

Nghệ thuật không có hướng hay đường chung. Mỗi cá nhân chọn con đường đi phù hợp với chính mình. Con đường đó hướng sang Đông hay Tây không quan trọng. Cái quan trọng là nó phải đưa nghệ sĩ đạt tới vị trí số 1. Còn đạt được hay không thì là chuyện khác.

Nếu chọn đúng đường (phần nhiều do Trời mách) thì may. Còn nếu đi nhầm đường (mà vẫn không biết là mình nhầm) thì ráng mà chịu.

22:34 Friday,27.4.2012

Đăng bởi:  phó đức tùng

Các bạn thân mến,
mình cũng biết việc trích dẫn cổ nhân thường gây phản ứng. Mình cũng không định nói chúng ta cần phải học theo Nho giáo hay tuân theo những phong tục mà nay nhiều người coi là Hủ tục. Mình chỉ muốn nói rằng,một nền nghệ thuật tất có nền tảng văn hóa của nó, mà người nghệ sỹ với tài năng cá nhân chỉ có thể vùng vẫy trong một phạm vi nhất định, vì thế mới có khái niệm nghệ thuật Việt Nam hay nghệ thuật Á đông. Nền tảng văn hóa này được tích lũy hàng ngàn năm, thông qua giáo dục, phong tục, tín ngưỡng v.v. chứ không chỉ thông qua việc học kinh sách. Rõ ràng là các nước Á Đông hiện nay bị ảnh hưởng lớn của Nho giáo, kể cả những người chưa từng đọc một tài liệu gì về giáo lý này, điều đó không phải phát kiến của tôi. Vì thế, dù đọc khổng tử hay không, cái quan niệm "văn dĩ tải đạo" khó có thể hoàn toàn thoát khỏi tâm trí của nhiều người. Phân tích cách nghĩ của mình từ đâu mà ra là định hướng hữu ích cho việc ta nên làm gì với văn hóa đó. Tôi đã từng 15 năm ở Tây, học các loại tư tưởng, phong tục của Tây từ thời trẻ và cuối cùng rút ra được bài học là những kiến thức đó vẫn là phía ngoài, không thay đổi được cái gọi là di truyền văn hóa Á Đông. Tất nhiên có nhiều người có khả năng tây hóa hơn tôi, nhưng theo kinh nghiệm cá nhân của tôi thì đó là số ít. Không phải mình không phục tây, không muốn được như tây, nhưng thực sự khó có thể thành tây được các bạn ạ.

16:53 Friday,27.4.2012

Đăng bởi:  mih

Bác Tùng ôn cũ tri tân dài dòng quá - tóm lại là đứa trẻ đã đi học vỡ lòng với Sư phụ Khổng ngót ngàn năm, chuyển qua nghiên cứu cùng Giáo sư Gô-loa khoảng trăm năm, rồi làm luận văn với Viện sĩ hàn lâm Nga la tư mấy chục năm, đến giờ bị thả ra bể Đông, tự bơi không phương hướng giữa chằng chịt sóng vệ tinh toàn cầu - thế là trôi nổi không biết bấu víu vào đâu, có khi sắp chết chìm cũng nên, bác ngồi đấy mà định hướng! Nghệ thuật thiên biến giống đời sống, tưởng thế này nó lại ra thế khác, dùng cảm xúc để phân tích thì èo ọt ... mà dùng lí trí để ép buộc lại càng xa "chân lí", vả chăng bây giờ là thời đỉnh của công nghệ - vẻ đẹp phải là cái Iphone Ipad hay cái tàu con thoi kìa - vị trí hiện tại của các bác nghệ sĩ có lẽ đang nằm trong tay mấy bác buôn tranh và mấy bác đấu giá, chả danh giá gì lắm đâu....thôi thì... "Tiền bất kiến cổ nhân, Hậu bất kiến lai giả " - dịch theo tiêu chuẩn đương đại là sống gấp lên thôi- vì chẳng thể tiên đoán được điều gì đâu!

14:08 Friday,27.4.2012

Đăng bởi:  Quân tử nhất ngôn

"Lớn lên thành người quân tử phương Đông."

Tra Wikipedia thấy 9 tiêu chuẩn của người quân tử và 8 bậc thang cho hành động của người quân tử, cóp nguyên xi ra đây:

9 tiêu chuẩn của người quân tử:

1- Con mắt tinh anh để nhìn rõ vạn vật.
2 - Thính giác tinh tường để nghe rõ vạn vật.
3 - Sắc mặt luôn ôn hòa.
4 - Tướng mạo luôn được giữ cho khiêm cung (cẩn trọng, cung kính với người trên; thân ái, hòa đồng với người dưới)
5 - Lời nói luôn giữ bề trung thực.
6 - Hành động phải luôn cẩn trọng.
7 - Có điều nghi hoặc phải luôn hỏi han để làm cho rõ.
8 - Kiềm chế: khi nóng giận phải nghĩ đến hoạn nạn có thể xảy ra, không giận quá mất khôn.
9 - Thấy lợi phải luôn nghĩ đến nghĩa, không vì lợi mà quên nghĩa, có quyền lợi chính đáng phải biết nghĩ đến người khác (lộc bất tận hưởng).

8 bậc thang hành động của người quân tử:

1 - Cách vật: luôn tiếp xúc, nghiên cứu kỹ sự vật, sự việc để nhận rõ thực chất, phải trái.
2 - Trí tri: luôn ngẫm nghĩ để thấu hiểu điều mình đã nhận thức được.
3 - Thành ý: luôn chân thật, không dối người và cũng không dối mình.
4 - Chính tâm: luôn suy nghĩ, hành động ngay thẳng, chính trực và làm chủ bản thân mình.
5 - Tu thân: luôn nghiêm khắc với bản thân mình, sửa chữa những thiếu sót, không bảo thủ để nhận rõ sai sót nhằm hoàn thiện bản thân.
6 - Tề gia: làm cho gia đình mình tốt đẹp, tề chỉnh, có nề nếp, gia phong.
7 - Trị quốc: lo toan việc nước, cai trị đất nước cho có kỷ cương, phép nước.
8 - Bình thiên hạ: khiến cho thiên hạ thái bình, lòng người quy thuận.

Làm người quân tử theo các tiêu chuẩn và nấc thang phong kiến hủ bại như trên xem chừng còn khó hơn làm con người mới xã hội chủ nghĩa.

Nước Việt ngày hôm nay có ai đáng mặt làm người quân tử?

12:05 Friday,27.4.2012

Đăng bởi:  Trịnh Minh Tiến

Cám ơn bài viết của anh Phó Đức Tùng. Những suy tư của anh rất đáng để những nghệ sĩ trẻ nghiền ngẫm học hỏi. Chờ mong bài tiếp theo của anh.
Thêm một chia sẻ với mọi người,tôi nghĩ là có những cái căn bản như hình thức và nội dung:
Những hình thức của hội họa với các trường phái cực thực, biểu hiện, trừu tượng, hiện thực...hay sắp đặt trình diễn videoart...chỉ là hình thức biểu đạt không hơn không kém không phải vì nó đã có mà ta không dùng quan trọng dùng thế nào để nó đưa ta đi xa nhất trên con đường đấy ta mới có thể biết chỗ nào nên rẽ lên dừng dược. Cái này người ta đã dày công gây dựng mình là những người đi sau nên học hỏi bổ xung và tự nâng cao cho mình. Mỗi cái đều có hay, có dở vấn đề là người nghệ sĩ chọn cái gì cho phù hợp với mình phát huy hết khả năng của mình thì làm. Nhưng nên có một tâm hướng cởi mở tránh bảo thủ định kiến thì sẽ biết mình cần gì.
Với nội dung ( bao hàm tư tưởng vốn sống...độ nhận thức mỗi người) thì nó quyết định hình thức cái này em không dám lạm bàn mỗi người có nhận thức cao thấp khác nhau mà nội dung quyết định hình thức hay hình thức quyết định nội dung. Đó là sự tựlựa chọn.
Có một điều tôi nghĩ nói đến Trung, Nhật, Hàn ...ta cũng phải thấy một điều xã hội và sự phát triển của kinh tế cũng là nền tảng quan trọng cho nghệ thuật,văn hóa đi lên bởi nó là sự giao thương trao đổi có đào thải cạnh tranh Có người đủ tiền mua có người sẵn hàng bán.Bấy lâu mọi người vẫn nói là ở Việt Nam không có thị trường là đúng cái này cần khuyến khích phát triển.Các Đại Họa nhà ta hay kêu là vì sao có người bán cây chơi đá hàng tỷ đồng mà không mua nổi bức tranh bởi nó có thị trường riêng mua đi bán lại nên nó đẩy giá lên. Quay trở lại mỹ thuật Việt Nam chỉ thấy chộp giật dẫm chân nhau làm hàng nhái hàng giả người mua sợ không dám mua, mua xong về lại không bán được sưu tập đầu tư có thể bét 5 năm 10 năm thấy họa sĩ phát triển tranh pháo tăng giá... nhà sưu tầm cũng vui mua nhiều hơn chứ nó không xuống mà vẫn vậy thì chán. Còn những người mua vì yêu thích không bàn ở đây.Nói nhìu ai cũng biết cũng nhàm nhưng vẫn nên nói để nghĩ và làm khác, làm tốt hơn thì tôi nghĩ cứ nên nói.Việc tạo lập thị trường trong nước là rất quan trọng cần làm ngay. Thế hệ đổi mới giờ cũng 50 - 60.Ai như thế nào chắc cũng không cần nói và phán xét làm gì. Ai cũng xong phận người đấy. Vậy ngẫm ra một nền mỹ thuật Việt Nam phát triển sánh tầm thế giới chắc cũng mất 20 - 30 năm nữa là cái chắc chưa kể với tư duy của những người dẫn dắt ăn sổi ở thì, xã hội bát nháo, đầy rẫy định kiến hẹp hòi... không chịu hy sinh chỉ lo bòn rút làm phung phí của cải đẩy nợ nần lên đầu con cháu thì khó có thể ngóc đầu lên được, chứ chưa nói đến 20 - 30 năm.
Điều có thể nghĩ được gần nhất là ai có tâm có tầm thì tự thân vận động,lấy kiên định theo sự đam mê của mình làm đầu thì tất sẽ gặt hái thành quả. Thời điểm này quả sẽ là một cuộc thanh lọc, thay máu để đi tiếp đây .
Nói thực tế là thế nhưng tôi vẫn có dự cảm tốt về một chu kì mới. Một cơn bão sắp đến, nó không gào thét mà từ từ nuốt trọn tất cả! Chúc anh em nghệ sĩ luôn vui khỏe chiến đấu hết mình nhá.

11:59 Friday,27.4.2012

Đăng bởi:  Learning Animal

1)
"...nhưng zù zì cái không khí tự do dân chủ chí ít là trong nghệ thuật và phê bình nghệ thuật của họ cũng đáng để dân làng ta trẻ làng ta kính ngưỡng và biết rằng đó có thể mới là 1 trong những điều kiện để trẻ-có-khiếu lớn lên thành người-có-tài, phải không chú." (Trích Em-co-y-kien)

Hoàn toàn đúng!

Chừng nào còn phải "xin phép" chính quyền mới được triển lãm, chừng nào tác phẩm bày ra rồi lại bị gỡ, chừng nào triển lãm vừa khai mạc hôm trước hôm sau đã buộc phải "dẹp tiệm" vì "nhạy cảm", thì nghệ thuật Việt Nam sẽ vẫn còn là đứa trẻ để cho người ta vắt mũi.

2-
"Một con rùa thiêng sống vạn năm, có thể có thời thơ ấu ngàn năm, trong khi một con thiêu thân lớn lên rồi chết trong một ngày. Không ai thực sự có thể nói việc phát triển chậm hay nhanh là tốt.." (Trích Phó Đức Tùng)

Chuyện rùa sống lâu hàng ngàn năm chỉ là huyền thoại. Tuổi thọ của rùa cũng tương tự như người. Con rùa sống lâu nhất mà khoa học ghi nhận được là con rùa Tu'i Malila (1777 - 1965) của hoàng gia Tonga, thọ 188 tuổi. Con vật sống lâu nhất không phải là con rùa mà là con cá chép Hanako (1751-1977) ở Nhật Bản, thọ 226 tuổi.

Vòng đời của con thiêu thân cũng có hai giai đoạn, "trẻ con" và "người lớn". "Thời thơ ấu" của con thiêu thân - giai đoạn nhộng - kéo dài khoảng 1 năm trong nước ngọt, thời "người lớn" của nó - giai đoạn trưởng thành - kéo dài từ vài phút tới vài ngày, tùy loại.

9:10 Friday,27.4.2012

Đăng bởi:  N.H Phương Lan

Em-có-ý-kiến hoặc là do đọc ẩu, hoặc là do cố ý mà hiểu sai ý của người viết. Lối bắt bẻ của bạn lâu nay mình để ý, thấy cũng có khi thông minh, nhưng nói chung là kiểu bắt bẻ vặt vãnh, không làm cho các cuộc thảo luận trên Soi tiến đi xa được.
Theo mình hiểu, Phó Đức Tùng đưa ra hai quan điểm về nghệ thuật Việt Nam, và hai hướng giải quyết.
1. Nếu nghệ thuật VN thích coi mình ú ớ như trẻ sơ sinh mãi (mà thực sự cũng sơ sinh lắm cơ) thì nên ú ớ cho nó thật ú ớ vào. Người ta thích con nít thật, không thích con nít giả vờ.
2. Còn nếu muốn lớn lên cho bằng anh bằng chị thì cần lớn cho đúng cách, và nên chọn hướng lớn nào thích hợp, Đông hay Tây. Đông là gì và Tây là gì, cần phải biết rồi mới chọn được.
Tôi thấy bài viết rất hay và mong được đọc tiếp các phần sau của Phó Đức Tùng.
Mong bạn Em-có-ý-kiến đừng đùa giỡn không đúng chỗ, bắt bẻ lăng nhăng làm loãng mọi việc đi.

8:35 Friday,27.4.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Chú Tùng bảo: "...phương Đông…hiền triết sâu sắc....khi trí tuệ mẫn tiệp, sâu sắc thì làm gì cũng sẽ có nội hàm đáng kể, giống như SOCRATE có thể ngày nào cũng ngồi..."

Ối, chú ơi, chú đang bàn về phương ĐÔNG quê ta sao bỗng zưng chú tung ra điển hình ví dụ 1 cụ TÂY rõ rành người xứ Hy-La chăng?

Ban-căng ghê quá!


Chú Tùng lại thêm: "...Nói chung, với phương Đông, quá trình phát triển nghệ thuật là quá trình tự trau dồi của nghệ sỹ... Tri chỉ nhi hậu hữu định, định nhi hậu năng tĩnh, tĩnh nhi hậu năng an, an nhi hậu năng lự, lự nhi hậu năng đắc...nghĩa là việc ĐẠT được thành quả đáng giá là do tư lự, suy nghĩ nội tại, KHÔNG PHẢI HỌC TỪ BÊN NGOÀI..."

Oái, khoái nhề, theo xã thuyết này thì chúng cháu cứ tự học là được, và ngay từ hôm nay chúng cháu cứ bát-tiết-bỏ-giờ-lờ-cô-thầy thoải-con-gà-mái (hay chí ít cũng là lảng đi những bài zảng liên can đến bọn TÂY mũi không tẹt), chủ nhỉ?

Hỉ-hả ghê gớm !

Chú Tùng đúc rút: "...có thể nói ĐA SỐ tác phẩm NGHỆ THUẬT Á ĐÔNG mang xu hướng BIỂU HIỆN..."

Phiền thật, cái ý này không rõ chú zựa vào sách xưa nào hay trích ngang của bậc thầy nào hay chú tự nội suy ra nhưng quả thực rằng thì là điều ni trái ý với bộ záo trình lịch sử mỹ thuật trường chúng cháu đã hun đúc và nhồi cho chúng cháu zồi, chú ạ.

Náo-zạ ghê gớm !

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả