Bàn luận

PHƯƠNG LINH: Chắc chắn anh đã hiểu sai ý tôi

(SOI: Đây là cmt của nghệ sĩ Nguyễn Phương Linh trong bài “To be (ác) or not to be” của bạn Lê Hà. Soi xin được cắt thành một bài riêng để bạn đọc tiện theo dõi và để cho ý kiến của mọi người đều được công bằng. Cảm ơn nghệ sĩ Phương Linh về […]

Ý kiến - Thảo luận

0:53 Monday,23.6.2014

Đăng bởi:  tetekh

Có 2 thể loại quyền (và trong số nhiều người, ng ta chia làm hai phe là chủ yếu):
1 phe cho rằng, quyền là tự thân nó có, nếu nó gắn với sinh tồn thì quyền đó vô địch, miễn đụng đến, dù anh là ai, cao cấp cỡ nào đi nữa. Phe này tuyên bố cấm đụng đến tánh mạng, nó giết 1 chục người, ăn thịt đồng loại, phạm tội kiểu j đi nữa thì cũng là mạng sống con người, không đc tử hình, chỉ đc giam lại mà thôi.
1 phe khác cho rằng, con người sống trong xã hội. Quyền con người to thì quyền của cộng đồng còn lại cũng to, quyền của đất nước cũng to, nên nếu vì lợi ích cộng đồng, công lý xã hội chúng tôi có quyền tước bỏ quyền của cá nhân anh. Với người phe này thì bắn bỏ 1 thằng nếu bị kết án tử hình cũng là bình thường vì nó hợp "công lý".
PL VN, thể chế VN đang theo cách này, đa phần "người mình" cũng theo cách này nên dù ấm ức với cái ý tưởng tồi của cô Họa sĩ (?) trên nhưng khi đọc đến phần sau thì tôi ko ấm ức nữa, mà trở nên bình thường: "...chắc chắn anh còn chưa đọc cả bản chú thích tác phẩm mà tôi viết, nên cũng chắc chắn là anh đã hiểu sai nhiều về ý đồ của tôi..."
Đại khái là tôi hiểu, vì cô ấy có ý tưởng tốt, nghệ thuật j j ấy, nên việc cô ấy cảm thấy mình có quyền cưa ngang các bộ phận sinh dưỡng của cây để bà con chiêm nghiệm là điều đúng đắn.
Nhớ mấy bận trước, đọc mấy truyện cũ của ông Nguyễn Tuân, ông có kể về cái nghề chặt đầu. Nghe đâu nhiều thủ thuật lắm, trong số ấy có thủ thuật chặt nhưng ko đứt hết, mà còn dính chút da chút thịt cho đầu nó tòn ten. Thị uy mà, bởi người ta "có quyền" thì người ta làm thế, đừng có xoắn!
ps: gửi cô "Họa sĩ", không biết cô có xót cái cây và thực là muốn nó sống tiếp hay không? Nếu có thì lần sau cô hỏi thử mấy ông hay nghịch cây, nghịch đất xem có cách nào mà cắt ngang thân, trưng 5 ngày nó vẫn sống không? Viện vào cái cớ là cây Mò cua nhiều nhựa nên nó sống dai thì ngô nghê quá.
Cá nhân tôi mách nhỏ cô 1 ý là phần thân đem triển lãm, cô đối xử với nó như là giâm cành vậy: cô ngâm gốc vào thau nước sạch (đừng phân thuốc chi cả) để nó hút nước giữ ẩm. Với phần trên thì cô tháo khớp các cành có lá (cắt hết) để tránh cây mất nước, sau đó cô ráp lại để đạt hiệu quả cây "nguyên con" như mong muốn triển lãm. Chỗ ráp muốn tự nhiên thì với 502 và ít mạt cưa, bụi nhang, đất, tí màu thì không ai nhận ra cây bị cắt đâu. Trong những ngày triễn lãm, cô nên phun sương giữ ẩm cho phần thân cần nó sống. Sau triển lãm, xử lý phần thân như với cành giâm, nguyên tắc là nóng, ẩm để kích rễ và mọi thứ phải sạch để ko thối.
<= quá sức nhiêu khê nhỉ, đúng là đầu đất, thích nghịch đất nên kể lắm chuyện nó dài dòng.
Mong cô cứ sáng tạo thật nhiều, và không phải gánh gạch đá về nhà xây bồn trồng cây.
Thân!

16:09 Wednesday,30.6.2010

Đăng bởi:  Lê Hà

Thật xấu hổ các bạn ạ. Giả sử đây là một cuộc đối thoại trong một workshop của Tây thì mọi chuyện đã khác rồi, không có chuyện giả điên lù mù nói chuyện nọ xọ chuyện kia để né tránh vấn đề.

15:04 Wednesday,30.6.2010

Đăng bởi:  Nguyễn

Tôi cũng tán thành quan điểm của bạn Lê Hà, cho nên lần sau bạn Linh rút kinh nghiệm, thuê 2 anh công nhân chặt sẵn cái cây rồi trả tiền cho các anh ấy như bạn Hà đi mua trứng về chén ấy. Nhanh, sạch, và nhân đạo.

Thân ái.

6:37 Wednesday,30.6.2010

Đăng bởi:  Lê Hà

Với bạn Nguyễn, xin đọc cái cmt tôi viết cho bạn Sophie ở bài 7 thú vị và 1 đề nghị. Bảo vệ môi trường không có nghĩa là không ăn thịt động thực vật (thiết nghĩ nếu có thời gian bạn cũng nên đọc thêm một chút về cái gọi là cân bằng sinh thái), nhưng ăn và hành hạ là hai việc khác nhau hoàn toàn. Tôi ăn trứng vịt lộn nhưng tôi không moi con vịt con trong quả trứng ra và rủ mọi người quan sát nó trút những hơi thở cuối. Cho nên nếu các bạn thấy trò này vui thì sắp tới nên ra bên hông vườn Bách Thảo, thường xuyên có installation kiểu Phương Linh đấy: vặt sạch lông chim cút, chim sẻ và để chúng run rảy chờ cái chết. Quan niệm thế nào là ác thì không thể thuyết phục nhau được. Thí dụ như kẻ giết người sẽ quan niệm về "ác" khác kẻ không giết người. Túm lại tôi thấy tác phẩm của Phương Linh là man rợ, và không tranh cãi nữa, còn các bạn cứ tha hồ mà ngắm mà khen cái tác phẩm chặt cây "cho cái tôi to tướng" của người nghệ sĩ. Ngoài ra đã tự cho mình là nghệ sĩ thì cũng phải tập sống chung với ý kiến phản biện, quan điểm khác mình đi là vừa. Có thời gian rảnh rỗi nữa thì vào mạng mà xem bọn Tây nó chỉ trích Damien Hirst thế nào. Muốn được thế giới công nhận, luôn mồm uất ức vì tranh mình vẽ chẳng thua gì tranh Tàu, mà sao bọn nó bán được cả chục triệu đô còn mình thì không, mà cứ chỉ biết một lũ rúc vào với nhau, tự khen tự sướng như thế thì đừng có trách ai hết. Chúc vui.

23:26 Tuesday,29.6.2010

Đăng bởi:  Nguyễn

Đọc comment của bạn Lê Hà tôi chợt hình dung lại câu nói "Hòn đất mà biết nói năng, thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn". Tất nhiên là hòn đất chẳng thể nói được, và may mắn hơn là cái cây càng không thể nói được.

Cũng thật hiếm hoi khi gặp được người có trái tim nhân hậu và tâm hồn nhạy cảm như bạn Lê Hà. Nhưng phải nói thật là tôi thấy bạn biện luận cho lý lẽ "nhẫn tâm, ác động, ích kỷ" của việc giết hai cây hoa sữa chưa được chặt chẽ. Ở chỗ nào? Tôi sẽ chỉ cho bạn thấy.

Thứ nhất tôi phải khẳng định lợn sinh ra không phải để cho ta ăn thịt, cũng như mọi loài sinh vật khác, chúng sinh ra là để sống và giữ vai trò cân bằng trong đại sinh thái trái đất này (xin nhắc lại là sinh vật nhé, không bạn lại lôi xe máy hay bao cao su vào thì toi). Việc bạn cho rằng lợn sinh ra để ăn dựa trên thống kê chỉ là hành động đánh tráo khái niệm của trẻ con. Ăn thịt lợn là ý muốn chủ quan của con người, chứ không phải nhiệm vụ của tự nhiên giao cho loài lợn là born to be killed. Cũng giống như loài người hình thành là do sự biến đổi của điều kiện tự nhiên, chứ không phải loài người sinh ra đã được chọn để làm chủ trái đất. Rất dễ thấy cái "lý thuyết thống kê" của bạn mắc sai lầm, vì tôi có thể dựa vào đó để phát biểu "nhẫn tâm" thế này: năm 1945, người Việt nam sinh ra là để phục vụ mục đích chết đói và bị giết (số người sinh là 56 nghìn và chết là hơn 2 triệu). Hay bồ câu sinh ra là để quay chăng, vì tôi thấy "thống kê" chủ yếu về loài chim biểu tượng cho hòa bình này là nằm trên đĩa. Do đó, đến đây, tôi khẩn khoản đề nghị bạn phải từ bỏ quan điểm rằng 1 số sinh vật born to be killed, mà phải bảo vệ tất cả như bảo vệ cái cây hoa sữa này vậy.

Nhưng nếu như vậy thì lại có vấn đề thế này. Bây giờ tôi nói về quả trứng gà. Vậy thì ăn quả trứng gà có giống như ăn bào thai không? Liệu có gì khác nhau không khi trong quả trứng gà kia cũng là một linh hồn, một hi vọng được gửi gắm, một sự sống, một cuộc đời... Nhưng dường như lúc chén trứng gà thì trái tim bạn Lê Hà không xúc động đậy nữa chăng? Hay là bạn chưa từng ăn trứng gà? Vậy chắc bạn phải lên án gia đình cũng như những người thân bên cạnh bạn ghê gớm lắm, tôi có thể tưởng tượng ra thái độ không khoan nhượng trước cái ác và sự nhẫn tâm của bạn. Bạn chắc cũng chẳng ăn rau, ăn thịt bò, ăn thịt lợn viết bằng giấy, xì mũi bằng tissue... vì đó là những phần thân thể đã chết của những sinh vật đáng thương. Xin thưa, miếng da lợn không mọc từ đất lên, mà phải giết con lợn mới có được miếng da. Hay tờ giấy mà bạn viết suốt 12 năm phổ thông không phải sinh ra từ quyển vở, mà phải đốn những cây hàng chục hàng trăm năm tuổi mới có được. Nhưng bạn đâu có giết lợn, bạn đâu có đốn cây. Bạn chỉ TRẢ TIỀN để có được những thứ đó thôi. Sạch sẽ quá phải không.

Chắc giờ vẫn có người đang kịch liệt phản đối rằng lợn, gà, bò, cây cối born to be killed. Tôi cho rằng suy nghĩ đó (giống như suy nghĩ của Hilter về loài người hạ đẳng) mới đáng lên án và thể hiện trái tim ác độc của kẻ mạnh ức hiếp kẻ yếu. Chẳng có sinh vật nào đáng bị giết cả.

Cuối cùng, tôi cho rằng thật khó để hình dung một tâm hồn lớn lên bằng sinh mạng của bao sinh vật khác lại có thể nhân hậu đến thế, bạn Lê Hà ạ. Chỉ là một cuộc triển lãm, người ta muốn nghe, muốn xem, muốn tranh luận về nội dung của nó chứ không phải bóp méo những giá trị mà nó không định truyền tải. Tôi cũng đề nghị Phương Linh không nên tiếp tục những tranh luận về vấn đề inconclusive này nữa. Bạn nên dành thời gian cho những người quan tâm đến triển lãm của bạn thực sự. Chúc bạn Lê Hà và Phương Linh thành công.

17:57 Tuesday,29.6.2010

Đăng bởi:  Lê Hà

Nói thêm một tí là ở phần cmt của bài này có bạn đặt vấn đề việc bạn Quỷ làm lợn nhồi bông có ác không. Tôi thì thấy việc bạn Quỷ làm chẳng có gì ác cả vì bạn ấy chỉ dùng lại đám da lợn mà bình thường người ta sẽ mang làm bóng thôi (trừ khi bạn Quỷ đính chính là bạn ấy đích thân tùng xẻo lột da lợn sống). So sánh việc này với việc chặt cây treo lên để xem chúng ngắc ngoải chết dần của bạn Linh là hơi khập khiễng các bạn ạ.

15:16 Tuesday,29.6.2010

Đăng bởi:  Lê Hà

Gửi nghệ sĩ Nguyễn Phương Linh,
Tôi đọc bài phản biện của bạn và thấy bạn sa vào (thực hay giả đây) những thứ râu ria trong tranh luận chỉ để tránh một luận điểm chính của tôi là: trong khi mê mải theo đuổi thông điệp, nghệ sĩ đã giết chết biểu tượng một cách ích kỷ và thiếu suy nghĩ.
Tôi muốn bạn dành thời gian nhiều hơn cho điều này nếu quả thực muốn tranh luận với người đọc. Tôi chỉ mong bạn đừng mắc những thứ mà đa phần nghệ sĩ thông thường đều mắc: đó là ai khen thì thích lắm, coi mọi lời khen là đúng hết còn ai chê thì tức lồng lộn.
Trước khi nhận được thư tiếp theo và quan trọng nhất của bạn, tôi xin đi tạm vào những thứ râu ria mà bạn đã nói trong thư trước vậy:
1/ Thí dụ bạn Trần Trọng Linh theo tôi biết thì không ở Việt Nam, trong một cmt bạn ấy còn nhận là sống tại biên giới Pháp Đức gì đó tôi quên rồi. Bạn ấy thì có xem được triển lãm của Linh không hả bạn Linh ơi? Bạn ấy mà không xem được thì lời khen của bạn ấy có còn giá trị không? Hay người khen ta thì có quyền khuất mày khuất mặt còn kẻ chê ta thì bắt buộc phải sờ tận tay day tận mặt?
2/ Tôi cũng thấy buồn cười nữa khi bây giờ bạn lại nói về quyền được sống của sinh vật. Bạn cắt hai cây hoa sữa rồi xem chúng mất rễ mà vẫn sống thì ngay trong ý tưởng của bạn đã làm một trò man rợ không khác gì những trò chơi của trẻ con nông thôn: dứt cánh chuồn chuồn, chặt chân ếch và xem chúng cố sống.
Cái tôi kinh nhất trên đời là thì “chịu đựng” của các động từ bạn ạ. Nói thật là tôi đã so sánh việc sử dụng xác tử tù của Our Body và con lợn xẻ ra của Hirst với tác phẩm của bạn là vì Trần Trọng Linh dùng hai tác phẩm đó để bênh bạn dùng hai tác phẩm đó để bênh bạn, chứ với tôi cả ba cái đều… kinh. (Thử hỏi Trần Trọng Linh, nếu những xác người kia là người thân ta, ta có cho bọn nghệ sĩ đem ra trưng bày mà không thấy xót không?) Tôi nói việc phơi xác tử tù hay xẻ thịt con lợn chết nó ít kinh hơn chỉ là vì bản thân những cái xác người hay cái xác lợn đấy nó không phải chịu đựng cái chết dần dần trong đau đớn như hai cái cây của bạn thôi. Bạn đừng nhầm lẫn về mặt lôgic bạn nhé.
3/ Về việc lợn sinh ra để ăn hay để nuôi, có lẽ phải nhờ thống kê thôi Phương Linh ơi. Thí dụ như theo thống kê xe máy làm ra là để phi chứ không phải để trưng bày là chuẩn rồi phải không nào? “Born to be run” mà, như lời một bài hát. Thì đây “Born to be killed”, thiết nghĩ cái đó chúng ta khỏi phải bàn, và đừng nên lôi triết lý nhà Phật ra đây, không phải chỗ, nhất là cả hai chúng ta đang bàn về một tác phẩm sát sinh của chính bạn.
Nhưng mà thôi coi như bây giờ bạn đang nói chuyện bình đẳng (sinh) giới đi, “sinh vật nào cũng có quyền sống trên đời”. Tôi thắc mắc thế sinh vật nào có quyền được giết một cái là chết liền còn sinh vật nào phải chết trong chịu đựng, cho nghệ sĩ chặt lúc đang căng nhựa sống và bắt thoi thóp sống?
4/ Bạn kết luận là tôi chưa xem tác phẩm của bạn, chưa đọc những gì bạn viết bạn nói. Khà khà, đến đây thì bó tay và tôi thấy bạn rất… dễ thương, đúng là kiểu cãi nhau của con gái.
Tác phẩm của bạn ngay khi làm bạn đã lường trước là “Làm ra để mà chết”, thế thì bắt buộc phải trông chờ việc người xem xem nó trên hình ảnh thôi chứ nhỉ. Chính bạn Trần Trọng Linh muốn bênh bạn cũng phải nhờ vào những hình ảnh ấy thôi chứ đâu! Và tôi thắc mắc làm sao mà bạn lại biết được là tôi chưa xem chưa đọc? Tôi có phải thánh đâu mà nhắm mắt phán Phương Linh ơi! Hay giới nữ các bạn có những giác quan thần kỳ biết được những thứ mà cả chủ nhân của các giác quan ấy cũng không hay biết?
5/ Cuối cùng tôi xin lưu ý là BBT Soi cũng nên có chút chính kiến chứ nhỉ, các bạn viết mập mờ bỏ xừ, cứ để người đọc lên tỉ thí với nhau và mình xoa tay nhìn thế tôi nghĩ là cũng không phải đâu Soi ạ.

12:52 Tuesday,29.6.2010

Đăng bởi:  loan

Phản biện rất hay, vừa thông minh, vừa đanh đá, vừa hài hước... Tôi không khỏi phì cười khi đọc bài viết này. Tôi yêu cái cây của bạn!

12:24 Tuesday,29.6.2010

Đăng bởi:  Voi

Tôi thấy Linh đã không chê Quỷ ác hơn, hay Linh ác kém, mà Linh bất bình với anh Lê Hà đã hạ thấp phẩm cấp của con lợn dưới hàng một cái cây mà thôi. Còn về tác phẩm của Linh, bạn nào không thích cái cây, thử xem qua Mặt L, nếu không thấy hợp hơn với cả Mặt L hay tác phẩm nào khác thì chắc là bạn không tiêu hóa được nghệ thuật của cô ấy, thì vỗ tay, hát ca một bài... Không có nghệ sĩ ác, vì nghệ sĩ chỉ mô phỏng xã hội, mô phỏng sự thật và thể hiện trí tưởng tượng của họ...

11:26 Tuesday,29.6.2010

Đăng bởi:  Meo

Chuyện nọ xọ chuyện kia:
Sau khi đọc các bài nêu cảm tưởng về hai cái cây của bạn Phương Linh (bị cho là "ác") thì tôi nóng lòng muốn xem triển lãm đàn lợn của Trần Đức Quỷ để coi người xem có quy cho Quỷ là "ác" không? Nhưng thật bất ngờ, cũng mới chỉ thấy người cưa cây, dính cây hai đầu không rễ bảo là "có những người còn cắt đôi con lợn cơ, ác hơn tôi". Còn chưa thấy các khán giả khác không thấy điều đó, hay không cảm thấy Quỷ "ác"? Có lẽ việc cảm thấy "ác" hay không "ác" này xuất phát chính từ thái độ và cách "xử lý" của nghệ sĩ (đối với cây, và lợn, hoặc người, hoặc vạn vật). Tôi nhớ xem Avatar, một cảnh rùng rợn làm tôi sợ hãi nhất là không phải cảnh người chết, hay các loại có đuôi tai nhọn chết. Mà là cảnh cái cây đại thụ cao 300mét bị không lực trái đất (Huê Kỳ) bắn đổ... Xem cái áo hai cổ hai cà vạt trước sau của Quỷ, tôi cảm thấy vui vui buồn cười (Quỷ còn nói thêm là anh làm triển lãm này từ một lời đe dọa là mày sẽ bị vặn cổ ngược từ đằng trước ra sau). Còn xem mấy cái ảnh cunt face của Linh (chắc cũng xuất phát từ một câu chửi bậy cửa miệng của người Việt: Nhìn cái mặt như cái mặt L...), thực sự là tôi thấy (xin lỗi L...) kinh tởm! Chuyện cảm giác khác nhau giữa hai cái cây và đàn lợn có lẽ cũng vậy chăng?
Lại nhớ tiếp chuyện năm ngoái năm kia, họa sĩ Đinh Quân làm một triển lãm sắp đặt tạp kỹ rất to ở Bảo tàng Mỹ thuật. Anh vẽ, và làm nhiều cái tượng mồm há hoác. Sau đó, có một bài trên trang mạng Kiều diễm nước ngoài (trong nước gửi ra) phân tích là những hình đầu người mồm há hốc này có "nhái" Phương Lực Quân của Tầu. Họa sĩ Đinh Quân rất bức xúc, (nhưng không viết bài chửi lại được) nhưng anh bảo thế hình há hốc của nữ họa sĩ Dương Thùy Dương (sn 1979, đang học ở Đức), hình há hốc của Nguyễn Phan Bách (sn 1976, con nhà văn Nguyễn Huy Thiệp), và còn nhiều người nữa làm trước (cả tao) sao không bị đưa ra bêu là giống Tầu. Cái hình há hốc rụng răng là kiểu (của tao) cơ mà. Chúng nó cũng há, cũng hoác, nhưng là kiểu khác... Chịu!

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả