Nghệ sĩ Việt Nam

Nguyễn Như Ý: “Làm ra quái dị là lừa bịp”

    NGUYỄN NHƯ Ý– Gương mặt điêu khắc Việt Nam đương đại Khai mạc: 17h thứ sáu ngày 25. 5. 2012, kéo dài đến 30. 5. 2012Tại Viet Art Centre (42 Yết Kiêu, Hà Nội)   Các bạn đã xem bài về khai mạc triển lãm. Còn đây là một số tác phẩm trong […]

Ý kiến - Thảo luận

17:02 Wednesday,30.5.2012

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Bạn ECYK lại lắm chuyện rồi.
Tớ thấy thầy Thượng dùng từ "anh ta" ở đây không có vấn đề gì cả. Từ "anh ta" thể hiện sự quan sát có khoảng cách, không quá thân mật, (cũng có thể) vì thế sẽ tỉnh táo hơn, khách quan hơn.

15:45 Wednesday,30.5.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Nhân thầy Thượng zùng chữ TA hơi-bị lơ-là thành ra đáng-sợ-quá-ta, nhà cháu thử liệt kê ra đây thêm 1 loạt các cụm zanh từ hay được zân-ta zùng với chữ "TA", thấy có nhiều cụm "TA" đáng yêu phết, lại có cụm "TA" đáng ghét, có cụm đáng zận, có cụm đáng đánh:

Cụ ta
Thầy ta
Ông ta
Bà ta
Bác ta
Chú ta
Cậu ta
Chị ta
Cô ta
Mợ ta
Nàng ta (iêu ghê)
Bồ ta (iêu phết)
Người yêu ta (cũng iêu)
Hắn ta
Sếp ta (sợ phết)
Thủ trưởng ta
Bọn ta
Chúng ta
Bạn ta
Hội ta (thân thương phết)
Làng ta
Vườn ta
Bàn ta
Chiếu ta
Trường ta
Tranh ta
Tượng ta
Mỹ thuật ta
Đời ta
Quê ta
Đất ta
Trời ta
Biển ta
Đảo ta
...

Bao-la ghê gớm !

16:38 Tuesday,29.5.2012

Đăng bởi:  Minh Hằng

Lời giới thiệu của thầy Thượng thật tuyệt vời. Nhưng có một chi tiết nhỏ: tôi đọc ở chỗ triển lãm thì thấy thầy gọi anh Ý là "anh ta". Soi bỏ chữ "ta" còn "anh thôi" nghe ấm áp hơn. Chữ "anh ta" bao giờ cũng là lạnh lẽo.
Cảm ơn thầy Phan Cẩm Thượng nhiều.
Nhân đây cũng xin nói rõ, không phải anh em nghệ sĩ để anh Ý đến mức thế này, mà cũng là do anh ấy. Mang tiền đến cho thì anh không nhận. Khi chân bị gãy, đưa anh đi bó bột, anh lại tháo ra, khiến sau bị hỏng chân. Nên sau này, có chăm sóc hay làm gì cho anh, chắc phải tính một cách khác cẩn thận hơn và chặt chẽ hơn, chứ giao tiền cho anh Ý anh cũng mang trả. Thật sự cũng khó...
Nếu có nhóm bạn bè đứng ra bán tranh, bán tượng cho anh, rồi gửi ngân hàng để anh Ý lấy tiền lãi hàng tháng mà dùng, liệu có được không?

16:01 Tuesday,29.5.2012

Đăng bởi:  THỦY HƯỚNG DƯƠNG

Hãy nói thật với nhau đi, tượng của Ý thật đặc biệt!


Thủy Hướng Dương


Trước khi các bạn đọc những dòng mang tính cá nhân này, tôi phải thú nhận rằng tôi là dân ngoại đạo của lĩnh vực hội họa, điêu khắc. Nhưng như thế không có nghĩa rằng tôi không được quyền “cảm” về một tác phẩm nào đó.
Tôi đến xem triển lãm của Nguyễn Như Ý (Ý “điên”) vào ngày cuối cùng của đợt triển lãm. Phải nói ngay và luôn rằng tôi không thể nói dối lòng mình rằng tượng của Ý thật đặc biệt. Trước và ngay lúc xem triển lãm, tôi đã được nghe bao nhiêu là ý kiến trái ngược nhau của các họa sĩ, điêu khắc nhà nghề. Cũng phải thôi, Ý ‘điên’ kia mà? Người bình thường có tranh, tượng triển lãm còn tốn giấy mực, à quên, công gõ phím, huống hồ…
Người thì bảo, tượng của Ý cũng được, đó là sự ngây ngô của một kẻ sống hoang dã, thần kinh không bình thường. Người thì bảo, chả có gì, chẳng qua là thổi phồng lên về một hiện tượng không có gì đặc biệt để PR cho bộ sưu tập mà thôi. Riêng tôi nghĩ khác, tôi không quan tâm nhiều đến ý kiến của các họa sĩ, điêu khắc có nghề. Bởi tôi thích cảm theo cách của riêng tôi. Xem tượng của Ý, tôi ấn tượng nhất ở các bức tượng đều toát lên một vẻ chịu đựng, nhỏ nhoi, thậm chí có vẻ như những nỗi đau của con người cứ nhằng nhịt, chằng chéo nhau trên những nét gỗ thô mộc, không được chau chuốt một cách có ý thức. Vài ba bức tượng còn thể hiện nỗi hoảng sợ cực đỉnh.
Tượng của Ý gần với phong cách tượng châu Phi hơn là tượng nhà mồ Tây Nguyên và cũng chẳng có chút hài hước nào ở mỗi bức tượng. Những tác phẩm (tôi thích gọi như thế cho dù ai đó không công nhận) khi Ý đục, đẽo những cột gỗ trong tâm trạng bấn loạn hay điên rồ của một tâm hồn không bị ràng buộc bởi những ý niệm phải toan tính như người bình thường đã mang lại cho tôi một cảm giác sống thật với nghệ thuật. Quả thật nếu so sánh Ý với Vicent Van Gogh hoặc Dali là điều vô cùng khập khiễng nhưng tượng của Ý cũng gây cho tôi cảm giác mạnh như bức chân dung Self-portrait without beard giá 71,5 triệu USD của Van Gogh.
Lý giải về hiện tượng của Ý, tôi đồ rằng, chính những lúc rơi vào trạng thái ra ngoài cuộc sống bình thường của một con người như vậy, Ý đã thực sự sống bằng bản năng nghệ thuật của tự nhiên. Chả thế mà các thầy ở trường Yết Kiêu cách đây gần 20 năm đã mạnh dạn cho Ý tốt nghiệp một cách bất đắc dĩ vì có thể các thầy biết trước mấy chục năm sau sẽ có một triển lãm Như Ý? Và có lẽ, trời sinh ra Ý chỉ có mỗi nhiệm vụ tạc nên những bức tượng là bản sao của chính mình? Âu thế cũng là đủ với một người mang nghiệp “nghệ sĩ”.
Trở lại với lúc xem triển lãm, tôi bất ngờ ngỏ ý muốn viết gì đó về những bức tượng lạ kỳ này với Nhà sưu tập Phạm Đức Sĩ bằng một câu kiểu báo chí “biết đâu bài viết có lợi cho nhà sưu tập” thế mà Đức Sĩ nói luôn “chẳng có lợi gì cho tôi”. Tôi hoàn toàn đồng ý với nhà sưu tập, nhưng vẫn phải nói thêm, anh đang sở hữu một khối lượng tác phẩm lớn mà có lẽ đời con cháu chúng ta sẽ nhận ra chân giá trị của tượng Ý hơn cha ông chúng nó.
Vì tượng của Ý, nó không giống với bất kỳ ai trong thế giới màu sắc, hình khối mà chúng ta đang sống. Nó ma mị, nó tung tẩy, nó giễu cợt người xem bằng những nét, những khối có thần trên từng khuôn mặt, hình hài.
Vậy tại sao chúng ta không dám nói thật với nhau rằng, tượng của Ý thật đặc biệt?
Nó đặc biệt không phải vì nó mang ý tưởng cao siêu hay nó được tạo nên bởi một người có trí tuệ minh mẫn, mà nó đặc biệt ở chỗ nó thể hiện trung thực nỗi đau khổ, tuyệt vọng của con người! Chỉ có Ý “điên” mới dám làm như thế!

11:20 Tuesday,29.5.2012

Đăng bởi:  SƠN – CẦN

"Ý viết rằng: làm ra quái dị là lừa bịp."

Hồng Sơn thích nhất câu đó, và ý nhỏ này thì anh Ý cần quan tâm...

Theo như lời chú Lý Trực Sơn nói: Nếu Ý làm như vậy là lười làm việc, mà làm như thế thì còn khướt mới theo được hội họa thiểu năng trí tuệ...

10:48 Tuesday,29.5.2012

Đăng bởi:  admin

Thêm vào rồi đấy Thông ơi. Cảm ơn bạn.

10:45 Tuesday,29.5.2012

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Tịch Ru ơi. Những dòng trong ngoặc kép là lời trích từ bài viết của thầy Phan Cẩm Thượng. Bạn trích đăng lại thì nên chú thích cả tên thầy vào, như vậy tốt hơn.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả