Khác

Hội họa Trừu tượng: người đẹp trăm tuổi

 Tuần này, Cà Phê Thứ Bảy tại Sài Gòn tổ chức buổi sinh hoạt Cà Phê Hội Họa với chủ đề: 100 NĂM HỘI HỌA TRỪU TƯỢNG Diễn giả: Nhà nghiên cứu, phê bình mỹ thuật, Họa sĩ Nguyễn Quân Chủ trì: Nhà sưu tập mỹ thuật Trần Hậu Tuấn Địa điểm: Cà phê thứ Bảy, […]

Ý kiến - Thảo luận

17:44 Thursday,8.11.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

1) Cmt trước của tôi không bàn tới định nghĩa hội họa trừu tượng, mà chỉ bàn tới nghĩa đen của hai chữ Hán trừu tượng 抽象, trong đó trừu đóng vai trò tính từ và có nghĩa đã bị rút ra, tượng là danh từ có nghĩa là hình ảnh. 
Trừu tượng có nghĩa là hình ảnh đã bị rút ra.
Ví dụ của chữ tượng: 卓文君象 = Trác Văn Quân tượng có nghĩa là "Hình ảnh Trác Văn Quân" - tên một bức hoạ vẽ chân dung người đẹp Trác Văn Quân của hoạ sĩ thời Edo Shiba Kokan (司馬江漢 = Tư Mã Giang Hán). Trác Văn Quân là mỹ nữ đã say mê tiếng đàn của Tư Mã Tương Như đến độ đang đêm bỏ nhà đi theo chàng. Nguyễn Du từng có đoạn tả Kiều chơi đàn:
Khúc đâu Hán Sở chiến trường
Nghe ra tiếng sắt,tiếng vàng chen nhau
Khúc đâu Tư mã Phượng cầu
Nghe ra như oán, như sầu phải chăng?
trong đó Tư Mã Phượng Cầu chính là khúc Phượng Cầu Hoàng (Chim phượng trống tìm chim phượng mái) mà Tư Mã Tương Như đã gảy để quyến rũ Trác Văn Quân. 
 
2) Tinh dầu hoa hồng trong tiếng Anh là rose extract trong đó rose là hoa hồng, còn danh  tử extract (chứ không phải abstract) là phần được chiết ra, tinh dầu. Abstract extract là hai từ khác nhau.

15:56 Thursday,8.11.2012

Đăng bởi:  pho duc tung

Theo mình, cả nghĩa trừu tượng của chú Quân và anh Đăng đều có chỗ chưa ổn. Vấn đề là ở ngữ pháp. Chữ trừu ở đây được dịch là động từ, tượng là danh từ, và ta có hành động "trừu" cái "tượng. 
Theo chú Quân, "trừu" có nghĩa là giữ lại, theo nghĩa như "lọc", có nghĩa là chặn cái "tượng" không cho nó vào tranh.
Theo anh Đăng thì "trừu" có nghĩa là "rút ra", có nghĩa là "hút" cái "tượng" ra khỏi bức tranh.
Dù theo nghĩa nào thì cái "tượng" cũng là phần tử không nằm trong tranh nữa.
Cả hai khái niệm đều sẽ là dạng negative, tức là tranh sẽ được định nghĩa là thực thể nào đó sau khi bỏ đi phần hình. Nói cách khác, đó là định nghĩa tranh trừu tượng "không phải là cái gì" chứ không phải "tranh là cái gì".
Tuy nhiên, thực ra chữ Trừu Tượng theo tôi là một khái niệm positive, tức là nói về bản thân tranh đấy là gì. Theo đúng ngữ pháp Hán Việt, và cũng đúng với những khái niệm abstract painting, thì chữ "tượng" là chủ thể, tức là chỉ bản thân hình tượng được vẽ trong tranh. Và chữ "trừu" là tính từ hóa động từ, nhằm bổ nghĩa cho chữ tượng. 
Chữ trừu ít thông dụng trong tiếng Việt, nhưng nghĩa chữ abstract tiếng Anh rất rõ. Nó là sự tinh lọc, chiết xuất. Như vậy nói là giữ lại cũng đúng, mà rút ra cũng đúng. Giữ lại theo nghĩa là vứt hết cái rườm rà, giữ lại cái cốt lõi, tinh chất. Rút ra theo nghĩa là chọn lọc trong tổng thể lấy ra cái cốt lõi. Tóm lại là vừa phải giữ được cái chính, vừa phải vứt được cái không cần thiết. Ví dụ ta lấy tinh chất hoa hồng từ bông hồng, tóm tắt nội dung của một cuốn sách, đều gọi là abstract.
Trừu tượng là hình ảnh còn lại sau quá trình chắt lọc đó. vì nó là tranh nên vẫn gọi là tượng, nhưng nó không giống một thực thể nào ngoài đời, kiểu như rượu không giống gạo, vì đã qua chưng cất. Tuy nhiên, kiểu gì nó cũng phải có được một essence nào đó rất cô đọng, nồng độ cao thì mới được. Nếu chỉ là vứt hình đi không thôi thì chưa làm rõ được điều này. Một bức tranh không có hình thể gì, nhưng không có độ cô đặc của thông điệp, kiểu như voi hay hải cẩu vẽ thì không đáng tên trừu tượng. 

9:54 Thursday,8.11.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

"Theo chiết tự Hán-Việt, trừu tượng có thể được hiểu như sau: trừu, nghĩa là giữ lại; tượng, nghĩa là hình ảnh; vậy thì hội họa trừu tượng là một kỹ thuật, một thao tác nhằm “giữ lại” những hình ảnh để nó “không đi vào” trong tác phẩm. Những hình ảnh này có thể đến từ bất cứ thứ gì: thiên nhiên, hiện thực, tư tưởng, tình cảm… " (sic)
 
Trừu 抽 không phải là giữ lại mà là rút ra, kéo ra, lôi ra, trích ra.
Trừu tượng 抽象 có nghĩa là hình ảnh đã bị rút ra, không còn hình nữa.
 

18:45 Thursday,16.12.2010

Đăng bởi:  lic india

one more very interesting blog post. shared it to my friends.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả