Thị trường

Bí quyết khi đi mua tranh thạch bản: dùng kính lúp

Đây là cmt của họa sĩ Nguyễn Đình Đăng cho bài “Một số thắc mắc quanh triển lãm Vũ Cao Đàm“. Soi xin tổng hợp và đưa lên thành bài cho các bạn dễ theo dõi. Tên bài do Soi đặt. Cảm ơn họa sĩ Nguyễn Đình Đăng rất nhiều.     Nói một cách […]

Ý kiến - Thảo luận

13:09 Thursday,21.6.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@ Phuong Huynh

Dưới đây là vài thông tin tôi tổng hợp được dành cho các nhà sưu tầm mỹ thuật.

10 lời khuyên các nhà sưu tập mỹ thuật

1. Bạn chỉ nên mua tác phẩm nào làm bạn xúc động, làm phong phú thêm cuộc sống tinh thần của bạn.

2. Hãy năng đi xem triển lãm tại các bảo tàng và galleries trong và ngoài nước.

3. Hãy tham gia vào danh sách liên lạc của các galleries để họ có thể gửi giấy hoặc thông báo mời bạn tới dự khai mạc triển lãm.

4. Hãy cố đi xem các triển lãm quốc gia và quốc tế nếu có thể.

5. Trao đổi với các nhà sưu tập mỹ thuật khác để học hỏi kiến thức và kinh nghiệm sưu tập của họ.

6. Đọc sách về lịch sử mỹ thuật và sưu tầm mỹ thuật.

7. Đặt mua và đọc vài tạp chí mỹ thuật.

8. Đọc các bài phê bình mỹ thuật, nhưng phải luôn nhớ rằng các bài phê bình đó chỉ phản ánh quan điểm cá nhân của nhà phê bình mà thôi.

9. Hợp tác với cố vấn mỹ thuật chuyên nghiệp để tham khảo cách thức mua tác phẩm mỹ thuật.

10. Một khi bạn đã tự đào tạo mình và yêu mê mẩn một tác phẩm mỹ thuật, hãy mua nó, đem về nhà thưởng thức.

Khi mua tác phẩm mỹ thuật:

1. Bạn cần yêu cầu người bán cung cấp đầy đủ giấy biên nhận (hoá đơn), ghi rõ lai lịch từng tác phẩm bạn mua. Nếu bạn mua tác phẩm nghệ thuật từ gallery, hay một tổ chức, cá nhân nào, thì chỉ nên chọn gallery (tổ chức, cá nhân) có uy tín, có bảo hành, để trong trường hợp xảy ra "trục trặc" bạn có thể giải quyết ổn thoả khi quay lại gallery (tổ chức, cá nhân) đã bán tác phẩm cho bạn.

2. Thư của người bán bảo đảm tác phẩm là thứ thiệt (không phải hàng giả, hàng nhái, hàng đểu).

3. Thông tin của tác giả về tác phẩm.

4. Loại hình tác phẩm (nguyên bản, hay bản in với số lượng hạn chế, hay bản sao).

5. Biết cách thức bảo quản tác phẩm.

6. Gặp gỡ nghệ sĩ - tác giả. Các buổi khai mạc triển lãm là dịp tốt để gặp nghệ sĩ.

7. Theo dõi sự phát triển của nghệ sĩ mà bạn định sưu tập tác phẩm qua các triển lãm.

8. Lập hồ sơ của tác phẩm bao gồm cả tên nghệ sĩ, tên tác phẩm, chất liệu, kích thước, năm sáng tác, chủ đề, ảnh chụp tác phẩm, các bài báo về nghệ sĩ - tác giả, các vựng tập của tác giả, v.v.

9. Giữ quan hệ tốt với nghệ sĩ - tác giả. Nếu thấy cần thiết, có thể cho tác giả mượn lại tác phẩm bạn đã mua từ tác giả để triển lãm.

10. Theo dõi giá cả và việc định giá của thị trường mỹ thuật.


Đối với các nghệ sĩ đương thời, nếu bạn đủ tự tin, bạn có thể trực tiếp mua tác phẩm từ hoạ sĩ .
Các nhà sưu tầm có tiếng của Nga như Pavel Tretyakov, Savva Mamontov, Ivan Morozov, Sergei Shchukin từng kết bạn với nhiều hoạ sĩ và mua tranh của họ. Pavel Tretyakov, thậm chí sợ bị hớt tay trên, nên đã đến tận studio của Repin, hay Levitan để "xí chỗ" mua tác phẩm của các hoạ sĩ này ngay từ khi họ còn đang vẽ dở, chưa xong.

23:25 Wednesday,20.6.2012

Đăng bởi:  Phuong Huynh

Cám ơn họa sĩ Nguyễn Đình Đăng về thông tin cực kì quan trọng và thú vị. Tôi đã đọc đi đọc lại các bài viết của anh và tôi mở mang được rất nhiều kiến thức về mỹ thuật. Cái còn rất thiếu với những tay ngang như chúng tôi. Tiện đây, nếu có thể giúp được , mong ai đó có thể đánh giá giúp các tác phẩm đang treo tại triển lãm, xem thuộc những nhóm tranh nào. Xin cảm ơn rất nhiều.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả