Nghệ sĩ thế giới

20. 6. 1887: Kurt Schwitters – một kết thúc có hậu

20. 6 là sinh nhật của Kurt Schwitters (1887-1948, Đức). Ông được coi là một trong những bậc thầy lớn nhất về tranh cắt dán.   Năm 1918, nhân một dịp triển lãm, Schwitters được gặp gỡ những nghệ sĩ tiến bộ nhất châu Âu lúc đó – những người theo trường phái Vị lai […]

Ý kiến - Thảo luận

17:24 Thursday,21.6.2012

Đăng bởi:  candid

Em đùa thôi mà bác Đăng về cái sự ghét của kẻ bất tài với những người có tài. Không hiểu trường phải Hitler theo đuổi có phải là trường phái Lãng mạn cổ điển?

16:17 Thursday,21.6.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@ Candid:
Hitler không ghét hoạ sĩ. Hitler cũng như Đảng Quốc Xã chỉ ghét hoạ sĩ nào và những ai không đi theo đường lối của y.

Ngay trước khai mạc triển lãm Entartete Kunst đã nói một ngày đã khai mạc Triển lãm Nghệ Thuật Đại Đức, một dạng nghệ thuật Quốc Xã Chủ Nghĩa được Hitler và Đảng Quốc Xã tung hô, theo phong cách Lãng mạn Cổ điển, ca ngợi sự thuần chủng, quân phiệt, và vâng lời.

15:06 Thursday,21.6.2012

Đăng bởi:  candid

Nói chung Hitler suýt làm họa sĩ nên phải ghét họa sĩ là đúng rồi. :D

15:04 Thursday,21.6.2012

Đăng bởi:  candid

Một bài rất hay, cám ơn dịch giả. Không hiểu Schwitters với Typography có liên quan đến nhau không.

11:03 Thursday,21.6.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@ Phạm Huy Thông

Về Entartete Kunst (Nghệ thuật suy đồi)

Triển lãm "Entartete Kunst" (Nghệ thuật suy đồi) không phải là do các nghệ sĩ xin phép nhà nước độc tài cho triển lãm. Đây là một cuộc thanh trừng trong nghệ thuật.

Chính nhà nước độc tài phát-xít đã tổ chức triển lãm đó nhằm chế giễu và tiêu diệt uy tín của những sáng tạo nghệ thuật hiện đại không đi theo đường lối của Đảng Quốc gia Xã hội (Quốc Xã). Trong số các trường phái bị Đảng Quốc Xã chụp mũ suy đồi có
Biểu hiện (Expressionism), Lập Thể (Cubism), Dã Thú (Fauvism), Ấn Tượng (Impressionism), Siêu Thực (Surrealism), Dada, Bahaus, Khách quan Mới

Trước đó, vào tháng 6 năm 1937, Adolf Hilter đã trở thành chủ tịch của Hội đồng Mỹ thuật Nhà nước - gồm 6 người có quyền ra lệnh tịch thu tất cả các tác phẩm bị cho là theo chủ nghĩa hiện đại, suy đồi, hay có âm mưu lật đổ chính quyền. Sau đó các tác phẩm này được công bố cho công chúng xem như một cuộc bêu riếu, đồng thời kích động tinh thần bài Do Thái mà Đảng Quốc Xã cho là đang xâm nhập văn hóa Đại Đức.

Kết quả của chiến dịch này là 5000 tác phẩm đã bị tịch thu, trong đó có cả các tác phẩm của Van Gogh, Picasso, Chagall, Ensor, Matisse, Archipenko.

Triển lãm Entartete Kunst công bố 650 tác phẩm trong số các tác phẩm bị tịch thu từ 32 bảo tàng của Đức. Triển lãm được khai mạc tại Munich ngày 19/7/1937 và kéo dài hơn 4 tháng, tới 30/11/1937, trước khi được đem đi bày tại các thành phố khác ở Đức và Áo. Đó thực sự là một cuộc đấu tố các nghệ sĩ hiện đại, để "đào tận gốc trốc tấn rễ" nghệ thuật modernism.

Các chú giải cho các tác phẩm và các phòng bày tác phẩm tại triển lãm này cũng nhằm "định hướng dư luận", ví dụ

"Một sự sỉ nhục phụ nữ Đức",
"Lý tưởng (của bọn nghệ sĩ này) là sự ngu độn và đĩ điếm",
"Âm mưu phá hoại an ninh quốc gia",
"Đến cả các chức sắc bảo tàng cũng từng coi thứ này là nghệ thuật của dân tộc Đức",
v.v.

Xem hình Bộ trưởng bộ 4T của Đức Quốc Xã J. Goebbels thăm triển lãm Entartete Kunst tại
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/9/90/Ausstellung_entartete_kunst_1937.jpg

Vài tuần sau triển lãm này, bộ trưởng Thông tin Tuyên truyền Joseph Goebbels đã ra lệnh mở một cuộc thanh lọc mới tại các sưu tập trên toàn nước Đức. Tổng cộng 16,558 tác phẩm đã bị tịch thu.

Sau chiến dịch này, các nghệ sĩ nào bị "dán mác" tiên phong đều bị liệt vào danh sách "kẻ thù của quốc gia", đe dọa văn hóa dân tộc. Nhiều người trong số họ đã phải di tản. Ngay trước khi cuộc triển lãm nói trên khai mạc, một số họa sĩ như Max Bermann, Max Ernst, Paul Klee đã phải trốn ra nước ngoài. Còn họa sĩ Ernst Ludwig Kirchner sau đó đã tự sát tại Thụy Sĩ.

Những nghệ sĩ có tên trong "sổ đen" ở lại Đức đều bị cấm giảng dạy tại đại học, và là đối tượng bị theo dõi của Gestapo để canh chừng họ vi phạm lệnh cấm sáng tác. Một số họa sĩ người Do Thái bị bắt đưa vào các trại tập trung. Nữ họa sĩ Elfriede Lohse-Wächtler đã bị liệt vào loại bệnh nhân tâm thần và đã bị tiêm thuốc độc cho chết theo nghị định T4 (Aktion T4). Nghi định này buộc các bác sĩ phải tiêm thuốc giết những người nào bị liệt vào hạng vô phương cứu chữa.

Sau triển lãm nói trên, các tác phẩm bị đem ra đấu giá tại Thụy Sĩ. Một số bảo tàng và sưu tập tư nhân đã mua được một số tác phẩm này. Các tai to mặt lớn trong Đảng Quốc Xã đã chiếm hữu nhiều tác phẩm làm của riêng. Ví dụ Hermann Göring - nguyên soái quân đội Đức - đã "bứng" 14 tác phẩm, trong đó có một bức của Van Gogh và một bức của Cézanne. Tháng 3 năm 1939 phòng Cứu hỏa Berlin đã đốt 4000 tác phẩm bị tịch thu và được đánh giá ít giá trị trên thị trường quốc tế lúc đó.

7:28 Thursday,21.6.2012

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Lạ nhỉ. Tụi phát xít Đức xếp một số hoạ sĩ vào dạng nghệ thuật suy đồi, nghệ thuật chống đối, thế mà lại cấp phép vả tổ chức hẳn một triển lãm, lại có cả Chủ Tịch Nước Hittler và bộ trưởng bộ Văn Hoá Thông Tin Thể Thao và Du Lịch của Đức lúc bấy giờ đến xem nữa chứ. Không biết lúc cắt băng và phát biểu thì hai tay phát xít này nói gì về cái thứ nghệ thuật mà chúng ghét nhỉ.
"Lăn tăn ghê ghớm!" (trích ECYK)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả