Bàn luận

“Maison de musette”: gọi đúng phải là gì?

SOI: Nhân trong bài Eugène Atget: cả tư liệu lẫn nghệ thuật đều giành ông, Soi dịch “Maison de musette” hết thành “nhà kèn túi” lại thành “nhà của ‘tiểu’ nàng thơ”, họa sĩ Nguyễn Đình Đăng đã có bài cắt nghĩa lại tên gọi của ngôi nhà. Cảm ơn họa sĩ và bạn ECYK […]

Ý kiến - Thảo luận

10:44 Thursday,13.9.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@Em-có-ý-kiến:

Alfred de Musset (1810 - 1857) là thi sĩ, văn sĩ, nhà viết kịch Pháp cực kỳ tài năng. Ông là người cùng thời với Honoré de Balzac, Eugène Delacroix, Fréderic Chopin, Franz Liszt, Georges Bizet v.v. Ông từng là người tình của George Sand - nữ văn sĩ sau này từng cặp bồ với F. Chopin. Kết quả của cuộc tình đó là cuốn tiểu sử tự thuật nổi tiếng cuả Alfred de Musset "Lời xưng tộí của đứa con của thế kỷ" (La Confession d'un enfant du siècle) xuất bản năm ông 26 tuổi (1836). Tác phẩm này đã được dựng phim năm 1999 nhan đề "Những đứa con của thế kỷ" (Les enfants du siècle).

Ông từng học luật rồi bỏ để học y, nhưng rồi cũng bỏ, trở thành một người không nghề nghiệp. Năm ông mới 18 tuổi, sau khi gặp Victor Hugo, cùng các anh tài thời đó như Alfred de Vigny, Prosper Mérimé, Sainte-Boeuve, ông đã viết vở kịch đầu tay chịu ảnh hưởng của Victor Hugo. Sainte-Boeuve gọi ông là "cậu bé thiên tài". Năm 19 tuổí ông in tập sách đầu tiên "Những câu chuyện từ Tây ban Nha và Ý", gây tiếng vang lớn, bị nhiều kẻ chống đốí và nhiều người khác bắt chước.

Trong "Bài ca mặt trăng" in trong tập sách này, Alfred de Musset đã vẽ nên một đêm trăng rất độc đáo, khích lệ các thi sĩ trẻ theo trào lưu lãng mạn lúc đó, song lại khiến giới văn thơ bảo thủ kinh hãi:

"C'était, dans la nuit brune,
Sur le clocher jauni,
La lune
Comme un point sur un i.
"

(Dịch nghĩa:

Đó là, trong đêm tối,
Trên gác chuông vàng,
Mặt trăng
Như một dấu chấm trên chữ i.
)

Năm mới 25 tuổi (1835) ông đã viết trong bài "Lucie" về cái chết của mình,

"Mes chers amis, quand je mourrai,
Plantez un saule au cimetière.
J'aime son feuillage éploré ;
La pâleur m'en est douce et chère,
Et son ombre sera légère
À la terre où je dormirai.
"
(...)

Tạm dịch nghĩa:

"Hỡi các bạn thân mến của tôi,
Khi tôi chết hãy trồng một cây liễu ngoài nghĩa địa.
Tôi yêu tán lá than khóc sướt mướt của cây;
Màu xanh tái dịu dàng và thân quý,
Và bóng cây sẽ nhẹ nhàng toả trên mặt đất nơi tôi yên ngủ.
"
(...)

Năm 35 tuổi Alfred de Musset được nước Pháp tặng Bắc Đẳu Bội Tinh cùng lúc với Honoré de Balzac.

Ông mất năm 47 tuổi trong giấc ngủ, như ông đã linh cảm trong bài "Lucie".

Alfred de Musset đã ảnh hưởng mạnh tới thơ Việt Nam trong thời kỳ thơ mới. Đại thi hào Xuân Diệu từng copy nguyên xi thơ của Alfred de Musset viết cho George Sand:

"Dépêche-toi, George, notre amour est vieux (Mau lên em, George, tình ta đã già rồi)."

Xuân Diệu đã "diễn nôm" ý này trong bài "Giục Giã" của mình như sau:


"Mau với chứ, vội vàng lên với chứ
Em, em ơi, tình non đã già rồi."


Những người Việt Nam Tây học thuộc thế hệ cụ Nguyễn Mạnh Tường và các học trò của cụ như cha tôi đều ít nhiều thuộc thơ Alfred de Musset.

Cụ Nguyễn Mạnh Tường là người giỏi tiếng Pháp và văn chương Pháp thuộc loại bậc nhất Việt Nam. Cụ đậu 2 bằng tiến sĩ (TS) quốc gia Pháp là TS luật khoa và TS văn chương tại ĐH Montpelier năm cụ mới 22 tuổi. Đó là một kỷ lục mà tới giờ kể cả người Pháp cũng chưa phá được.

Tuy nhiên cuộc đời của nhà trí thức
Nguyễn Mạnh Tường sau năm 1954 là một bi kịch: Xem http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguyễn_Mạnh_Tường_(luật_sư)

Cách đây 2 năm tôi có viết một bài về cụ tại đây:
http://nguyendinhdang.wordpress.com/2010/08/page/2/

0:28 Wednesday,12.9.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Chú Đăng à, bữa nay tình cờ đọc lại câu chuyện cuộc đời bi kịch lớn của cố luật sư Nguyễn Mạnh Tường cháu lại bắt gặp tên tác giả đã để đời danh xưng Mimi Pinson cho một nhân vật văn chương vướng víu với cái nhà Mimi Pinson của danh hoạ Maurice Utrillo cũng là ngôi nhà kèn bóp của nhiếp ảnh gia Atget (thật là lạ những vướng víu Đông Tây kim cổ khổ vinh thình lình ngẫu hiện, chả biết chuyện đó có thuộc phạm trù lượng tử hay metaphysics zì zì bên vật lý không thưa chú? )

Vậy tác giả đó là ai và can chi với cụ Nguyễn Mạnh Tường?

Việc là vầy: tác giả cha đẻ chính danh của Mimi Pinson là văn thi sĩ kịch tác gia Alfred de Musset chứ-còn-gì-nữa, chú nhỉ, thế nào lại là cơn cớ cho Luận văn tấn sĩ văn chương của cụ Nguyễn bảo vệ ở Đại học Montpellier nước Pháp với hạng tres bien siêu ưu.

Atget-mê nhà kèn bóp-lóp ngóp Mimi Pinson-là con ông Musset-đề tài luận văn cụ Nguyễn Mạnh Tường-con đường gập gềnh khấp khểnh văn nghệ nước Nam TA ???

Thiên-la-Ba-đào-Địa-võng ghê gớm !!!

8:39 Sunday,9.9.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Cháu cám ơn chú Đăng đã zảng nghĩa đương đại và gốc gác của các con chữ hay quá.

Nhân đọc lại ''câu-chuyện-về-sự-ra-đời-của-một-danh-hoạ' mới hiểu sao tranh của cụ Út-Ri-Lô vẽ về Đồi Mông-mạc đẹp não nề thế.

Sự thể hoá ra: thân mẫu cụ vốn là 'người tình' của vài đại-zanh-hoạ, thế mà khi nhỡ-bụng cu tí chào đời thì các đại-zanh lại bỏ cu chạy lấy người. May có hoạ sĩ nghèo Út-Ri-Lô (cha) nhận làm Papa cu tí với 1 tuyên bố để đời 'ta rất hãnh ziện được kí tên lên tác phẩm của Rờ-noa và Đề-ga' .

Bài học là: trong làng nghệ, các-zanh hoạ Tây (may quá không phải TA) luôn zật zải quán quân vô địch bộ môn 'chuất ngựa chuy phong'

Phỏng ạ !???

22:37 Saturday,8.9.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@Em-có-ý-kiến:

Theo "bách khoa toàn thư" Google thì, "museum" (tiếng Anh) hay "musée" (tiếng Pháp)có gốc từ tiếng Hy Lạp Μουσεῖον(Mouseion), vốn là nơi thờ phụng các nàng Muses - các thi thần bảo trợ nghệ thuật.

Còn "musette" (cái kèn bị, kèn túi) là một từ tiếng Pháp có gốc từ "museau" (cái mõm, như mõm chó, có lẽ vì khi thổi kèn túi người thổi phải chúm môi phồng má như cái mõm vậy. Trong tiếng Anh từ này là "muzzle". "Museau" và "muzzle" có gốc Latin là "musus".

18:58 Saturday,8.9.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

CHú Đăng ơi, bỗng nhiên cháu cứ băn khoăn:

- về mặt ngôn ngữ học, cái cô Musette (kèn bóp) với cái ông Museum (bót giữ đồ) có họ hàng láng cháng chi với nhau không

ạ?

17:08 Saturday,8.9.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Cái mũ trong hình minh hoạ Mimi Pinson khoả thân mà Soi trích dẫn trong bài có tên là bonnet rouge (mũ đỏ) - biểu tượng của cách mạng Pháp và nước Pháp nói chung.

Mũ này có xuất xứ từ mũ của dân xứ Phrygia, nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Thời Đế Chế La Mã mũ này được dùng như biểu tượng cho Tự Do, vì trông giống mũ pileus mà các nô lệ La Mã thường đội sau khi được trả tự do.

Trong bức tranh "Tự Do lãnh đạo nhân dân" (1830) http://en.wikipedia.org/wiki/File:Eug%C3%A8ne_Delacroix_-_La_libert%C3%A9_guidant_le_peuple.jpg, Eugène Delacroix vẽ một grisette, tượng trưng cho Tự Do đầu đội mũ đỏ (bonnet rouge), cởi trần, tay phải vung cờ tam tài, tay trái cầm súng trường, đang bước trên chiến lũy trên nền nhà thờ Đức Bà Paris.

16:34 Saturday,8.9.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Từ đường link về lại bài của anh Hữu Khoa về danh họa Mô-Rít Út-Ri-Lô, em lại thấy 2 cái me-zông cậu-mợ nổi tiếng trong bức tranh tên là "Nhà Bơ-noa"...

Ô-Rờ-Voa ghê gớm !

16:23 Saturday,8.9.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Cám ơn chú Đăng rất nhiều ạ.

Mà lạ, cái nhà 2 tầng có mấy cái ống nhả khói liền kề với Me-zông đờ Mi-mi Panh-xông luôn luôn đánh-đu với me-zông này trong mọi tác phẩm tranh ảnh bất hủ nhể, cứ như cậu-với-mợ ấy nhể.

Tiện-thể ghê gớm !

Ăn-theo ghê gớm !

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả