Gẫm & Bình

Thiền sư Pháp Hạnh: “Với tôi, hội họa là con đường đến vô ngã”

  Một chị bạn đồng nghiệp nói với tôi, bằng tất cả lòng thành kính, rằng có một nhà tu hành đã vẽ hàng trăm bức tranh, rằng trong một đêm thầy vẽ cả trăm bức, mà không bán, không bày, chỉ để cho, để tặng. Chị tha thiết mời tôi đến xem như thể […]

Ý kiến - Thảo luận

17:39 Wednesday,24.1.2018

Đăng bởi:  Pháp kính

Tôi từng biết về thầy Pháp Hạnh, và sống chung với thầy Pháp Hạnh một thời gian. Thầy pháp Hạnh không dùng điện thoại, không có facebook, gmail nên những thông tin trên mạng thầy hoàn toàn không biết, và thầy cũng không quan tâm nhiều.

Một hôm tôi nghe thầy kể, có một nhà báo nào đó đến phỏng vấn thầy, nhà báo yêu cầu thầy, thầy cũng không muốn phỏng vấn làm gì, vì mình có gì để mà phỏng vấn, hình như phỏng vấn về tranh thì phải. Một thời gian sau có người học trò của thầy đem đến cho thầy đọc bài viết đăng trên báo Lao Động gì đó, thầy cũng quên rồi. Khi thầy đọc nội dung bài báo, thầy có nói qua và tôi đã nghe rằng.thầy nói : nội dung bài báo viết không đúng ý thầy muốn truyền đạt chút nào, tranh là tranh, thiền là thiền đâu có cái gì gọi là tranh thiền đâu! Hội hoạ là hội hoạ, vô ngã là vô ngã, nó cũng chẳng có gì dính dáng nhau, vì vậy tiêu đề hội hoa đến với tôi là con đường dẫn tới vô ngã, có ai ngờ nghệch tuyên bố vậy đâu. Khi tuyên bố như vậy thì thầy biết rằng sẽ có những cuộc tranh luận về những tiêu đề đó, mà thầy nói người học trò người ta lỡ đăng rồi thì thôi đừng làm họ tổn thương vì họ cũng là người tốt.

Trong cuộc đời này, cuộc sống chỉ cần bao dung, tha thứ để yêu thương nhau, hơn thua làm gì để tổn thương nhau. Người phỏng vấn thầy đăng bài báo đó họ cũng có ý tốt nhưng họ lỡ đăng rồi thì thôi, thôi hãy để mọi việc xảy ra theo chiều tự nhiên của chính nó ở đây không có ai đúng ai sai chỉ có dòng nhân duyên hiện hữu như thế nào biết như thế ấy, không phán xét không chỉ trích, không bình luận, không khen thưởng và cũng không tán dương.

Thầy khi đọc bài viết đó và những lời bình luận của mọi người và thầy xin lỗi mọi người vì có những thông tin sai lệch của bài báo, người phỏng vấn cũng không có ý đó, cũng có lẽ là do sự nhầm lẫn và hiểu nhầm nhau thôi, xin mọi người thông cảm vẽ tranh thì thầy có vẽ tranh, cũng có thể hàng đêm thầy vẽ cả hàng trăm bức tranh, không phải để khoe khoan, cũng không phải để chứng tỏ, cũng không phải là loại tranh thiền hoặc là tranh không thiền, có những hội từ thiện đến xin tranh thầy, ngày mai thầy phải đi rồi nên hôm nay thầy thức suốt đêm để vẽ cho họ để họ nhận tranh về vì chưa chắc thầy sẽ quay lại nơi ấy nên thầy tranh thủ vẽ trong đêm chớ chẳng phải to tát gì đâu, mong mọi người cảm thông và đừng tranh luận với nhau nữa, cuộc sống này chỉ cần thấu hiểu để được yêu thương, bao dung và tha thứ cùng nhau đó là điều con người cần chỉ vậy thôi. Thầy gởi lời thăm tới mọi người vì tranh thầy mà xảy ra những cuộc bàn luận.Hôm nay tôi có dịp mới đăng bài này lên để các anh các chú , các bác có thông tin để tham khảo.

3:10 Saturday,30.12.2017

Đăng bởi:  Hoang Anh

Bạn Minh Anh, nếu bạn muốn gặp sư Pháp Hạnh, gửi mail hoặc số điện thoại qua cho mình: hoanganh.ji@gmail.com. Khi nào sư có ở HN, mình sẽ nhắn tin cho bạn biết. Thân.

4:48 Friday,29.12.2017

Đăng bởi:  Nguyễn Minh Anh

Chào bạn Bùi Thanh Huyền.  Thấy bạn viết muốn gặp sư thì gửi email cho bạn, mình mừng vui quá, nhưng rồi hụt hẫng liền ngay đó vì chẳng thấy email của bạn đâu. Bạn có thể cho mình email của bạn hoặc của sư Pháp Hạnh được không bạn?Cảm ơn bạn nhiều. Tuy bạn bình luận cách đây 2 năm, chẳng có mấy tí hi vọng, nhưng mình vẫn cứ gửi cho bạn...Chúc bạn hạnh phúc.

20:14 Friday,18.3.2016

Đăng bởi:  Ngô Thanh Tùng

Thật may mắn mình cũng đã được gặp sư qua một số cơ duyên. Và sư chính là người đầu tiên khai mở cho tâm tính phật của bản thân. Bởi trước kia mình vẫn còn rất mơ hồ về phật pháp cũng như sự nghi ngờ phân tích đúng sai. Nhưng nhờ có sư mình đã hiểu được dù chỉ là rất rất ít nhưng cũng đã cho mình được cảm giác thanh tâm. Hôm nay bỗng nhớ tới sư lên goole tìm thông tin về sư tưởng chừng vô vọng. Vậy mà một lần nữa cơ duyên lại giúp mình dc nhìn thấy hình ảnh của sư. Rất cám ơn bài viết đã cho mình lại một lần nữa được đọc thông tin về sư.

17:31 Tuesday,24.2.2015

Đăng bởi:  Bui Thanh Huyen

Sư Pháp Hạnh là một người chân tu hiếm có, rất nhiều tài đặc biệt không chỉ có họa mà sư hát và sáng tác nhạc cũng rất hay, mỗi tội chẳng bao giờ ghi chép, có hôm được nghe sư hát rất hay hỏi sư là nhạc gì thì sư bảo vừa nghĩ ra, tiếc là lúc đó không ghi âm lại. Từ khi gặp sư gia đình tôi hạnh phúc hơn rất nhiều. Thật tâm cảm tạ Sư. Có những câu chuyện sư kể cho nghe mãi đến vài năm sau mới hiểu ra và thấy đúng là đang diễn ra như vậy. Sư Pháp Hạnh hiện không tu tại chùa nào cả, Sư cũng không ở nhất định một nơi nào cả. Mình ở Hà Nội, bạn nào muốn gặp sư thì cứ gửi thông tin vao email mình, khi nào sư đến HN thì mình sẽ báo các bạn. Chúc các bạn một năm mới hạnh phúc bình an!

15:26 Tuesday,18.9.2012

Đăng bởi:  candid

Cám ơn bác Đăng, đúng là sang Nhật rất hay nhìn thấy những bức tranh vẽ vòng tròn như thế mà không hiểu gì.

13:33 Tuesday,18.9.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Ở Nhật Bản thiền hoạ đã xuất hiện từ t.k. 14 - 15, với các bậc thầy như (1) Josetsu (如拙 = Như Chuyết), (2) Tenshō Shūbun (天章 周文= Thiên Chương Chu Văn), (3) Sesshū Tōyō (雪舟 等楊= Tuyết Chu Đẳng Dương). Các vị này đều là các thiền sư trụ trì ở chùa Shōkoku-ji (相国寺=Tướng Quốc Tự) tại Kyoto.

Có thể xem sưu tập thiền hoạ của một số thiền sư hoạ sĩ Nhật t.k. 16 - 20 tại đây
http://zenpaintings.com

Trong số các tranh ở đây có nhều bức vẽ "Ensō" (円相), có nghĩa là vòng tròn - biều tượng của giác ngộ, sức mạnh, tao nhã, vũ trụ và hư vô. Các thiền sư hoạ sĩ Nhật Bản cho rằng tính cách của hoạ sĩ được bộc lộ qua việc anh ta vẽ vòng tròn như thế nào. Điều này nghe cũng tựa như chuyện khi Giáo Hoàng tuyển hoạ sĩ vẽ bích hoạ tại Vatican, Giotto (t.k. 13 - 14) chỉ vẽ một vòng tròn lên giấy rồi bảo sứ giả mang về trình Giáo Hoàng.

Tuy nhiên, nếu phương Tây lấy hoàn hảo, đối xứng, vĩnh cửu làm nền tảng của cái đẹp (như vòng tròn của Giotto) thì enso thể hiện quan nhiệm ngược lại trong thẩm mỹ Nhật Bản: cái đẹp nằm trong sự không hoàn hảo, bất đối xứng, không trọn vẹn, và đổi thay (無常=vô thường), mà người Nhật gọi là wabi-sabi (佗寂 = đà tịch, nôm na là một mình ung dung nơi trống rỗng yên tĩnh). Trong Thiền, người Nhật coi wabi-sabi là bước đầu tiên để đạt tới ngộ.

13:05 Tuesday,18.9.2012

Đăng bởi:  discuss

Cảm ơn Lưu Thủy. Phân tích của bạn quá chinh xác, xin hoàn toàn chia xẻ với bạn. Bái phục!
Nếu tác giả bài viết này là người đúng như bác Đăng đã tìm ra, thì tôi thấy ..hợp lý. Cô văn thư HMTVN này nổi tiếng là cẩu thả và kém... tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài. Chúc cô khỏe "một cách vô thức"!

10:52 Tuesday,18.9.2012

Đăng bởi:  T.Dang

Sư Pháp Hạnh không qua một lớp học vẽ, thế mà màu sắc trông đẹp và có không gian bảng lãng thật hay. Đúng là năng khiếu...Phật cho mà. hi

10:49 Tuesday,18.9.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Google 2 phút trên internet, tôi tìm thấy trang web này

http://www.batinh.com/index.php?option=com_content&view=article&id=914:nhan-duyen-&catid=1:news&Itemid=13

trong đó ghi rõ

Họa sĩ Thiền sư Pháp Hạnh (Kassapa)
Tên thật : Nguyễn Quang Thịnh
Pháp danh : Kassapa
Bút danh : Pháp Hạnh
Sinh năm : 1956 tại Thừa Thiên Huế, Việt Nam
Đang tu tại : Rừng Thiền Viên Không, Bà rịa, Vũng Tàu, Việt Nam

Tác giả của bài viết ở đường link này là Mai Ngọc Oanh (hội MTVN). Bài viết giới thiệu về triển lãm tranh của sư Pháp Hạnh tại 16 Ngô Quyền tháng 6 - 7 vừa qua.

8:04 Tuesday,18.9.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Hồng Sơn ..

Mô phật, chúc thiền sư Pháp Hạnh an lạc nơi núi rừng, chúc cho thiền sư tìm đến vô ngã kịch biên, biển rộng vô biên lấy chuyên cần làm gốc, Mô phật..

7:42 Tuesday,18.9.2012

Đăng bởi:  A.N

Cảm ơn bạn DN.

3:42 Tuesday,18.9.2012

Đăng bởi:  Giời Ơi

"... rằng trong một đêm thầy vẽ cả trăm bức", thầy xứng danh là "Đấu chiến thắng Phật" Tôn Ngộ Không! Nhìn chung đây là một bài phỏng vấn rất vớ vẩn. Người hỏi nhét vào đầu nhà sư hồn nhiên này quá nhiều khái niệm lủng củng mà chính nhà sư cũng không hiểu giống như người hỏi vậy. Nhìn chung thì hành trạng một nhà sư ham vẽ đến mức này có thể nói vẫn còn đẫm đầy "Tham, sân, si". Chưa thể thiền, thoát ra khỏi thất tình, hỉ nộ ai lạc ái ố dục. Tuy nhiên, thày cũng mới chỉ vẽ ở mức độ hồn nhiên trẻ thơ nên có thể chấp nhận. Đừng gán cho thầy những "tư duy trừu tượng", những "bởi là một hoạ sĩ, chỉ khi cô đơn nhất mới có được tác phẩm"...
Kính mong thầy vẽ ít thôi để thực hiện chủ trương "tiết kiệm" của đất nước.

0:35 Tuesday,18.9.2012

Đăng bởi:  DN

Nếu tôi nhớ không nhầm thì Thiền sư Pháp Hạnh đang sống ở Huế. Vì có một dịp tôi lên chùa Huyền Không Sơn Thượng trên núi (Huế) vãn cảnh, có thấy tranh của ông treo ở đấy - một cái lán bên hồ trong khuôn viên chùa.

21:25 Monday,17.9.2012

Đăng bởi:  A.N

Soi có thể cho mình biết hiện nay nhà sư này đang sống ở đâu không? Cảm ơn.

17:26 Monday,17.9.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Theo tôi được biết, ở Việt Nam người đầu tiên đề xướng dùng hội họa như một cách để nhập Thiền là hoạ sĩ - thiền sư Trịnh Hữu Ngọc (1912 - 1997). Câu chuyện vệt nắng của thiền sư trong bài chủ có gì đó giống với cái ánh sáng đã khiến cụ Ngọc tỉnh ngộ sau khi biệt thự của cụ tạì Hà Nội bị trúng bom (Tôi có viết về câu chuyện này cách đây 3 năm trong bài "Con bọ ngọc" http://nguyendinhdang.wordpress.com/2009/07/ )

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả