Gẫm & Bình

Tôi không thấy tính thiền ở đây,
tính vô ngã cũng vậy...

Nhân trong bài viết về thiền sư Pháp Hạnh có cmt anh Đăng nhắc đến cố họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc, tôi cũng muốn bàn một chút về thiền và nghệ thuật. Trước hết, phải nói mình là người ngoại đạo trong cả hai lĩnh vực, vì thế có nói chẳng qua để tư duy […]

Ý kiến - Thảo luận

9:56 Thursday,12.4.2018

Đăng bởi:  nguyễn anh hoàng

khởi tâm là vọng... ma nhiếp. phan duyên tạo nghiệp. Bức họa màu sắc không rõ ràng mơ mờ, dễ dẫn người rơi vào cõi mê vọng chẵng thấy tánh

9:16 Tuesday,1.8.2017

Đăng bởi:  N.H.Phương Lan

Mình nghĩ bạn Lưu ngụy biện. Giờ lại lý luận kiểu “thấy động chưa chắc đã động, thấy tĩnh chưa chắc đã tĩnh” thì biết nói thế nào cho cùng, cụ thể trong bài này.
Trong bài này, anh Tùng chỉ bảo tôi không thấy tính thiền, tính vô ngã của một thiền sư, mà thấy tính nghệ sĩ (tức là rất “lấy ngã làm rốn” và không yên ả) trong những bức tranh của thầy Pháp Hạnh được post trên Soi. Đơn giản thế. Nhưng bạn Lưu lại nói cực tĩnh là động, cực động là tĩnh thì thật đúng là… thiên biến vạn hóa ngôn từ quá, hết nói :-)
Một đứa bé đến nhà chơi, nghịch như quỷ, ta sẽ kết luận ngay khi mẹ nó dẫn nó về, rằng nó nghịch quá. Một đứa bé hiền lành, ngồi yên đọc sách, ta khen luôn sao nó hiền thế. Giờ lại bảo thằng nghịch kia thật ra tâm nó tĩnh còn thằng hiền kia thật ra tâm nó động thì cũng… vô cùng thật. Tôi chỉ thấy tâm động mà giả tĩnh thì được chứ chưa thấy ai tâm tĩnh mà giả động được. Chiếm đa số các trường hợp là tâm tĩnh thì hành tĩnh, tâm động thì hành cũng động theo thôi.

23:00 Monday,31.7.2017

Đăng bởi:  Nguyễn Văn Lưu

 Cực tĩnh là động, cực động là tĩnh. Tâm trí không chỉ đơn giản thể hiện bằng một bức tranh, tâm có chiều sâu, có nhiều lớp, nhiều tầng và góc. Không thể nhìn tranh và nói ông sư này có tâm không tĩnh. Nhiều khi đây chỉ là 1 phần rất nhỏ trong nội tâm muốn hiện hữu hóa. Cũng không thể nhìn một người lúc nào cũng khoan thai nhẹ nhàng mà nói ông này tĩnh tâm. Thiền không chỉ là một trạng thái, nó là hành động, là thể nghiệm, là con đường đi đến sự thấu hiểu bản chất, một hành trình tìm kiếm. Đi đến cái đích đó cũng có nhiều cách đi nhiều hướng đi. Có người nhìn thấy cái muốn thấy qua mặt hồ phẳng lặng, có người muốn nhìn thấy điều tương tự qua một mặt hồ dậy sóng.

10:39 Saturday,16.7.2016

Đăng bởi:  Kiều Dũng

Mình đồng ý với ý kiến với bạn "Vô danh". Trong quá trình hành thiền-tu tập sẽ gặp rất nhiều khó khăn-những cảm nhận khác nhau. Chỉ có kẻ trong cảnh mới hiểu được. Mọi thứ đến hãy đón nhận nó trong sự "tĩnh lặng" và để nó ra đi trong sự "tĩnh lặng". Chân lý không phải thứ có thể học, suy nghĩ, nghe, nhìn có thể hiểu đc.

11:17 Monday,9.11.2015

Đăng bởi:  Vô danh

Tranh của Thiền sư vẽ lại những gì "thấy" trong cuộc dạo chơi với Tâm trống rỗng. Ai muốn đồng cảm thì hãy xắn quần lội xuống, còn cứ đứng trên bờ bình phẩm thì càng bình càng loạn.

23:42 Sunday,8.11.2015

Đăng bởi:  Thanh Phong

Bài thật hay.
Cái nhìn của bác rất chân thật và sâu sắc.

17:44 Tuesday,24.2.2015

Đăng bởi:  Bui Thanh Huyen

Tác giả muốn hiểu đc những thắc mắc của mình thì nên trực tiếp gặp TS. Có duyên sẽ được gặp!

22:10 Tuesday,23.9.2014

Đăng bởi:  dilettan

@ Lan Hương: tham - nếu tham việc thì có gì xấu (có thể không tốt cho sức khỏe). Sân - nếu căm thù bọn cướp biển thì có gì xấu (?) Si - tôi mong mình được si mê nghệ thuật. Chỉ tiếc là không biết nhiều về âm nhạc (gần số 0) tuy có ước mơ là khi chết được chôn gần nơi nào luôn vẳng đến các đoạn nhạc cổ điển.
Then, hòa thượng và người đi chùa cũng có nhiều hạng. Tôi thấy một bạn nữ tên là sắc nước hương trời luôn mồm nhắc đến một hòa thượng, treo ảnh ông ấy tại nhà. Tôi rất cố gắng để đẩy ra khỏi đầu ý nghĩ bạn nữ này si ông thày chùa ngoại kia...
Cách đây một số năm (khi Việt Nam bắt đầu vào thị trường, cũng có thể hiểu là bắt đầu ăn chơi), một diễn viên là lan Hương (không phải Cô bé Hà nội) bảo tôi là quen mấy sư bác, họ uống bia lon giỏi hơn anh (dilettan) nhiều lắm.......... Cái này viết dược nhiều nhưng xin phép ngưng bút.

20:34 Tuesday,23.9.2014

Đăng bởi:  Đinh Thị Lan Hương

Cực ghét là cực Sân. Mà Tham, Sân ,Si là Tam độc che mờ Ánh sáng Trí Tuệ. Mà chưa có Trí Tuệ làm sao hiểu được Công án Thiền bằng lý luận phân phải trái , đúng sai, cao thấp của Trí năng? Đánh giá trình độ của "Thiền sư bí" thì cũng phải là "Thiền sư k bị bí" . Và "Thiền sư k bị bí" ắt là có Trí Tuệ mà có Trí Tuệ đương nhiên phải có Từ Bi. Vì Từ Bi và TríTuệ trong Đạo Phật là không thể tách rời. Vậy khi thốt ra " Đáng đời chúng sinh lắm..." thì chưa có Từ Bi vậy là chưa có Trí tuệ nên vẫn còn "Tôi cực ghét...". Chúc sớm bớt Ghét , giảm Sân để hiểu được Công án Thiền của "các Thiền sư bí"

22:02 Tuesday,16.9.2014

Đăng bởi:  Đinh Thị Lan Hương

Bài viết của Phó Đức Tùng cho thấy sự Trực nhận Tinh tường đã đọc ra được những gì mà cái Tôi hay nhà Phật gọi là Bản Ngã nó Ngụy Thiện. Cảm ơn Ý kiến xác đáng của bạn.

22:37 Wednesday,12.3.2014

Đăng bởi:  Sương

@ Nimmo: Nếu súc sanh là vô ngã, là không cần lý luận, tranh luận, là quay về thơ ngây, mình xin nhường bạn phần súc sanh.

Mình muốn làm người, có thiền và có cả tranh luận khi thấy có điều mâu thuẫn. Cuộc mâu thuẫn đó có thể với người, có thể với chính bản thân, nhưng đã làm người, là động vật có trí não, thì sẽ luôn nhìn ra cái vận động, cái vô thường, và cái mâu thuẫn trong trời đất.

Đến Phật và các học trò của Phật, ngày nào chẳng thiền, thế mà vẫn có những giờ tranh luận, ví như lúc đại đệ tử Anan nhận thấy có điều khó hiểu, mâu thuẫn, và hỏi thầy, rồi thầy mắng... Tranh luận để đi đến cái đồng nhất, là một, không ta không người, chứ không phải là một tiêu chuẩn để phân biệt kẻ thiền thực với kẻ "không lo thiền chỉ lo cãi".

Cho nên tôi cực ghét mấy cái công án thiền, kiểu người ta đến hỏi, các thiền sư bí, chỉ biết hét lên một tiếng hay vung một gậy, thế là lại tán trời tán biển rằng cái vung ấy, tiếng hét ấy có ý nghĩa. Kẻ trả lời thấu đáo, giản dị thì không được coi là hay. Kẻ bí bí hiểm hiểm chẳng nói được cái cóc khô gì rõ ràng mới được khen hay.

Đáng đời chúng sinh lắm, cứ than đời là bể khổ, nhưng vì có biết hưởng những gì giản dị đâu, thích phức tạp sóng gió cơ!

22:07 Wednesday,12.3.2014

Đăng bởi:  nimmoHP

Xin lỗi nhé, nhiều người nghĩ quá sâu sắc đến độ giờ mới thấy câu nói của mình ẩn dụ đến vậy. Tôi hiểu biết quá nông cạn so với những gì mọi người bàn ở đây, nên tôi vô comment chỉ với việc nêu lên quan điểm của mình, thế thôi, tôi chưa bao giờ muốn tranh luận (và không thể) với những con người đầy ăp lý luận như thế.
Việc chẳng thể nào xác định được sự thật cuối cùng ( ít nhất trong trong câu nói của tôi) là chắc chắn, với rất nhiều di bản khác nhau của câu nói, và thậm chí sự thật cuối cùng là sư Minh Am có nói câu đó hay không là điều không thể biết được, vậy nên tôi chỉ dừng lại ở câu nói mà tôi tâm đắc, mặc cho nó có đúng như nguyên bản hay không, còn những ai thích tìm hiểu đến cùng thì cứ việc. 
Và nếu có người cho là tôi làm rối cuộc bàn luận (dù cuộc bàn luận này đã nguội lạnh từ lâu) thì hãy bỏ qua lời tôi nói, đừng quam tâm làm gì. 
Và tôi hiểu thế nào về nói nói của sư Minh Am: tôi hiểu súc sanh ở đây là trạng thải vô ngã cuối cùng của người tu hành. Là quay về với cái gốc, cái cơ bản (thơ ngây như trẻ thơ) và bỏ đi mọi lý luận, giáo điều. Tôi nghĩ rằng đó là giác ngộ cao nhất của người tu hành. 
Tuy nhiên, chúng ta đây hãy còn rất trần tục và mãi loay hoay với mớ lý luận. Và điều này là dĩ nhiên, vì chúng ta rất khoái tranh luận mà chẳng ai chịu thiền yên một chỗ, còn những người đã thiền tịnh thì đâu ai tranh cãi làm gì, vậy nên tất cả những gì chúng ta có thể làm là ngôi nhìn từ xa và tranh cãi. Chỉ là có những người dù nhìn từ xa lại rất rất khăng khăng về điều mình nói, vậy nên tôi mới sinh lòng nghi ngại. 

17:17 Wednesday,12.3.2014

Đăng bởi:  Chuồn Chuồn

Hà hà. Bài viết của bác Tùng đã kéo không biết bao nhiêu cmt vào để bình rồi, bây giờ bạn NimmoHP khai quật lại với ý mắng người ta là "súc sanh" ("súc sinh" theo chữ của người Bắc).
Trong bối cảnh bàn luận Phật pháp, đó có thể là bình thường, nhưng trong đời thường thì "súc sanh" ấy là một câu mắng khá nặng nề.
Thiền sư Minh Am khi trả lời Đạo Nguyên Hi Huyền rằng "Chư Phật không ai biết mình có Phật tính; chỉ có súc sanh mới biết mình có Phật tính", không có ý ám chỉ rằng những ai không thấy thể tính Bồ đề trong mình đều là súc sanh, mà đơn giản muốn nói rằng cái sự "không" - "có" trong cõi đời là vô thường, không thể một ai đoan quyết được hết.
Giả dụ như một người chỉ con chuồn chuồn bay ngoài sân và nói rằng "con chuồn chuồn đó có Phật tính" thì cũng có thể một người khác nói rằng "con chuồn chuồn chuồn đó là ma quỷ" bởi vì trong thực tế, chuồn là "sát thủ" trong giới côn trùng, chuyên ăn các loại côn trùng như muỗi, nhặng, ruồi...(phạm tội sát giới). Không ai biết được!
Vì vậy, không nên đưa ra những câu nói mập mờ "công án Thiền" như của bạn NimmoHP, kiểu "không cần phải cố tìm đến sự thật cuối cùng ( gần như là không thể)" để lòe thiên hạ.     

16:34 Wednesday,12.3.2014

Đăng bởi:  Sương

@ nimmo HP: Đức Phật thì phải mất bao nhiêu năm loay hoay tìm phương pháp tu, rồi 49 ngày ngồi im phăng phắc dưới cây bồ đề để tìm ra chân lý rốt ráo, sau đó lại dùng 49 năm đi giảng cái chân lý rốt ráo đó, để rồi nghe được những câu của những người như nimmo "không cần phải cố tìm đến sự thật cuối cùng" khi bàn về Phật tính, thì kể cũng buồn lắm thay!
Hoặc là đừng bàn về chuyện Phật tính, Phật pháp, hoặc bàn thì bàn cho nó đàng hoàng, với tinh thần muốn đi đến cùng, chứ kiểu nửa vời đọc cho có, nói cho có, lại dùng những câu lăng nhăng để giễu cợt sự bàn luận của kẻ khác, thì nên bỏ đi nhé, đừng làm rối cuộc bàn luận.

16:08 Wednesday,12.3.2014

Đăng bởi:  nimmoHP

Câu nói tôi trích ra là câu nói của Thiền sư Minh Am  trả lời câu hỏi của Đạo Nguyên Hi Huyền (theo wiki). Có thể có sai lệch, nhưng với tôi thì như vậy là quá đủ rồi. Đôi lúc không cần phải cố tìm đến sự thật cuối cùng ( gần như là không thể).
 

12:58 Wednesday,12.3.2014

Đăng bởi:  Sương

@ NimmoHP: Câu bạn dẫn chắc lại do một "súc sanh" nào đó chế ra rồi :-)
Chính Phật nói là: "Bản chất của mỗi chúng sinhlà thanh tịnh; tinh tế hơn nữa là tâm thanh tịnh, mà mục đích cuối cùng của bản tâm đó chính là sự giác ngộ hay tính giác ngộ, cũng gọi là Phật tính (Buddhata), hoặc Tri kiến Phật”.
Chư Phật mà còn không biết mình có tính Phật thì dạy ai cái gì, chẳng hóa tu vì u mê sao!
 

12:41 Wednesday,12.3.2014

Đăng bởi:  nimmoHP

Đọc bài này và thấy mọi người tranh cãi nhiều về chuyện việc thiền và lý luận có đi đôi với nhau không, lại nhớ đến câu (mình lượm trên wiki, chẳng biết đúng sai, nhưng vô cùng tâm đắc): "Chư phật không ai biết mình có phật tính, chỉ có súc sanh mới biết mình có phật tính".

20:31 Tuesday,11.3.2014

Đăng bởi:  Ngã …

Tranh của Thiền sư vẽ trong vô thức, vô thức của Thiền sư chỉ có thiền sư " cảm ". Ai thấy gì thì thấy, chả quan trọng. Bức tranh thì vẫn là bức tranh nhưng rõ ràng là câu chuyện tranh cãi tự nó đã thể hiện cái Vô Minh ( Sân, Si ) của người viết. Người biết thì không học rộng, nguời học rộng không phải là người biết. Người ta có vẽ về cái Không của Thiền đâu mà bảo không có tính Thiền, vẽ trong vô thức đấy chứ. Mà những gì Tâm Thức trải qua trong lúc Thiền nó có chuẩn mực à...Rõ ràng là hớ hênh quá. Cảm được nội tại của người khác khó lắm thay. Còn tôi, tôi thấy hoàn toàn đồng cảm bởi nó là cái Sắc trong cái Không mà Tâm Thức của hành giả thường trải qua. Cái Sắc này muốn "cảm" được thì phải buông bớt đi, phải " Không " thật sự, nếu Nhị Nguyên còn nặng thì khó thấy, khó cảm...

16:13 Tuesday,11.3.2014

Đăng bởi:  Đinh Mạnh

@ Ngã: Anh Tùng "không thấy" tính thiền chứ có phải anh ý bảo tranh thiền sư không thiền đâu. Chỉ là cảm nhận cá nhân của a Tùng thôi. Hơn nữa, anh Tùng cũng đã nói rõ là anh ấy nhìn dưới góc độ bên ngoài mà. 

15:00 Tuesday,11.3.2014

Đăng bởi:  Ngã …

Anh Tùng là anh Tùng - Thiền sư là thiền sư . Đừng áp đặt , đừng nhị nguyên ...thế nhé . AnhTùng cần phải có thêm trải nghiệm .

20:41 Wednesday,18.12.2013

Đăng bởi:  Thiền vipassana

     Thiền vipassana anh Phó Đức Tùng ạ. sao anh không thử một khoá? mỗi ngày thiền 12 tiếng và suốt 10 ngày. anh sẽ hiểu về một pháp thiền, e rằng lúc đó anh lại ko muốn tranh luận nữa!

12:36 Sunday,15.12.2013

Đăng bởi:  Tâm Huy

Thiền sư hay họa sỹ là do chúng ta gán cho vị ấy. Vị ấy biết cái ta là sắc thọ tưởng hành thức, những cái ấy sinh diệt từng khoảng khắc. Khi hít vào thở ra vị ấy biết, khi tác ý muốn vẽ, khi co tay, khi tưởng về màu sắc vị ấy biết. Tóm lại thân thọ tâm pháp có gì sinh khởi vị ấy quán sát nó, kinh nghiệm nó. Tác phẩm được bán làm từ thiện quá tốt, vị ấy sẽ không muốn ký tên, nhưng chúng sinh không có tên họ sẽ không mua, nên vị ấy ký. Dòng danh sắc chuyển biến không ngừng ấy đang đi trên đạo lộ giải thoát . Thật quý hóa

16:20 Monday,2.9.2013

Đăng bởi:  Phương Hải

Anh Tùng,

Chi tiết suýt quên của anh rất quan trọng (trong lý thuyết về não của Eric Kandel...), nó làm tôi liên tưởng đến lời giải thích của một thầy rằng kiếp trước bạn tôi là họa sỹ (cô bạn chứ không phải anh bạn). Đa số mọi người đều nghĩ các họa sỹ là nam nhỉ?

Ý thức của con người lại có một đặc điểm là nó không thể tập trung cùng một lúc vào nhiều việc. Vì thế, muốn biết bạn kia vẽ có phải vô thức không, hãy bắt bạn ấy tập trung vào một việc hữu thức v.v. Nếu cùng lúc đó, anh ta vẫn vẽ được đẹp như thường thì có thể coi việc vẽ ấy là vô thức, giống như hít thở hay tiêu hóa vậy.


Bạn tôi trong khi tay bút vẽ thì vẫn có thể nói chuyện được với người khác (tốc độ bút di chuyển gần như không thay đổi) nhưng mắt vẫn nhìn vào tranh đang vẽ, thỉnh thoảng vẫn dừng lại nói chuyện và tiếp tục...nghĩa là chẳng cần tập trung cao độ vào cái tay đang vẽ. Như vậy có vẻ như là vô thức rồi?

Cơ sở nào để tôi đánh giá đẹp? Với tôi, người không có kiến thức nghệ thuật thì việc đầu tiên là tôi phải hiểu được cái tranh đó là cái gì, tiếp theo tôi quan sát những đường nét kỳ lạ của nó, những nét bút (bút bi) đưa rất đáng ngạc nhiên mà tôi được chứng kiến. Li ti, chi tiết, chính xác...tôi có cảm giác họa sỹ chuyên nghiệp khó lòng chép lại được chính xác những bức tranh đó (có thể là hàng nghìn nét-cũng có thể tôi còn chủ quan trong đánh giá này vì tôi không phải là họa sỹ). VD tôi nhìn 1 bức tranh và nhận ra phong cảnh dưới đại dương, đàn cá đang lao xuống đáy biển hít thở và ngửi mùi thơm của sinh vật dưới đáy đại dương (tôi cảm thấy thế) hoặc bức tranh chú cá heo đang đùa với quả bóng trên mặt biển, rất mầm non. Trên thực tế cá heo cũng rất hay vui với trẻ con ...

Tôi rất hiểu bạn tôi từ bé chưa từng vẽ vời, chưa từng có bất cứ đam mê nghệ thuật nào nhưng bạn tôi yêu thích tâm linh giống tôi. Những quy tắc thông thường như sách vở dạy... phải có kiến thức này mới có kiến thức kia... tôi cũng đồng ý nhưng những cái bất quy tắc mà sách vở chưa dạy mà lại là thực tế vẫn phải được thừa nhận.

Lý thuyết cần kết hợp với thực tế để tìm hiểu và tiếp tục khám phá- tôi chỉ biết thực tế. Theo một số bác học trên thế giới và một số  GS của VN (có nghiên cứu tâm linh) thì khoa học hiện đại ngày nay mới chỉ khám phá được rất ít những siêu nhiên mà loài người đang dần dần được chứng kiến, mới chỉ như hạt cát sông Hằng, chỉ như tia ánh sáng nhỏ phát ra trong tòa lâu đài rực rỡ ánh sáng của Phật Pháp...

Hai bài giải thích của anh hôm nay đã giúp tôi giải đáp thêm một phần nào băn khoăn thắc mắc. Cám ơn anh.

Anh Nguyễn Đình Đăng hay viết bài đó có phải nhà Vật lý kiêm họa sỹ không? Nếu đúng người đó thì tôi cũng quen cách đây trên 25 năm đấy.

11:54 Monday,2.9.2013

Đăng bởi:  mai ngoc

Tranh luận về thiền, về vô ngã, về những khái niệm mà đạo Phật đưa ra sẽ thường rơi vào bế tắc vì phật Giáo không đưa ta vào một hệ thống khoa học vững chắc, dù có Phật học. Thiên chúa giáo cũng có hệ thống mỹ học riêng nhưng cái này đã được Kant và Hegel giải thích rõ qua khái niệm cái đẹp và cái cao cả, cái lý tưởng. Vậy mà cũng đã bị phê là bất khả tri. Trong khi đó, chưa có ai đưa ra được một cách rõ ràng về mỹ học Phật giáo, cứ loanh quanh với vô ngã thì sẽ là... hư vô, bất khả... hiểu.

9:44 Monday,2.9.2013

Đăng bởi:  phó đức tùng

Phương Hải
mình quên một chi tiết
trong lý thuyết về não của Eric Kandel có nói là não không phát triển đồng thời một lúc. có những vùng ở não phát triển sau. Vì thế ông cũng nói có rất nhiều trường hợp người ta đột nhiên vẽ những thứ hoặc dùng màu sắc mà trong đời họ chưa bao giờ dùng. Việc chú tâm tập thiền hoặc tâm linh của anh bạn kia có thể là một nguyên nhân dẫn đến phát triển phần não này. Tuy nhiên, điều đó không nói lên là anh ta vẽ tranh vô thức, mà chỉ nói là một phần của vô thức trước đây chưa được kết nối thì nay đã được kết nối với vùng hữu thức.
(có nghĩa là để dùng bất kỳ một màu gì, vẽ bất kỳ một form nào, hay làm bất kỳ cử động gi bạn cũng cần có nền tảng vô thức và có sự điều khiển, kiểm định của hữu thức. vô thức quyết định bạn có nảy ra ý định làm điều đó không. Hữu thức quyết định bạn có tuân theo vô thức và thực sự làm việc đó không. Không thể có một hành động gì thuần túy hữu thức, cũng không thể có một sáng tạo nghệ thuật thuần túy vô thức)

0:27 Monday,2.9.2013

Đăng bởi:  phó đức tùng

Phương Hải

Nếu bạn không tự vẽ bằng vô thức, mà mới chỉ quan sát người khác, thì bạn cũng thiếu thực tế y như tôi thôi. Và khi đó, nếu bạn lại không quan tâm lý thuyết nữa, thì chẳng còn cơ sở gì để bàn luận. Bạn không thể quan sát thực tế nếu không dùng lý thuyết. Ví dụ:

Bạn nói anh bạn của bạn vốn không có năng khiếu mỹ thuật là dựa vào đâu? Nếu bạn không phải nghệ sỹ, cũng không quan tâm tới lý thuyết nghệ thuật, e rằng bạn không đánh giá chính xác được điều này. Nhưng một nghệ sỹ giỏi, hay chỉ lý thuyết như tôi thôi thì cũng sẽ có thể nhận ra được là bạn của bạn trước đây có năng khiếu thẩm mỹ không. Mà nếu bạn không đánh giá được điều trên thì phần sau sẽ là vô nghĩa.

Tiếp đến, khi bạn xem tranh của anh này vẽ, bạn dựa vào đâu để nói là đẹp. Nếu bạn có lý thuyết, bạn phải giải trình được cái đẹp đó ở đâu. Và nếu bạn có trực giác thẩm mỹ, thì tôi tin là bạn đã phải nhận ra là giữa cái thẩm mỹ trong tranh của anh ta bây giờ và con người anh ta trước đây không thể có mâu thuẫn được. Tôi chưa từng gặp một người thiếu thẩm mỹ nào mà bỗng dưng thành có gout được.

Và cuối cùng, nếu tranh anh ta vẽ bây giờ quả là đẹp, thì bạn dựa vào đâu để bảo nó là vô thức? Nếu bạn không tự vẽ và lại không có lý thuyết, chắc chắn bạn không thể nói được tại sao tranh đó lại vẽ vô thức. Vì như tôi đã nói, người có năng khiếu có thể vẽ đẹp ngay từ bức tranh đầu tiên một cách có ý thức. Nguyên chuyện bạn đưa lý do là tranh đó dễ hiểu nên đẹp đã là điều hơi mâu thuẫn, bởi lẽ về lý thuyết, mọi sự từ vô thức có thể cảm nhận trực giác, nhưng không thể dễ hiểu, bởi hiểu chính là ý thức.

Vấn đề làm nghệ thuật vô thức có nền tảng triết học và kỹ thuật từ lâu rồi. Rất nhiều người đã giải thích và đưa ra phương pháp cho nó. Nhưng thực tế đến bây giờ, chưa ai chứng minh được là mình có thể thực sự sáng tạo từ vô thức. Bởi nguyên phương pháp kỹ thuật để lôi cái vô thức ra đã là một hành động hữu thức rồi.

 Theo định nghĩa chung thì vô thức xuất hiện khi một việc được cơ thể hoàn tất trôi chảy mà ý thức không biết tới, chẳng hạn như việc tiêu hóa thức ăn.

Ý thức của con người lại có một đặc điểm là nó không thể tập trung cùng một lúc vào nhiều việc. Vì thế, muốn biết bạn kia vẽ có phải vô thức không, hãy bắt bạn ấy tập trung vào một việc hữu thức, chẳng hạn làm toán, nghe hiểu các thông số kỹ thuật như nghe và nhắc lại các số điện thoại v.v. Nếu cùng lúc đó, anh ta vẫn vẽ được đẹp như thường thì có thể coi việc vẽ ấy là vô thức, giống như hít thở hay tiêu hóa vậy.
 

22:17 Sunday,1.9.2013

Đăng bởi:  Phương Hải

Rất cám ơn ý kiến trả lời của anh. Xin lỗi vì địa chỉ email trước tôi ghi nhầm.
Những lý thuyết của anh đúng là rất lý thuyết. Tôi đồng ý quan điểm của cả 6 cái gạch đầu dòng đó. Tôi không giỏi lý luận, không giỏi văn và nhiều thứ khác. Nhưng tôi thích thực tế. Rất nhiều năm tôi quan sát thực tế các hiện tượng tâm linh, có nhiều cái tưởng như không thể tin được nhưng vẫn phải tin vì nó là thực tế, thực tế do chính bản thân làm việc trong lĩnh vực này và được chứng kiến tận mắt. Thế nào là vô thức với tôi nó còn trừu tượng lắm. Anh đang bình luận về tranh vô thức nên tôi hỏi lĩnh vực này. Quan sát người bạn của tôi, người đó đơn giản như đại đa số những người bình thường khác, chưa bao giờ chứng tỏ mình biết vẽ, chưa bao giờ chứng tỏ có bất cứ một năng khiếu nghệ thuật nào (tôi không nói họ kém cỏi, quê mùa...như anh nói) nhưng sau một thời gian làm việc và học tập tâm linh.. bỗng nhiên cầm bút vẽ rất nhiều tranh- chỉ bằng một cây bút. Ham mê hàng ngày giống như ông anh nói, không cần để làm gì...tôi cảm thấy các bức tranh đó đẹp, dễ hiểu vì nó cụ thể hình hài để cho những người không có các kiến thức nghệ thuật như tôi vẫn biết đó là cái gì và đúng như anh nói chuyện vẽ bằng vô thức hay hữu thức cũng chẳng quan trọng, vấn đề là sản phẩm có sức thuyết phục hay không. Bạn làm sao tạo ra một tác phẩm tuyệt vời, khi đó bạn bảo là hữu thức, vô thức, hay thánh nhập người ta cũng chấp nhận.
Thật sự tôi cũng từng chứng kiến các cô đồng bà cốt giáng bút...có cả các đường nét có quy luật và người trần như tôi chẳng hiểu đó là cái gì nhưng lần này thì khác.
Tóm lại tôi vẫn chưa hiểu thực sự tại sao bạn tôi lại vẽ được như vậy. Tôi không phải  họa sỹ nên không biết đánh giá nghệ thuật...Có thể tôi sẽ phải nhờ đến người họa sỹ thật giỏi như ông anh chẳng hạn xem và đánh giá 1 vài bức tranh của bạn tôi qua trao đổi cá nhân.

19:08 Sunday,1.9.2013

Đăng bởi:  phó đức tùng

Bạn Phương Hải

Ông mình không mấy khi nói về lý thuyết. chẳng biết quan điểm của ông về những việc bạn hỏi thế nào. Ông là người làm hàng ngày mà không mấy khi nói, chỉ có mình là người không làm mà thích tìm hiểu lý thuyết thôi. vì vậy, khi bạn hỏi những vấn đề lý thuyết đó, mình có thể trao đổi quan điểm của mình.

Về nguyên tắc người ta khó tách vô thức khỏi hữu thức. Thậm chí ngay cả trong giấc mơ, người ta cũng có thể dùng hữu thức để kiềm chế ở mức độ nhất định. hành động vẽ tranh rất khó tin có thể hoàn toàn vô thức. Cho dù bạn có nhắm mắt đưa bút thì hữu thức vẫn có thể kiểm soát đường bút. Việc một nghệ sỹ khi bắt đầu vẽ chưa có ý định gì, chưa có hình dung gì trong đầu, và thậm chí khi vẽ xong vẫn chưa hiểu mình vẽ cái gì là việc rất thông thường, nhưng cũng không hề chứng tỏ anh ta vẽ bằng vô thức, vì mỗi nét bút đều có sự điều tiết của hữu thức.

Việc một người chưa từng cầm bút mà vẽ được tốt hoàn toàn có thể xảy ra, nhưng cũng không đủ là bằng chứng của vô thức. Có những người có năng khiếu đặc biệt, chỉ cần một loáng là có thể nhận ra cốt yếu của việc mình làm, trong khi người khác tập cả đời không được.

Theo mình thì vẽ tranh bằng một cây bút mực hay bằng nhiều màu cũng chẳng liên quan gì đến vô thức, và mỗi loại đều có cái khó của nó. Thực tế mình cũng không biết trường hợp nào mà con người rất tầm thường, chẳng có bản lãnh gì hoặc là một ông đồng bà cốt thông thường nhưng có thể dùng bút lông mực tàu vẽ nên những tuyệt tác lưu danh. Ngược lại, chỉ một vòng tròn, một nhát bút thường đã là kết quả của công phu thượng thừa, kết tinh giữa thiên bẩm và năng lực kiểm soát linh mẫn.

Tóm lại, theo mình thì chuyện vẽ bằng vô thức hay hữu thức cũng chẳng quan trọng, vấn đề là sản phẩm có sức thuyết phục hay không. Bạn làm sao tạo ra một tác phẩm tuyệt vời, khi đó bạn bảo là hữu thức, vô thức, hay thánh nhập người ta cũng chấp nhận. Còn nếu sản phẩm không ra gì, có đổ cho vô thức vẽ thì cũng chẳng khác gì voi vẽ.

Ngoài ra, thế nào là người chưa từng có năng khiếu nghệ thuật. Nếu là chưa ai phát hiện ra thì không phải là không có năng khiếu. Tuy nhiên, một người có khiếu nghệ thuật không cần vẽ người ta cũng cảm nhận được sự tinh tế trong từng chi tiết của cuộc sống.

Còn một người thực sự không có năng khiếu nghệ thuật, tức là thẩm mỹ nghệ thuật rất kém, làm cái gì cũng xấu xí, quê mùa, mà bỗng dưng đổi thành nghệ sỹ giỏi thì mình không tin. Mình chưa bao giờ thấy một người không có khiếu thẩm mỹ có thể làm ra bất kỳ một sản phẩm gì đẹp, cho dù chỉ là một nét bút, chứ đừng nói nhiều bức tranh. 

15:10 Sunday,1.9.2013

Đăng bởi:  Phương Hải

Tôi đọc bài viết của anh về Thiền sư Pháp Hạnh. Tôi tâm đắc những điều ông anh dạy cho anh. Tò mò tôi muốn hỏi ông có giải thích cho anh vẽ vô thức là gì không? (Theo cách giải thích của ông?). Loại hình vẽ tranh bằng 1 cây bút mực được đánh giá là dễ hay khó? Anh có tin có người bỗng nhiên cầm bút vẽ được nhiều tranh  mà bản thân ngươi đó chưa từng vẽ, chưa từng có năng khiếu nghệ thuật mà khi vẽ gần xong tranh họ mới hiểu ra họ đang vẽ cái gì? Có thể trao đổi thêm qua mail cá nhân.

21:41 Friday,26.10.2012

Đăng bởi:  Bất Dịch

Vô Thường nói đúng một vế thôi. Thiền như là một công viên mà người đến dạo mát hít thở để hưởng cái trong lành thì nhiều, mà bọn lưu manh đến chích hút, bịp bợm cũng chẳng ít, tuy rằng chúng cũng hít thở không khí ấy, nhưng chúng chẳng quan tâm, chỉ lợi dụng cái danh "công viên" để mà che đậy sự tăm tối trong tâm hồn.
Thiền cũng thế, những kẻ không có ngôn ngữ, những kẻ dốt thường nương vào khu vực này, cũng đông ngang với những người có chữ, nhiều chữ, quá hiểu chữ và không muốn dùng chữ nữa. Cái danh "thiền" thường bị lợi dụng cốt để xóa nhòa, nhập nhèm ranh giới giữa hai loại người này.
Chỉ có người đang Thiền mới không phân tích mổ xẻ, cớ gì người ngoài Thiền, nhìn vào Thiền lại không được phân tích mổ xẻ? Như bóng đêm thì không thấy, nhưng ta vẫn được quyền thấy bóng đêm mà? Hay như sự im lặng thì không tiếng vang, nhưng biết bao nhiều văn, thơ, nhạc đã bàn không tiếc lời về im lặng?
Kỳ thị từ ngữ khi bàn về Thiền mới là giết Thiền, biến Thiền thành Ngu Thiền ("ngu" dùng theo đúng nghĩa đen).

21:32 Friday,26.10.2012

Đăng bởi:  Vô Thường

Thiền là ở trạng thái, không phải hiểu biết hay lý luận về nó. Chỉ ở trong thiền mới có được lợi lạc từ đó, mới nhận ra những giá trị đơn giản, chân thực mà màu nhiệm. Chỉ cần hít vào và thở ra thì mớ ngôn ngữ phân tích, mổ xẻ trong này đã tiêu tan hết rồi, chỉ còn lại sự trống rỗng đến dễ chịu. Tôi hình dung trong khi mọi người còn đang tìm lý lẽ tranh luận thì Nguyên Tánh đã dạo bước thảnh thơi trong vườn thiền.

9:30 Friday,26.10.2012

Đăng bởi:  Vô Thường

Rất mong được làm quen với Nguyên Tánh. phucsam@yahoo.com.  Chúc cả nhà thân tâm an lạc.

21:54 Friday,19.10.2012

Đăng bởi:  admin

@ Nhung: Thôi đi Nhung, đừng nói năng kiểu: "Không có gì là tục, chỉ có cái đầu ngươi là tục", nghe sáo mòn lắm.
Còn nếu muốn nói theo hướng ấy thì: Soi thấy tục thì Soi cắt. Thế thôi. Còn cái mà Soi thấy tục, thấy bẩn, còn bạn thấy là tinh túy, thanh tao, thì đó là do mức độ thanh tục của từng người trước từng vật, từng chuyện.

21:51 Friday,19.10.2012

Đăng bởi:  nhung

Thô tục? Soi mở miệng "nói thế cho nhanh" tôi nghĩ nó còn thô tục gấp nghìn lần điều mà tôi đã nói trong câu xóa đấy chứ. Thô tục là do Soi - à chính xác là do cá nhân admin đọc - xóa vì chỉ nghĩ được đến cái thô tục trong đầu cá nhân đó mà thôi. Bạn khiến tôi nhớ đến các bà, các cô, các ông, các chú miệng thì lên án chữ thô tục trong thời bao cấp trong khi vẫn làm chuyện thô tục hàng ngày. Sao vậy nhỉ?    

21:37 Friday,19.10.2012

Đăng bởi:  admin

@ Nhung: Dĩ nhiên là khi đọc cái câu mà Soi xóa, Soi đã không tôn trọng bạn rồi, về cách nói của bạn, cách so sánh thô tục của bạn. Nói thế cho nhanh đi nhé.
Mà thôi, hai chúng ta đang nói đến một câu "ai cũng không hiểu, chỉ hai người là hiểu", thế là không tôn trọng những người khác.
Sân chơi này của chung, chẳng phải của riêng Soi. Không có người khác thì Soi chơi với ai! Nếu của riêng Soi thì Soi đã không phải xóa câu này câu nọ.

21:26 Friday,19.10.2012

Đăng bởi:  nhung

Tôi nói là "im lìm xóa một câu" - tức là nếu tôi không nhắc tới thì Soi cũng không nói gì cả. Thế nào là không tôn trọng? Tôi nghĩ là Soi đang nhạy cảm hơn mức cần thiết - tương tự như trường hợp chữ "dốt" bên trên. Câu đã xóa đang nói đến ý chữ "kinh nghiệm" mà anh Tùng gán cho chó mèo mà thôi, không có ý không tôn trọng bất kỳ ai đang có hiện diện ở đây. Đấy là xác nhận của tôi. Còn đây là sân chơi của Soi, tôi tôn trọng quyết định của admin, nhưng cách mà bạn đang làm thì tôi không chắc là có tôn trọng những ai đang tham gia thảo luận hay không.   

21:09 Friday,19.10.2012

Đăng bởi:  admin

@ Nhung: Soi không xóa im lìm. Soi xóa hẳn một câu và đưa phần còn lại lên đó chứ. Câu của bạn, theo Soi, không nên đưa vào diễn đàn này, vừa không tôn trọng người mà bạn nhắn nhủ, vừa không tôn trọng tất cả mọi người trên Soi.


Thân mến,

21:04 Friday,19.10.2012

Đăng bởi:  nhung

Thông thái hay chó mèo là do anh Tùng nêu ra. Tôi đã nói đến ý không thuyết phục trong ví dụ trước, chứ tôi chưa bao giờ nói là ai đó không nên nói gì cả. À mà Soi đã im lìm xóa một câu trong ý kiến của tôi đấy nhé.  

20:36 Friday,19.10.2012

Đăng bởi:  pho duc tung

Bạn Sương,
bạn đừng lo tôi tức vì bị chê dốt. Chúng ta ai chả dốt, nếu định nghĩa dốt tức là không biết đến chân lý. Vì thế chê nhau dốt cũng như nói gà có hai chân, chẳng có gì quan trọng. Vấn đề là nếu chúng ta tranh luận, thì là mong nhìn ra được điều gì mới mẻ, hay ho, là để thỏa chí tò mò thôi.
câu "Trí giả nhược ngu" của Lão Tử quả không phải dễ hiểu. Có thể nói đây là một trong những mấu chốt quan trọng nhất của Đạo giáo về mặt nguyên lý thực hành, và cũng là mâu thuẫn cơ bản nhất. Quan điểm cho rằng "trở về thuần hậu, chất phác" là lối thoát cho xã hội khỏi mọi vấn đề, là cơ sở của đạo đức có thể coi là một ý tưởng rất độc đáo, rất Trung Hoa. Nhưng cũng có thể nói đây là ý tưởng phi thực tế nhất, tạo mâu thuẫn nhất trong lịch sử văn hóa Trung Quốc. Chưa bao giờ thực tế có ví dụ về khả năng theo hướng trở về với nguyên thủy, và Lão Tử được coi là một trong những triết gia có trí óc cũng như lời nói ít nguyên thủy nhất, sâu sắc nhất trong lịch sử Trung Quốc. Rất nhiều nhà tư tưởng Trung quốc cũng như phương Tây đánh giá câu này là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự trì trệ của học thuật Trung Hoa trong gần 2000 năm qua.

20:23 Friday,19.10.2012

Đăng bởi:  pho duc tung

Bạn Nhung,
Bạn đừng lo ai thành chó mèo, vì chẳng ai có thể chỉ có kinh nghiệm không mà không có chút tư duy nào cả, và tất nhiên cũng không có nhà thông thái tuyệt đối, luôn biết rõ về kinh nghiệm của mình. Bởi thế mới nói, trở lại vấn đề bạn nêu, không ai thực sự biết, cũng không ai thực sự không biết tí gì, vì vậy ai cũng có thể nói điều mình nghĩ, chứ không cần phải chờ có "thực tế" hay "biết" mới được nói. Chúng ta không thể bàn cãi về "chân lý" hay "không chân lý", mà chỉ có thể bàn cãi về "có lý" hay "không có lý" theo nghĩa là có thuyết phục, logic, chặt chẽ không thôi.

20:12 Friday,19.10.2012

Đăng bởi:  nhung

Có phải là trong một phút nóng giận, thiếu sáng suốt mà anh Tùng đã phán một câu xanh rờn “chỉ kinh nghiệm không thì không hơn gì chó mèo”?  Tôi không quen biết một nhà thông thái nào cả, cũng chưa bao giờ có ý định đó. Cứ phải luôn nhìn sự việc ở hai cực điểm đối kháng: không thông thái thì là chó meò? Không. Tôi chỉ cần đi theo những dẫn dắt mà tôi lựa chọn.

16:13 Friday,19.10.2012

Đăng bởi:  pho duc tung

Bạn Nguyên Tánh
Tôi không bao giờ cho rằng lý luận có thể hiểu được hay tiếp cận Thiền, mà chỉ đang tìm cách dùng lý luận để tiếp cận và hiểu lý luận, bởi lẽ những điều mà các bậc thiền sư nói không thể là thiền (là thứ không thể nói như bạn định nghĩa), mà là lý luận. Tôi không có tham vọng lớn là thành thiền sư hay ngộ đạo, mà chỉ có cái mong muốn nhỏ thôi là hiểu được những thứ đơn giản của lý trí.

Tất nhiên, một thiền sư thực thụ sẽ chỉ coi tôi như mọi loài chúng sinh cỏ rác, vì thế bạn gọi là Chồn, hay chó, hay cứt thì cũng vậy thôi.

Tôi vô cùng yêu thích đạo phật và kính ngưỡng ông Phật, vì dù không hiểu gì về bản chất, tôi cũng kính phục trí tuệ siêu việt và tư duy sắc sảo của ông ấy, đó là thứ mà trí óc nhỏ nhoi của tôi có thể cảm nhận được. Tôi chẳng thấy ông ấy nói câu nào ngu cả, và Lão tử cũng chưa thấy nói câu nào ngu. Vậy theo cách hiểu của bạn về câu "trí giả nhược ngu" nghĩa là người trí thì ngu thì hai ông này chắc chắn không phải trí giả. Còn loại trí giả thật mà bạn nói có khả năng ngu hơn tôi ngàn lần thì tôi cũng không có cái tham vọng trở thành người như thế.

15:57 Friday,19.10.2012

Đăng bởi:  Sương

Nguyên Tánh:
Bắt người chiêm nghiệm vũ trụ phải như hoa, có nghĩa coi người cũng như hoa, không phân không biệt. Vậy sao lại gọi người khác là chồn hoang? Và lại phải viết hoa chữ chồn hoang? Tức là có phân có biệt giữa hai giống, hai đẳng cấp?
Sao một mặt khen lý luận của người ta là thấu đáo, mặt khác lại bảo ngô nghê?
Nếu Thiền chỉ cần ngu dại mà đạt tới thì chúng sinh đa phần đã là thiền giả, cần đâu tu luyện! Dễ dãi thế mà đạt được thì cần gì phải tôn thờ, kính trọng!
Nguyên Tánh hỏi, nếu cho uống thuốc mất trí nhớ hoàn toàn thì học giả còn là cái gì, trong khi thiền sư vẫn là thiền sư?
Theo tôi, khi đó thiền sư cũng chẳng còn là thiền sư, học giả cũng chẳng còn là học giả, cũng không phải vì thế mà thành thiền sư, do thiền sư phải là một trạng thái của một con người có ý thức, không phải là loại ngu ngơ như Nguyên Tánh định nghĩa (và đang cố biện giải cho sự ú ớ của chính mình).
 

15:30 Friday,19.10.2012

Đăng bởi:  Nguyên Tánh

KTS Phó Đức Tùng: Hoàn toàn không có ý xúc phạm anh. Cũng vì tôn trọng anh nên xin được nói thẳng thẳn. Cảm ơn anh vì bài phân tích. Nó đã hoàn toàn  bộc lộ ra dấu vết CHỒN HOANG. Lý luận như anh có thể gọi là đến nơi đến chốn, nhưng nó ngô nghê đến tức cười. Mang cái trí thức, lý luận đó mà để hiểu THIỀN thì chẳng khác tìm lông rùa sừng thỏ. Anh hãy cảm nhận một cánh hoa mong manh, có cần phải thông kim bác cổ đâu mà sao vẫn dung thông toàn bộ đất trời trong đó. Thiền giản dị hơn cái cách hiểu đầy phức tạp và áp đặt của anh nhiều. Một người đã chạm tới Thiền vẫn có thể là một người NGU hơn anh cả ngàn lần, cái họ hơn anh chỉ là một trực nhận ngoài lý trí đó thôi (Lão tử hoàn toàn thấy rõ điều này khi nói " Trí giả nhược ngu"). Và Thiền cũng chẳng phải là một trải nghiệm nội tâm bí ẩn theo cách anh áp đặt đâu. Mà thực ra anh Tùng chẳng phải là trường hợp cá biệt, hầu như tất cả các nhà học giả cũng vậy thôi. Đó là cơn đại bệnh điên đảo ngàn năm của loài người, mà nhiều bậc sáng trí gọi là CƠN MẤT TRÍ TẬP THỂ.
Như anh Đăng, bài comment trước thì phản đối chuyện "Thiền và lý luận không thể đi với nhau". Bài sau lại đăng một lời dạy vô cùng minh triết của Thiền sư. Chẳng hay anh có thấy trong mình đầy mâu thuẫn? Cuối cùng, xin được hỏi các anh điều này. Giá trị thực sự của các anh nằm ở đâu? Giá trị của một người sống Thiền nằm ở đâu. Nếu thử làm một thí nghiệm, cho uống một loại thuốc mất hoàn toàn trí nhớ ( theo kiểu format về con số 0) thì chuyện gì xảy ra. Thiền sư vẫn là thiền sư, còn những học giả thành cái gì. Trân trọng.

14:20 Friday,19.10.2012

Đăng bởi:  pho duc tung

Anh Đăng
Rảnh rỗi tranh luận tí nhé.
Rất có thể có những thứ không thể nói được, không thể cảm nhận bằng giác quan, mà phải bằng một cách trực tiếp nội tâm nào đó. Tuy nhiên, đã là không nói được thì không thể nói, còn những gì đã là lời nói thì phải tuân theo logic, đấy là giá trị của lời nói. Lời nói có thể không phải sự thật, mà chỉ dùng để hướng tới sự thật, như ngón tay chỉ mặt trăng, nhưng ngay cả như vậy nó cũng phải thuyết phục được người ta là nó đang chỉ mặt trăng chứ không phải chỉ vào đèn dầu, bởi vì rõ ràng nếu ngón tay chỉ mặt trăng thì rời ngón tay có thể thấy trăng, nhưng không phải cứ rời bất kỳ ngón tay nào cũng thấy được trăng. Em thấy những lời dạy anh trích có rất nhiều điểm đáng ngờ.
Về Đại thiền sư Nanpo Shōmyō (南浦紹明=Nam Phố Thiệu Minh) (1235 – 1309) nói về Thiền:
“Có một thực tại trước cả trời và đất;”
Nói như vậy là ông khẳng định có “một”, có “thực tại” “trước trời và đất”. Như vậy là đã có thể đếm được, xác thực được, định được thời gian. 
Nó không có hình thù, nói chi tới tên gọi”; Đây lại là một bước xác định tiếp.
Nhưng thế nào gọi là không hình thù? Tức là không có thuộc tính nội tại nào, hay không có ranh giới? Nếu không có thuộc tính, sao biết là “thực tại”?, nếu không có ranh giới, sao đếm được là “một”?

“Mắt không thấy được nó; nó không có tiếng để tai có thể nghe thấu”; Điều này chưa có gì đặc biệt, thiếu gì thứ mắt không thấy được, tai không nghe được. hay nói với kiến thức ngày nay thì mắt không thể thấy được, tai không thể nghe được bất kỳ thực tại nào.
“Gọi nó là Tâm hay Phật thì sẽ phá vỡ chân tính của nó,
Bởi khi đó nó sẽ trở thành bông hoa hư ảo trong không trung;
Nó không phải Tâm hay Phật”;
Đoạn trên chỉ giảng kỹ hơn chuyện nó không có tên.

“Tuyệt đối im lặng, mà vẫn tỏa sáng một cách kỳ bí”; Thế nào là tuyệt đối im lặng? Làm sao sự tuyệt đối im lặng lại có thể tỏa sáng, tức là một động từ? Nghịch lý này lý giải thế nào?
“Chỉ có con mắt sáng suốt mới nhận thức được nó;
Nó là Pháp đích thực vượt ra khỏi hình dạng và âm thanh;
Nó là Đạo không dính dáng gì tới lời nói.
Để mê hoặc những kẻ mù,
Đức Phật đã nhả ra những lời vàng ý ngọc,
Khiến trời và đất từ đó rối tinh như canh hẹ.”
Điều này nghe có lý, nhưng thiền sư đã nói gì khác với lời vàng ý ngọc của Đức Phật? và điều gì cho phép hy vọng là sau khi nghe những lời trên của thiền sư, thế giới sẽ không rối như canh hẹ?
“Hỡi các bạn quý mến của tôi có mặt tại đây,
Nếu các bạn muốn nghe giọng nói vang rền như sấm của Pháp”;  
Ít ra ông Phật còn bỏ công giải thích tại sao cần giải thoát, còn nghe thiền sư nói, kiểu như nếu bạn tò mò thì ghé qua xem.
“Hãy trút hết lời, làm trống rỗng mọi ý nghĩ
Bởi khi đó bạn có thể sẽ nhận ra Nhất Bản Chất”
; Nói thật đơn giản, nhưng có thể nào trút hết lời, làm trống rỗng mọi ý nghĩ được không? Cơ chế của việc nghĩa là gì? Lời liên quan đến sự tồn tại của con người thế nào? Làm sao trút bỏ hết chúng được?

“Đại Giám Huệ Năng nói:Phật Pháp là thứ không thể thấu được chỉ bằng cảm tính con người.’” Thế nào là cảm tính con người? Nếu ta có trong mình một loại cảm tính khác, phật tính chẳng hạn, thì cái đó có phải là “cảm tính con người” không? Giống như óc trong đầu con chó có thể không gọi là óc con chó được không? Còn nếu cái cần để thấu phật pháp không nằm trong ta, thì lấy gì để nói là con người có thể thấu phật pháp. Còn nếu nói “Đã là người không thể thấu Phật pháp”, đã “thấu Phật pháp không phải người”, thì lý do gì để ta muốn tìm Phật pháp? Nếu ta vốn không phải người, thì ta tìm Phật pháp làm gì?, và nếu ta vốn là người, thì ta lại càng không tìm Phật pháp làm gì.
Về Lời dạy của 7 Đức Phật: Lời dạy của 7 Đức Phật:
Đừng làm điều ác,
Mà chỉ làm việc thiện,
Và giữ cho tư duy mình thuần khiết -
Đó là lời dạy của tất cả các Đức Phật

Thế nào là thiện, thế nào là ác? Cơ sở của việc nhận ra thiện ác và muốn làm việc thiện nằm ở đâu. Nếu chúng là năng lực và nhu cầu nội tại, thì cần gì Phật dạy. Nếu nó không phải khả năng và nhu cầu nội tại, thì chỉ một câu khẩu hiệu như thế là đủ hay sao?
Tương tự, tất cả các bài khác đều có thể thấy gần như câu nào cũng không chặt chẽ. Không phải là mình muốn bới lông tìm vết, hay cố tình không hiểu, nhưng quả thực là rất nhiều lý lẽ của Phật giáo, nhất là những lý luận sau này, không được chặt chẽ. So với sự tiến bộ của triết học phương Tây, thấy quả là có vấn đề. Đã đành là chân lý có thể không thay đổi từ hàng mấy ngàn năm qua, nhưng cách truyền đạt chân lý thì không thể dậm chân tại chỗ. Như chính ông Phật nói, đạo chỉ một, như sông Hằng, nhưng mỗi loài vật lại qua sông bằng cách khác. Không thể giảng đạo cho những người ngày nay bằng đúng những lời lẽ đã từng giảng cho nông dân Ấn Độ hơn 2000 năm trước. Và thời đó, ông Phật rõ ràng là thông tuệ hơn tất cả các đối thủ, vì thế ông có thể phản biện lại mọi thắc mắc, không bao giờ phải dùng kế cấm nói. Và dù thực sự ông Phật có giác ngộ hay không, có đạt tới niết bàn hay không, nhưng ít nhất ông ta cũng biết hơn hẳn những người cùng thời, và vì thế họ có thể tin là ngoài những thứ đó ra, tri thức của ông có khả năng là vô hạn. Còn nếu này nay, những người tự cho là thông tuệ, quán suốt vũ trụ, thông liền cổ kim, mà chỉ nói cho đúng logic như một học giả hạng xoàng, với tri thức hết sức nông cạn, mù lòa thôi cũng không xong thì ai mà dám tin được.


 

9:50 Friday,19.10.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Đại thiền sư Nanpo Shōmyō (南浦紹明=Nam Phố Thiệu Minh) (1235 - 1309) nói về Thiền:
Có một thực tại trước cả trời và đất;
Nó không có hình thù, nói chi tới tên gọi;
Mắt không thấy được nó; nó không có tiếng để tai có thể nghe thấu;
Gọi nó là Tâm hay Phật thì sẽ phá vỡ chân tính của nó,
Bởi khi đó nó sẽ trở thành bông hoa hư ảo trong không trung;
Nó không phải Tâm hay Phật;
Tuyệt đối im lặng, mà vẫn toả sáng một cách kỳ bí;
Chỉ có con mắt sáng suốt mới nhận thức được nó;
Nó là Pháp đích thực vượt ra khỏi hình dạng và âm thanh;
Nó là Đạo không dính dáng gì tới lời nói.
Để mê hoặc những kẻ mù,
Đức Phật đã nhả ra những lời vàng ý ngọc,
Khiến trời và đất từ đó rối tinh như canh hẹ.
Hỡi các bạn quý mến của tôi có mặt tại đây,
Nếu các bạn muốn nghe giọng nói vang rền như sấm của Pháp,
Hãy trút hết lời, làm trống rỗng mọi ý nghĩ
Bởi khi đó bạn có thể sẽ nhận ra Nhất Bản Chất.
Đại Giám Huệ Năng nói: “Phật Pháp là thứ không thể thấu được chỉ bằng cảm tính con người.
 
Lời dạy của 7 Đức Phật:
Đừng làm điều ác,
Mà chỉ làm việc thiện,
Và giữ cho tư duy mình thuần khiết -
Đó là lời dạy của tất cả các Đức Phật
 
Thiền kệ về vô thường
Mọi vật đều vô thường
Đều chịu sinh và tử;
Hãy quên sinh và tử đi
Thì sẽ thấy yên tĩnh cực lạc.
 
Tin tưởng vào Tâm
Khách thể là khách thể đối với chủ thể,
Chủ thể là chủ thể đối với khách thể;
Hiểu được sự tương đối giữa hai thứ này
Để cuối cùng tự tại ở Vô Minh duy nhất.
Trong Vô Minh duy nhất hai thứ này không hề phân biệt,
Mỗi thứ chứa trong nó hàng ngàn thứ khác.
Khi không phân biệt cái này với cái kia
Thì làm sao còn quan điểm phiến diện hay thành kiến nữa?
 
Những vật vô cùng bé thì to như các vật lớn
Bởi không có các điều kiện ngoại cảnh;
Những vật vô cùng lớn thì bé như các vật nhỏ
Bởi không hề vướng các giới hạn khách quan.
 
Một trong tất cả
Tất cả trong một -
Đạt được điều này,
Không còn lo sao mình không hoàn hảo!
 
Khi Tâm và các niềm tin hoà nhập,
Đó là lúc lời nói mất tác dụng,
Bởi không có quá khứ, hiện tại, và tương lai.
 
Đại Giám Huệ Năng nói về Tuyệt đối:
Không có gì là thực ở bất cứ đâu,
Không có sự thực ở bất cứ nơi nào,
Nếu bạn nói mình nhìn thấy sự thực,
Thì việc nhìn đó của bạn cũng không thực nốt.
 
Trích từ "Bài ca giác ngộ" của Yoka Dashi
Mặc kệ người khác nói xấu ta, thù oán ta;
Những kẻ cầm đuốc đốt trời sẽ chỉ hoài công vô ích;
Ta lắng nghe họ và nếm những lời độc địa của họ như nếm trái ngọt;
Tất cả đều tan biến và đột nhiên ta thấy mình ở giữa Bất Khả Tư Nghì (*)
 
------------------
(*) Bất Khả Tư Nghì: không thể nào hiểu được, vượt ra ngoài tư tưởng và biện luận hay tư tưởng và văn tự.
 

0:51 Friday,19.10.2012

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

Đệ tử của Phật thì đa số là u mê và lú lẫn rồi. Nếu họ sáng suốt ngang Phật hoặc hơn Phật thì họ đã trở thành Phật hoặc là sư phụ của Phật. Câu chuyện mà ai cũng biết là đức Phật ngồi dưới gốc cây bồ đề ở Bodhgaya mà giác ngộ. Thế là các đệ tử nhà phật sau này vặt cả lá cây bồ đề mang về thờ :D

23:41 Thursday,18.10.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Thiền và lý luận là hai thứ không đi đôi với nhau.” (sic)
 
Khẳng định này hoàn toàn sai.
 
Thiền xuất phát từ lý thuyết dhyana (tức meditation hay hành thiền).
 
Lý thuyết này bắt nguồn từ đạo của người Hindu, bắt đầu từ t.k. 12 tr CN, tức trước khi Phật giáo ra đời (t.k. 6 – 4 tr. CN). Trong tiếng Phạn “dhi” có nghĩa là “tâm”, “yana” là “động”. Dhyana có nghĩa là “hành trình của tâm”.
 
Theo truyền thống Hindu mọi hành vi tinh thần là một phần của Nghiệp. Hành thiền tức là quan sát sự nhập tâm và xuất tâm của tư duy trong yên lặng, tĩnh tại và buông bỏ. Bản chất của Thiền trong thời kỳ tiền Phật giáo nằm trong ý tưởng “từ bỏ suy nghĩ”. Theo lý thuyết sáng tạo muôn loài của người Hindu, mọi chúng sinh và vạn vật đều bắt nguồn từ Phạm Thiên (Trời) thông qua hành thiền. Người ta chỉ có thể lĩnh hội được các bí mật và chiều kích của Phạm Thiên trong trạng thái thăng hoa say mê của hành thiền.

23:40 Thursday,18.10.2012

Đăng bởi:  pho duc tung

tội nghiệp ông Phật, mấy nghìn năm nay, không biết có bao nhiêu kẻ vừa u mê, lú lẫn, vừa kiêu căng, tự xưng là đệ tử, thậm chí đã ngộ thành Phật

23:21 Thursday,18.10.2012

Đăng bởi:  Sương

Nguyên Tánh thân mến: nếu bạn là sư, mong rằng bạn sẽ đối xử có đầu có đuôi với những người tìm đến chùa bạn để nương nhờ một lời giải đáp, một chỗ an ủi về tinh thần. Đừng có đối xử như đã đối xử với tôi: không trả lời được vào câu hỏi thì nói vòng vo, chuyện nọ xọ chuyện kia.

Nhân nói về việc học lý thuyết, chính tổ Lâm Tế cũng đã khuyên những người đi tu phải học, phải tìm thầy đúng mà học. Bạn đọc đây, tổ nói:

“…Này các bạn tu! Những người xuất gia còn trẻ thì cần phải học đạo; tôi đây (hồi còn trẻ) ngày nào cũng lưu tâm học hỏi giới luật và uy nghi, đã từng nghiên cứu tìm hiểu và tham vấn không biết bao hiêu kinh luận. Sau một thời gian tôi mới hiểu đó là những phương dược cứu đời, được diễn bày qua hình thức lý thuyết. Vì vậy nên tôi đã nhất thời buông bỏ tất cả để đi tham vấn và thực tập thiền. May mắn vì gặp được các bậc thiện tri thức lớn cho nên tôi mới có được con mắt đạo để có khả năng nhìn thấy rõ ràng, nhận ra được ai thật sự là những vị cao túc đang có mặt trên đời, ai là giả dối. Cái “thấy” này không phải tự mình có từ khi mẹ mình sinh ra, mà là một cái “thấy” do sự mài giũa, luyện tập, thẻ nghiệm và nghiêm tầm rồi một mai tự chứng ngộ." (Sách "Người vô sự", trang 241)

Học rồi buông, tổ dạy thế (chứ đừng không học rồi bịp).

22:56 Thursday,18.10.2012

Đăng bởi:  Nguyên Tánh

Bạn Sương: Tôn trọng bạn, tôi sẽ không im lặng bỏ đi. Bạn nói đúng, không chỉ trẻ em, mà bất kỳ ai, cũng có 2 hướng: bắt gặp Thiền hoặc tích lũy kinh nghiệm, kiến thức (đỉnh cao của con đường này là trở thành triết gia), chứ không phải nhất nhất chỉ có một lối mà thôi. Bạn không thỏa mãn là đúng, mình hoàn toàn chân thành chia sẻ cảm giác đó của bạn. Vậy đã bao giờ bạn thử, thay vì tìm lời giải đáp thì hãy nhìn thật sâu vào những động cơ bên trong để khám phá bản chất thực sự của nó. Nhìn một cách không nỗ lực, không kinh nghiệm, không lý thuyết. Chào bạn nhé. Chúc cả nhà an vui.

22:36 Thursday,18.10.2012

Đăng bởi:  Sương

Nguyên Tánh thân mến,
1. Khi tôi hỏi bạn: "Vì sao lý luận lại giết chết Thiền?", bạn trả lời: Tiền nhân nói hay hơn bạn, lại còn dọa một câu mơ hồ là tôi phải cẩn trọng.
Sao lại lôi tiền nhân ra đây? Bạn hãy nói cái mà bạn nghĩ đi, hoặc cái mà bạn nghĩ lúc này, sau khi đã tích lũy những gì của tiền nhân, tổng hợp lại, và rút ra của riêng bạn đi. Tôi muốn nghe những gì của bạn, chứ không phải của tiền nhân. Khi lôi tiền nhân ra, bạn đang dùng kinh nghiệm và lý thuyết của người khác đấy - cẩn trọng nhe bạn.
2. Bạn giải thích: một đứa trẻ không được gọi là Thiền sư vì nó đang nằm trong quá trình tích lũy kinh nghiệm và hình thành lý thuyết. Sao lại dùng thì tương lai để xét danh hiệu thế? Tưởng chủ nghĩa lý lịch, chức danh chỉ xét quá khứ và hiện tại thôi chứ, không ngờ có cả vị lai nữa à? Bằng chứng nào cho thấy đứa bé đang rẽ sang đường tích lũy kinh nghiệm và hình thành lý thuyết chứ không phải sang hướng Thiền sư? Và lấy gì đảm bảo một Thiền sư đang không âm thầm tích lũy kinh nghiệm và hình thành lý thuyết hả bạn? Chính vì thế, tôi thấy câu trả lời của bạn không thỏa đáng.
 
 

22:24 Thursday,18.10.2012

Đăng bởi:  Nguyên Tánh

Bạn Sương thân mến, nếu lỡ làm bạn không vừa ý, thật lòng xin lỗi bạn vì đó không phải ý của tôi. Xin được trả lời 2 câu của bạn.
Câu thứ 1: Trong sách vở nào, các tiền nhân cũng đã nói cả rồi, tôi không thể nói hay hơn được. Chỉ mong bạn cẩn trọng, vì coi chừng lại chỉ hình thành lý thuyết mà thôi. Tôi chỉ có thể nói được đến thế. Mong bạn tha lỗi.
Câu thứ 2. Trẻ thơ là hình ảnh ẩn dụ của Thiền sư. Điều đó đúng. Chúa, Phật, Lão Tử, Khổng Tử, Krishamurti, Osho... đều dùng hình ảnh trẻ thơ để minh họa cho sự giác ngộ. Nhưng trẻ em thì không phải là Thiền sư, vì một đứa trẻ lại đang nằm trong quá trình tích lũy kinh nghiệm và hình thành lý thuyết. Và tất nhiên, không kinh nghiệm, không lý thuyết của Thiền thì hoàn toàn không vô tri vô giác theo một số nhà lý luận phản bác. 
 

22:04 Thursday,18.10.2012

Đăng bởi:  Sương

Cảm ơn bạn Nguyên Tánh đã kể câu chuyện về sư Pháp Hạnh, để mọi người hiểu rõ hơn về sư Pháp Hạnh.
Nhưng chúng ta đang bàn một câu chuyện khác cơ mà? Vì sao câu chuyện của bạn lại "thay lời chào tạm biệt"? Bạn định để lại một công án Thiền trên Soi à? :-)
Bạn hãy trả lời những câu hỏi mà người khác đặt ra sau khi lắng nghe bạn và mất công hỏi lại bạn nhé:
1. Vì sao lý luận lại giết chết Thiền?
2. Vì sao Thiền không có chỗ đứng cho lý thuyết và kinh nghiệm?
3. Không có chỗ đứng cho lý thuyết và kinh nghiệm thì Thiền có chỗ đứng cho cái gì?
4. Vì sao trẻ sơ sinh không mang gánh nặng lý thuyết và kinh nghiệm nhưng lại không được gọi là Thiền giả?
Tôi hỏi những câu này vì muốn nghe những lời giải thích từ một góc nhìn khác, không phải để vặn vẹo. Bạn cứ tin đi, tôi là người thực sự cầu thị, không phải là người xỏ lá hay đùa dai.
Thân mến,

21:52 Thursday,18.10.2012

Đăng bởi:  Nguyên Tánh

Thay lời chào tạm biệt, tôi xin kể một câu chuyện nhỏ về nhà sư Pháp Hạnh. Tôi là người thân của nhà sư, cũng đã từng sống với sư một thời gian khá dài ( đây chính là nhân duyên khiến  tôi có lời trao đổi ở đây). Sư có một tuổi thơ rất sóng gió chứ không phải hoàn toàn bình an nơi am tranh thanh vắng như nhiều người nghĩ. Mà thực ra bình an, hay sóng gió cũng chỉ là câu chuyện hình tướng được diễn giải qua ngôn ngữ, ngôn ngữ này lại một lần nữa được diễn giải theo cách hiểu và tư duy của mỗi người. Thế nên Thi sĩ Bùi Giáng mới cảm thán “Người nằm đó ngàn xưa vang vọng mãi, Ta bước qua ngôn ngữ rụng hai lần”.
Nói tiếp về nhà sư Pháp Hạnh. Sư từ nhỏ đến lớn, chẳng biết thế nào là hội họa, chưa từng cầm cọ vẽ, chưa biết đến chì màu, đừng nói là toan với sơn dầu. Một lần  cách đây khoảng 7 năm, sư ra Hà Nội và đến nhà một chị tên T (lúc đó còn làm ở Thông tấn xã VN). Nhà chị vốn rất lạnh lẽo, để ấm cúng hơn nên chị đi mua một số bức tranh trừu tượng về treo với giá rất đắt. Sư nói chị mua mầu về để sư vẽ. Những bức tranh ra đời từ đó, hàng ngàn bức.
Nhiều dịp đến với sư tại một am nhỏ, mở thông cả 4 phía nhìn ra núi rừng. Tuyệt nhiên không có một vết tích về hội họa: không tranh, không toan, không màu và tất nhiên là không vẽ. Chỉ mỗi khi có người đề nghị sư vẽ để bán tranh cho một chương trình từ thiện hay một nhân duyên đặc biệt nào đó thì những người đó sẽ có trách nhiệm mua tất cả họa cụ và chuẩn bị cho sư một căn phòng để sư vẽ ( phòng thế nào cũng được). Một đêm, sư có thể vẽ vài trăm bức sơn dầu ( khổ trên 1m), thậm chí sư có thể vẽ trong bóng tối hoàn toàn. Nếu không phải là người ở cạnh sư, tôi cũng rất khó để tin điều này.  Sư không nhận mình là thiền sư, chỉ luôn tự coi mình là một người cùng mọi người chia sẻ cuộc sống với nhau. Nên ai gọi sư là gì cũng được, gọi là thiền sư hay gọi là thằng ăn cắp cũng vậy. Có lẽ khi đó sư sẽ nói “ có khi trong sư vẫn tiềm ẩn bóng dáng một thằng ăn cắp nên nếu gọi sư như thế là hoàn toàn đúng”. 
Sống gần sư, tôi thấy ở sư một tình yêu mãnh liệt với cuộc sống tự nhiên và đã tiếp cận được dòng chảy uyên nguyên của nó. Tôi thực sự đồng cảm với điều sư nói, hoàn toàn không có một kiểu cách hay phong thái như thường thấy ở những người trả lời phỏng vấn khác. Sự tĩnh lặng không chỉ nằm trong một buổi chiều tà, trong tia nắng mỏng manh lấp ló dưới làn sương mai mà nằm cả trong mưa giông bão tố. 

21:44 Thursday,18.10.2012

Đăng bởi:  Sương

Nguyên Tánh thân mến,

Dù bạn có là ai, tôi cũng muốn nói với bạn rằng: bỏ cái lối khơi mào một cuộc tranh cãi rồi sau đó rút lui một cách vô trách nhiệm đi.
Đừng biến những người đã nghe mình và đối thoại với mình thành ra kẻ hiếu chiến, còn mình là người cao đạo, kiểu "không hề muốn tham gia tranh luận..." Nói thật là mình coi thường thái độ đó.
Quay trở lại lời bạn nói, mình không hiểu sao bạn lại nói: "THIỀN không có chỗ đứng cho 2 điều đó (tức cả kinh nghiệm thực tiễn và kinh nghiệm tư duy)". Mong bạn nói rõ giùm.
Câu thứ hai: Không có chỗ đứng cho "hai thứ đó", vậy Thiền có chỗ đứng cho cái gì? Vì sao trẻ con mới đẻ tuy không có kinh nghiệm thực tiễn lẫn kinh nghiệm tư duy lại không được gọi là Thiền giả?

Tôi không đòi bạn tranh luận, chỉ cần bạn trả lời.

20:36 Thursday,18.10.2012

Đăng bởi:  Nguyên Tánh

Thân gửi KTS Phó Đức Tùng và Sương: Tôi không có ý vào đây thả vài dòng theo kiểu "chọc gậy bánh xe", cũng không hề muốn tham gia tranh luận (và cũng không đủ khả năng). Chỉ xin có đôi lời muốn cùng nhau trao đổi. Tôi nói không có cái đúng lý tưởng không phải muốn dạy bảo hay lý luận với ai, mà đó là một thực tế rất giản dị. Ví dụ một người nấu ăn, CÁI ĐÚNG DUY NHẤT đối với họ là phát hiện ra mình chưa hay, chưa tốt ở chỗ nào để khắc phục chứ không phải là một tiêu chuẩn công thức sách vở nào khác, mặc dù họ có quyền làm theo bất kỳ một công thức nào. Tất nhiên, có thể sau đó sẽ lại có một cái đúng khác, tốt hơn cái đúng trước, nhưng nó luôn là DUY NHẤT. Về lý thuyết và kinh nghiệm, cũng chỉ là một. Lý thuyết được tích lũy từ kinh nghiệm ( cả kinh nghiệm thực tiễn và kinh nghiệm tư duy). THIỀN không có chỗ đứng cho 2 điều đó. Thế nên một thiền sư không bao giờ là người thông thái. Trân trọng.
 

19:11 Thursday,18.10.2012

Đăng bởi:  pho duc tung

Bạn Nhung
tất nhiên thực tế thuyết phục hơn lý thuyết, ở đây là nói mình không có thực tế, đành dùng lý thuyết thôi, ai có cả hai thì còn gì bằng. Tuy nhiên cũng phải nói, thực tế ở đây tức là thực hành cộng với ý thức, tức là một thực tế có hiểu biết. Cũng như bạn nói, xây nhà chưa chắc phải kiến trúc sư, mà phải xây nhà đẹp, không có cổng ốp ngói xanh mới được bạn coi là thực tế chứng minh cho cái danh hiệu kiến trúc sư.
Trở lại trường hợp tình dục, người chưa làm tình không thể nói là biết về làm tình, nhưng người làm tình nhiều cũng chưa chắc đã là người biết. Chỉ lý thuyết không thì mơ hồ, chỉ kinh nghiệm không thì không hơn gì chó mèo. Có cả hai thì có thể gọi là thông thái. Nhưng bạn có quen nhà thông thái nào không, về bất kỳ lĩnh vực gì?

18:43 Thursday,18.10.2012

Đăng bởi:  nhung

Một ví dụ khác: anh Tùng làm về kiến trúc. Theo những gì anh viết ở đây thì tôi nghĩ là anh có thẩm mỹ. Giả định tiếp theo là một ngày tôi đi ngang qua nhà anh thì tôi thấy cổng nhà có mái giả ngói màu xanh đục. Thế thì giữa lý thuyết và thực tế, cái nào mang tính thuyết phục hơn? 

20:27 Wednesday,17.10.2012

Đăng bởi:  pho duc tung

Bạn Nhung
bạn nói có lý, một người không biết gì về thiền nói về thiền thì giống một người không biết gì về tình dục nói về tình dục, và đều là sự không thỏa mãn.
Có điều đáng tiếc là người thực sự biết về thiền thì ít khi nói về nó, và nhiều khả năng là những điều cốt yếu không thể chuyển tải qua nói được, kiểu "đạo khả đạo phi thường đạo". Chính vì thế nên những người đứng ngoài như tôi và một số người chỉ có thể đàm đạo với nhau để đoán mò xem nó là gì, cho thỏa chí tò mò thôi. Điều đó tôi đã nói ngay từ đầu bài viết. Tôi không hề nói là biết về thiền và viết về thiền.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là ta không thể nói hay bàn luận về bất kỳ điều gì. Ví dụ bạn đã từng đọc truyện tả về món bún ốc nguội truyền thống Hà Nội. Bây giờ có người mời bạn ăn một gói mì tôm và bảo đó là bún ốc truyền thống thì bạn có quyền nghi ngờ, mặc dù bạn chưa từng được ăn, cũng chưa từng biết cách nấu thế nào. Và nếu một người khác mời bạn ăn món bún ốc tương đối giống như từng được nghe tả thì bạn sẽ dễ tin hơn đó đúng là món bún kia. Mặc dù rất có thể nó không hề là món bún đúng, mà chẳng qua chỉ giống vẻ bề ngoài thôi. Hoặc lấy ví dụ khác, bạn không cần phải biết nấu phở để có thể cảm thấy bát phở đang ăn quá mặn. Bạn cũng không cần phải là họa sỹ khi phát biểu là bạn thấy bức tranh này không đẹp, hoặc bạn thấy bức này đẹp hơn bức kia. Và sẽ rất phi lý khi người họa sỹ bị chạm tự ái bảo bạn là: chê tranh tôi thì tự vẽ xem có đẹp hơn không.
Qua những lời mình được nghe truyền đạt thì thiền sẽ có phần trải nghiệm nội tâm và phần lý luận, kiến thức bề ngoài. Phần nội tâm không thể truyền đạt, phần lý luận có thể truyền đạt. Nhưng hai phần này không thể mâu thuẫn với nhau. Nếu không có gì truyền đạt được thì đã không có khái niệm Thiền, không có thiền sư hay phương pháp thiền như một khái niệm hiện phổ biến toàn thế giới.
Lý luận, hay nói là công cụ để chúng ta trao đổi, giao tiếp với nhau, cũng là cách để luyện tập cho tư duy được mạch lạc hơn. Nếu bạn cho rằng chỉ được nói những gì mình biết, theo nghĩa là thực sự chân lý thì loài người nên câm, vì không ai có thể chứng minh được là mình chắc chắn biết bất kỳ một điều gì. Nhưng cho dù cái biết của loài người có thiển cận đến đâu thì chúng cũng chỉ có thể được duy trì bằng cách là những người thiển cận đó nói, trao đổi, truyền đạt cho nhau. Ngay cả những gì ta biết về Phật, hay Lão Tử, là những người chủ về không thể nói, cũng đều là thông qua lời nói cả.

19:47 Wednesday,17.10.2012

Đăng bởi:  Sương

Khi Nhung nói là câu này không dành cho Sương, có nghĩa đã phân chia ra thành hai loại: có thẩm quyền và không có thẩm quyền.
Nếu coi mọi sự là bình đẳng, và cấm Sương không được trả lời câu của Nhung (vì Sương không có thẩm quyền?) thì Sương suy ra, những kẻ không biết về Thiền (không có thẩm quyền về Thiền) thì đừng nói về Thiền (như một Thiền giả) mà chỉ nên đặt những nghi vấn, suy đoán của người ngoài cuộc. Cũng thế, những người không biết gì về tình dục cũng chỉ nên đặt câu hỏi về tình dục (rồi sau đó tha hồ tìm cách tự giải đáp, bằng cách nào tùy nghi).
Có phải vậy không ạ? (Câu này dành cho tất cả mọi người, không miễn trừ một ai)

19:36 Wednesday,17.10.2012

Đăng bởi:  nhung

Anh Tùng cho em hỏi là liệu một người không biết gì về thiền nói về thiền có giống như một người không biết gì về tình dục nói về tình dục không?
Xin lưu ý câu hòi này không dành cho Sương.

8:25 Wednesday,17.10.2012

Đăng bởi:  phó đức tùng

ban Nguyên Tánh
mình không phải thiền sư, cũng không biết gì về thiền. Còn ông thì mình cũng chưa nghe ông nói ông là thiền sư và bàn về thiền bao giờ. Chẳng qua mình quan sát thì thấy ông có vẻ giống thiền sư hơn những người mình đã từng gặp. Mình cũng nói rõ vậy trong bài viết
Nghe bạn nói về mâu thuẫn giữa thiền với lý luận, với lại cái tên Nguyên Tánh, mình nghĩ bạn có thể là một thiền sư, và ngộ ra được điều gì đó, nên định thỉnh giáo. Nhưng nghe bạn trả lời bạn Sương "Không có cái gì đúng, chỉ có cái đúng xuất phát từ cái sai ..." mình thấy thất vọng quá. Thì ra bạn cũng là người lý luận, mà trình độ thì vô cùng thấp. Nếu quả Nguyên Tánh của ta là như vậy thì đúng như bạn Sương nói, cần phải tập lý luận đã vậy, dù không thành thiền sư thì cũng đỡ dốt.

23:03 Tuesday,16.10.2012

Đăng bởi:  Sương

Ối giời Nguyên Tánh, khi nào mới bỏ được cái lối thảo luận này: không tranh luận được thì nói kiểu: "Bạn cứ đi theo đường bạn đi". Dĩ nhiên là tôi đi theo đường tôi rồi. Chỉ buồn cười là mấy câu hỏi kia không được trả lời, dù đơn giản (nếu bạn thực sự nghĩ ra cái điều bạn nói với Phó Đức Tùng, còn không có, chỉ là học đòi thiên hạ mà nói, thì quả là không trả lời được).

22:33 Tuesday,16.10.2012

Đăng bởi:  Nguyên Tánh

@Sương: Thì bạn cứ đi theo con đường bạn cho là đúng. Có ai cản trở bạn đâu. Không có cái đúng lý tưởng, chỉ có cái đúng xuất phát từ cái sai. Chúc bạn an lành ;))
 

22:20 Tuesday,16.10.2012

Đăng bởi:  Sương

@ Nguyên Tánh: Cái gì khiến bạn có thể nói Thiền và Lý luận không đi đôi với nhau? Cái gì cũng có lý luận của nó, nhất là những thực hành, phương pháp thực hành. Có lý luận về Thiền thì ta mới biết được ai là Thiền giả, ai là giả thiền chứ? Vì sao Nguyên Tánh nói lý luận giết chết Thiền? Kiến thức là kẻ thù của Thiền à? Muốn Thiền thì phải ngu à? Hãy kể cho tôi tên một thiền giả mà ngu dốt, thiếu kiến thức nào? Tôi không tin là có người như thế tồn tại.
Thiền chỉ là thứ rời xa kiến thức, lý luận khi đã quá no đủ, làm chủ kiến thức, lý luận. Những người đang trên con đường tới Thiền thì đừng có dại dột không học, không lý luận. Giống như chưa leo tới đỉnh thì đừng có quăng gậy.

22:02 Tuesday,16.10.2012

Đăng bởi:  Nguyên Tánh

Thân gửi Kiến trúc sư Phó Đức Tùng. Thiền và lý luận là hai thứ không đi đôi với nhau, và nói thẳng ra lý luận là thứ giết chết thiền. Ông Tùng còn quá ham mê với lý luận và kiến thức. Vâng, điều đó cũng đáng quý thôi. Nhưng Thiền là một điều nằm ngoài những điều đó. Trân trọng

13:39 Friday,5.10.2012

Đăng bởi:  LÊ CẢNH

Liễu Sanh Điền Đảo Thượng (Yagyu Tajima-no-kami) là vị kiếm thuật gia vĩ đại và cũng là vị lão sư huấn luyện kiếm thuật cho vị Tướng Quân đương thời là Đức Xuyên Gia Quang (Toukugawa Iyemitsu). Có một hôm, một vệ sĩ thân cận của Tướng Quân đến gặp Điền Đảo Thượng và ngỏ ý xin theo ông học kiếm thuật. Đại sư nói: “Theo ta nhận xét, chính anh có vẻ là một vị kiếm sư rồi. Xin anh cho biết anh thuộc môn phái nào, trước khi chúng ta nói tới quan hệ thầy trò.”Vệ sĩ ấy nói: “Tôi rất hổ thẹn phải thú nhận rằng tôi chưa bao giờ học kiếm thuật.”“Anh định gạt ta sao? Ta là thầy của Tướng Quân đại nhân, nhãn quan của ta xưa nay không bao giờ sai đâu.”“Tôi xin lỗi đã mạo phạm Đại Sư, nhưng quả thật là tôi không biết tí nào.”Sự cương quyết phủ nhận của vị khách này khiến đại sư suy nghĩ một lúc, sau cùng ông nói: “Anh đã quả quyết như vậy thì chắc là thật rồi. Nhưng ta vẫn chưa tin, chắc anh là bậc sư của một môn nào đó, tuy ta không biết là môn gì.””Vì Đại Sư nhất định muốn tôi nói thì tôi xin nói: Chỉ có một điều tôi có thể nhìn nhận rằng tôi hoàn toàn điêu luyện. Khi tôi còn là một thiếu niên, tôi nghĩ rằng nếu muốn là một hiệp sĩ thì bất cứ trong cảnh ngộ nào tôi cũng không sợ chết, và tôi đã tự tra vấn về cái chết trong suốt mấy năm, sau cùng vấn đề cái chết không còn khiến tôi bận tâm nữa. Có phải đó là điều mà Đại Sư muốn ám chỉ hay không?”Điền Đảo Thượng nói lớn: “Chính thế! Ý ta muốn nói như vậy. Ta hài lòng rằng mình không nhận xét sai lầm. Bởi vì bí quyết tối thượng của kiếm thuật cũng nằm ở trong cái tâm không còn sợ chết. Ta đã huấn luyện hàng trăm môn sinh về phương diện này, nhưng đến nay vẫn chưa có một người đủ tư cách được tờ chứng thư tối cao của kiếm thuật. Anh không cần huấn luyện kỹ xảo, anh đã là một bậc sư rồi đấy.” DIỆP ẨN TẬP ( Hagakure )

22:23 Thursday,4.10.2012

Đăng bởi:  Sương

Hà hà, ngày nay ta nói Kỷ Xương mắc chứng Alzheimer anh Đăng ạ.

22:02 Thursday,4.10.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Đoạn dưới đây là phần cuối của truyện "Đại cao thủ" của Nakajima Atsushi (nhấn chuột vào tên truyện để đọc cả truyện):
 
Dân thành Hàm Đan nô nức chào đón cao thủ đệ nhất thiên hạ trở về. Họ chờ đợi một cuộc trình diễn tài nghệ bắn cung của chàng. Nhưng Kỷ Xương không đáp ứng nguyện vọng của họ. Ngay cái cung chàng cũng không sờ đến. Có vẻ như chàng đã quăng đi đâu mất cả chiếc cung làm bằng gốc liễu có dây bện bằng sợi gai mà khi xưa chàng từng đem theo lên núi. Khi có người tới chơi hỏi lý do, Kỷ Xương uể oải trả lời: “Tột đỉnh của hành động là không làm gi hết. Tột đỉnh của lời nói là im lặng. Tột đỉnh của bắn là không bắn.” À ra thế! Những người dân vốn rất thông thái của thành Hàm Đan hiểu ngay lập tức. Nhà đại cung thủ không cần sờ đến cây cung đã trở thành niềm tự hào của họ. Kỷ Xương càng không động đến cung tên, danh tiếng về sự vô địch của chàng lại càng được bàn tán ầm ĩ.
 
Nhiều lời đồn được truyền miệng từ người này sang người khác. Người ta nói rằng ban đêm, cứ đến canh ba, có ai đó luyện cung trên mái nhà Kỷ Xương, nghe rõ cả tiếng dây cung bật. Có người quả quyết đó là vị thần hộ mệnh ẩn náu trong mình nhà đại cao thủ, ban đêm thoát ra khi chàng ngủ để triệt mọi yêu ma định hãm hại chàng. Một thương nhân sống gần nhà chàng nói rằng có đêm đã thấy chàng, rõ ràng cầm cung trong tay, cưỡi mây bay trên mái nhà, đọ tài với hai bậc đại cao thủ xạ thuật đời xưa là Hậu Nghệ và Dưỡng Do Cơ. Những mũi tên ba vị này phóng ra vạch những tia sáng xanh sắc nhọn trên nền trời đêm trước khi biến mất giữa sao Sâm và sao Thiên Lang. Một tên đạo tặc thú nhận có lần định lẻn vào nhà Kỷ Xương, song khi hắn vừa trèo lên bờ tường thì bỗng một luồng sát khí từ trong nhà phóng ra, trúng vào giữa trán, làm hắn ta ngã lăn từ trên tường xuống đất bất tỉnh. Từ đó, bọn tâm địa gian tà đều tránh xa vùng quanh nhà Kỷ Xương, và những bầy chim di trú thông minh cũng không dám bay trên mái nhà chàng nữa.
 
Danh tiếng lan truyền tận mây xanh, song Kỷ Xương ngày một già đi. Tâm trí đã từ lâu không còn vương vấn tới cung tên của ông có vẻ như ngày càng nhập vào cõi thanh khô, đạm bạc, hư ảo và yên tĩnh. Vẻ mặt vốn đã như tượng gỗ của ông nay lại mất cả mọi biểu hiện. Ông hầu như không cất tiếng. Cuối cùng, người ta không chắc ông còn thở hay không. Những năm cuối đời, lão cao thủ còn nói ông không phân biệt được đâu là mình đâu là người khác, không biết đâu là đúng đâu là sai. Đối với ông mắt cũng như tai, tai cũng như mũi, mũi cũng như mồm.
 
Bốn mươi năm sau khi từ biệt Cam Dăng sư phụ xuống núi, Kỷ Xương từ giã cõi đời, lặng lẽ như một làn khói. Trong bốn mươi năm cuối cùng ấy, ông không hề nhắc tới xạ thuật, nói chi sờ đến cung tên. Lẽ dĩ nhiên, là một người viết truyện, tôi muốn ông sắm một vai quan trọng trong một sự kiện kích động nào đó để chứng minh cho tài dụng cung siêu phàm của ông. Song, tôi không muốn bóp méo các sự thật đã được ghi trong sử sách. Thực sự là người ta không biết gì về những năm cuối đời ông, ngoài câu chuyện được lưu truyền sau đây.
 
Chuyện xảy ra khoảng một hai năm trước khi ông qua đời. Một hôm, Kỷ Xương đến chơi nhà một người bạn. Tại đây ông nhìn thấy một vật, mà ông nhớ đó là một dụng cụ song không thể nhớ nổi tên và công dụng của nó. Ông bèn hỏi chủ nhà tên dụng cụ đó là gì và nó được dùng để làm gì. Cho rằng khách hỏi đùa, chủ nhà cười to, làm ra vẻ không biết. Ông lão Kỷ Xương nghiêm nghị nhắc lại câu hỏi. Song chủ nhà không hiểu ý khách, vẫn bối rối cười trừ. Khi Kỷ Xương làm nghiêm nét mặt hỏi lại lần thứ ba thì vẻ kinh ngạc bắt đầu hiện ra trên mặt chủ nhà. Ông ta nhìn trân trân vào mắt Kỷ Xương. Sau khi tin chắc rằng khách không đùa, không điên, và tai mình nghe không nhầm, chủ nhà kinh hãi lắp bắp kêu lên: “Trời đất, thưa phu tử – cao thủ xạ thuật kim cổ vô song, ngài thật sự quên cả cái cung rồi sao? Quên cả tên gọi lẫn công dụng của nó?”
 
Sau đó ít lâu, tại thành Hàm Đan, hoạ sĩ giấu bút vẽ, nhạc công dứt đứt dây đàn, thợ mộc coi dùng thước là một sự sỉ nhục.

18:06 Thursday,4.10.2012

Đăng bởi:  LÊ CẢNH

THIỀN VÀ HỌA _ THIỀN HỌA

Bàn về sự liên quan và kết hợp giữa Thiền và Họa ( nói riêng, và từ đây, có thể liên tưởng đến Nghệ Thuật nói chung ), cá nhân tôi xin đưa ra một số "tiên đề" :
 
- ĐẠO KHẢ ĐẠO PHI THƯỜNG ĐẠO, DANH KHẢ DANH PHI THƯỜNG DANH. ( Lão Tử - Đạo Đức Kinh ) 
 
- HỘI HỌA LÀ ĐẠO. ( Họa sĩ Nguyễn Gia Trí )
 
- MỘT HỌA SĨ THẬT SỰ LÀ NGƯỜI CÓ THỂ VẼ NHỮNG CẢNH KHÁC THƯỜNG Ở GIỮA MỘT SA MẠC HOANG VẮNG. MỘT HỌA SĨ THẬT SỰ LÀ NGƯỜI CÓ THỂ KIÊN NHẪN VẼ MỘT QUẢ LÊ GIỮA BỐI CẢNH HỖN LOẠN CỦA LỊCH SỬ. ( Họa sĩ Salvador Dali )
 
   Hiểu và chấp nhận những "tiên đề" này, chúng ta có thể trò chuyện tiếp. 
 
   Người ta cố gắng "đạo", bàn luận, lý giải, rất nhiều về "Đạo", nhưng "Thường Đạo", Đạo Vĩnh Hằng, thì lại không phải là điều có thể "đạo" được ...
 
   Người ta cố gắng "phê bình" Hội Họa, nhưng Hội Họa đích thực thì lại là Đạo, là "bất khả tư nghì" ...
 
   "Một Họa sĩ thật sự" có thể dụng tâm gì, nếu không phải là Tâm Thiền, để "vẽ những cảnh khác thường ở giữa một sa mạc hoang vắng", để "kiên nhẫn vẽ một quả lê giữa bối cảnh hỗn loạn của lịch sử" ... !?
 
   Văn sĩ, Thi sĩ, những bậc thầy về sử dụng ngôn ngữ, lý giải về tác phẩm, bằng ngôn ngữ, của chính mình bằng ngôn ngữ, cũng "bất khả" như Họa sĩ lý giải tác phẩm của chính mình bằng ngôn ngữ ...
 
   "Ngôn ngữ Văn Chương", "ngôn ngữ Hội Họa" là ngôn ngữ của Nghệ Thuật. Mà Nghệ thuật thì, theo Triết gia Kant, "nói đến nghệ thuât là nói đến thiên tài, mà thiên tài thì là lĩnh vực hoàn toàn huyền bí, tiên nghiệm". Hay, theo Họa sĩ Tô Ngọc Vân "Một bức hội họa chân chính là một tác phẩm mang dấu vết tâm trạng của người đã sáng tạo ra nó, là cảnh vật thêm tâm hồn nghệ sĩ. Không là hình dung thản nhiên, lạnh nhạt của tạo vật, để thay tấm ảnh hay ghi chép hiện trạng khoa học. Phần hồn của tác phẩm không phơi trên tranh như hình một trái cây hay bóng dáng một cái nhà. Muốn hội được tất phải là người dễ cảm lại gặp lúc tâm thần thư thái lợi cho mỹ cảm. Những người đó hiếm, những lúc ấy hiếm, nên sự thưởng thức hoàn toàn một họa phẩm vẫn là việc hiếm".
 
   Luôn luôn tồn tại một khoảng-cách-vô-hình-có-thật giữa một Nhà Thần Học với một Tu Sĩ, giữa một Nhà Phê Bình với một Họa Sĩ. Nó là khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành, giữa những điều "khả đạo" và những điều "bất khả đạo" ...
 
   Tuy nhiên, tất cả đều tồn tại, song song và cần thiết ...
 
   Lý giải, định tính, định danh cho mọi sự vật hiện tượng là nhu cầu có thực của loài người - Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại - René Descartes - Con người tư duy để cố gắng tiếp cận chân lý, như một đường tiệm cận. Và mọi sự định tính, định danh đều có tính chất tương đối : các pháp môn tu hành, các trường phái hội họa ...
 
   Pháp môn là phương pháp để tu, trường phái là phương pháp để vẽ. Có đi mới thành đường ! Nên tu trước rồi mới có ( định danh ) pháp môn, vẽ trước rồi mới có ( định danh ) trường phái.
 
   Trong Hội Họa Cổ Điển có Siêu Thực, Lãng Mạn, Ấn Tượng, Dã Thú, Biểu Hiện, Tượng Trưng, ..., Hậu Hiện Đại ... không !? ( Cá nhân tôi ) xin đáp : Có ! Và ngược lai ! Theo đà phát triển "chuyên môn hóa" của xã hội, Hội Họa cũng chuyên sâu vào các lĩnh vực chuyên biệt ...
 
   Trong Thiền Đạo cũng hàm chứa tất cả các Triết Thuyết, là kết tinh hành trình tư tưởng của loài người, và tất nhiên, cả Hậu Hiện Đại ...
 
   Do đó "Thiền Họa" cũng chỉ là một sự định danh do nhu cầu của con người, và cũng chỉ mang tính tương đối vốn dĩ ...
 
   Thiền là để đạt đến Vô Ngã : Vô Tánh, Vô Tâm mà không Vô Tánh, Vô Tâm. Sắc Sắc Không Không ! Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc !  Vô Ngã là để an trú trong hiện tại, tâm an nhiên để đón nhận hiện tại. Tâm Thiền an tỉnh trong suốt như mặt nước hồ thu : con quạ đen bay qua thì in bóng con quạ đen, con thiên nga trắng bay qua thì in bóng con thiên nga trắng, con chim cu xám bay qua thì in bóng con chim cu xám, ..., tiếp nhận và phản ảnh tất cả, sống động và rõ ràng, không mang tâm phân biệt ... Do đó, Thiền giả là người có tâm rộng mở, nhạy cảm ... chứ không hề "vô cảm" ...   
 
   "Đói ăn, khát uống", một "công án" Thiền. Ai trong chúng ta đã "thực hành" được !? Chúng ta "ăn" với bao nhiêu "kế hoạch" trong đầu, chúng ta "uống" với bao nhêu "dự định" trong đầu ... Và rất nhiều khi, chúng ta phải "không ăn không uống" vì những "kế hoạch", "dự định" ấy nữa ... Cũng như, chúng ta đi trên đường mà không hề thấy áo hoa trên phố, gió nhẹ thoảng qua hàng cây, trời xanh, mây trắng, nắng vàng, ... vì những "kế hoạch", "dự định", vì những "bất mãn", "dục vọng", "nó phải là" chứ không phải "nó là" ...
 
   Hội Họa là để diễn tả bản chất của sự vật, bộc lộ nội tâm, "cái tôi", "bản ngã" của Họa Sĩ ... Do đó tiến trình Họa sĩ vẽ tranh cũng là hành trình tìm kiếm "chân tâm", quá trình "kiến tánh",  ...
 
   Vậy nên, Thiền và Họa, Thiền giả và Họa sĩ chẳng có gì mâu thuẩn với nhau, mà luôn luôn gặp nhau, song hành cùng nhau trên con đường tìm đến " Bản Lai Diện Mục" Chân - Thiện - Mỹ.
 

21:09 Wednesday,3.10.2012

Đăng bởi:  buon

Tôi đã xem tranh của thiền sư. Không đẹp như trong ảnh đâu. Thất vọng lắm. Bôi sỹ lắm.

1:22 Friday,28.9.2012

Đăng bởi:  Dao duy Trieu

Anh Tùng viêt bài nhận xét hay quá. Hoan hô anh.

23:47 Wednesday,26.9.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@Nhat Linh:
1) Leonardo Da Vinci (1452-1519) từng nói: "Sự đơn giản là tận cùng của sự phức tạp." Hội họa Leonardo là minh chứng cho điều đó. Những hình khối, làn da, chuyển sắc, ánh sáng trong tranh của ông trông rất giản dị nhưng được tạo nên bởi một kỹ thuật vẽ nhiều lớp, láng, sfumato cực kỳ phức tạp. Ông vẽ như thần, vì thế mà người ta gọi ông là thiên tài (genius) - tức là người có thần nhập vào (Xem "Tài năng và thiên tài")
2) Hokusai (1760 -1849) có nói: "Tôi vẽ từ khi lên 6 tuổi. Tất cả những thứ tôi đã vẽ ra trước tuổi 65 không đáng giá gì cả. Đến năm 73 tuổi tôi bắt đầu hiểu cấu tạo đích thực của chim muông, cây cối, tôm cá và côn trùng. Tới tuổi 90 tôi sẽ thâm nhập vào bí mật của sự vật. Đế 110 tuổi, mỗi đường nét, chấm phá tôi vẽ ra sẽ sống động."
Hokusai mất khi ông 89 tuổi. Trước khi chết ông nói: "Giá mà Trời ban cho tôi thêm 5 năm sống nữa, tôi có thể trở thành một hoạ sĩ thực thụ."

21:39 Wednesday,26.9.2012

Đăng bởi:  Nhat Linh

@ Bác Đăng: Hồi em học trung cấp ở phố Hai Bà Trưng, cả bọn lúc ấy 15-16 tuổi hay đi bộ sang phố Ngô Quyền và Tràng Tiền xem tranh ké ở các phòng tranh và các gallery. Có lần đi xem tranh về mấy đứa hỏi nhau " mày thích nhất cái tranh nào", một thằng bảo " tao thích nhất cái tranh vẽ một hiệp sỹ trèo lên đỉnh núi, đưa tay với cái hộp tỏa sáng trên tảng đá, xung quanh mây xanh, lại có cả một cây gì cổ thụ to lắm..." rồi hỏi em thích tranh nào? em chỉ trả lời được "tao thích một cái tranh lắm, nhưng cái tranh đó không biết tả làm sao..."
Sau này lớn thêm 1 chút em mới biết, bi ai lớn nhất của những người làm nghệ thuật là kì khu làm ra một thứ gì đó, mà nó lại như là kết quả từ việc biên dịch một nhận thức phi ngôn ngữ-chính nó sang cái ngôn ngữ nó mang. Và hấp dẫn nhất của nghệ thuật là rất có thể kỹ năng và công phu tuyệt hảo lại đem đến sự vô nghĩa. Sau này dù luôn dụng công không tiếc sức trong công việc nhưng em chỉ mong nhờ đó mà tới được một ngày em đủ phúc phận để làm ra một thứ ít dụng công nhất mà lại khá hơn những thứ mình đã làm.
Lưu Hiệp đời “Nam Bắc triều” bên nươc Lạ có cuốn sách lấy cái tên rất thú vị-“Văn tâm điêu long”. Không nhờ một người bạn thì suýt thì em bỏ qua nó vì tưởng truyện chưởng. Nội dung thì không bàn nhưng cái tên nó rất thú vị. Chữ Tâm trong đó không phải “chính tâm” trong Nho giáo mà là chữ Tâm – “bản chất” trong Phật giáo. Chữ “điêu” nghĩa là “chạm” trong “điêu trùng khắc triện”.  Có câu rằng “ Người tráng sỹ không làm việc chạm sâu khắc triện”. Đôi khi người ta nghĩ rằng đã vẽ được con rồng, nhưng thực chỉ là họa cái vỏ của nó mà thôi.
P/s: Bác Đăng vẽ tranh như vậy nhưng lại nhắc tới cái món “ Hậu hiện đại” với vẻ hoài nghi nhỉ? Em rất không thích việc người ta nhắc đến hay dẫn ra cái món “ Hậu hiện đại” như là một thứ à la mode với một thái độ “nâng cao quan điểm” quá mức, nhưng em cũng không nghĩ nó là thứ để nghi hoặc hay ko quan tâm, vì  nó cũng là thứ có cơ sở và hữu dụng. 
 
( Soi thử ktra chức năng cmt mới nhé, nó tốt hơn nhưng có vẻ như vì mới nên có trục trặc đấy, có cmt của mình bỗng thiếu hoặc thừa chữ Soi ạ )

22:34 Tuesday,25.9.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@Nhat Linh:
Thế nào là mô tả sự vật?
Nếu hiểu mô tả sự vật là làm toát lên cái cốt cách bên trong của sự vật, cái bản chất, tinh thần của sự vật thì đó là hội họa hạng nhất, hội hoạ của các bậc thầy. Hội hoạ đó không bao giờ cũ.
Còn nếu hiểu mô tả sự vật đơn thuần là sự sao chép cái vỏ, cái bóng bẩy bên ngoàí thì tuy hình hài, màu sắc có vẻ "giống thật" nhưng thần thái cứng đờ, thiếu sinh khí, mất hồn nhiên, nói gì đến bí ẩn. Đó vẫn có thể được coi là hội hoạ (painting) đấy, nhưng là hội hoạ hạng bét. Thế giới không thiếu những thứ hộì họa như vậy, cứ Google là thấy liền.
Từ t.k. thứ 9, khi sơn dầu mới chỉ xuất hiện tại châu Á [1], Trương Ngạn Viện đã nói:
"Mất cái hồn nhiên nên phải cố thành lão luyện. Không lão luyện được thì phải làm cho tuyệt hảo. Không tuyệt hảo được thì phải tinh tê và cái nguy của tinh tế là rất dễ thành tinh xảo. Tranh nhất phẩm thì cái nào hồn nhiên là hạng nhất, lão luyện đứng thứ nhì, tuyệt hảo đứng thứ ba. Tranh nhị phẩm thì tinh tế đứng trên tinh xảo (...) Tất nhiên, có thể bày ra hàng trăm thứ hạng, nhưng chẳng đáng phải làmh như vậy. Phải là người trưởng thành về tinh thần, kiến văn sâu rộng, tâm và trí đều đặc biệt nhạy bén, còn không thì thực rất khó bàn luận về hội hoạ vậy."[2]
Nói một cách vắn tắt là, kỹ năng vẽ  (skill, draughstmanship) là điều kiện cần nhưng chưa đủ. 
Nhưng đó là theo quan niệm hội hoạ cổ điển (cho tới thời Ấn Tượng) thôi. Còn sau đó, tức là theo quan nhiệm "nghệ thuật đương đại" hay "hội hoạ hậu hiện đại" (nếu có một thứ gì gọi là như vậy) thì cả cái điều kiện cần này cũng trở nên không cần nốt. Ngày nay không vẽ nổi một bàn tay người cũng vẫn có thể thành hoạ sĩ như thường.
------------------------------
[1] Nguyễn Đình Đăng, Sơ lược về kỹ thuật vẽ sơn dầu, 2009, trang 6.
[2] Lâm Ngữ Đường, Hội họa Trung Hoa qua lời các vĩ nhân và danh hoạ, Trịnh Lữ dịch, NXB Mỹ thuật, 2005.
 

20:16 Tuesday,25.9.2012

Đăng bởi:  Nhat Linh

ABC-@: Dĩ nhiên rồi bác Đăng, kỹ năng vẽ một đường tròn không phải là Thiền. Cũng như hội họa đương nhiên không phải là kỹ năng mô tả   sự vật một cách tài khéo bằng sơn dầu.  Có một thú vị nhỏ là rất nhiều người hiểu rằng kỹ năng vẽ một đường tròn không phải là Thiền, nhưng chắc chắn có ít người hơn hiểu rằng kỹ năng mô tả một cách tài khéo sự vật bằng sơn dầu không phải là hội họa. 

15:45 Tuesday,25.9.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Zạ, nói về cái sự zẻo-cơ-nách tanh-tách quay tay tròn-xoay thì bác Hiếu cháu với lại chú An Hải cháu với lại bác Hậu Tuấn từ lò Vĩnh Xuân quyền nhà cháu zám xem-như-thể là nhất làng-TA
tức-thì-có-nghĩa-rằng-là nhắm mắt ra-đòn 2 tay đồng-loạt vẽ ra 2 vòng như bỡn mà zân-chuyên-ngành bảo là nhị-vòng-nong-song-chưởng
ạ !

10:53 Tuesday,25.9.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@ Nhat Linh:

Hồi tôi học lớp 5 hay lới 6 phổ thông gì đó, tôi đã mắt tròn mắt dẹt khi thấy một thầy giáo toán vẽ vòng tròn bằng phấn trắng trên bảng đen, còn tròn hơn cái vòng tròn trong YouTube clip mà Nhat Linh trich dẫn (vì hình tròn trong clip vẫn còn méo!)

Về nhà tôi đã tập ngay xem mình có vẽ được như thế không (Nhà tôi cũng có một bảng đen lớn treo trên tường). Té ra không có gì khó cả. Tùy khả năng từng người, nhanh thì trong vòng nửa giờ, lâu thì 1 - 2 ngày, là có thể vẽ tròn xoe.

Vòng tròn càng to (nhưng bán kính không vượt quá chiều dài cánh tay) càng dễ vẽ tròn, vì bí quyết ở đây rất đơn giản: cánh tay đóng vai trò cái compas. Chỉ cần đừng run tay, giữ viên phấn thật chắc, nhưng không lên gân, mà thả lỏng, khoanh một đường dứt khoát là được.

Dĩ nhiên chẳng có gì là Thiền hay Ngộ ở đây cả. Chỉ là quen tay mà thôi.

8:46 Tuesday,25.9.2012

Đăng bởi:  candid

Em nghĩ đơn giản là rót nước vào cốc trà nếu hành thiền thì cũng là thiền.

Đối với văn hóa Nhật Bản thì em thấy người ta áp dụng thiền rất rộng rãi. Ngày xưa đọc truyện về kiếm sĩ Murukami có đoạn hai kiếm sĩ chỉ nhìn nhát chém trên cành hoa mà biết được tài cao thấp của nhau. Sau này mới lờ mờ biết được đấy cũng là Thiền.

0:21 Tuesday,25.9.2012

Đăng bởi:  Nhat Linh

Giới thiệu với các bạn anh bạn này: http://www.youtube.com/watch?v=eAhfZUZiwSE&feature=player_embedded

(Nội dung trong video mang tính minh họa nhưng không nhất thiết liên quan tới câu chuyện các bác đang thảo luận ạ :-) )

23:58 Monday,24.9.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Cháu cũng nhất trí với ý của chú Đăng: không phải cứ vẽ lối sơ-zản thì-thành-thiền.

Chú Cương cháu cháu đấy thây, vẽ sơ-zản đã đến mức tiêu-điều nhất nhì nước Nam. Chú cũng hăng say đăng đàn bàn về thiền nhiều nhưng mà nghệ thuật sơ-zản của chú cháu vẫn còn xa-vắng thiền tính lắm

ạ!

22:23 Monday,24.9.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Thiền họa phải dựa trên thẩm mỹ học của Thiền, triết học của Thiền. Tôi đã nói vài lần trong các cmt trước về điều này nên không nhắc lại nữa. 


Vì thế:


2- Một người không có tâm thiền, cũng không thực hành thiền, nhưng vẽ theo kiểu tối giản, thì có phải Thiền họa không?


Trả lời:
Không, bởi Thiền hoạ thì tối giản ... nhưng khẳng định ngược lại không (phải lúc nào cũng) đúng, tức là không phải cứ cái gì tối giản cũng là Thiền hoạ.


(Không phải cứ vẽ ít nét mà có thần là thành Thiền hoạ.)


3- Một người có tâm thiền, có ý thức dùng hội họa làm công cụ tu tâm, nhưng lại không dùng thủ pháp và vật liệu truyền thống của thiền họa thì sản phẩm có thể gọi là Thiền họa không?


Trả lời:
Có, nếu tác phẩm đó nhằm đạt tới bản chất (essence) của sự vật, tới Phật tính của nó, tức là thấm đẫm triết lý, nguyên tắc thẩm mỹ của Thiền[Xem thêm phần bổ sung (*) ở cuối cmt này].


Vì vậy, vẽ bằng nguyên vật liệu và thủ pháp nào không quan trọng. Trên canvas và bằng sơn dầu vẫn có thể đạt được tối giản trong thẩm mỹ của Thiền.


John Cage có viết nhạc cho đàn koto hay trống của no đâu, mà một số tác nhạc phẩm của ông đã rất gần với Thiền bởi tư tưởng cũng như hình thức của chúng.


-----------------


(*) Còn thế nào là đạt được bản chất, Phật tính cuả sự vật thì, như tôi đã viết trong một cmt trước, đó là vấn đề cực khó của Thiền họa.


Tôi không biết khi nào người ta có thể cho rằng mình đã đạt được essence của sự vật trong tranh.


Điều này có lẽ cũng khó ngang với perfection (sự hoàn hảo) trong hội hoạ phương Tây. Thế nào là hoàn hảo?


Riêng tôi, ngày 26/8/2012 vừa qua, khi lần đầu tiên được nhìn tận mắt bản gốc bức tranh "Người đàn bà và con chồn" của Leonardo da Vinci bày tại lâu đài Wawel ở Crakow (Ba Lan), tôi có cảm giác mình đã "ngộ" ra thế nào là sự hoàn hảo trong hội hoạ.


Xem phiên bản bức tranh tại đây:
http://en.wikipedia.org/wiki/File:Dama_z_gronostajem.jpg

20:59 Monday,24.9.2012

Đăng bởi:  pho duc tung

Anh Đăng,
cho phép tranh luận một chút đi, không phải để cãi nhau đúng sai, mà là để làm sáng tỏ vấn đề thôi.
Em nói "không phụ thuộc ngoại hình" là dùng từ không chính xác, vì hội họa là visual art, tất nhiên phải là ngoại hình rồi,ý em nói là không phụ thuộc vào phương pháp, trường phái thể hiện.

Tất nhiên em đã rất đồng ý với anh là khái niệm "thiền họa" là một khái niệm cụ thể, liên quan đến một trường phái tư duy và phương pháp thể hiện mà như anh nói là bộc lộ thần thái bằng ít đường nét nhất. Về điểm đó chúng ta không cần bàn cãi. Nhưng cũng phải nói đó vẫn là hình thái bên ngoài, giống như ta gọi Minimalism, hay là các loại ism khác. Vì thế nếu ai làm theo phương pháp này thì dù không tu thiền, không phải thiền sư vẫn được gọi là "thiền họa". Và tranh như của cụ Ngọc hay của sư Pháp Hạnh tất nhiên không được gọi là "thiền họa" theo nghĩa trường phái đó.

Nhưng mặt khác, cũng phải công nhận là thiền họa thực thụ vẫn phải là công cụ tu thiền, bởi vì từ kỹ thuật đến triết lý của nó rất nhất quán với việc thực hành thiền. Vì vậy ta có thể xét một số trường hợp sau:
1- Thiền sư đắc đạo, vẽ theo thủ pháp thiền họa truyền thống, thì rõ ràng sản phẩm là thiền họa.
2- Một người không có tâm thiền, cũng không thực hành thiền, nhưng vẽ theo kiểu tối giản, thì có phải thiền họa không
3- Một người có tâm thiền, có ý thức dùng hội họa làm công cụ tu tâm, nhưng lại không dùng thủ pháp và vật liệu truyền thống của thiền họa thì sản phẩm có thể gọi là thiền họa không.

Theo em, hai trường hợp sau sẽ có nhiều tranh cãi, có người bảo được, người bảo không. Chuyện đó thực ra cũng không quan trọng. Điều mà em quan tâm, cũng là muốn tìm hiểu là người ta có thể thực hành thiền như thế nào nếu dùng những trường phái khác, chẳng hạn như kiểu của ông Ngọc hay của Pháp Hạnh. Và là người ngoài, tức là không thiền, cũng không vẽ, em hiểu mình sẽ không thể đánh giá chính xác những thứ đó, nên cũng chỉ muốn bàn về nguyên lý logic thôi.

Thứ nhất, về cái thần, hay là hồn, thì bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào tốt cũng phải có thần, có hồn. Dù anh dùng một nét để vẽ hay vẽ chi li cả một năm, chính xác đến từng lỗ chân lông. Một bức họa dù rất tối giản vẫn có thể vô hồn, và một bức rất kinh điển, kiểu Raphael hay Titian vẫn có thể có hồn. Vì thế nếu định nghĩa thiền là bắt nắm được hồn hay thần thái thì điều đó không phụ thuộc vào số nét, số chi tiết nhiều hay ít.
Điểm thứ hai, nếu nói thiền là đơn giản, ít chi tiết, thì bắt đầu từ đâu là ít? nếu so sánh bề ngoài đơn giản thì có thể một bức tranh kiểu cổ điển trông rất giống vật mẫu, và rất nhiều chi tiết còn thiền họa thì chỉ tóm lược cái thần bằng vài nét. Nhưng mặt khác, rõ ràng thực tế để tạo ra một cái cây hay phong cảnh ngoài thực tế gồm vô số phần tử, chi tiết, mà một bức tranh phức tạp nhất cũng chỉ lược ra một số yếu tố, và vì thế đều có thể được coi là rất đơn giản.

Nói như vậy, có thể anh Đăng sẽ cho là ngụy biện, hay là lý sự cùn. Vậy bàn thế này: đồng ý là hai tiêu chí: tối giản và bắt thần là hai chỉ số quan trọng nhất trong thiền họa. Vậy có thể nào hình dung một sản phẩm vẫn khác với thiền họa kinh điển không?
Nếu em hiểu ông em đúng thì lý luận của cụ thế này: mỗi một nét bút, một chấm màu là một đơn vị tối giản, cần kết hợp với thở hít, điều hòa, vận động v.v. và tạo thành một thần thái nhất định. có thể coi mỗi chấm màu, mỗi nét bút như một vòng tròn của thiền sư Nhật. Nhưng tất cả các chấm đó lại hợp với nhau để tạo thành một thể lớn hơn, vẫn có cái thần thái của nó. Và tổng tất cả các bức tranh cũng như những hoạt động khác lại tạo ra một tác phẩm lớn hơn nữa, chính là nhân cách thiền của người nghệ sỹ. Tương tự như mỗi người là một cá thể hoàn chỉnh, nhưng tập hợp người thành xã hội, và mỗi người lại được ghép bởi những đơn nguyên như tế bào, mà tự nó cũng là những thể hoàn chỉnh.
Như đã nói, em không đánh giá được mức thành đạt của ông. Nhưng giả sử ông thành công trong lý thuyết của mình thì theo em, một bức tranh có thể vẫn được coi là thiền họa ngay cả khi nhìn bề ngoài nó chẳng khác gì bức tranh cổ điển.

17:22 Monday,24.9.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@Giời ơi:

Tôi không có ý định tranh luận với Giời ơi hay bất kỳ độc giả nào ở đây. Tôi chỉ phát biểu quan điểm của mình. Đồng ý với nó hay không dĩ nhiên là quyền của mỗi người.

Căn cứ vào những khái niệm về Thiền họa theo những gì người ta đã hệ thống hoá, và một số tác phẩm của các danh hoạ Nhật Bản đã được các nhà nghiên cứu xếp vào Thiền hoạ, mà tôi đã dẫn đường links trong các cmt trước, theo tôi, tranh của cố hoạ sĩ Trịnh Hữu Ngọc không phải hoặc chưa phải là Thiền Họa.

Hiển nhiên, điều này không mảy may làm giảm các giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm của ông.

Dùng hội hoạ hay nghệ thuật làm phương tiện tu Thiền và vẽ một bức tranh hay sáng tác một nhạc phẩm Thiền, nhằm đạt tới bản chất của vật chất, đạt tới Phật tính (trong tác phẩm) là hai phạm trù khác nhau.

Tranh của Thiền sư hoặc người tập Thiền bằng vẽ tranh chưa chắc đã là Thiền hoạ (như trong ví dụ hai hoạ sĩ Việt Nam đã dẫn). Mặt khác, có những nghệ sĩ không phải là Thiền sư, không tu Thiền, nhưng rõ ràng họ đã đề xuất những phương pháp sáng tác đúc rút từ Thiền, tạo nên nghệ thuật mang triết lý Thiền, hoặc ít nhất đã vận dụng một số nguyên tắc thẩm mỹ của Thiền vào việc sáng tác ra các tác phẩm tạm gọi là mang "hơi hướng" Thiền. Một trong những nghệ sĩ đó là nhà soạn nhạc John Cage mà tôi đã dẫn.

14:40 Monday,24.9.2012

Đăng bởi:  Giời Ơi

Cảm ơn Nguyễn Đình Đăng rất nhiều. Chỉ có điều ai cũng biết những tác phẩm anh cho bà con xem là những tác phẩm hội họa hoàn hảo. Đúng là chúng gây cảm nhận phiêu diêu thoát tục nhưng có nhất thiết phải gắn thêm cho nó danh hiệu "Thiền họa" hay không? Điều đó cũng một lần nữa nói lên những tác phẩm ấy vẫn chỉ là phương tiện để họa sĩ tu tập. Nó càng rõ hơn khi các tác giả phương tây cũng vô tình chạm vào lí thuyết tu tập ấy. Chẳng biết họ có tu tập thiền hay chỉ là một phát hiện hội họa ở khía cạnh kiếm tìm một ngôn ngữ kiệm lời (hoặc Không lời). Tôi vẫn nghĩ nên dùng thuật ngữ "Thiền tính" là vừa đủ và chung nhất cho những tác phẩm như vậy. "Thiền họa" có gì đó nghe như một trường phái, một tư tưởng định hình, một khái niệm nhằm tổng hợp lại thứ đáng ra hết sức vô biên.

13:52 Monday,24.9.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

3) Hasegawa Tohaku:(SOI: Link cuối Soi mở không được. Anh Đăng kiểm tra lại giúp. Cảm ơn anh.)

Đó là link vào tranh độ phân giả cao nên mở ra chậm. Soi có thể thay bằng link này:

http://en.wikipedia.org/wiki/File:Pine_Trees.jpg

13:38 Monday,24.9.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

em>Phần thiền họa trong tranh nếu đạt được thì nằm trong một không khí nào đó, chứ không phải ở ngoại hình</em>. “(Phó Đức Tùng)


Đúng. Nhưng cái hồn đó, cái triết lí đó toát lên từ ngoại hình. Tựa như khi vẽ chân dung, có người vẽ giống như ảnh chụp nhưng chết cứng và vô hồn, có người chỉ vẽ vài nét nhưng đôi mắt sống động, tinh thần vụt hiện lên, khiến ta nhận ra ngay đó là ai.


Nghệ thuật Thiền xuất phát từ phương Đông nhưng tư tưởng của nó dĩ nhiên không bó hẹp trong các phương tiện vẽ hay diễn xuất phương Đông. Đó chính là điểm tôi đã viết trong cmt trước, rằng <em>việc của nghệ sĩ là gợi được bản chất, lột được cái “tinh thần”, cốt cách của vật thể (…) Để đạt được điều này nghệ sĩ phải <strong>thấu hiểu bản chất bên trong của vật thể, hiểu được Phật tính của nó</strong>. Đây là phần khó nhất của nghệ thuật Thiền. Thiếu điều này kỹ thuật dù có siêu việt đế đâu cũng trở nên vô dụng. Một khi hoạ sĩ đã đạt được điều này thì việc thực hiện tác phẩm trở thành dễ dàng như ngẫu hứng.</em>


Sau này các nguyên tắc thẩm mỹ của nghệ thuật Thiền đã được một số nghệ sĩ phương Tây áp dụng, mà điển hình là nhà soạn nhạc Mỹ John Cage (1912 – 1992).


Khoảng những năm giữa 1940, Cage bị khủng hoảng “đường lối” vì ông thất vọng với triết lý coi âm nhạc là phương tiện để giao tiếp, hay để truyền thông điệp của nghệ sĩ tới công chúng (đây là quan niệm trong nghệ thuật phương Tây). Cage thấy công chúng ít người hiểu các nhạc phẩm của ông. Còn bản thân ông thì thường không hiều âm nhạc của chính các đồng nghiệp của mình.


Cage đã tìm ra lối thoát nhờ nghiên cứu Thiền và Phật giáo. Ông học Thiền từ thiền sư Nhật Bản Daisetsu Suzuki ông này sang giảng tại Đại học Columbia. Dựa trên các nguyên tắc của mỹ học Thiền, Cage đã sáng tạo ra phương pháp soạn nhạc đúc rút từ hội hoạ của Sesshū Tōyō (xem cmt trước của tôi), trà đạo, vườn Thiền, v.v. Từ “ma” (間), hay không gian âm trong tranh Nhật Bản, Cage đã sáng tác các nhạc phẩm với các quãng lặng rất dài hoặc chỉ toàn quãng lặng, mà khi thưởng thức chúng thính giả được nghe âm nhạc tạo bởi âm thanh của môi trường thiên nhiên xung quanh hoặc bởi thính giả.


Đỉnh cao của lối sáng tác của Cage là tác phẩm 4’33″, xem tại đây:
http://www.youtube.com/watch?v=JTEFKFiXSx4


Nguyên tắc sáng tác nhấn mạnh các yếu tố ngẫu nhiên mà Cage đề xuất đã tạo nên một trường phái sáng tác riêng, thu hút nhiều nhà soạn nhạc trẻ. Nguyên tắc này dựa trên tuyên ngôn âm nhạc của Cage:


Không có gì đạt được khi viết một nhạc phẩm
Không có gì đạt được khi nghe một nhạc phẩm
Không có gì đạt được khi chơi một nhạc phẩm


(Nothing is accomplished by writing a piece of music
Nothing is accomplished by hearing a piece of music
Nothing is accomplished by playing a piece of music)


và có thể tóm tắt trong 3 điểm:


1- Âm nhạc không quyết định nhạc phẩm, tức âm nhạc có thể được tạo bởi một hệ thống ngẫu nhiên, không phụ thuộc ý định của nhà soạn nhạc. Hệ thống ngẫu nhiên này bao gồm cả điểm 2 ở dưới đây.


2 – Âm nhạc không quyết định việc trình diễn, tức nhạc công được tự do và ngẫu hứng diễn đạt tác phẩm theo cách mình thích.


3 – Kết hợp giữa 1 và 2.


Trong hội hoạ phương Tây, các bức tranh trắng (1951) của Robert Rauschenberg rất gần với tinh thần này. Xem http://www.mnartists.org/uploads/news/dbdd1d05b4e61d98da4f8f1dc272959d/dbdd1d05b4e61d98da4f8f1dc272959d_scale_510_336.jpg


4’33″ của Cage và các bức tranh trắng của Rauschenberg cũng đã gây hứng khởi cho các nghệ sĩ trong các lĩnh vực khác.


Năm 1954 nghệ sĩ và nhà biên đạo múa Paul Taylor đã làm một trình diễn múa trong đó Taylor thì đứng còn bạn diễn của ông thì ngồi bất động trên sân khấu trong suốt tiết mục.


Năm 1960 Naim Jun Park cho ra đời “Thiền cho phim” (Zen for film), một bộ phim toàn các khuôn hình trắng, mà sau mỗi lần chiếu lại có thêm các vết xước, xem tại http://www.youtube.com/watch?v=8z1sOsIrshU

10:50 Monday,24.9.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

<p>&lt;p&gt;@Giời ơi:&lt;/p&gt;<br />&lt;p&gt;Trong cmt của tôi hồi 13:33 ngày 18/9/2012 tại http://soi.com.vn/?p=84776 tôi đã cung cấp một đường link về Thiền hoạ.&lt;/p&gt;<br />&lt;p&gt;Tranh thiền cùa vài bậc thầy Thiền hoạ Nhật Bản còn có thể xem tại&lt;/p&gt;<br />&lt;p&gt;1) Tenshō Shūbun&lt;br /&gt; http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/9/9c/Shubun_-_Landscape_of_the_Four_Seasons.jpg&lt;/p&gt;<br />&lt;p&gt;2) Sesshū Tōyō&lt;br /&gt; http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/2/27/Sesshu_-_Haboku-Sansui.jpg&lt;/p&gt;<br />&lt;p&gt;


3) Hasegawa Tohaku:(SOI: Link cuối Soi mở không được. Anh Đăng kiểm tra lại giúp. Cảm ơn anh.)


Đó là link vào tranh độ phân giả cao nên mở ra chậm. Soi có thể thay bằng link này:


http://en.wikipedia.org/wiki/File:Pine_Trees.jpg

8:44 Monday,24.9.2012

Đăng bởi:  pho duc tung

Anh Đăng phân tích cũng có nhiều điểm đúng, bởi vì đúng là mục tiêu cũng như kỹ thuật của "thiền họa" dưới dạng là một trường phái họa phương đông thì như anh nói. Tuy nhiên, về điểm này xưa kia em cũng đã từng thắc mắc với ông, là tranh của ông thiền ở chỗ nào, khác với hội họa phương Tây chỗ nào. ông nói là thiền là một triết lý sống, mà mỗi người phải thực hành nó theo năng lực và cách của mình. Người công nhân có thể thiền khi vặn ốc, người nông dân có thể thiền khi đi theo con trâu. ông là người học vẽ theo kiểu Pháp, vậy thì cứ dùng màu sắc, bố cục như của Pháp để mà thể hiện. Còn những họa sỹ học kiểu phương đông sẽ có các bài tập mực nho. Phần thiền họa trong tranh nếu đạt được thì nằm trong một không khí nào đó, chứ không phải ở ngoại hình. Em thấy điều đó có lý, không có lý gì mọi người thiền đều phải vẽ cùng một kiểu kỹ thuật như nhau. Còn thực thế mức độ thành đạt của ông trong tranh đến đâu,thì em không đánh giá được. Tất nhiên em cũng hiểu là giữa kỹ thuật, cách tu luyện thiền họa Nhật bản và triết lý thiền đã được nghiên cứu rất công phu và qua nhiều thế hệ, vì thế sẽ rất có cơ sở chặt chẽ. Còn cách tiêu hóa năng lượng thị giác của ông chẳng qua là một thử nghiệm cá nhân, nghe giải thích thì hợp lý, nhưng cũng không biết thế nào. Vì vậy em mới nói là cảm giác ông chưa phải thiền sư mà là người thực hành dưỡng sinh thôi.

8:09 Monday,24.9.2012

Đăng bởi:  Giời Ơi

Rất muốn anh NDĐăng cho bà con xem một bức "thiền họa" làm ví dụ. Liệu bức tranh ấy (nếu có) thì chính nó có phải là tác phẩm "thiền họa" hay cũng chỉ là phương tiện tu tập của các thiền sư?
Mình nghĩ "Thiền họa" không phải là một khái niệm hội họa theo nghĩa tác phẩm cụ thể.

20:14 Sunday,23.9.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Hoạ sĩ Trịnh Hữu Ngọc dùng hội hoạ để Thiền. Nhà sư Pháp Hạnh coi “hội hoạ là con đường tới vô ngã”. Như vậy, đối với họ, hội hoạ chỉ là phương tiện để đạt tới Thiền. Hội hoạ của họ không phải là Thiền Hoạ.


Thiền hoạ là một phần của nghệ thuật phương Đông, coi con người là một phần không thể tách rời của Tự nhiên, coi trọng mỗi quan hệ giữa người và thiên nhiên, chứ không đặt con người tương phản với thiên nhiên như trong nghệ thuật phương Tây.


Cái đích của Thiền hoạ là đạt tới việc thể hiện bản chất cố hữu của những vật thể mang tính thẩm mỹ bằng những phương tiện đơn giản nhất. Nghệ sĩ Thiền coi bất cứ cái gì cũng đáng được vẽ, bất cứ âm thanh nào cũng có thể thành âm nhạc. Việc của nghệ sĩ là gợi được bản chất, lột được cái “tinh thần”, cốt cách của vật thể - cái bản chất mà tự nó đã là một tác phẩm nghệ thuật do Tự nhiên sáng tạo ra. Để đạt được điều này nghệ sĩ phải thấu hiểu bản chất bên trong của vật thể, hiểu được Phật tính của nó. Đây là phần khó nhất của nghệ thuật Thiền. Thiếu điều này kỹ thuật dù có siêu việt đế đâu cũng trở nên vô dụng. Một khi hoạ sĩ đã đạt được điều này thì việc thực hiện tác phẩm trở thành dễ dàng như ngẫu hứng.


Đó là lý do vì sao các hoạ sĩ Thiền thường dùng bút lông, mực Nho, giấy hay luạ, tức là những phương tiện tối giản, để vẽ, bởi họ coi đó là điều kiện cần thiết để biểu hiện sự tinh khiết và giản dị nhưng lại rất phổ quát trong tinh thần của thiên nhiên. Thiền hoạ không tạo ra ảo giác của hiện thực, khác một bức ảnh chụp từ Tự nhiên, bỏ qua viễn cận tuyến tính, giải phóng tư duy thoát ra khỏi không gian hiện thực để đạt tới bản chất cuả hiện thực. Quan niệm về bản chất tương phản với ảo giác này chính là nền tảng của toàn bộ Thiền hoạ.


Căn cứ vào những điểm trên thì tranh và lối vẽ của cố hoạ sĩ Trịnh Hữu Ngọc không phải là Thiền hoạ. Hội hoạ của ông thuần túy dựa trên quan điểm nghệ thuật phương Tây. Tranh phong cảnh của ông được vẽ theo truyền thống hội hoạ sơn dầu phương Tây, gần với Ấn tượng Pháp. Ông thể hiện cảm xúc của mình trước thiên nhiên qua việc tạo cân bằng, bố cục, viễn cận, hoà sắc trong tranh. Các bức tranh ông vẽ biểu hiện tâm trạng, cảm xúc của ông và người xem có thể nhận thấy điều này khi xem tranh ông. Các phong cảnh ông vẽ là những ảo giác tạo hình về hiện thực. Đó là quan niệm hội họa phương Tây.

14:42 Sunday,23.9.2012

Đăng bởi:  NGUYỄN THƯỢNG HỶ

Câu chuyện kể của anh Tùng thật thú vị về một họa sĩ -phong cách sống và vẽ.Người họa sĩ mà tôi may mắn đã gặp tại khu đền tháp Chăm ở miền Trung vào năm 1988.Tình cờ họa sĩ Trịnh Tú đưa đến...
Trở lại chữ THIỀN ,không hiểu vì sao hôm nay người ta hay thích dùng chữ như thơ THIỀN,âm nhạc THIỀN ,hội họa THIỀN...Rất cảm ơn về thông tin và nhận xét của anh Tùng.

5:52 Sunday,23.9.2012

Đăng bởi:  Giời Ơi

Bạn Tùng đã kể một câu chuyện rất hay và chính xác về ông ngoại của mình. Tớ biết họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc từ rất lâu rồi. Trước cả khi quen họa sĩ Trịnh Tú con cụ Ngọc. Những năm đánh Mĩ khoảng 1967-1968 người Hà Nội quá quen với hình ảnh một ông già búi tóc quắc thước chậm rãi đi trên đường bằng chiếc xe đạp mini màu trắng. Trên giỏ xe là một con chó Nhật trắng xám khôn đến mức chỉ còn thiếu nước nói tiếng người. Cụ Ngọc ngồi trầm tư ở những nơi vắng vẻ Văn Miếu, vườn Bách thảo, công viên với chiếc giá vẽ trước mặt. Cụ vẽ rất chậm và thường pha những đốm màu nhỏ chỉ như chiếc vảy ốc trên chiếc palet sạch sẽ tinh tươm. Tớ có lần mê mải ngồi xem cụ vẽ suốt một buổi chiều. Cụ chỉ vẽ được khoảng diện tích bằng bao diêm trên tranh. Rõ ràng những thao tác của cụ không nhằm hoàn chỉnh bức tranh mà hình như chỉ là để chiêm nghiệm một điều gì đó lạ lẫm xa xôi trong tâm tưởng.
Cụ Trịnh Hữu Ngọc vẽ không nhiều. Những tranh còn lại của cụ ở nhà cũng chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay và đều có kích thước rất nhỏ của lối tranh vẽ trực họa ngoài trời. Tuy nhiên, ấn tượng mà những bức tranh ấy để lại trong người xem không hề nhỏ chút nào. Một cảm giác mơ hồ lãng đãng thanh tao xuyên suốt như dụ người xem vào thế giới trầm mặc an nhiên của cuộc đời.
Tranh của thày Pháp Hạnh như một đối cực với tranh của cụ Ngọc. Nó hơi ồn ào khoa trương và dĩ nhiên đằng sau ồn ào ấy là trống trải non nớt của một tay nghề tự học chưa đến nơi đến chốn. Nếu không được giới thiệu đó là tranh do một nhà sư vẽ thì có lẽ rất ít người đọc ra được tính Thiền trong ấy. Dĩ nhiên tôi không nói Thiền là phải êm đềm nhã nhặn trầm mặc.

15:36 Friday,21.9.2012

Đăng bởi:  phó đức Tùng

Bạn raumuongnoigian, mình không chê tranh của Pháp Hạnh, mình thấy cũng đẹp, chỉ tội không giống tranh thiền. Vì thế mình thắc mắc là cơ chế từ thiền đến những bức tranh này thế nào. Mình đặt câu hỏi thôi chứ không phê bình. Rất tiếc không được trao đổi trực tiếp với thầy Pháp Hạnh, nhưng biết đâu có ai khác giải thích được. Tranh của ông mình có giống tranh thiền không, mình cũng không rõ. Nhưng bởi vì ông đã giải thích cơ chế của việc thiền qua vẽ tranh mà mình nghe thấy logic nên kể với các bạn. Còn bản thân tranh thì ông cũng nói là không phải đích (khác với thầy Pháp Hạnh nói tranh là công cụ cải hóa quần chúng) vì thế mình nghĩ không quan trọng việc giới thiệu tranh bằng cơ chế vẽ tranh. Tuy nhiên, để mình xem có xin được ông cậu Trịnh Lữ mấy ảnh chụp tranh và chân dung của ông ngoại thì sẽ post lên cho mọi người tham khảo.

11:14 Friday,21.9.2012

Đăng bởi:  Raumuong Noigian

Kính anh Tùng. Anh kể chuyện về ông ngoại anh - cố hoạ sĩ Trịnh Hữu Ngọc quá hay luôn. Sao anh không post ít tranh của cụ lên cho bà con thưởng thức phong vị tí chơi. Xem cụ sống giản dị và theo phép vệ sinh như thế, thì tranh cụ có hiện ra được cái tinh thần đó không?. Còn tranh của nhà sư Pháp Hạnh thì đã bị anh chê rồi, vì nó có để người ta nhìn thấy. Kính

15:24 Wednesday,19.9.2012

Đăng bởi:  motdanna

Hôm nay tình cờ qua trang web này thấy có bài viết về thiền và hội họa, tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm của mình
http://www.facebook.com/tranhthuymac

Huệ và Họa

Một bức tranh là một “tồn tại”, ở đâu đó trong những khoảnh khắc mong manh. Ta không thể nắm bắt được nó, bởi khi ta tưởng như chạm được vào thì nó đã không còn như thế nữa. Cái “tồn tại” đó, biến chuyển với tất cả các cung bậc của tâm thức, nó tìm tới những nơi mà ta chưa bao giờ trải nghiệm. Nó không có một giới hạn hay khuôn mẫu nào. Do vậy, vẻ đẹp của một bức tranh không thể dùng mỹ học mà đánh giá; nó có thể là chân thực hay méo mó, xảo luyện hay ngờ nghệch, chặt chẽ hay lỏng lẻo, ngộn ngợp hay phẳng lặng…
Tâm của chúng ta, những người vẽ tranh và thưởng thức tranh, những kẻ chưa đạt tới mức toàn giác, là luôn luôn biến đổi vô thường, may ra có thể định lại trong lúc thiền. Nếu như trong lúc vẽ, họa sĩ có thể định được tâm của mình, không để cho những ý nghĩ lan man bám đuổi, nhất quán tập trung vào nét bút, rồi quên hẳn cái nét bút đó, thỏa thê tung hoành trên tờ giấy không bị một chướng ngại nào, thì đó gọi là pháp Họa Thiền. Khi đó, vẻ đẹp tác phẩm là sự huyền diệu không thể diễn tả được bằng kinh nghiệm ngôn ngữ.
Tác phẩm nghệ thuật thực thụ không phải là một sản phẩm do ý muốn con người tạo ra, bởi ý của con người thì chẳng bao giờ đạt tới cái khôn cùng của vũ trụ, cái huyền diệu của bản lai. Với pháp Họa Thiền, tác phẩm chính là vũ trụ, chính là cõi nhân duyên chứ không chỉ đơn thuần phản ánh tư tưởng của tác giả. Nghệ thuật vốn tự do sảng khoái, không bị kìm hãm bởi bất cứ một ý niệm nào, tự nhiên như nhân loại đang tồn tại hàng ngày, như vũ trụ đang vận động từng giây.
Như thế, quá trình sáng tác nghệ thuật như là một pháp của Thiền. Tác phẩm nghệ thuật không phải là mục đích mà chỉ là phương tiện giúp ta giác ngộ. Nhưng pháp Họa Thiền không thể giúp ta giải thoát mà chỉ giúp ta ngộ đạo bởi vì nghệ thuật vốn bắt đầu từ hứng khởi, một dạng cảm xúc vẫn nằm trong ngũ uẩn.
....

13:18 Wednesday,19.9.2012

Đăng bởi:  Hien

Hay

12:22 Wednesday,19.9.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

"Thứ nhất là về việc coi nghệ thuật là cứu cánh, là con đường dẫn đến giải thoát và tác phẩm nghệ thuật là công cụ cải hóa quần chúng là một ý tưởng rất phương Tây nói chung và Đức nói riêng, được lý thuyết hóa và thực hành rất nghiêm túc từ thời Schiller, Wagner." (sic)

Nếu tôi không nhầm thì quan điểm nghệ thuật của Richard Wagner (nhà soạn nhạc thiên tài người Đức, 1813 - 1883) đã được ông diễn giải trong tác phẩm "Nghệ thuật và Cách mạng", xuất bản năm 1849 (Xem bản dịch tiếng Anh tại http://users.belgacom.net/wagnerlibrary/prose/wagartrev.htm ).

Trong tác phẩm này, Wagner cho rằng chỉ có một cuộc Cách mạng của Nhân loại mới cứu được Nghệ thuật khỏi tình trạng làm tôi tớ cho Thương mại, để nghệ thuật lại trở thành tiếng nói của cộng đồng công chúng tự do, tương tự như trong thời Cổ Hy Lạp.

Wagner viết: "Chỉ trên vai phong trào xã hội vĩ đại này mà Nghệ thuật đích thực mới có thể tự nâng mình vượt lên hiện trạng của sự dã man được văn minh hoá, và giành ví trí của danh dự (…) Mục tiêu là con người hùng và công tâm, mà Cách Mạng sẽ truyền cho Sức Mạnh và Nghệ thuật sẽ truyền cho Vẻ Đẹp."

Ông còn viết thêm: "Chỉ có kẻ Mạnh mới hiểu Tình Yêu; chỉ có Tình Yêu mới có thể cảm thấu được Cái Đẹp; chỉ có Cái Đẹp mới tạo ra Nghệ thuật."

Wagner cho rằng chỉ có công chúng tự do mới là người thực sự đánh giá tác phẩm, diễn xuất của nghệ sĩ. Và để công chúng có thể đánh giá một cách hoàn toàn độc lập và tự do, công chúng phải được tiếp cận các tác phẩm nghệ thuật và các buổi trình diễn nghệ thuật mà hoàn toàn không phải trả tiền. Wagner kết luận, như vậy Nhà nước phải tài trợ cho Nghệ thuật (!)

Quan điểm nghệ thuật của Wagner rất gần với quan điểm văn hóa của chế độ Đức quốc xã. Trong tiều luận “Tác phẩm nghệ thuật của tương lai”, Wagner viết “Nghệ thuật đích thực chỉ xuất hiện từ nhu cầu của Volk.” (Volk là cộng đồng của những người có chung một nhu cầu tập thể). Quan điểm văn hoá của Đức quốc xã coi Volk là một trong những biểu hiện cao nhất của các giá trị Đức.

Quan điểm nghệ thuật của Wagner cũng đã có ảnh hưởng lớn tại nước Nga Soviet sau 1917 trong phong trào văn hóa vô sản mà điển hình là tổ chức Prolecult (Пролетку́льт), có mục đích “phát triển nền văn hoá tinh thần độc lập của giai cấp vô sản, bao quát mọi lĩnh vực tinh thần của con người – khoa học, nghệ thuật, và cuộc sống hàng ngày.”

Quan điểm thẩm mỹ nói trên khác thẩm mỹ của Thiền một trời một vực.

10:40 Wednesday,19.9.2012

Đăng bởi:  mih

... ông ngoại anh Tùng sống thích thật. Cuộc đời nên hòa bình như thế, và thế giới sẽ tốt đẹp biết bao! ...

23:59 Tuesday,18.9.2012

Đăng bởi:  Thủy Tồ

@ Trịnh Xuân Đỉn: Nếu theo đúng từ điển, "cứu cánh" là mục đích tối hậu, thì câu của Phó Đức Tùng có gì sai đâu?
Câu ấy khi đó được đọc và hiểu là: "Thứ nhất là về việc coi nghệ thuật là mục đích cuối cùng, là con đường dẫn đến giải thoát và tác phẩm nghệ thuật là công cụ cải hóa quần chúng". Câu ấy, theo Đỉn thì sai chỗ nào?
Còn vì sao Đỉn coi "quần chúng được cải hóa" là cứu cánh, tức mục đích cuối cùng, thì tôi không hiểu.
Hoặc giả, có người coi nghệ thuật là mục đích cuối, có người - như Đỉn chẳng hạn - lại coi "nạn nhân" của nghệ thuật mới là mục đích cuối? :-)

23:25 Tuesday,18.9.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Bài này khiến tôi nhớ lại thời tôi tới "lều vịt" vẽ chân dung hoạ sĩ Trịnh Hữu Ngọc bằng sơn dầu cách đây 26 năm (năm 1986). "Lều vịt" là tên ông Ngọc gọi túp nhà sàn của ông tại Tây Hồ.

Trong dịp đó, tôi đã được hoạ sĩ Trịnh Hữu Ngọc cho xem một số tranh ông vẽ và đọc một số bài tham luận (như tuyên ngôn) ông viết về thiền và hoạ. Ông vẽ nhiều phong cảnh, bằng sơn dầu lên một thứ toile do ông tự chế bằng vải xô dán trên bìa mềm, cỡ nhỏ (có lẽ khoảng cỡ A3). Lớp sơn của ông mỏng, trong, và nhẹ nhàng khiến tranh ông nom gần như tranh màu nước. Vẻ yên tĩnh và mộc mạc toát lên từ các bức phong cảnh của ông. Tranh vẽ xong được ông bỏ tất cả trong một cài hòm bằng sắt tây.

Sau đợt vẽ đó, tôi có nói chuyện với hoạ sĩ Lương Xuân Đoàn về tranh ông Ngọc. Trước khi tôi quay lại Moscow vào cuối năm 1987, tôi và anh Đoàn đã tới "lều vịt" thăm ông Ngọc và đề nghị ông cho mở triển lãm cá nhân tranh của ông. Ông cười và nói: "Chúng mày làm gì đủ chỗ bày! Bày hết chỗ này phải cả cái chợ Đồng Xuân!"

Cuối cùng, sau khi đã ở Moscow, tôi nghe tin triển lãm cá nhân của hoạ sĩ - thiền sư Trịnh Hữu Ngọc đã được mở tại 16 Ngô Quyền (Hà Nội) (vào khoảng năm 1988).

23:09 Tuesday,18.9.2012

Đăng bởi:  Trịnh Xuân Đỉn

"Thứ nhất là về việc coi nghệ thuật là 'cứu cánh', là con đường dẫn đến giải thoát và tác phẩm nghệ thuật là công cụ cải hóa quần chúng"

Anh Tùng xem hộ lại từ "cứu cánh". Cái từ này lạ ghê, bao nhiêu năm nay vẫn bị dùng sai và leng keng vô lối.

"Quần chúng được cải hóa" trong câu của anh mới là cứu cánh anh nhé.

Và vì vậy, sau đó chả còn nghĩa gì nữa!

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả