Văn & Chữ

Bi kịch của loài chim cánh cụt

Ngày xưa, có một loài linh điểu sống ở những vùng đất trù phú nhiệt đới châu Phi. Chúng có bộ lông ngũ sắc lộng lẫy như cầu vồng và trí tuệ tuyệt luân, được coi là chúa tể các loài vật. Linh tính kết tụ ngàn đời cho phép chúng có được một dự […]

Ý kiến - Thảo luận

9:14 Saturday,20.10.2012

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Bi kịch (hay số phận) của loài chim Cánh Cụt là tự trao cho mình một sứ mệnh mơ hồ và quyến rũ để đến kết cục đánh mất bộ lông của mình, mặc đồ lặn tung tăng ngụp lặn trong bể phốt mà vẫn mơ mộng về nơi mơ hồ quyến rũ kia.
Theo em anh nên tiếp tục ở lại Châu Phi mà hàng ngày chải chuốt cái bộ lông càng ngày càng sặc sỡ của mình đi, anh giỏi việc đó lắm mà. Bể phốt là ngư trường của em nhé, cấm xâm phạm.
Em và Không Tánh sẽ gặp anh ngày gần nhất, không phải để tranh luận mà để xin anh ít lông về cắm cho nó nhã.

12:33 Saturday,29.9.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@ tin:   Với kinh nghiệm và hiểu biết khiêm tốn của mình, tôi thành thực khuyên bạn rằng đừng nên tin vào bất cứ ai và cái gì bao giờ nếu bạn chưa dùng chính trí tuệ của mình để kiểm nghiệm độ xác thực của thông tin bạn nhận được. Triết gia Pháp René Descartes từng nói: "Tôi tư duy, vì thế nên tôi tồn tại." (Je pense donc je suis)  


Tôi lấy một ví dụ cụ thể.


Hôm qua tôi vừa đọc trên Vietnamnet bài "Nhật Bản tìm ra nguyên tố 113" (click vào tên bài để đọc bài báo). Bài báo cho người đọc cảm giác rằng nhóm nghiên cứu tại RIKEN vừa tổng hợp thành công nguyên tố 113.  


Sự thật không phải như vậy.   Dr. Morita và các cộng sự của ông tại RIKEN đã tổng hợp được nguyên tố này trong 2 thí nghiệm trước đây vào năm 2004 và 2005 (cũng đã công bố và họp báo). Trong 2 thí nghiệm này, họ đã dùng hạt nhân nguyên tử kẽm (có 30 protons) bắn vài hạt nhân nguyên tử bismuth (có 83 protons). Hai hạt nhân này dính vào nhau tạo thành một nguyên tố siêu nặng có số protons bằng 30+83 = 113, tạm gọi là nguyên tố 113, vì chỉ được đặt tên sau khi Liên hiệp quốc tế vật lý cơ bản và ứng dụng (IUPAP) và Liên hiệp quốc tế hoá học cơ bản và ứng dụng (IUPAC) công nhận các thí nghiệm hội đủ tiêu chuẩn quốc tế của một phát minh.  


Trong thí nghiệm tháng 8/2012 vừa qua, nhóm của Dr. Morita đã lặp lại phản ứng này và khẳng định việc tổng hợp nguyên tố 113 trong 2 thí nghiệm trước của mình.  


So với 2 thí nghiệm trước, lần này họ tìm ra thêm 2 bước phân rã alpha nữa, thành ra chuỗi phân rã alpha của nguyên tố 113 tổng hợp được lần này gồm 6 bước, mỗi bước nhả ra 1 hạt alpha. Phân rã alpha là quá trình một hạt nhân phóng ra một hạt alpha (tức hạt nhân nguyên tử helium gồm 2 protons và 2 neutrons), và trở thành một hạt nhân nhẹ hơn. Trong hai thí nghiệm năm 2004 và 2005 chuỗi phân rã alpha của nguyên tố 113 chỉ có 4 bước.  


Tại sao tôi biết rõ điều này? Vì hai lẽ: 1) Tôi là một người nghiên cứu lý thuyết vật lý hạt nhân 30 năm nay, 2) RIKEN là nơi tôi nghiên cứu từ 17 năm nay.   Có thể xem miễn phí bài báo của Morita và các cộng sự về thí nghiệm mớì nhất này tại dây.  


Như vậy thông tin rằng của VietnamNet rằng trước đây người ta chưa tổng hợp được nguyên tố này là không đúng, vì nguyên tố này đã được tổng hợp bởi chính nhóm Dr. Morita cách đây 7 - 8 năm. Ngoài ra, nhóm của các nhà vật lý tại Viện Liên hợp Hạt nhân Dubna (Nga) do GS Yuri Oganessian đứng đầu cũng đã phát hiện ra nguyên tố 113 vào năm 2003 và tổng hợp được nguyên tố 113 vào năm 2006. Thí nghiệm của nhóm Dubna cũng đang chờ thẩm định của IUPAP và IUPAC  

10:23 Saturday,29.9.2012

Đăng bởi:  tin

Căn cứ theo định nghĩa anh Đăng đưa ra, tôi có thể nói rằng lâu nay mình vẫn có một niềm tin chắc chắn rằng anh Đăng nói gì cũng đúng.

9:48 Saturday,29.9.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

"Niềm tin: Sự tin tưởng không chứng cứ vào những gì do một người thiếu hiểu biết nói về những điều chưa từng có."  


Theo "Từ điển quỷ sứ" của Ambrose Bierce (1842 - 1913) - nhà văn Mỹ.  


Một số ví dụ khác từ cuốn từ điển đó:  


Hội họa: Nghệ thuật che chắn các mặt phẳng khỏi tác động của thời tiết và phơi bày chúng cho nhà phê bình. Trước kia, hội họa và điêu khắc được nhập vào cùng một tác phẩm: người xưa vẽ các bức tượng của họ. Ngày nay mối liên hệ duy nhất giữa hai môn nghệ thuật này là hoạ sĩ hiện đại "đục đẽo" người bảo trợ của mình.  


Chính trị: Sự xung đột lợi ích được cải trang thành cuộc đấu tranh cho các nguyên tắc. Việc tiến hành các công việc xã hội nhằm giành lợi thế cá nhân.  


Chính trị gia: Con lươn rúc trong vũng bùn hạ tầng cơ sở trên đó thượng tầng kiến trúc của toàn xã hội được xây dựng.  


Hòa bình: Trong ngoại giao quốc tế, đó là thời ký nói dối giữa hai thời kỳ đánh nhau.  


Lễ phép: Thói đạo đức giả được chấp nhận rộng rãi nhất.  


Hôn nhân: Tình trạng hay điều kiện của một cộng đồng gồm một ông chú, một bà chủ, hai nô lệ, mà tổng cộng chỉ có hai người.  


Tương lai: Thời kỳ chúng ta ăn nên làm ra, bạn bè của chúng ta trung thực và hạnh phúc của chúng ta được đảm bảo.  


Niết bàn: Trong Phật giáo, đó là sự tự hủy diệt đầy khoái lạc dành cho những người thông tháí đặc biệt là những người đủ thông thái để hiểu đó là cái gì.   v.v.

22:05 Friday,28.9.2012

Đăng bởi:  Đời Thường

Ơ, thế chỉ là bịa àh? Sao mình cả tin các bác này vậy ta?
^.^

19:01 Friday,28.9.2012

Đăng bởi:  pho duc tung

Anh Đăng quả là tinh. lúc bịa chuyện, em cũng ngờ ngợ là chim cánh cụt chỉ có ở Nam Cực, nhưng không chắc lắm, nhưng vì ngại tra cứu nên cứ nói đại là cả hai cực cho chắc. Sau này phải sửa là chỉ có ở Nam Cực thôi, càng đặc biệt.

16:01 Friday,28.9.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Chuyện hay.
Nhưng loanh quanh thế nào mà chim cánh cụt chỉ có ở Nam cực chứ không có ở Bắc cực mặc dù lúc đầu thì chúng "biết" cả 2 cực đều linh diệu. 
Chim cánh cụt hoàn toàn không có tại Bắc bán cầu (trừ trong vườn bách thú và phòng thí nghiệm của các viện nghiên cứu).
Tại sao chúng chọn Nam cực?
Lý có lẽ là vì, thực ra loài chim cánh cụt không tới Nam cực từ châu Phi mà từ một chỗ gần Nam cực hơn nhiều là New Zealand. 
Người ta đã tìm thấy dấu tích con waimanu - tổ tiên của chim cánh cụt - xuất hiện từ cuối kỷ Bạch Phấn, cách đây khoảng 62 triệu năm tại Nam New Zealand. Khi đó New Zealand chỉ cách Marie Byrd Land tại Nam cực có 1500 km thay vì 4000 km ngày nay. Trong khi Nam Phi ngày nay cách Nam cực khoảng 7400 km, còn trong kỷ Bạch Phấn thì vẫn khá xa Nam cực (không rõ con số) theo như bản đồ tại đây.
 

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả