Bàn luận

Lời thầy dạy có khi cũng thiếu logic

Gần đây trên Soi có một số tranh luận (trong phần cmt) về Phật giáo. Xét thấy nhiều họa sĩ ta cũng quan tâm đến tôn giáo này, và bản thân Soi cũng ú ớ về lãnh vực này, xin phép trích lại các cmt của mọi người để đưa thành bài, để mọi người […]

Ý kiến - Thảo luận

23:53 Monday,25.9.2017

Đăng bởi:  Hoang Hoi

@ Đỗ Thanh Nga,
Trả lời thẳng vào hai câu tôi hỏi đê, chị nhiều lời quá. Câu trả lời của chị vòng vo, né tránh cái điều chị đã phát biểu (theo tôi là sai) trong cmt đầu phê phán Phó Đức Tùng. Trong cmt ấy, chị nói như đinh đóng cột về mục đích của tôn giáo khác với triết học thế nào, mới dẫn đến việc tôi hỏi vặn lại, và chị đâm ra nói vòng vo thay vì trả lời thẳng vào câu hỏi. Tranh luận kiểu như thế thì... buồn cười quá.

(À mà sao chị biết độc giả sẽ không hào hứng theo dõi cuộc đối thoại của chúng ta? Và sao biết tôi không muốn nghe chị nói, dù lẩn thẩn?)

 

21:23 Monday,25.9.2017

Đăng bởi:  Đỗ Thanh Nga

Gửi anh Hoang Hoi.  Câu hỏi của anh tôi cũng đã trả lời đủ đề luận kết rồi, dù đúng dù sai chí ít cũng chứng tỏ tôi là người không lỗ mãng và tôn trọng người đang nói chuyện với mình. Tôi có ý muốn nghe nhưng anh không có ý muốn nói. Như vậy tôi xin phép không nói nhiều để tránh ảnh hưởng đến hứng thú của bạn đọc.

15:20 Monday,25.9.2017

Đăng bởi:  Hoang Hoi

@ Đỗ Thanh Nga:
Minh mẫn, trong trường hợp của bạn, là đọc cho kỹ cái điều mình viết ở cmt trước, rồi đọc câu hỏi phản biện của người khác ở cmt sau, rồi trả lời những câu cần trả lời. Trong lúc trả lời sẽ thấy cmt đầu của mình bị thiếu sót. Tiếp đó hẵng tung ra các câu hỏi khác nghe chửa!
Hay là chửa nghe đấy?

23:47 Sunday,24.9.2017

Đăng bởi:  Đỗ Thanh Nga

@Hoang Hoi
Thưa anh, minh mẫn là gì, minh mẫn là như thế nào, khi nào là minh mẫn, so với ai là minh mẫn.
Kiến thức của tôi còn hẹp, chẳng dám so bì với các bậc đàn anh ở đây, song tôi vẫn mạnh dạn đưa ra một quan điểm cá nhân tôi để mong các anh có thể phân tích sâu hơn, có thể đưa ra lời phản biện, hay chí ít là lời giải thích thấu đạt. Tôi không ngờ có người trả lời comment mà chẳng để lại cho tôi một chỉ dẫn nào ngoại trừ mười vạn câu hỏi vì sao. 
Khi viết comment trên, tôi không định đi tìm định nghĩa của tôn giáo và triết học cũng như định ra một lằn ranh vạch rõ giữa hai khái niệm này. Không, việc đó vượt quá khả năng của tôi. Tôi chỉ muốn hỏi anh, khi nào người ta tìm đến tôn giáo và khi nào người ta tìm đến triết học? Khi nào một người bình thường tìm đến đức tin và khi nào thì tìm đến lý luận? Một người bình thường muốn hiểu rõ bản chất của sự vật có tìm đến tôn giáo để nghe giảng đạo và ngược lại, người muốn tu tập tinh thần có tìm đến triết học  để biết thêm về bản chất của sự vật hay không? Sự ảnh hưởng đan xen lẫn nhau là luôn có, như tôi đã nói ngay từ đầu và không hề phủ nhận, anh có thể muốn đọc lại comment của tôi ngay lúc này.
Đương nhiên khi nói "mục đích" tôi muốn nói tới "tinh thần chủ đạo" theo quan điểm của tôi, chứ không muốn liệt kệ tất cả các mục đích, một việc cũng nằm ngoài khả năng của tôi. Không có cái gì xảy ra trên đời chỉ vì một mục đích thuần túy duy nhất, giống như anh dành thời gian trả lời tôi không chỉ vì muốn cùng nhau chia sẻ kiến thức mà còn vì muốn thể hiện bản thân mình, hoặc sự giận dữ của mình, hoặc điều gì đó tôi ví dụ như thế.

12:09 Sunday,24.9.2017

Đăng bởi:  Hoang Hoi

@ Đỗ Thanh Nga:
Ai bảo bạn triết học là tìm lời giải cho câu hỏi “tại sao” còn tôn giáo là tìm lời giải đáp cho câu hỏi “thế nào”, và đó là “mục đích” của từng thứ à?
Theo bạn thế triết học không tìm lời đáp cho câu hỏi “thế nào” và tôn giáo thì lại không tìm lời đáp cho câu hỏi “tại sao” ư?
Đầy những phản ví dụ ra đấy, bạn chịu khó đọc sách nhé rồi hẵng bình luận linh tinh
Ngoài ra, cái gì khiến bạn nói triết học và tôn giáo không thể trộn vào nhau? (Lưu ý khái niệm trộn với hòa tan nhé!)
Chúc bạn minh mẫn hơn, chứ thế này thì thương quá

0:13 Sunday,24.9.2017

Đăng bởi:  Đỗ Thanh Nga

Gửi đến anh Phó Đức Tùng; 
Kiến thức của tôi không cao siêu nhưng tôi cho rằng Phật giáo không phải triết học. Triết học là đi tìm cách lý giải sự tồn tại và phát triển của sự vật, sự việc, tức là đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi tại sao. Còn Phật giáo, cũng như các tôn giáo khác dù là của phương Đông hay phương Tây là đi tìm sự giải thoát cho mỗi con người, tức là đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi như thế nào. Đâu đó có thể tìm thấy "tư tưởng triết học trong Phật giáo" và "tinh thần tôn giáo" ảnh hưởng đến các trường phái triết học, song le chẳng nên đánh lẫn hai khái niệm này với nhau. Vì như thế là trái với mục đích của cả tôn giáo lẫn triết học. Sẽ là vô ích nếu đặt câu hỏi tại sao đối với một tôn giáo như Phật giáo. Về điểm này tôi nghĩ rằng nếu anh có đi tìm nghiên cứu Kinh Thánh hay kinh Koran cũng chẳng khá hơn. 

7:49 Wednesday,4.11.2015

Đăng bởi:  Candid

Anh Tùng: Lục Tổ Huệ Năng vẫn được cho là người theo phái đốn ngộ cũng có nói đại ý, pháp không phân biệt đốn tiệm nhưng người thì có kẻ trí, kẻ ngu, tuỳ người mà có phương pháp để ngộ. Em cho rằng bây giờ có ít bậc trí giả như Lục Tổ chỉ trong sát na ngộ được, đối với những người này thì 10 ngày là ưuas nhiều. Còn lại đối với đa số kẻ trần tục như chúng ta thì chỉ có tiệm ngộ, mà tiệm ngộ thì đừng nói 10 ngày. Em nghĩ tu thiền không quan trọng bằng hành thiền, thiền trong chính những hoạt động mọi ngày, không ngơi nghỉ như bê bát canh nóng mà không giật mình đổ.

Em thấy nhược điểm của thiền tông là cần được một vị thầy đã ngộ để ấn chứng. Thời buổi mạt pháp này lấy gì để đảm bảo người ấn chứng đã được ấn chứng.

Về chuyện đi tìm thì em tin là nếu quả thực mong muốn thì sẽ gặp.

17:18 Tuesday,3.11.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Candid,
đúng là có người nói có thể ngộ đạo bằng cách đốn ngộ, một sátna là thành Phật. Những người khác lại nói phải tiệm tu muôn kiếp mới thành được. Nói gì thì nói, mình cũng chưa gặp được ai ngộ đạo, kể cả theo cách này hay cách khác. Tất nhiên giống như cuốn Hành trình phương Đông có nói, người thường chẳng thể gặp chân nhân, muốn gặp được, trước hết bản thân mình phải là ai, sau đó, cũng phải dày công tìm may ra mới gặp được.

Quang,
trong 3 cái Tham, Sân, Si, tham là thứ tương đối dễ giải quyết nhất, vì dù sao nó cũng bị trí óc chi phối phần nào, 2 thứ kia gần như vô thức, rất khó tác động. Chẳng cần thiền, cũng đủ biết thực ra con người không cần gì nhiều để có một cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc. quần áo 1 bộ đủ cho cả đời, ăn uống ngày một dúm hạt, vài cọng rau là đủ sống, nhà cửa thì cũng chẳng cần.
Vậy tại sao mọi người lại đâm đầu vào làm rất nhiều việc cả ngày? Đối với nhiều người, đó chẳng qua là tham lam. Nhưng nhiều người khác, nhất là những người đã thực hành thiền như bạn, hẳn phải hiểu rằng việc tham lam vật chất chẳng có ý nghĩa gì. Thế nhưng chính bạn cũng vẫn làm rất nhiều việc, đó là tại sao?
Theo mình thì nguyên nhân chính vẫn là người ta không nhìn thấy có cách nào giết thời gian một cách hiệu quả, hữu ích hơn. Ta có thể ngồi thiền 10 ngày, vì 10 ngày đó ta thấy thu hoạch được cái mới, rồi lại có cái để kể 10 năm sau. Đó cũng là một dạng việc, một dạng tham. Khi nào bạn chỉ cho tôi thấy 1 người qua 10 ngày đi thiền mà quyết định thiền cả đời và làm được điều đó, khi đó mới thực gọi là người đó ngộ ra được điều gì từ khóa thiền 10 ngày.

5:07 Tuesday,3.11.2015

Đăng bởi:  Candid

Có người bảo em là bưng bát cơm cũng là thiền, đi đường cũng là thiền, mặc cái áo cũng là thiền. Để ngộ thì chỉ cần 1 sát na còn không thì bao nhiêu lâu cũng là không đủ.

21:40 Monday,2.11.2015

Đăng bởi:  Nguyễn Thanh Quang

Đúng thế A Tùng ạ, 10 ngày kế tiếp, có thể người thực hành sẽ cảm thấy thiền quý giá hơn nữa, nhất là trong những khoá thiền dài ngày hơn 10 ngày. Đúng là những khi kết thúc các khoá thiền hoặc trong các khoá thiền, em thường cảm thấy mình cần phải dấn thân hơn nữa trong thực hành. Các khoá thiền rồi cũng kết thúc, quay lại với đời sống bình thường bên gia đình, vẫn phải làm việc, vì còn con nhỏ, còn ba mẹ, ông bà, tuy nhiên, thái độ làm việc có nhiều thay đổi a Tùng ah. Như vậy, em vẫn phải làm việc, và làm rất nhiều việc, đồng thời vẫn phải thực hành, vẫn hướng đến các khoá thiền tập trung.
Em tâm đắc các khoá thiền được tổ chức theo truyền thống thầy Goenka vì em cảm nhận về tác dụng của phương pháp này rất tích cực đến phát triển bền vững nếu nhiều người được tiếp cận và thực hành, ngay lần đầu em xem bộ phim tài liệu"thiền trong tù"(doing time doing vipassana), em đã có ước vọng sao cho ngày càng có nhiều người được gặp Dhamma. Em không có tham vọng thay đổi xã hội, chỉ mong bản thân mình trước hết thay đổi để hướng thiện hơn, thiện lành hơn. E đã trải nghiệm hạnh phúc trong những phút giây mà quan sát, mình thấy không các dòng tham, sân trong tâm, từ đó cũng làm niềm hứng khởi cho em tiếp tục thực hành rồi.
Có thể những chia sẻ của em còn nhiều thiển cận, cá nhân và kinh nghiệm thực hành chưa nhiều, tuy nhiên, em nghĩ rằng, nếu a bỏ ra 10 ngày để khảo cứu, biết đâu anh sẽ cảm thấy mình đã có một cơ hội tuyệt vời, xứng đáng.
A Tùng ah, có thể em có những vấn đề cần tham cứu ở A về đô thị và phát triển, anh có thể cho em xin địa chỉ mail, số điện thoại và cho phép em liên hệ A được không. mail em là: quangavn@gmail.com
Nguyện chúc A và cả nhà mọi điều tốt lành, an vui, hoà hợp.
E Nguyễn Thanh Quang.

19:49 Monday,2.11.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Quang
Nếu bạn cảm thấy 10 ngày thiền quý giá hơn hẳn 10 ngày kiếm tiền, thì 10 ngày tiếp theo thiền sẽ càng quý hơn nữa, và cuối cùng, tốt nhất là ta dừng hẳn việc kiếm tiền để thiền, vì khi ta đã thực sự cảm thấy trên đời không có gì quý bằng, thì ta không thể bỏ nó để đi làm một việc vô nghĩa như kiếm tiền. Vậy mình mạn phép hỏi Quang đã hoàn toàn từ bỏ việc kiếm tiền để thiền chưa.

12:45 Monday,2.11.2015

Đăng bởi:  Nguyễn Thanh Quang

Em đồng ý anh Tùng, không có gì dễ trên đời này, trong mười ngày, nếu có một vài giây lát hiểu về sự bình thản trước khổ đau, thì đã là quý lắm rồi, không dễ mà thành Phật, không dễ mà nhập niết bàn, tuy nhiên, có thể không cố hiểu về thiền nữa. Em có ý là nếu mười ngày ấy dùng để kiếm tiền, thì không có giá trị tài chính nào sánh được, mong anh thông cảm.
Nguyện chúc anh và cả nhà an vui.
Nguyễn Thanh Quang.

11:43 Saturday,31.10.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Cám ơn bạn Quang.
Mình cũng đã có ý định tham gia khóa thiền Vipassana. Tuy nhiên mình không có tham vọng là qua đó tìm ra chân lý. Ở đời chẳng có gì dễ dàng, nhất là thiền lại càng không dễ. Hễ cứ tham gia 10 ngày mà hiểu được thế nào là thiền, lại biết được đó là cái quý nhất trên đời, lại chắc cả được hạt đó truyền trực tiếp từ Phật, e rằng quá tham vọng. Dễ thế thì người đời thành phật cả rồi. Mình cũng có nhiều bạn tham gia khóa thiền này rồi, chắc đều đang trên niết bàn cả.

16:09 Thursday,29.10.2015

Đăng bởi:  Nguyễn Thanh Quang

Em Quang có đọc một số thảo luận của a Tùng và mọi người về Thiền, em có một ý kiến dành cho a Tùng: tại sao anh không tiếp cận Thiền một cách trực tiếp bằng khoá thiền Vipassana theo truyền thống Thầy Goenka tại TP HCM hoặc tại Sóc Sơn, HN. A hãy bỏ ra 12 ngày để khảo cứu đi, sau đó anh sẽ thấy tất cả bàn luận là vô nghĩa, và không có một giá trị nào lớn hơn 10 ngày mà a trải qua. Hạt giống Thiền này được lưu giữ, bảo tồn nguyên sơ từ thời Đức Phật.
Thầy Goenka đã nhờ phương pháp này mà giúp cho hàng triệu người trên thế giới bình thản với khổ đau và ứng xử tốt hơn với tất cả, qua khoảng gần 300 trung tâm thiền trên khắp thế giới.
Nguyện chúc A và cả nhà luôn an vui.
Em Quang- Một người ở miền Trung Việt Nam.

0:40 Friday,9.10.2015

Đăng bởi:  ThienThanh

Tôi xin góp đôi lời từ khía cạnh thực hành xung quanh đạo Phật:

1- Các câu hỏi, lý luận của các Thiền sư thường rất rối rắm không thể giải thích, vì mục đích là phá tan mọi tư duy suy nghĩ của Thiền sinh, tức là dùng công án để ức chế ý thức, NGỪNG Ý THỨC, để đưa Thiền sinh quay về với THỰC TẠI hiện tiền, còn gọi là ĐỐN NGỘ.

Nhưng kết quả khi ý thức ngừng thì TƯỞNG THỨC hoạt động, sinh ra các trạng thái kì lạ (tâm linh) như giao cảm phi không gian và thời gian, ảo tưởng, ảo giác, lý luận siêu lý luận, lý luận siêu thực...

2- Còn giáo lý gốc của đức Phật thì rất đơn giản, chỉ cho con người cách thức chấm dứt mọi đau khổ bằng con đường hiểu biết, học hỏi xây dựng, hoàn thiện ĐẠO ĐỨC nhân bản - nhân quả TOÀN THIỆN: không làm khổ mình, không làm khổ người, không làm khổ muôn loài chúng sinh (3 KHÔNG).

Ở đây, chấm dứt đau khổ tức là vượt qua, làm chủ 4 nỗi khổ trong đời chúng ta: SINH (đời sống) khổ, GIÀ khổ, BỆNH khổ, CHẾT khổ.

Đạt kết quả như Phật dạy thì đời sống luôn vô sự, than thản an vui; tuổi già vẫn quắc thước minh mẫn; mọi bệnh tật bị đẩy lui; cái chết tự tại nhẹ nhàng như ý muốn.

18:42 Sunday,22.3.2015

Đăng bởi:  Quảng tuệ

Được đó Nguyên Tánh.
Theo tui, câu Phước chủ may Thầy đang vang lên đâu đó.

17:41 Monday,28.1.2013

Đăng bởi:  Mở Ngoặc

Phật giảng đơn giản vậy, mà đấy cũng chỉ là một trong những lời Phật nói, chứ không phải là tất cả những gì Phật đã giảng, đã nói..  Những câu nói của Phật thường ngắn gọn, nhưng xúc tích, sâu sắc... ta nên dùng trực giác để hiểu nữa, chứ không nên chỉ dùng lý trí. Như Lão Tử nói: dùng cái hữu hạn để xét cái vô hạn, chả phải ngốc lắm sao? Bác Tùng không hiểu gì về bản chất Phật giáo, nhưng vẫn yêu thích Phật giáo, vẫn kính ngưỡng Phật, kính phục trí tuệ siêu việt và tư duy sắc sảo của Phật (như lời bác nói), như thế đã là quá hay rồi. Sự giác ngộ luôn như một dạng ánh sáng mà không có lời nào tả được...

22:43 Saturday,27.10.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Bạn nào quan tâm về Thiền có thể xem bài "Thiền học vỡ lòng" của tôi tại nguyendinhdang.wordpress.com

12:01 Saturday,20.10.2012

Đăng bởi:  pho duc tung

Anh Đăng,
là kế "khích tướng" chút thôi, không thì là sao dụ anh trả lời được. Em vẫn muốn tranh luận chút, dù anh nói là nếu không thỏa mãn với câu trả lời thì bác sẽ "dỗi".
Em cảm thấy có sự khác biệt giữa cái Một mà thiền sư nói và trạng thái Big Bang. Big Bang được coi là điểm khởi đầu của vũ trụ, với những đặc tính khó hình dung, như độ đặc, độ nóng, tốc tộ v.v. nhưng không phải một trạng thái mung lung không thể gọi tên. Mặt khác, sau vụ nổ, trạng thái này không còn nữa, mà chuyển thành vũ trụ, và không có lý gì để chúng ta có thể và nên hòa mình vào nó nữa, ngoài việc cố gắng giải thích và hiểu nó từ bên ngoài.
Trái lại, cái một mà thiền sư nói là cái trạng thái tĩnh lặng tuyệt đối, từ đó sinh ra vạn vật, nhưng bản thân nó thì vẫn giữ nguyên như cũ, và bởi vậy, chúng ta qua thiền có thể tái hòa nhập với nó. Ý tưởng về sự tồn tại của cái vĩnh hằng, tuyệt đối không phải chỉ ở Đạo Phật, mà còn ở nhiều tôn giáo khác, với nhiều tên khác nhau: thượng đế, cái Một, Đạo, Không, Bất Nhị v.v. Về bản chất của nó là gì, nguyên lý từ nó sinh ra vạn vật thế nào, và kỹ thuật để tái hòa nhập với nó ra sao, thì mỗi thuyết nói một khác, và không dưới vài trăm thuyết khác nhau. Ai cũng nói là chỉ mình mới đúng, vì mình đã ngộ được trực tiếp, hoặc do thiên khải, không cần chứng minh.
Chúng ta đa số đều cho rằng tin là tốt, vì cuộc đời sẽ tươi đẹp hơn, có ý nghĩa hơn là không tin gì. Nhưng thực tế là ai cũng cần được thuyết phục mới có thể tin, cho dù mức độ cần thuyết phục ở mỗi người một khác. Một khi mọi thắc mắc không được giải đáp thì người ta không thể đơn giản là đừng thắc mắc nữa mà cứ tin mù quáng. Chính vì vậy ông Phật mới phải bỏ mấy chục năm đi giảng. Chúng ta tranh luận, nhằm tìm ra những chứng cớ xác thực hơn, những điểm tựa vững chắc hơn để mà tin, chứ không có mục đích phá bỏ, đạp đổ. Chỉ có điều những thứ tạm đứng vững được về lý luận trước mọi phản biện mới có thể là cọng rơm nhất thời cho niềm tin bấu víu vào thôi. Vì thế, vẫn cần có lật đi lật lại mọi vấn đề.

11:14 Saturday,20.10.2012

Đăng bởi:  Sương

Mình thấy thủ pháp của anh Đăng trong tranh luận không được công bằng. Tự nhiên vu cho Phó Đức Tùng là nhiều cảm xúc trong tranh luận. Cứ nói kiểu ấy thì ai mà thiết tranh luận nữa. Mình ở ngoài chẳng thấy Tùng có cái gì là quá "cảm xúc" cả. Chỉ thấy anh Đăng trả lời loanh quanh rồi bảo là người ta phải bình tĩnh. Không thích thế.
Ngoài ra câu trả lời của anh Đăng cũng không thỏa đáng. Không thể so Big Bang với chữ "một" trong lời Thiền sư. Big Bang vẫn luôn luôn tự nhận là một giả thuyết, chờ đợi cho đến khi có một giả thuyết khác lật đổ mình mà chưa có. Còn "một thực tại" mà thiền sư kia nói thì chắc như đinh đóng cột, còn mô tả cả những đặc tính của nó nữa.

11:02 Saturday,20.10.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Hỏi: Nói như vậy là ông (Nanpo Shomyo) khẳng định có “một”, có “thực tại” “trước trời và đất”. Như vậy là đã có thể đếm được, xác thực được, định được thời gian (…)“Nó không có hình thù, nói chi tới tên gọi”; Đây lại là một bước xác định tiếp. Nhưng thế nào gọi là không hình thù? Tức là không có thuộc tính nội tại nào, hay không có ranh giới? Nếu không có thuộc tính, sao biết là “thực tại”?, nếu không có ranh giới, sao đếm được là “một”?
 
Đáp: Tôi minh hoạ “thực tại” này bằng ví dụ về sự hình thành của vũ trụ theo vật lý đương đại.
 
Theo lý thuyết Big Bang (vụ nổ lớn), vào thời điểm ban đầu cách đây khoảng 13.6 – 13.8 tỉ năm toàn bộ vũ trụ hội tụ trong một điểm ở trạng thái cực kỳ đông đặc (mật độ vô hạn) và cực kỳ nóng bỏng (nhiệt độ cao vô hạn). Điểm đó từ đâu ra là một câu hỏi khoa học đương đại chưa trả lời được. Tại điểm kỳ dị toàn bộ lý thuyết tương đối rộng và cơ học lượng tử đều suy sụp. Lý thuyết của chúng ta không thể nào tiếp cận điểm kỳ dị đó gần hơn 5.4 x 10-44 giây đầu tiên của lịch sử vũ trụ (gọi là gian Planck). [Ở đây "10-44" là ký hiệu tạm của "10 lũy thừa -44" tức 1 phần 100000000000000000000000000000000000000000000 (44 số 0 đằng sau số 1)] – khoảng thời gian mà một photon ánh sáng bay được một quãng đường dài 1.6162 x 10-35 m (gọi là độ dài Planck – độ dài ngắn nhất mà khoa học hiện nay có thể đo được về mặt nguyên tắc). Trong thời kỳ này các lực tương tác cơ bản là tương tác mạnh, tương tác yếu, tương tác điện từ và lực hấp dẫn đều hợp nhất trong một (Tất cả trong một - một chứa tất cả). Trạng thái kỳ dị này không bền vững nên nó nổ tung ra và sinh ra vũ trụ trong một vụ nổ lớn (Big Bang).
 
Đầu tiên là vũ trụ chỉ gồm quark-gluon plasma (QGP) tức một trạng thái tương tự như khí của các hạt quark ở trạng thái tự do và gluon. Sau đó các hạt quarks “bị cầm tù” tạo thành các nucleons, từ các nucleons tạo thành các hạt nhân nguyên tử, rồi các nguyên tố, các phân tử tạo nên vật chất và phản vật chất, v.v.
 
*
 
Nếu bạn thoả mãn với câu đáp này rồi, có thể tôi sẽ trả lời tiếp một số câu khác trong cmt của bạn. Nếu bạn lại nghi vấn và hỏi tiếp về câu đáp thì tôi chỉ có cách trả lời là tôi không có đủ thời gian, khả năng cũng như tham vọng để trả lời tất cả các nghi vấn của bạn. Bạn thông cảm nhé, và nếu bạn giảm bớt được cảm xúc (emotion) trong khi thảo luận đi thì còn hay hơn nữa.
 

4:19 Saturday,20.10.2012

Đăng bởi:  pho duc tung

Anh Đăng,
Theo lời dạy cao siêu và rất mực chí lý của anh: “đã ngộ thì không nói” vì khi đó, mọi câu hỏi và câu trả lời là vô nghĩa, và “thay vì đem lời cổ nhân ra cãi vã, hãy dành thời gian tập trung mà ngộ đạo”, “hãy dùng đèn của chính mình mà tự soi rọi” chúng ta nên dừng mọi tranh luận ở đây, vì chẳng đem lại điều gì.
Tội nghiệp thằng em, sinh ra có ngọn đèn tối quá, soi mãi chẳng thấy đường. Những muốn nhờ ngón tay của bậc cao nhân chỉ cho mặt trăng, mà mỗi ngón chỉ một hướng, chẳng biết thế nào. Chỉ riêng ông Phật và ông thiền sư Nhật kia đã khác hẳn nhau: ông Phật thì nói rõ là ta không muốn bàn về những chuyện ban đầu là gì, cái gì có trước, vì những thứ đó vô bổ, đằng nào các ngươi cũng không kiểm chứng được và chỉ sinh phiền não. Ông Phật chỉ nói những thứ người ta hiểu, chứ không nói thứ ông biết mà người ta không thể hiểu. Ông từng dạy là những điều ông nói, so với những điều ông biết chỉ như nắm lá so với rừng cây. Những điều ông nói mà đến nay lưu truyền là câu trả lời của ông cho những câu hỏi và mối quan tâm cụ thể của người xung quanh. Ông giảng cho cả hươu nghe, tận tình trả lời câu hỏi của từng người ăn xin, từng bác nông dân. Câu trả lời nào cũng sáng sủa, mạch lạc, tử tế. Chưa bao giờ thấy ông trả lời ai theo kiểu: đừng hỏi, hãy tập trung tu thành phật đi rồi tự biết hết. Bởi lẽ, vấn đề của việc giảng không chỉ ở chỗ chữa bệnh, mà còn giúp cho người ta nhận ra là có bệnh. Tiếc rằng, mấy ngàn năm qua phát sinh thêm rất nhiều câu hỏi, mà ông chết mất rồi, chẳng ai tử tế như ông để trả lời. Cái ông thiền sư Nhật kia thì phán rằng lời vàng ngọc của Phật làm rối loạn thế gian, trong khi lời của chính ông thì mờ mịt, và chẳng có gì mới mẻ. Mấy phán quyết về cái một mung lung có trước thế giới là việc Phật đã không muốn nói, và Lão Tử đã từng nói. Những tưởng anh Đăng là nhà khoa học, lại nể tình đồng bào, có thể dùng lời lẽ minh bạch để khai sáng cho thằng em chút đỉnh, nào ngờ bác cũng sắp thành thiền sư Nhật bản mất rồi.

0:17 Saturday,20.10.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Các bạn thân mến,
 
Các bạn không những có quyền mà cần nghi ngờ bất cứ cái gì các bạn thấy phi lý.  Aristotle từng nói: "Dấu ấn của một trí tuệ có học thức là khả năng tiêu khiển bằng một ý tưởng mà không cần chấp nhận nó." (It is the mark of an educated mind to be able to entertain a thought without accepting it.)
Tôi không thấy mâu thuẫn gì giữa comment rằng Thiền có nguồn gốc từ lý thuyết Dhyana của người Hindu và những trích dịch của tôi về Thiền. Những đoạn này tôi dịch từ cuốn "Manual of Zen Buddhism" (Sổ tay Thiền Phật) xuất bản năm 1935 của D.T. Suzuki (1870 - 1966)- sinh thời là thiền sư Nhật Bản đồng thời là giáo sư triết học Phật giáo và tiến sĩ văn học. Ông có nhiều công trong việc truyển bá Thiền học sang phương Tây và Hoa Kỳ qua việc giảng dạy, dịch sách Thiền sang tiếng Anh. Cá nhân tôi thấy dễ đọc hơn những sách dịch chứa đầy từ Hán - Việt. Có lẽ đó là một trong những lý do vì sao đây là một trong những cuốn sách về Thiền khá nổi tiếng tại phương Tây. Tôi trích dịch vài đoạn không ngoài mục đích khêu gợi trí tò mò để ai muốn tìm hiều về Thiền (bằng tiếng Anh) có thể tải xuống cả cuốn mà đọc. Trong cuốn này có các bài kinh kệ và các nhận định về Thiền của một số Thiền sư Nhật Bản và Trung Hoa. Dĩ nhiên các nhận định đó không hoàn toàn original, ví dụ nhận định về Thiền cuả Nanpo Shomyo khá giống phần mở đầu Đạo Đức Kinh của Lão Tử từ t.k. 4 tr CN.
 
Tôi nghĩ Thiền, hay hội họa hay âm nhạc hay khoa học - muốn hiểu được cũng cần phải học và thực hành, và khi đã học và hành rồi thì sẽ tránh được những tranh cãi vô bổ. Ví dụ khi đã học hội hoạ và âm nhạc ở một mức trên trung bình rồi, thì những câu hỏi như “Cái này có nghĩa gì?”, “Cái này đẹp ở chỗ nào?” sẽ tự chúng biến mất, có nghĩa là câu trả lời cũng trở nên không cần thiết luôn! Thay vì làm những so sánh ngây ngô đại loại như nocturne số 1 của Chopin hay hơn valse số 7 của Chopin, người ta sẽ cảm nhận được, chẳng hạn, sự khác nhau giữa phong cách của Vladimir Horowitz và Alfred Brendel khi hai ông chơi cùng một Impromptu G giáng trưởng Opus 90 số 3 của Schubert. Người ta sẽ hiểu Nikolai Lugansky hoặc Lazar Berman chơi Moment musical Op. 16 No. 4 của Rachmaninov hay hơn pianist XYZ ở chỗ nào cho dù kỹ thuật của ông XYZ cũng rất oách. Đối với một người không học và nghiên cứu vật lý và toán học thì có thể nói gì về cơ học lượng tử ngoài mức phổ biến khoa học thường thức?
 
Cho nên những trích dẫn nói trên chỉ có ích nếu ta coi chúng như một sự gợi mở, kích thích hứng thú để ta tự tìm hiểu sâu, và con đường có mở ra cho mỗi người hay không là hoàn toàn do bản thân từng người. Ngược lại những trích dẫn của các tiền bối sẽ hoàn toàn vô ích nếu chúng chỉ là cái cớ để cãi vã.
 
Khi Đức Phật lâm chung, các đệ tử vây quanh ngài hỏi ai sẽ làm thầy họ sau khi ngài băng hà, Đức Phật nói: “Hãy làm cây đèn soi sáng chính mình.”

23:01 Friday,19.10.2012

Đăng bởi:  nguyenvanthy

Thưa các anh: Phó Đức Tùng, Nguyễn Đình Đăng, Nguyên Tánh và Nguyễn Hoàng Nghĩa.
Tôi là một Phật tử thường hay đi nghe quý sư giảng Phật Pháp, có hiểu chút về giáo lý, nên bạo gan có vài lời "góp vui" cùng... SOI.
Lời Phật dạy thì như một cơn mưa rộng lớn, tùy từng loại cây nhỏ hay lớn mà "hấp thu" nước để sinh trưởng. Người học Phật cũng có căn cơ khác nhau nên "hiểu" có phần không giống nhau, cho nên khó có ai hiểu thấu hoàn toàn rốt ráo. Mà muốn hiểu thấu hoàn toàn sự lý nhân sinh thì không chỉ có nghiên cứu trên kinh sách, mà còn phải thực hành, trãi nghiệm trong cuộc sống thì mới tỏ ngộ nguồn cơn. Nếu đọc nhiều pháp Phật mà không thực hành - áp dụng vào thực tế cuộc sống hiện tại thì cũng không hửu ích bao nhiêu. Nhưng nếu không học giáo pháp thì thực hành sẽ dễ sai lạc thì cũng chẳng ích gì cho đời.
Theo Kinh Kalama , Đức Phật có nói:
 "Đừng vội tin một điều gì, dù điều đó thường được nghe nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Đừng vội tin điều gì, dù đó là một cổ tục từ ngàn xưa để lại.Đừng tin tưởng bất cứ một điều gì, cho dù đó là bút tích của Thánh nhân nào để lại bảo ta tin điều ấy. Đừng tin tưởng bất cứ điều gì dù điều ấy ở dưới mãnh lực của bậc Thầy hay nhà truyền đạo.Tất cả những sự thật theo kinh nghiệm riêng của người và sau khi xác nhận rõ ràng phù hợp với lẽ phải đem lại hạnh phúc cho người và hạnh phúc cho tất cả mọi loài, thì đó chính là sự thật và người cố gắng sống theo sự thật ấy".
Vậy Đức Phật - Ngài khuyên những người vào đạo "đừng tin" một cách mù quáng, mà nên kiểm chứng lại những điều mình đã nghe, đã được dạy dù đó là những điều của các bậc Thánh nhân, bậc thầy (như Ngài chẳng hạn). Hãy kiểm chứng tính chất "chân thật" và "đem đến hạnh phúc cho mọi loài, mọi người", rồi mới sống theo sự thật đó.
Những ý kiến thảo luận của các anh ở một góc nhìn nào đó vẫn có vài điểm chưa chuẩn xác lắm (nếu có thời gian tôi sẽ gắng chia sẻ thêm), tuy nhiên tôi rất vui và cảm thấy thú vị khi đọc những cmt của các anh, vì nhận thấy trong đó các anh có hứng thú và cảm tình với nhà Phật. Mong là các anh họa sĩ sẽ đem cái hiểu và cái tâm thanh thoát của mình gởi vào tác phẩm để mọi người chiêm ngắm cho lòng được nhẹ nhàng hơn trong cuộc sống hôm nay.
 

21:03 Friday,19.10.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Hoàng Nghĩa

Phật từng dạy: "Không, bao giờ cũng là không một cái gì. Có, bao giờ cũng là có một cái gì". Nếu ta lấy một cái bát (chén) ra, trong nó chưa có gì mà ta nói rằng nó là cái bát không sẽ có vài trường hợp xảy ra:
- Với chúng ta, theo cách gọi bình dân ta gọi nó là cái bát không. Là cái bát không thì có thể chứa thêm, là cái bát đầy thì không thể chứa thêm hoặc chứa thêm được ít nữa mà thôi. Thử hỏi rằng lúc này ta có đi tranh luận rằng nó không là cái bát không không? Lúc này chúng ta đều hiểu rằng, cái bát không là cái bát không chứa gì cả (trừ không khí).
- Với Phật nó là cái bát vừa không, vừa đầy. Là cái bát không bởi nó là cái bát không chứa gì ngoài không khí (là cái bát không chứa nước trong nó), là cái bát đầy bởi nó chứa đầy không khí. Tuy cái bát đầy nhưng trong trường hợp này cái bát đầy hiểu theo Phật lại có sức chứa như cái bát không của người gọi bình dân.
Bởi thế cho nên nếu chúng ta cứ đi cãi rằng cái bát không chứa gì (mặc dù chứa đầy không khí) theo cách bình dân là nó đúng, nhưng theo người hiểu theo kiểu "không, bao giờ cũng là không một cái gì và có, bao giờ cũng là có một cái gì" thì lại không đúng, hoặc không đủ.
Nhiều người hay nói rằng Phật tại tâm hay Phật ở trong tâm. Người đời truyền nhau câu ấy, người sau chúng tôi hiểu rằng Phật (ở đây là điều thiện, điều tốt, chúng ta cũng đừng đi định nghĩa hay bắt nhau điều gì là tốt là thiện ở đây) ở trong tâm (trong thâm tâm, trái tim hay khối óc nơi sự rung động hay suy nghĩ của chúng ta phát ra), đại để là chúng ta sống tốt ( tốt là gì, thế nào là tốt chúng ta cũng đừng đi tranh luận ở đây. Ngày xưa trong giờ triết, tôi giơ tay lên hỏi, thầy ơi thế nào là tốt, thầy tôi bảo cái gì làm cho người ta hạnh phúc gọi là tốt, tôi không phục bởi làm cho ai đó hạnh phúc chắc gì cái hạnh phúc của ai đó đã không là cái không hạnh phúc của ai đó ). Khi xưa Huệ Khả nói “tâm con không an, xin người an tâm cho con”, Bồ-đề-đạt-ma nói “đưa tâm con ra đây ta an cho”, Huệ Khả chợt tỉnh ngộ. Ngay cả một câu nói “Phật ở trong tâm” thôi có thể làm ta cãi nhau hay tranh luận biết bao nhiêu cho kể.
Khi xưa Tất Đạt Đa đi tu là vì thấy khổ hạnh nhiều, đâu đâu cũng thấy khổ nhưng khi người đắc đạo rồi thì thuận theo tự nhiên, lẽ trời làm phụ nữ sinh con rồi làm mẹ là lẽ tự nhiên, nếu là lẽ tự nhiên ta nên chấp nhận và làm gì tốt nhất có thể cho mỗi trường hợp. Đâu phải Tất Đạt Đa thành Phật là Ngài đi chế ra thuốc trường sinh hay thuốc không đau, Ngài chỉ làm cho người ta bớt vô minh, vô minh bớt thì đau khổ bớt.
Lại nói cái bát, ai hỏi nhìn thấy cái bát có thấy lửa không, có thấy đất không, thông thường người ta nói không, làm gì có lửa, có đất ở đây, nếu gọi nó là lửa, gọi nó là đất thì nó đã không là bát rồi. Nhưng Phật dạy rằng, thấy bát có thể thấy lửa, không có lửa làm sao có bát, không có đất sét làm sao có bát (ai đó lại bảo không có đất sét có kim loại thì cũng có bát thì tôi nói nhìn bát thấy kim loại, không có kim loại sao có bát, …) nhìn bát thấy cửa hàng bát bán, thấy người vận chuyển bát, thấy người làm ra bát, thấy đất, lửa, nước, nhìn sâu vào lại thấy lửa, nước, đất từ đâu mà ra. Thử hỏi rằng nhìn tranh có tính thiền không? Chúng ta tự thấy, thấy theo kiểu nào cũng được nhưng theo tôi nên thấy theo nhiều chiều, nhiều hướng để ta tùy cơ mà ứng biến. Chỉ vì tranh có tính thiền hay không mà đi chửi nhau như thế thì hay không? Sao không phải là tranh luận và bảo vệ quan điểm bằng lời lẽ lịch sự của mình? Nếu ai đó đi bảo rằng cái bức tranh ấy có hay không có tính thiền mà mà dùng lời khiếm nhã thì hãy xem lại bởi hiểu theo cách nào, hiểu theo chiều nào dùng lời khiếm nhã là sai đôi đường.

19:32 Friday,19.10.2012

Đăng bởi:  admin

@ Sương: đồng ý với bạn. Từ nay những cmt mắng nhau dốt một cách nặng lời, Soi sẽ không đưa lên. Cần chứng minh người kia dốt một cách có trách nhiệm hơn phải không ạ.

19:30 Friday,19.10.2012

Đăng bởi:  Sương

@ Discuss: Theo Discuss thì "Trí giả nhược ngu" nghĩa là gì? Bản thân bạn chưa giải thích câu này thì cũng chưa chắc bạn có không Dốt không Discuss à.

(Mình nghĩ Soi cũng nên ra nguyên tắc trong cmt của mục này, là đừng mắng nhau dốt, nếu không cứ thế mà tức tối, chẳng đi đến đâu. Người mắng dốt cũng chẳng chứng tỏ được mình không dốt. Người bị mắng dốt cũng không thiết chứng minh mình không dốt với kẻ mắng mình.)

19:14 Friday,19.10.2012

Đăng bởi:  discuss

Ông Phó Đức Tùng thân mến. Tôi thiển nghĩ ông cần phải học hỏi thêm nhiều. Ông có vẻ hoàn toàn không hiểu câu " trí giả nhược ngu" có ý nghĩa là gì.. Làm sao ông có thể bàn luận những điều rõ ràng vượt lên trên nhận thức của chính ông? "Trí thức" thời nay dốt thật!  Dốt mà không biết mình dốt thì gọi là Thậm dốt! 
Xin lỗi ông đã nặng lời, chúc ông khỏe.

18:55 Friday,19.10.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Phúc Cẩm Chương

Tớ siêu cực ghét những thứ nói năng kiểu Giời Ơi với Giời Ạ: "Thấy mà không thấy thì mới gọi là thấy/Biết mà không biết thì mới gọi là biết"...
Thiền là công cụ để những kẻ vớ vẩn lợi dụng, mượn Thiền mà nói những câu có không không có như thế. Nhập nhèm giữa một thằng đần với một thiền sư.
Đã thấy thì là thấy. Đã không thấy thì tức là không thấy. Cũng như đã ỉa thì tức là ỉa. Đã không ỉa thì tức là không ỉa. Đằng này lộn cứt với cơm thế mà cứ bảo là thơm ngon, bố ai chịu được.
Phật tính trong tớ chắc chắn là sẽ giảm sau những cuộc tranh luận thế này. Nhưng tớ thà xuống hỏa ngục chịu nạn cắt lưỡi xuyên gai còn hơn lên Niết bàn mà gặp bọn bịp bợm đóng vai trầm ngâm kia.

18:47 Friday,19.10.2012

Đăng bởi:  giời ạ

Để nhằm giải thích thỏa đáng cho vấn đề liên quan đến Thiền, Đạo,...đôi khi là cả Nghệ thuật nữa là....chẳng giải thích gì cả.
Chứ ai lại như cái anh bạn Huy Thông  nọ cứ suốt ngày đi giải thích cái gọi là Nghệ thuật mà mình đang làm.
Thấy mà Không Thấy thì mới gọi là Thấy
Biết mà Không Biết thì mới gọi là Biết
............
Giải thích mà Không giải thích thì mới gọi là ...........giải thích.
Thank kiu.

17:59 Friday,19.10.2012

Đăng bởi:  Giời Ơi

Bạn (thày?) Nguyên Tánh nói đúng đấy. Không nên lấy sự hiểu biết theo lối logic của mình để phán xét về Thiền. Thiền nằm ở bên ngoài mọi suy luận logic của cả khoa học và nghệ thuật. Có thế Thiền mới quyến rũ chúng ta quan tâm tìm hiểu không với tư cách của một nhà khoa học, cũng không với tư cách của một nghệ sĩ. Khoa học và nghệ thuật đã có tên gọi và định nghĩa riêng của nó rồi. Tôi hiểu rằng Thiền có lối đi riêng của nó mà một trong những lối đi ấy được biểu hiện ra bên ngoài bằng Nghệ thuật (hoặc khoa học?). Bạn NĐĐăng có cho mọi người xem những bức tranh Thiền đã được định nghĩa qua sách vở mà bạn tham khảo có bao giờ nghĩ rằng chính những sách vở tham khảo ấy là một khoa học không? Cụ thể hơn hơn, nó có là khoa học lí luận phê bình nghệ thuật không? Không khó trả lời lắm cho câu hỏi đơn giản này.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả