Bàn luận

Khi Phật không giảng nữa, và đèn ta tối thì sao?

  SOI: Tiếp tục cuộc thảo luận quanh những trích dẫn của họa sĩ Nguyễn Đình Đăng, sau đây là phần trả lời tiếp theo của kiến trúc sư Phó Đức Tùng. Các bạn có thể đọc lại toàn bộ phần trao đổi ở bài Lời thầy dạy có khi cũng thiếu logic, với câu […]

Ý kiến - Thảo luận

8:22 Monday,21.3.2016

Đăng bởi:  Không giáo điều

@ Phúc Lạc: cách nói của bạn làm mình nhớ một trục trặc trong đại gia đình. Mình dịch 1 bài của dối phương trong chiến tranh, đồng thời tôn trọng họ theo nghĩa để đúng giọng văn của họ. Kết quả là mình dịch một người họ hàng rất được kính trọng ở ngôi thứ ba là "ông ta". Sau khi bài được in trong họ truyền đi sự phán xử "thằng TL gọi bác A là ông ta". Mình nghĩ người Việt thường quá giàu cảm xúc đến mức chỉ bám lấy cái bề ngoài. Cảm tính thì thường... lạc hậu. Mình cũng nhận thấy trong không gian Đông phương, sự nịnh nọt luôn có đất để đâm chồi nảy lộc, thường đem lại hậu quả khủng mà người được nịnh không muốn nhìn nhận (đoạn về nịnh là nhân tiện mở rộng thêm).

16:30 Sunday,20.3.2016

Đăng bởi:  Phúc Lạc

Prajna: :-) mình nghĩ là chúng sinh không bình đẳng về trí khôn. Bằng chứng là có người đọc mãi bài của người khác mà không hiểu, không nhận ra sự yêu mến Phật của người viết, chỉ chăm chú bảo vệ cái tên gọi
Bạn làm mình nhớ tới hai ngày trước, bà vợ mình mua về một bức tượng Quan Thế Âm mới toanh và đẹp long lanh. Mình hỏi bức tượng cũ đâu rồi. Bả nói là đem đi rồi (bỏ cách nào đó rất công phu), vì tượng cũ rồi, thay tượng mới cho đẹp.
Chao ôi, danh xưng cũng như lớp sơn kia, phải đủ kim tuyến mới xứng với thánh thần, thượng đế. Gọi là "ông" với người thường thì là tôn trọng, gọi Phật bằng "ông" thì là chưa xứng, là hỗn.
Trong tiếng Việt, "ông ấy", "ông ta" mới (đa phần) là xách mé. "Ông" là kính trọng một cách bình đằng vừa tốt rồi bạn nhé.
Gọi Phật là Đức Phật có nghĩa là Phật... không thể sai, luôn luôn đúng, và mang tính huyền thoại về mặt lí lịch
Gọi Phật là "ông", có nghĩa tin rằng ông thực sự có ra đời, là một nhân vật có thật trong lịch sử, giáo lý có thể có điều mâu thuẫn, cần tranh luận, nhưng là người đã bộc lộ hết Phật tánh để thành... Phật.
Đó mới là đối xử công bằng với Phật bạn ạ :-)

16:22 Sunday,20.3.2016

Đăng bởi:  prajna

Phúc Lạc : những điều bạn nói mình hiểu, chúng sinh bình đẳng, bạn có thể gọi Phật như thế nào bạn muốn, nhưng ngài vẫn là 1 bậc thầy vĩ đại, nên mình có là Phật đi chăng nữa có lẽ cũng nên kính trọng gọi ngài là Đức Phật.

13:58 Sunday,20.3.2016

Đăng bởi:  Phúc Lạc

Bạn Prajna: Gọi là ông Phật thì sao? Có gì sai? Gọi là Đức Phật mới là duy nhất đúng à?
Theo giáo lý Phật, mỗi người đều là Phật, đều có Phật tánh sẵn sàng, chỉ vì u mê mà che lấp.
Gọi Phật là gọi chính ta, gọi phần tính Phật trong chính ta.  Nói đến Phật là nói đến ta. Cho nên cứ thân thiện. Lúc nào cũng cung kính dùng từ ngữ nặng nề chỉ chứng tỏ là trong tâm đã biết mình không bao giờ có ngày trở về với Phật tánh có sẵn, và biết mình mãi mãi xa rời Phật.
Đường đi tìm Phật thật ra rất gần, không phải tìm, mà chỉ là gỡ bỏ những lớp bụi bám trên gương. Lau hết bụi sẽ thấy mặt mình - mặt Phật.
Bài của Phó Đức Tùng càng cho thấy rõ, Phật là ta nên Phật dễ hiểu. Các thiền sư Nhật Bản mà trong bài nhắc tới hẳn vốn tự tâm đã không tin vào Phật tánh sẵn có nữa, nên mới dùng từ ngữ khó hiểu, biến Phật thành một thứ "ngoại thân", chí có các bậc lòe bịp mới hiểu (hay giả vờ hiểu) 

13:27 Sunday,20.3.2016

Đăng bởi:  prajna

Không biết ý tác giả muốn nói gì rõ ràng, nhưng nếu đã muốn đi con đường giác ngộ cao thượng mà Đức Phật đã chỉ ra thì chỉ cần lên đường thôi là sẽ tìm ra đường đi
và nên xem lại lối hành văn, cách mà tác giả bài viết này gọi "ông Phật". Xin hỏi anh tác giả mấy tuổi rồi, và anh có thực sự biết về Đức Phật ?

14:43 Thursday,13.3.2014

Đăng bởi:  Vầu văn Veoj

Việt Nam hiện đã quá nhiều "đèn". Nhiều đèn quá có xu hướng đèn nọ muốn tắt mịa đèn kia. Hiện đèn đỏ vẫn trên trướng, hiện nay.

11:50 Thursday,13.3.2014

Đăng bởi:  Nam

Hãy dùng đèn của người khác vậy!

11:03 Friday,5.7.2013

Đăng bởi:  Tuệ Đăng

Tôi thấy thỉnh thoảng SOI đăng những bài về tôn giáo như này để bàn luận là rất thú vị. Anh Ng Đình Đăng có nhiều bài viết, bình luận khá hay, nên tôi nghĩ SOI cũng đừng "khắt khe" với anh ấy lắm. Mất một cộng tác của SOI cũng là một thiệt thòi cho...bạn đọc của SOI. Nói về Pháp Phật thì tôi nghĩ, dù ai có nghiên cứu sâu rộng, mà không thực nghiệm thì cũng là "hiểu" ở mức đồ bề ngoài thôi. Tuy nhiên nếu không có bàn luận, lý luận, tranh luận thì không có cơ hội để "thâm nhập" cốt tủy của Đạo. Tôi nhận thấy, càng chịu khó tìm hiểu Pháp Phật, đồng thời dành chút thời gian để ngồi suy nghiệm về những lời Phật dạy,và áp dụng ngay vào đời sống, thì ta càng có thể "ngộ" thêm một chút xíu. Họa sĩ nếu chỉ học lý thuyết mà lười vẽ tranh thì biết bao giờ có tác phẩm đẹp, vì trong những khi vẽ (thực nghiệm) mới phát hiện ra những màu đẹp, những "hiệu ứng" bất ngờ, v.v.. ( ngộ từng phần). Trở lại vấn đề những câu: “Đã ngộ thì không nói”, hay “hãy dùng đèn của chính mình mà tự soi rọi”, v.v,. Những câu trên dù là lời dạy cùa Đức Phật, hay Bồ tát, Thiền sư Nhật, v.v, thì cũng không nên tin vội, mà ta phải xem xét câu nói đó các vị ấy nói cho ai nghe, nói ở đâu, lúc nào, như vậy mới mong ra hiểu được hết ý của các vị ấy muốn nói.

Thầy giáo dạy vẽ thì có học viên, lớp dạy, dụng cụ dạy, thuật ngữ chuyên nghành,v,v..khác với Thầy giáo dạy Toán, Lý. Ngay trong những trường Mỹ thuật, có những học viên (hay nhóm học viên) học lực yếu quá hay quá giỏi thì Thầy giáo có "cách dạy riêng". Cho nên mới có trường hợp vị thầy dùng đến "Đã ngộ thì không nói", hay “Hãy dùng đèn của chính mình mà tự soi rọi”. - Tôi có lần đọc chuyện thiền có đoạn nói về vị thiền sinh đến gặp vị thiền sư để cầu pháp. - Thưa thiền sư: Đạo là gì?. Vị thiền sư trả lời: Dùng trà đi. (* Lưu ý là "Dùng" trà, chứ không phải "uống" trà). Những lời dạy của các vị Thiền sư tùy theo "căn cơ" học viên mà "khai ngộ" cho họ. Tuy nhiên đó không phải là cách dạy thông dụng.

- Chú Phó Đức Tùng nói trong cmt trên là chính xác. Đức Phật tùy theo tầng lớp mà có cách diễn bày sao cho họ thật dễ hiểu, tháo gỡ được những "vướng mắc" của nhân dân, vua quan, ngay trong cuộc sống. Vì thế mà Phật giáo có nhiều bộ kinh, luật, luận truyền lại cho bây giờ.

Tất nhiên, Tôi nghĩ là qua mấy ngàn năm, sự diễn dịch, chú giải kinh, luận không thể hoàn toàn chính xác, do đó dẫn đến có nhiều trường phái, nhiều tranh luận là điều tất yếu

19:30 Wednesday,10.4.2013

Đăng bởi:  con nhà Trạch Văn Đoành

@BiBi
Đoành con đã xem lại bài, nhưng vẫn không hiểu chi cả. Điều này cũng vẫn có thể có nghĩa là (cả lò nhà) Đoành dốt (vì Trạch văn Đoành trong văn học có vẻ rất "tắt đèn"...)
Còn nếu theo lời của Bibi, thì có vẻ như bạn muốn nói: có những cảm xúc lớn quá, cao hơn cách diễn đạt. Nhưng nó cũng không  ăn nhập với bài này?
Nhân thể, Đoành con từng đọc một số bài trên tạp chí Đạo phật ngày nay, và nhờ đó có những nhận thức rõ rệt, thậm chí tiến bộ. Nhưng Đoành con không hiểu được cách "nói rất Ngộ" của một số lễ, nói là của Đạo phật của VN. Đến một số nơi có đám thấy nhiều người phụ nữ có tuổi đọc một cái gì đó viết bằng chữ cái Việt trên giấy, đồng thanh đọc, nói là kinh Phật? Nghe thì không hiểu chi cả, mà những người đọc cũng KHÔNG HIỂU nốt! Có người nói là tiếng Phạn cổ. Có người lại nói bê người biết tiếng Phạn đến đó cũng vô ích thôi, chẳng rõ là tiếng gì.
Khi đã có những "tiết mục" có vẻ mù quáng như nói trên ở nơi thâm nghiêm, Đoành con không thể không gợi nhớ thuật ngữ "ngu dân" (không phải dân ngu) của vị Không chấp nhận ngu dân, mà diễn đàn Soi từng rộng lòng chứa trên giao diện xung quanh bài Đem tranh đi đốt ở Trường Sơn, thì phải.
Đoành con có một giấc mơ: dân ta không cuồng tín. Có chút cuồng tín thôi, sẽ trở thành mồi cho ngu dân (chắc đây là thời tương lai trong quá khứ mất rồi - hu hu). Cảm ơn vì được nói, dù vẫn chưa hiểu chữ "ngộ".
Đoành con thấy mình như một trong những kẻ không vâng lời trong con cháu Nô ê (Noah) - bị Trời phạt không hiểu tiếng của những kẻ khác... Hay là Soi kể chuyện con thuyền Nô ê bằng tranh đi. Hura!

15:53 Wednesday,10.4.2013

Đăng bởi:  BiBi

Chào bạn con nhà Trạch Văn Đoành,
Có lẽ bạn đã hiểu nhầm ý “Đã ngộ thì không nói” trong bài viết, “Đã ngộ thì không nói” theo bạn nghĩ có thể là cách nghĩ trong dân gian với sự giấu dốt, thiếu tinh thần chia sẻ, thiếu quan điểm, chính kiến, ...
Còn trong Phật giáo, bạn nên hiểu theo hướng tích cực, bạn sẽ thấy được ý nghĩa thực của câu “Đã ngộ thì không nói”, với mình (chỉ là mình nghĩ thôi nhé) "không nói" ở đây mang một điều gì đó to lớn, bao quát và rộng khắp của cái sự hiểu biết hay trong đạo Phật vẫn thường gọi là Ngộ, mà ta không thể diễn đạt hết bằng lời. Khi bạn đã "Ngộ", nếu dùng ngôn ngữ để nói bạn ngộ như thế nào, ngộ bao nhiêu, ngộ điều gì, ... thì rất khó, chỉ có thể nói về những điều cụ thể trong những tình huống cụ thể. Giống như đức Phật ngày xưa ngộ đạo rồi thì đi giảng khắp nơi, ai hỏi cái gì thì chỉ cái đó, biết ai cần cái gì thì cho cái đó, và hay ở chỗ là đức Phật cái gì cũng trả lời được, cũng biết được và người nghe không bao giờ phải đắn đo hỏi lại.
Bạn biết đấy, đôi lúc câu từ bằng ngôn ngữ thật khó để diễn đạt một ý, ngay đến comment này của mình, mình thật sự cũng ... lúng túng không biết diễn đạt thế nào để bạn đừng hiểu nhầm, hiểu theo hướng tiêu cực. Mình mong bạn đừng chấp vào ngôn ngữ, ngôn ngữ chỉ là phương tiện, bạn nghĩ sai thì viết sao cũng sai, mình chúc bạn vui.

12:24 Monday,8.4.2013

Đăng bởi:  con nhà Trạch Văn Đoành

Xem mà chẳng hiều cái koc khô gì nên cố nén để không đổ quạu nơi cửa Soi tơ lụa.
“Đã ngộ thì không nói”? Bố cháu chỉ thích câu: biết thì thưa thốt. Dân Nga xô chẳng hạn, rất chịu khó chia sẻ, nhất là trí thức và phó thường dân, nên khá dễ mến.
Nhớ ngày xưa quen mấy bố thầy đồ mác xít, làm ra bộ biết không nói, nhưng thực ra chẳng biết cái kok khô gì. Bây giờ gặp lại, vẫn thấy thế, chỉ được cái vẻ quan trọng vô tích sự. Chán!

3:10 Friday,25.1.2013

Đăng bởi:  admin

@BiBi: Cảm ơn bạn, Soi sẽ cố gắng sửa chữa những bất cập mà bạn nói. Cho Soi một thời gian để thực hiện nhé.

1:45 Friday,25.1.2013

Đăng bởi:  BiBi

Mình thích đoạn này thế không biết: 
"Theo lời dạy cao siêu và rất mực chí lý của anh: “Đã ngộ thì không nói”, vì khi đó, mọi câu hỏi và câu trả lời là vô nghĩa, và “thay vì đem lời cổ nhân ra cãi vã, hãy dành thời gian tập trung mà ngộ đạo”, “hãy dùng đèn của chính mình mà tự soi rọi”, chúng ta nên dừng mọi tranh luận ở đây, vì chẳng đem lại điều gì.
Tội nghiệp thằng em, sinh ra có ngọn đèn tối quá, soi mãi chẳng thấy đường. Những muốn nhờ ngón tay của bậc cao nhân chỉ cho mặt trăng, mà mỗi ngón chỉ một hướng, chẳng biết thế nào. Chỉ riêng ông Phật và ông thiền sư Nhật kia đã khác hẳn nhau:
Ông Phật thì nói rõ là ta không muốn bàn về những chuyện ban đầu là gì, cái gì có trước, vì những thứ đó vô bổ, đằng nào các ngươi cũng không kiểm chứng được và chỉ sinh phiền não."
Mình đã xem phim về đức Đạt Lai Lạt Ma, đoạn cuối cũng có câu "người biết thì không nói", và mình cũng đã nghe, xem các bài giảng của thầy Thích Nhật Từ trả lời về câu hỏi "khởi nguồn của con người là từ đâu", nhưng mình vẫn còn có cái khúc mắc nào đó, nay đọc được bài viết trên SOI, mình tự nhiên thấy nhẹ lòng hẳn, cám ơn tác giả, cám ơn SOI
p/s: sao submit cái mất tiêu rồi, ko thấy web báo thành công hay thất bại hay chờ xác nhận gì cả, cũng may mình sợ nên Ctrl+C trước, nay gởi lại, nhưng nếu có bị trùng comment admin SOI xóa giúp nhé, cám ơn bạn.

20:18 Sunday,25.11.2012

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

Lời của vị thiền sư Nhật nói về Thiền còn Vô Minh lắm. Nhưng vị ý chết rồi, cũng coi như là đã hết khổ. Chỉ khổ đời sau chẳng may đọc được :D

11:03 Saturday,20.10.2012

Đăng bởi:  admin

Soi bỏ ra rồi anh Đăng nhé

10:46 Saturday,20.10.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@Admin:
Như vậy đề nghị Soi bỏ toàn bộ phần trích dẫn của tôi (và dĩ nhiên là cả tên tôi dưới đề bài).
Trân trọng cảm ơn.

10:37 Saturday,20.10.2012

Đăng bởi:  admin

@ anh Đăng: cmt của anh dài, và đã là nội dung của một bài mà Soi có add link vào chữ "trích dẫn" ngay trong bài này. Khi lọc lại những điều mà Phó Đức Tùng trả lời, Soi không thể đăng toàn bộ cmt của anh vì sẽ làm bạn đọc ngại đọc, do đã đọc rồi.
Soi tin rằng mình đã trích đúng đoạn, đúng ý của anh. Còn nếu anh không đồng ý, Soi sẽ bỏ toàn bộ phần trích lại, chỉ để phần Tùng trả lời.
Thân mến.

10:10 Saturday,20.10.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@Admin:
Ngay cả những trích dịch trong cmt của tôi cũng nên đăng toàn bộ thành bài chủ chứ không nên link vào một bài khác trong đó các trích dịch này đã lại được trích một lần nữa.
Một nguyên tắc cơ bản của comment - reply mode là phải đảm bảo được tính trong sáng (transparency) của thảo luận. Bài comment và bà reply phải được đăng toàn bộ và song song, chứ kông qua thấu kính hay bộ lọc của editor.

10:00 Saturday,20.10.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@Admin
Tôi nghĩ nếu đã đăng thành bài chủ, thì Soi nên đăng toàn bộ cmt cuả tôí, không nên cắt đoạn như vậy trong khi cmt cuả Tùng thì đăng toàn bộ. Như thế không công bằng và có thể gây hiểu nhầm trong thảo luận.
@ Tùng
Tôi sẽ trả lời các thắc mắc của Tùng dần dần, trong chừng mực có thể, vì không đủ thời gian làm ngay một lúc. "La Mã không được xây dựng trong một ngày."

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả