Soi học

Phật giáo qua tranh: Thần Đất, con gái Ma Vương... phe nào cũng lộng lẫy

Trong phần cmt của bài trước, Tuedang hỏi: Diệu Vợi ơi, có thể chỉ (miêu tả) rõ hơn hình dáng của “Nữ thần Đất” bên trong bức tranh tổng thể trên cho mình bớt… hoang mang không. Vì mình nghĩ những người nữ trong tranh là “ma nữ”, bởi không thấy nữ thần Đất nào […]

Ý kiến - Thảo luận

0:05 Tuesday,20.11.2012

Đăng bởi:  Phạm Văn viêm

Chào các bạn! Tình cờ đi tìm "nữ thần Đất Mẹ", mình lạc vào đây! Biết các bạn cũng quan tâm đến đề tài này, nên góp bàn tý chút. Nếu có gì không phải, mong được lượng thứ... Mình biết "nữ thần Đất Mẹ" đã hiện về tại ...Việt nam. Mời các bạn ghé thăm Mẹ tại đây:
Nỗi đau mẹ núi | Thanh Niên Online
Cận cảnh “khuôn mặt” và “bầu ngực” của mẹ núi - Ảnh: C.N 

23:31 Wednesday,24.10.2012

Đăng bởi:  Diệu Vợi

@ La Thần: Chờ mình ít bữa nhé. Sẽ có bài trả lời câu hỏi của bạn: Phật Thích Ca với Phật A Di Đà là một người hay hai người. Cái này cũng khối người nhầm phết. Đợi nhé, để mình đọc tài liệu và tổng hợp, cắt dán lại đã...

18:49 Wednesday,24.10.2012

Đăng bởi:  La Thần

Tôi đọc bài này của Diệu Vợi, thấy ngộ ra nhiều điều! Tuy nhiên, có một số chi tiết trong bài khiến tôi còn băn khoăn, thậm chí bối rối, bởi đó cũng là những điều mà lâu nay tôi vẫn théc méc, nhưng càng đọc, càng tra cứu, càng gúc-gồ thì càng thấy mông lung. Chẳng hạn như bức tranh vẽ Đức Phật Thích Ca mặc áo đỏ, mà Diệu Vợi có đặt nghi vấn rằng đó là màu áo trang phục của Phật A Di Đà? Bức tranh ở dưới vẽ Đức Phật đang ngồi trên tòa sen trong khi ba cô con gái của Ma Vương múa xung quanh, cũng trong trang phục áo đỏ. Từ đây, câu hỏi của tôi là Đức Phật Thích Ca và Đức Phật A Di Đà phải chăng tuy hai mà một ?(Trong khi đa số các giải thích mà tôi đọc được đều khẳng định đó là hai người khác biệt). Một điều nữa khiến tôi càng nghiêng về khả năng này, ấy là từ ngàn đời nay, người ta tuy thờ Đức Phật Thích Ca (Mâu Ni) nhưng lại luôn niệm Nam Mô A Di Đà Phật! Có lẽ không phải bỗng nhiên lại như thế mà phải có một lý do xác đáng nào đó chứ! Bạn Diệu Vợi có thể giúp tôi vượt qua khỏi sự vô minh này được không?

23:58 Monday,22.10.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Hoàng Nghĩa

Tôi cũng từng đọc, nghe 1 số sách về Phật Như Lai, nhất là sách nói về quá trình Ngài từ một thái tử trở thành Phật nhưng chưa bao giờ được nghe hay đọc những khó khăn mà Phật phải vượt qua như  trong bài này. Tôi đọc Đường Xưa Mây Trắng của Thích Nhất Hạnh thì không thấy đề cập đến (hay còn các phần khác, hay phần tham khảo khác mà tôi chưa biết?).

19:01 Monday,22.10.2012

Đăng bởi:  Diệu Vợi

Tuedang ơi, chuẩn bị tinh thần là mình sẽ sai rất nhiều, thậm chí trong từng bài. Nhưng mình sẽ cố gắng học hỏi.
Nếu Tuedang có tranh nào hay, hoặc có thắc mắc nào để cùng bàn thì cứ đưa lên nhé, chúng ta cùng thảo luận. Tranh thì không gửi qua cmt được, Tnếu có Tuedang cứ gửi về cho hộp soihouse và nói chuyển cho mình. Cảm ơn bạn.

17:21 Monday,22.10.2012

Đăng bởi:  tuedang

Mình chân thành cảm ơn bạn Diệu Vợi đã nhiệt tình tháo gỡ mối "hoang mang" của mình. Và cảm ơn... thêm lần nữa vì bạn đã cho mình biết rõ thêm một nhân vật "nữ thần Đất" trong những bức tranh mà bạn đã nêu trên mà lâu nay mình không biết nhân vật ấy là gì, mang ý nghĩa ra sao. Có thể nhân vật "Nữ thần Đất" chỉ "xuất hiện" trong tranh Phật giáo ở Lào, Thái Lan chăng? Vì mình thấy những bức tranh vẽ Đội quân Ma vương chống phá đức Phật ở một số nước khác như Ấn Độ, Trung Quốc, v.v... thì không thấy xuất hiện nhân vật nữ thần Đất này.
Còn bức tranh (hình dưới cùng trong bài viết trên) có "một người nữ xanh, một người nữ đỏ" thì mình cũng...hoang mang như bạn.
Có lẽ mình phải "nghiên cứu" thêm về tranh Phật giáo các nước để rõ thêm. Chúc bạn Diệu Vợi có thêm bài viết hay, mới lạ trong lĩnh vực... tâm linh này.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả