Gẫm & Bình

Đọc cho vui tai, cuối năm - Bài 2:
Bàn về việc "sem" tranh bằng bụng

(Tiếp theo bài 1: “Lạc vào Mỹ thuật“   2.    Con mắt, trong đời sống được người dạy nghệ thuật học ví như một bàn tay kéo dài. Và cơ sở của nghệ thuật tạo hình (hay bây giờ gọi tổng thể là nghệ thuật thị giác) xây dựng trên nền tảng đến 70 – […]

Ý kiến - Thảo luận

15:22 Monday,28.4.2014

Đăng bởi:  Mẹc xà nù

Tác giả bài bẩu: thấy tranh hay thì muôn văng ra một câu chửi. Thế mà các cụ, ngược lại, hễ không muốn xem thì đỏng đảnh báo, dí... bọng vào.
Sem ội ọa bằng bụng thì thuận cho việc cảm thán lắm. Hoặc là gọi các công ty buôn Gaz đến... Hoặc là đến hú hí với các chị Chồ. nên chọn loại thời bao cấp, nhiều ngăn để còn vừa tự sướng, vừa thưởng thức thức.
Cũng liên tưởng đến mát xa thái khi ngâm cứu công nghệ sem bằng bụng.

18:17 Tuesday,1.1.2013

Đăng bởi:  admin

@ Linh Cao: Cmt của bạn, Soi sẽ đưa lên thành bài riêng nhé. Bạn có hình ảnh nào để minh họa cho bài thì gửi giúp về soihouse để Soi kịp chèn vào bài nhé. Cảm ơn bạn.

9:50 Monday,31.12.2012

Đăng bởi:  phó đức tùng

Theo Kant thì mỗi món ăn nghệ thuật cho ta 2 trải nghiệm: "ngon" và "bổ". "ngon" (và ngược lại là chán, dở) là cảm nhận trực giác, trực tiếp, không cần lý giải, không có mục đích. Đây có thể nói là phạm trù nghệ thuật vị nghệ thuật. Bổ (ngược lại là hại) tức là tác dụng của nó đối với tâm sinh lý, hay là phần "tải đạo" của nó.

Một bát phở ngon chưa chắc đã bổ, thậm chí có thể độc hại, gây đau bụng vì phoocmon, mì chính, hoặc ăn quá nhiều. Và ngược lại, nhiều khi bạn tha hồ giải trình về các phụ gia bổ béo, tốt lành, thậm chí thực tế ăn vào khỏi bệnh, khỏi đau bụng, nhưng đơn giản ta sẽ không thấy món đó ngon.

Như vậy có loại sản phẩm ngon mà không bổ, hoặc bổ mà không ngon, và loại cả hai. Tùy vào trọng tâm, ta có thể định nghĩa thế nào mới được gọi là nghệ thuật: phải ngon, phải bổ, hay phải có cả hai.

Điều tôi muốn nói ở đây là cả hai cảm nhận đều là tương đối và có thể điều khiển ở mức độ nhất định bằng lý trí, kiến thức.Khả năng cảm nhận cái ngon tất nhiên đầu tiên là độ nhạy cảm của nghệ sỹ, tức là một năng khiếu "sành". Tuy nhiên, cảm nhận này bị ảnh hưởng bởi bối cảnh bên ngoài và tâm trạng bên trong: trong một tâm trạng nhất định, bối cảnh nhất định, một người sẽ thấy cùng bát phở đó là ngon, nhưng chỉ cần thay đổi tâm trạng, bối cảnh thì sẽ thấy không ngon nữa. Người "sành" do đó cần có kiến thức về lúc nào thì nên thưởng thức cái gì, tại sao, tức là chọn bối cảnh. Và mặt khác phải biết cách chọn hoặc giữ, hoặc chuẩn bị tâm trạng thích hợp cho từng món ăn.

Khả năng cảm nhận sự "bổ" cũng là năng lực mang tính "thực vật" của cơ thể. Thấy người khỏe ra, sảng khoái ra, hết bệnh, hay tào tháo đuổi, xanh xao vàng vọt, ủ dột tâm thần v.v. là những tác dụng trực tiếp. Tuy nhiên nếu không có lý trí, kiến thức thì khả năng này cũng không rút ra được điều gì. Nếu ăn xong bát phở "ngon", bỗng dưng tào tháo đuổi, có thể do trong phở có thứ độc hại, cũng có thể do ăn quá nhiều cái tốt. Mọi thứ đều có thể bổ, đều có thể hại, vấn đề là ở thời điểm và liều lượng. Mà cái này thì chỉ có kiến thức, kinh nghiệm mới cho phép nhận định, mặc dù những nhận định này không chính xác.

Tóm lại, xem tranh bằng bụng là "xem", chứ chưa thể nói là "biết xem". Ngược lại có những người nghĩ là "biết" nhưng mà không "xem", thì cũng là vô ích. Vì thế, muốn "xem" thì vẫn phải "biết", và muốn "biết" thì vẫn phải "xem".

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả