Trường phái

Giống vỏ nhưng không giống ruột: Mối liên hệ giữa Cezanne, Gauguin và Van Gogh với trường phái Biểu hiện

  Chúng ta biết rằng cuối thế kỷ 19, Impressionism (trường phái Ấn tượng) là một trào lưu rất rầm rộ và được ngưỡng mộ toàn châu Âu. Về bản chất, Impressionism là một phương pháp kỹ thuật nhằm thể hiện thiên nhiên dựa trên kiến thức khoa học về màu sắc, ánh sáng và […]

Ý kiến - Thảo luận

1:03 Saturday,29.12.2012

Đăng bởi:  nghi văn

Kẻ ngụy biện thì lấy nguồn nào mà chứng minh? Khi bạn đặt vấn đề (như kiểu Biểu hiển thuộc "trường phái" Hậu hiện đại) và được/bị người ta tra hỏi nguồn gốc, chứng cứ của vấn đề ấy thì lẽ ra với tư cách của ngưởi đặt ra vấn đề, bạn phải chứng minh được tính hợp lý của chúng. Xin lỗi nhé, tôi không giống như bạn Lê dễ dàng bị lôi kéo ngày càng xa chủ đề chinh!
Tôi xin nhắc lại câu hỏi: Nếu bạn cho rằng Hậu hiện đại là "tìm cách diễn đạt yếu tố chủ quan của con người và giải thích thế giới thông qua cơ chế chủ quan đó" và vì thế mà bạn gom Biểu hiện vào "trường phái" Hậu hiện đại. Vậy bạn căn cứ vào đâu, tài liệu nào, lập luận nào, của ai, bao giờ...để phát biểu như thế?
Đừng tránh né. Đừng ngại viện dẫn. Nếu bạn cho rằng những điều bạn nói "đều có nhiều người nói rồi" thì lý do gì bạn không dẫn ra đây?

17:43 Friday,28.12.2012

Đăng bởi:  phó đức tùng

Bạn Nghi văn

Rất tiếc là những gì tôi nói, đều có nhiều người nói rồi. Không có gì mới dưới ánh mặt trời cả. Tôi cũng không nằm trong dạng có năng lực phát hiện ra lý thuyết mới về hậu hiện đại. Tuy nhiên việc viện dẫn ở đây chẳng có giá trị gì. Nếu muốn, bạn có thể đề cao tôi và cho rằng đó là do tôi tự nghĩ ra đi. Vậy thì đã sao? Nếu bạn cho rằng vì tôi là người không đủ thẩm quyền nên lời nói của tôi không giá trị, thì bạn không phải người làm khoa học. Còn nếu bạn nói là nội dung đó sai, thì sai ở đâu? Nếu bạn nói đó là phiến diện, chưa đủ thì hiển nhiên, chẳng ai bằng một vài câu nói cho đủ tranh luận về hậu hiện đại cả.

Nếu bạn nói chỉ có Lyotard là đáng tin về vấn đề hậu hiện đại, thì ok, bạn trình bày quan điểm Lyotard cho mọi người nghe đi. Những thứ bạn nói về hậu hiện đại, tôi có phản bác đâu, tôi chỉ muốn bạn thử trả lời những câu hỏi về chính điều bạn nói thôi.

17:32 Friday,28.12.2012

Đăng bởi: 

Anh Tùng nói: "Bạn Lê, tôi không muốn thuyết phục bạn từ bỏ quan điểm, chỉ muốn làm rõ vấn đề thôi. nếu bạn nói "tâm thế mong manh của khoảnh khắc" là đặc trưng của ấn tượng, thì bạn sẽ thấy vô số tranh biểu hiện được mô tả bằng chính tâm thế này.  Nếu bạn nói nhịp điệu nét bút là đặc trưng, thì bạn có thể nói đặc điểm của nhịp điệu đó là gì không? vì nếu chỉ nói nhịp điệu thôi, thì e là đại diện quan trọng nhất của impressionism là ông Monet cũng không có nhịp điệu nét bút rõ như Van Gogh, người chắc chắn không được gọi là impressionist."

Dùng lời e là khó nói hết được ấn tượng hình ảnh.

Nhịp điệu nét bút mỗi họa sỹ Ấn tượng mỗi khác. Van Gogh là người đẩy tính giai điệu đó lên thành chủ đích, thậm chí thoát khỏi hình thể ban đầu của sự vật, nhưng không vì thế mà nói rằng giai điệu nét bút không phải là một dấu ấn đặc trưng của nghệ thuật Ấn tượng.

Về hình thì giai điệu nét bút của Ấn tượng thiên về những nét song song, hoặc các chấm, có tính đồng điệu, ít khi công kích nhau (Đây là khác biệt so với Cezanne, người tạo ra những giai điệu có lúc đồng điệu mượt mà, xen với những nét phá ngang; hoặc khác biệt so với Van Gogh, người tạo ra những nét cuốn xoáy, tạo thành ấn tượng tổng thể khoan nhặt tùy lúc một cách chủ động).

Nét bút thiên về tính đồng điệu của nghệ thuật Ấn tượng có sự gắn bó mật thiết với cảm xúc về khoảnh khắc thoáng qua, có lẽ do sự dịch chuyển của mắt người xem từ điểm này tới điểm khác của tranh có thể lướt nhanh, không có cảm giác bị ngăn trở hoặc trì hoãn lại.
 

17:27 Friday,28.12.2012

Đăng bởi:  phó đức tùng

bạn Tô Thanh
đây là diễn đàn, tranh luận thì có người nói thế này, nói thế kia, phải trả lời vào câu hỏi của người ta. Đây có phải mục biên soạn bài giảng nhập môn của trường Mỹ thuật đâu mà có thể đầy đủ, dễ hiểu, nhằm cung cấp kiến thức toàn diện cho các em học sinh khốn khổ được.

17:07 Friday,28.12.2012

Đăng bởi:  Tô Thanh Chowder

Tùng,
Tôi nghĩ Tùng nên cãi nhau chậm lại một nhịp để còn biết người ta nói gì. Đọc cho kỹ vào. Tôi nói bài của Tùng tốt, đáng lẽ mọi người nên tìm kiếm những điểm đồng thuận chung trong đó để còn đi tiếp (như Tùng nói) thì lại sa vào từ ngữ, khiến cho rối tung rối nùi.
 

17:05 Friday,28.12.2012

Đăng bởi: 

@Tùng
Có lẽ cách nói tốt hơn ở đây thay vì nói là vị trí, nên nói là đa thân phận.
Góc nhìn từ một vị trí ở comment trước thực ra là sự hồi tưởng lại hệ cung bậc cảm xúc gắn với một thân phận nhất định. Còn góc nhìn đa vị trí là sự giao thoa giữa những hệ cảm xúc của các thân phận khác nhau, trong tâm tưởng của cùng một chủ thể.
 

17:04 Friday,28.12.2012

Đăng bởi:  nghi văn

Tranh luận sôi nổi quá nhỉ! Phó Đức Tùng, theo bạn thì bản chất Hậu hiện đại là "tìm cách diễn đạt yếu tố chủ quan của con người và giải thích thế giới thông qua cơ chế chủ quan đó" và vì thế mà bạn gom Biểu hiện vào "trường phái" Hậu hiện đại. Vậy chứ bạn căn cứ vào đâu, tài liệu nào, lập luận nào, của ai, bao giờ...để phát biểu như thế?

16:53 Friday,28.12.2012

Đăng bởi:  phó đức tùng

bạn lê
tôi không muốn thuyết phục bạn từ bỏ quan điểm, chỉ muốn làm rõ vấn đề thôi.
nếu bạn nói "tâm thế mong manh của khoảnh khắc" là đặc trưng của ấn tượng, thì bạn sẽ thấy vô số tranh biểu hiện được mô tả bằng chính tâm thế này. 
Nếu bạn nói nhịp điệu nét bút là đặc trưng, thì bạn có thể nói đặc điểm của nhịp điệu đó là gì không? vì nếu chỉ nói nhịp điệu thôi, thì e là đại diện quan trọng nhất của impressionism là ông Monet cũng không có nhịp điệu nét bút rõ như Van Gogh, người chắc chắn không được gọi là impressionist.

16:44 Friday,28.12.2012

Đăng bởi:  phó đức tùng

bạn Tô Thanh
tôi đang cố gắng giải thích câu hỏi "cái gì" đây. tôi ra sức giải thích Fauvism định vẽ cái gì, impressionism định vẽ cái gì, cubism, expressionism định vẽ cái gì. thì bạn cứ muốn giải trình về bút pháp, tức là vẽ như thế nào.
Còn nếu bạn thấy giải trình của tôi chưa rõ, không thấu đáo, thì sao bạn không thương các em mà giải trình lại cho rõ hơn, thấu đáo hơn. nếu bạn thấy nó quá thấp thì bạn cho một bài cao lên. nếu bạn thấy quá cao thì đề xuất kiến giải for dummies đi.

16:40 Friday,28.12.2012

Đăng bởi:  phó đức tùng

bạn Lê
vì bạn nói bản chất hậu hiện đại là như vậy, và expressionism là như vậy nên tôi mới hỏi. Bạn có thấy là bạn tự mâu thuẫn không? bạn nói expressionism đi từ cảm xúc, mà cảm xúc thì được coi là một điểm, xuất phát từ tâm nghệ sỹ, nên xếp vào hiện đại. Nhưng bây giờ bạn lại nói những cung bậc cảm xúc khác nhau có thể coi là nhiều vị trí. Vậy một người đi từ các cung bậc cảm xúc khác nhau đó, tức là expressionist, có thể thỏa mãn điều kiện hậu hiện đại của bạn.
Về cơ bản, nhận định về đa chiều, nhiều xuất phát điểm của bạn về hậu hiện đại không sai, vì thế tôi mới muốn bạn giải thích rõ để mọi người hiểu. Và điều đó cũng không mâu thuẫn với việc tôi xếp expressionism vào hậu hiện đại. Có rất nhiều kiến giải về hậu hiện đại khác nhau, trong đó expressionism, hay deconstructivism, chaostheory v.v. (có liên quan tới mấy vụ đa vị trí của bạn) chưa phải là tất cả. nhưng thôi, ta không đi vào xác định hậu hiện đại ở đây, không bạn Nghi Văn lại chửi cho là ngu vì chưa đọc Lyotard.

16:33 Friday,28.12.2012

Đăng bởi:  Tô Thanh Chowder

Tùng, Tôi thấy các bạn chưa trả lời được câu "cái gì" đã lao vào "như thế nào" và "tại sao".
Quả thực các bạn chỉ thích nói mà không muốn nói cho người khác hiểu.
Thật tội nghiệp cho các bạn đọc của Soi, nhất là các em sinh viên mỹ thuật. Phải chi các bậc đàn anh chịu coi các em là dummies đi để còn có những bài hay ho kiểu "Ân tượng for Dummies", "Dã thú for Dummies" đi cho các em nó nhờ. Đằng nào cao không tới, thấp không thông...

16:32 Friday,28.12.2012

Đăng bởi: 

"cái mà impressionism muốn thể hiện, là hiện tượng bên ngoài, và là một khoảnh khắc chiếu sáng cụ thể của hiện tượng đó, không phải là đặc điểm bất biến của nó. Nguyên lý là tái tạo lại một hiện tượng chiếu sáng, phản quang của các màu sắc. đây là khẳng định tương đối chắc chắn, có cơ sở, bạn có thể tra cứu.
"Cái tôi quan tâm ở nghệ thuật Ấn tượng là cái tâm thế mong manh của khoảnh khắc và tính giai điệu của nét. Đó là những gì thuộc về góc nhìn riêng và bản ngã của tác giả. Nếu bạn nói, ồ không, ý của tác giả là A, B, C kia thì tôi cũng không phản đối, nhưng tôi vẫn bảo lưu sự quan tâm của mình mà ko cảm thấy có gì là sai lầm ở đây.
"2- Nếu bạn nói là nhưng mà hình ảnh đó kiểu gì cũng phải qua mắt, qua óc, tâm của nghệ sỹ rồi mới ra tay vẽ, cho nên có thể tính từ đoạn từ tâm nghệ sỹ ra đến tay thôi, thì bất kỳ tranh tả cảnh nào cũng là impressionism."
Tôi không nói tranh Ấn tượng không dựa một phần đáng kể vào phong cảnh và sự vật khách quan. Nhưng một phần đó không phải tất cả như đã giải thích trên đây.  

16:19 Friday,28.12.2012

Đăng bởi:  phó đức tùng

Bác Tô Thanh rất quý cái dĩ hòa vi quý của bác.


Chỉ tiếc rằng bác chưa thực sự hiểu vấn đề.


Trọng tâm đầu tiên của ngành lịch sử nghệ thuật là trả lời câu hỏi "cái gì" và "tại sao", cuối cùng mới là "như thế nào"

Nếu bác bỏ qua 2 câu hỏi đầu, cho rằng dĩ nhiên nó là như vậy rồi, thì câu thứ 3 là vô nghĩa. Đáng tiếc mọi sự không đơn giản như bác nghĩ.

16:18 Friday,28.12.2012

Đăng bởi: 

"1- đa vị trí về cơ bản là những loại vị trí nào?

2- Cơ sở nào cho thấy nghệ sỹ có thểnên đứng cùng một lúc trên nhiều vị trí đó?

3- Tại sao thời hậu hiện đại lại khác hiện đại ở số lượng vị trí đó?"

3 câu hỏi này của bạn đẩy vấn đề đi xa hơn rất nhiều so với đề tài ta đang bàn. Nhưng bạn hỏi thì tôi trả lời theo sự hiểu biết tốt nhất hiện có của mình.

1. Vị trí tức là một điểm trong không gian. Có vô số điểm trong không gian, và cũng có vô số hình thái không gian khác nhau. Trải nghiệm của mỗi thân phận là một tập hợp điểm trên một tập hợp không gian nào đó. Việc định hình là như vậy, còn phân chia như thế nào là tùy theo mục đích phân chia, nhưng có thể chia theo cung bậc cảm xúc: cảm xúc là kết quả của chuỗi biến động của tập hợp các điểm trong tập hợp không gian. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết này: http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=115&CategoryID=41&News=4530

2. Không chỉ nghệ sỹ mà các chúng sinh linh đều có khả năng đứng ở nhiều vị trí cùng một lúc, vấn đề là ta có ý thức về việc đó hay không mà thôi. Còn nên hay không nên là câu hỏi mang tính đại tự sự. Để trả lời lại phải hỏi ta đang giả định người trả lời đang đứng ở vị trí nào (nếu tâm người ta làm chủ được mình, thoát khỏi ràng buộc, trở thành vô vị trí như lý tưởng nhà Phật thì lại là câu chuyện khác).

3. Những lăn tăn về Hiện đại và Hậu Hiện đại hầu như là câu chuyện của phương Tây và những vùng ảnh hưởng quanh nó, do hệ quả của sự phát triển xã hội và những biến động lịch sử. Ngày xưa tôi cũng có tìm hiểu và có một chút kiến giải hẹp về vấn đề này, và lâu rồi không chú ý đến nữa: http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=115&CategoryID=41&News=2570

16:10 Friday,28.12.2012

Đăng bởi:  phó đức tùng

Ngay cả trường phái Ấn tượng đã có tính cá thể rõ rệt trong nó rồi (tôi vẽ cái hình ảnh phát sinh trong tâm trí tôi chứ không cố vẽ cái bất biến ở bên ngoài tôi). tôi nghĩ là bạn sẽ không hiểu đúng về van gogh, gauguin hay cezanne khi bạn hiểu sai về impressionism. và câu nói trên rất chứng tỏ bạn hiểu không đúng về trường phái này. cách hiểu nhầm này rất phổ biến, do nghĩa chữ ấn tượng theo ngôn ngữ thông dụng đại khái là như vậy.


1- cái mà impressionism muốn thể hiện, là hiện tượng bên ngoài, và là một khoảnh khắc chiếu sáng cụ thể của hiện tượng đó, không phải là đặc điểm bất biến của nó. Nguyên lý là tái tạo lại một hiện tượng chiếu sáng, phản quang của các màu sắc. đây là khẳng định tương đối chắc chắn, có cơ sở, bạn có thể tra cứu.


2- Nếu bạn nói là nhưng mà hình ảnh đó kiểu gì cũng phải qua mắt, qua óc, tâm của nghệ sỹ rồi mới ra tay vẽ, cho nên có thể tính từ đoạn từ tâm nghệ sỹ ra đến tay thôi, thì bất kỳ tranh tả cảnh nào cũng là impressionism.


3- Nếu bạn nói chúng không có gốc từ hình ảnh thật, mà tự hiện lên trong đầu nghệ sỹ, kiểu hoang tưởng, hay hyperrealism thì không bao giờ ra những tranh như của Monet, lại càng không phải đặc thù của impressionism.


4- Nếu bạn nói có thể chúng có gốc từ bên ngoài, nhưng đã in lại trong tâm trí người họa sỹ, và sau đó ông ta không cần nhìn mẫu thật nữa, vẽ lại cảnh đó. Thì từ thời Hy Lạp, người ta vẫn vẽ theo trí nhớ, không cần nhìn mẫu. Nổi tiếng nhất là cuộc thi vẽ tả thực của Zeuxis và Parrhasius. Vô số tác phẩm phong cảnh sau này đều vẽ theo trí nhớ, và không phải impressionism. 

16:09 Friday,28.12.2012

Đăng bởi:  Tô Thanh Chowder

Bó tay với cung cách tranh luận của các bạn đấy. Không đồng thuận với nhau những điểm lớn để từ đó đi vào phân tích các nét lớn kế tiếp, cứ sa vào bắt bẻ câu chữ, xong rút cục là cũng chẳng có gì là quá mâu thuẫn nhau :-)

Một bài viết của Tùng rất tốt, theo cái nghĩa là sẽ có nhiều thứ để các họa sĩ tranh luận cùng Tùng. Thế mà...

Tác phẩm nào, xét cho cùng, chẳng phải để thể hiện tình cảm của anh nghệ sĩ, dù trực tiếp hay gián tiếp. Rồi để thể hiện cái tình cảm ấy, người ta lại tính tới chọn cách nào: kín đáo? lãng mạn? trần trụi? dã man? ngây thơ? tối giản (đến khó nhận ra)? hoành tráng? siêu thực... Từ đó có các trường phái.

Giá như các anh phân tích về các bút pháp này (để thể hiện tình cảm, ý tứ của tác phẩm) thì tốt biết mấy. Sa vào phân tích từ ngữ cứ như là các cuộc cãi nhau của hội Ngôn ngữ học hay Hội Văn bút ấy.

Tiếc thay, tiếc thay...

15:26 Friday,28.12.2012

Đăng bởi:  phó đức tùng

Bạn lê
kiến giải của bạn rất hay. bạn có thể nói rõ hơn
1- đa vị trí về cơ bản là những loại vị trí nào?
2- Cơ sở nào cho thấy nghệ sỹ có thểnên đứng cùng một lúc trên nhiều vị trí đó?
3- Tại sao thời hậu hiện đại lại khác hiện đại ở số lượng vị trí đó?

15:14 Friday,28.12.2012

Đăng bởi: 

"Khi tôi thể hiện tình cảm riêng, gọi là cá nhân, cá thể, hay chủ quan đều được, đồng nghĩa với tôi thể hiện sự thật, bởi lẽ không có sự thật khách quan cảm nhận được, mà chỉ có các sự thật chủ quan thôi."Cái chuyện đắm đuối theo tình cảm và nhận thức cá nhân thì cả nghệ thuật Hiện đại và Hậu Hiện đại đều có. Ngay cả trường phái Ấn tượng đã có tính cá thể rõ rệt trong nó rồi (tôi vẽ cái hình ảnh phát sinh trong tâm trí tôi chứ ko cố vẽ cái bất biến ở bên ngoài tôi).
Cái khác biệt giữa Nghệ thuật Hậu Hiện đại và Hiện đại theo tôi cơ bản là ở góc nhìn. Góc nhìn của Hiện đại là góc nhìn từ một vị trí, đứng một chỗ đi soi chiếu thế giới - cả nội tâm lẫn ngoại giới, còn góc nhìn Hậu Hiện đại là góc nhìn từ đa vị trí*, đứng bên này lại ám ảnh về thân phận bên kia - từ đó nảy sinh các sắc thái đặc trưng của Hậu Hiện đại như nghi vấn, hoang mang, mất tự chủ, buồn nôn, v.v. Theo cách chia như vậy thì tôi thấy rằng Biểu hiện vẫn là một phần của Hiện đại. Nghệ sỹ Biểu hiện say mê biểu đạt cái cảm quan cá nhân của mình, nhưng mỗi tác phẩm vẫn là cảm quan từ một vị trí cố định*.
*Góc nhìn từ đa vị trí là cách nói mang tính hình tượng, không phải theo nghĩa đen theo kiểu ổng họa sỹ nào đặt giá vẽ 2 nơi rồi lồng 2 cảnh vào một tranh là thành Hậu Hiện đại.

15:11 Friday,28.12.2012

Đăng bởi:  phó đức tùng

Bạn Ánh Hồng,


1- Bạn có thể giải thích tại sao ai cũng bảo Van Gogh, Cezanne, Gauguin là những người mở đường cho biểu hiện, nhưng không ai bảo họ là thuộc trường phái biểu hiện không? Họ khác nhóm biểu hiện ở Đức đầu thế kỷ 20 về bản chất ở chỗ nào?


2- Bạn bảo người ta đã xếp một expressionism vào hiện đại, có thế thôi. Vậy bạn có giải thích được tại sao họ lại xếp vào hiện đại mà không vào hậu hiện đại không? Còn nếu bạn đơn giản nói hậu hiện đại là tất cả những gì diễn ra sau một mốc thời gian nhất định chẳng hạn năm 50,60, 70 v.v. còn tất cả những gì trước đó đều gọi là hiện đại thì cũng không sao, nhưng sự phân chia này có mang lại kiến thức gì bổ ích không?


3- Tôi nói là impressionism có vấn đề là nó cùng một tiêu chí, mục đích tương tự như nhiếp ảnh, nhằm ghi lại một khoảng khắc nhất định, vì thế nhiều người cho là không bổ ích nữa, và tìm cách đi hướng khác. Tất nhiên điều đó không có nghĩa là nó chưa từng bao giờ bổ ích hay là những kinh nghiệm, kiến thức của nó không có giá trị gì cho ai nữa. Nếu bạn có kiến giải khác về việc tại sao nhiều họa sỹ thời đó tìm cách vượt qua impressionism thì thử đề xuất xem sao. Còn nếu chỉ nói là vì bản chất nghệ sỹ là muốn tìm tòi cái mới thì thôi, không bàn. Đời nào nghệ sỹ cũng muốn tìm cái mới, nhưng không nhất thiết tạo ra trường phái mới được. Muốn tạo trường phái mới, tức là phải nhiều người cùng muốn đi theo hướng đó mới được.

14:20 Friday,28.12.2012

Đăng bởi:  phó đức tùng

Bạn Lê
tôi thấy về nội dung cơ bản, cách hiểu của bạn và tôi về Expressionism không khác nhau. chỉ có điều bạn hiểu chữ chủ quan - subjective theo nghĩa đối lập với khách quan - objective và cho rằng subjective là những loại nhận thức tương đối, mang tính thiếu kiểm chứng, trong khi objective là những kiến thức đã có kiểm nghiệm, có độ tin tưởng và chắc chắn nhất định.
Trong khi đó khái niệm cá thể - individuum và tình cảm cá nhân thì bạn cho mới là cốt lõi của expressionism.
Vậy tôi xin nói là chính cách hiểu phân biệt subject object như trên là đặc trưng của thời hiện đại, và cách hiểu đó là điều mà một trường phái như expressionism muốn vượt qua. Trường phái này không những không cho yếu tố subjective là nghi vấn, mà cho rằng nó là thực tại duy nhất quan trọng. Chính vì mọi nhận thức thực tại đều là hệ quả của nó, mà cái individuum mới có giá trị. Khi tôi thể hiện tình cảm riêng, gọi là cá nhân, cá thể, hay chủ quan đều được, đồng nghĩa với tôi thể hiện sự thật, bởi lẽ không có sự thật khách quan cảm nhận được, mà chỉ có các sự thật chủ quan thôi.

13:55 Friday,28.12.2012

Đăng bởi:  phó đức tùng

Bạn Nghi Văn

Tuy là Lyotard là người được coi là người đầu tiên có tầm cỡ đặt vấn đề lý thuyết cho khái niệm hậu hiện đại. nhưng thứ nhất không phải là người duy nhất, cũng không phải tiếng nói duy nhất có trọng lượng. Khái niệm hậu hiện đại của ông không phải khái niệm duy nhất. Có rất nhiều người hiểu hậu hiện đại dưới những khía cạnh khác, và lý giải khác.

Thứ hai, đó là nói về chữ hậu hiện đại thôi, còn bản thân hệ hình này đã có từ trước, mà Lyotard là một trong những người đưa ra lý thuyết nhằm giải thích nó. Như vậy, khi nói về hệ hình hậu hiện đại, người ta quan tâm đến việc nó phát triển trên thực tế thế nào hơn là việc ai là người đặt tên đầu tiên. Cũng như việc có người đầu tiên đặt tên cho một loài mới phát hiện thì không phải ông ta là cha đẻ của loài đó, và việc cái tên gọi có từ sách của ông ta không quan trọng bằng loài đó là gì và phát triển trong lịch sử thế nào. Bây giờ nói thế nào là bản chất của hệ hình hậu hiện đại.

Cứ cho rằng bạn là học giả uyên bác, và Lyotard là học giả duy nhất nói chân lý về hậu hiện đại. Vậy kính xin sư phụ giải trình giúp cho bọn đần này một số ý sau, chí ít là nhằm làm sáng tỏ và giới thiệu quan điểm Lyotard cho độc giả, nếu bạn quả là hiểu ông này:

"Ý niệm căn bản của hậu hiện đại là thái độ hoài nghi đối với mọi Đại tự sự (grand narrative)." Thế nào là đại tự sự? tại sao lại hoài nghi đại tự sự? bản chất của tiểu tự sự là gì?

"Nó tiếp nối các giá trị của Hiện đại nhưng cũng đồng thời giải phóng khỏi những ảo tưởng của Hiện đại với một tâm thức "reo mừng". Nó nối tiếp giá trị gì của hiện đại?giải phóng khỏi ảo tưởng gì?Bằng cách nào giải phóng?Tại sao lại reo mừng?

"Điều này khác với trường phái biểu hiện vốn đầy âu lo và duy cảm." Tức là biểu hiện không phải hậu hiện đại. Vậy phái biểu hiện là hiện đại, hay tiền hiện đại, hay không đại gì cả, mà ở ngoài mọi xếp loại?Tại sao sự lo âu và duy cảm, vốn là những tình cảm có cùng với loài người, bỗng dưng lại trở thành trường phái?  

13:34 Friday,28.12.2012

Đăng bởi:  phó đức tùng

Bạn Lê
mọi sự phân lô đều là những phân loại dựa trên những yếu tố khác nhau. Tất nhiên một nghệ sỹ có thể được chia vào nhiều lô, thậm chí mỗi bức tranh lại có thể được tính ở cùng nhiều loại khác nhau. Cũng giống như ông A có thể xếp loại đàn ông, 50 tuổi, tóc bạc, lưng gù v.v. Các tên phong cách khi dùng để mô tả một tác phẩm chẳng qua muốn nói đặc điểm nổi trội nhất của tác phẩm đó là tương ứng với phong cách nào, chứ không có nghĩa là nó hoàn toàn không thể được nhìn dưới góc độ khác.
Tôi không viết bài để phân lô các ông, mà đây là một comment cho bài dịch của Gombrich đăng trên SOI. Trong đó, tác giả nói 3 ông này có liên quan đến cubism, primitivism, expressionism v.v. vì thế tôi muốn giải trình rõ hơn tại sao người ta lại nói vậy và mối liên hệ này thế nào. 
Tôi cũng không hề nói là việc thể hiện tình cảm có từ bao giờ, và có trong các tranh của những ông này không. Nếu bạn xem những comment trước, tôi đã từng nói là các ý tưởng expressionism, primitivism đều có lịch sử cả ngàn năm ở châu Âu. Tôi chỉ nói là ở thời Expressionism, nhu cầu này trở thành thời sự tới mức nó thành chủ nghĩa. Nếu bạn viết một bài về lịch sử phát triển của việc thể hiện tình cảm cá nhân, chủ quan trong hội họa thì điều đó cũng là cái tốt, rất hoan ngênh.

13:30 Friday,28.12.2012

Đăng bởi:  nghi văn

Khi tôi nói tới bài giới thiệu của học giả Bùi Văn Nam Sơn, không phải đọc bài này xong thì hiểu thế nào là hậu hiện đại, mà thực chất chính là tôi hiểu anh chưa từng đọc tác phẩm của Lyotard nên mới có thể nhầm lẫn như thế! Đến Lyotard mà còn không biết lại dám nói về thuyết về hậu hiện đại!

13:29 Friday,28.12.2012

Đăng bởi: 

"... tên của các trường phái thì lấy theo những chủ kiến đặc trưng của trường phái đó. Có những trường phái như cubism, fauvism v.v. thì điểm đặc trưng của nó không liên quan đến tình cảm chủ quan của nghệ sỹ."
Tên gọi của trường phái nhiều khi không nói hết được nguồn cơn sáng tạo của từng tác phẩm và tác giả cụ thể. Nghệ thuật Lập thể có cái tình được trình bày theo kiểu Lập thể, Dã thú theo kiểu trình bày của Dã thú, mà trong sự trình bày đó tự thân đã có cảm quan (tình) và bản ngã riêng của nghệ sỹ rồi. Loại bỏ cái cảm quan và bản ngã đó đi thì đặc trưng trường phái chỉ là các xác vô hồn.
Và theo tôi việc nói rằng đặc trưng trong nghệ thuật Biểu hiện là tình cảm chủ quan là chưa chính xác. Tôi hiểu vì có cụm từ "chủ quan" này mà anh Tùng bắc cầu sang câu chuyện Hậu Hiện đại, nhưng tôi cho rằng đây là cách bắc cầu chưa thỏa đáng.
Có thể nói rằng cái tình được biểu đạt trong nghệ thuật Biểu hiện là cái tình mang tính cá thể, không nhằm tả vật hoặc bản chất của vật, mà nhằm biểu đạt nội tâm cá nhân qua sự vật trong tranh.
Tuy nhiên, gọi đó là cái tình mang tính chủ quan là một bước bắc cầu quá xa. Chủ quan có nghĩa là biết mình không khách quan, từ đó đưa đẩy sang chuyện tự nghi vấn, kỳ quặc, hiện sinh, v.v.
Tâm thế biểu đạt qua tác phẩm của nghệ thuật Biểu Hiện không mang đậm đặc trưng tinh thần tự nghi vấn theo kiểu này. Bút pháp Biểu hiện thiên về sự mạnh mẽ, nồng nàn (kể cả u uất như Munch thì vẫn nồng nàn) là tâm thế của người muốn giao cảm, hoàn toàn bị chi phối bởi góc nhìn cá nhân của mình chứ không có gì là mang tính nghi vấn vật vã ở đây cả.
 

13:23 Friday,28.12.2012

Đăng bởi:  anhhong

Người ta thấy yếu tố biểu hiện đã có trong tranh của nhiều thời kỳ, ví dụ như tranh của El Greco, Goya (Tây Ban Nha)... Ví dụ có thể còn nhiều nữa.

Tuy nhiên VanGogh - họa sĩ hậu ấn tượng vẫn được coi là người mở đường cho chủ nghĩa biểu hiện ở cái khía cạnh sức biểu cảm của nội tâm mạnh tới mức ông vẽ quằn quại, vệt bút dầy sơn, đôi khi bóp méo hình...

Về màu sắc thì cả 2 ông VanGogh, Gauguin đều có chút ảnh hưởng từ nghệ thuật phương Đông, bảng màu rực rỡ, nhiều màu nguyên, mạnh. Gauguin còn viền hình và vẽ theo mảng dẹt theo lối phương Đông, tranh có thêm tính tượng trưng, hướng tới cái đẹp nguyên thủy, trang trí, phi thực...

Có lẽ vì thế 2 ông chia tay nhau, mỗi người đi một con đường. Gauguin được coi là mở đường cho trường phái Symbolizm sau này. Đấy là việc châu Âu người ta đã viết về lịch sử nghệ thuật của họ như vậy. Mọi việc cũng giản dị thôi. Chúng ta càng suy diễn càng dễ cãi nhau, lạc đường, ông nói gà bà nói vịt.

Tôi không nghĩ rằng "Công việc của các nghệ sĩ ấn tưọng là không có ích gì cả" (như trong bài viết của a. Tùng). Nghệ thuật thời nào có việc của thời ấy. Nghệ thuật ấn tượng cũng cho ta thấy cái hiện thực đời sống thường nhật ồn ào, phù du, thị dân, chẳng có gì là "thần thánh vĩnh cửu" như các kiểu mẫu của nghệ thuật tôn giáo và cung đình truyền thống trước đó vẽ ra (vốn đã quá xa rời hiện thực, giáo điều và lý tưởng hóa). Điều quan trọng hơn nữa là nghệ thuật ấn tượng tạo ra tiền đề, bước ngoặt cho những sáng tạo của nghệ thuật hiện đại sau này với vô số các izm, mà người đời sau không thể không mang ơn họ.

Thời nào cũng có các nghệ sĩ vẽ là để biểu hiện nội tâm, dù ít dù nhiều. Thế mới là nghệ sĩ. Riêng Chủ nghĩa Biểu hiện đầu thế kỷ 20 tập trung nhiều ở Đức với nhóm Cái cầu, Kỵ sĩ xanh, thì người ta vẫn coi là thuộc Modern Art. và nó đã kết thúc. Cũng như Biểu hiện trừu tượng ở Mỹ trước thế chiến 2 với đại diện J.Pollock cũng đã kết thúc. Cũng như Chủ nghĩa Siêu thực hay Vị lai, hay Cấu trúc của thời kỳ đó cũng đã kết thúc. Đó là lịch sử nghệ thuật của phương Tây. Đừng nên đính họ vào hậu hienj đại. Còn những trường hợp riêng biệt phái sinh từ các hình thức nghệ thuật trên... xuất hiện ở những nơi khác nhau, thời điểm khác nhau trên trái đất này thì thời nào mà chẳng có, bởi mẫu số chung vẫn là con người mà, bao giờ chẳng có điểm giống nhau, điểm trùng lặp, có khi còn là do luân hồi, tái sinh từ kiếp trước cũng nên?.    

12:46 Friday,28.12.2012

Đăng bởi: 

Admin câu kéo kinh quá. Chuyện rạch ròi trong phát ngôn tôi nghĩ là cần thiết, tốt cho người nói lẫn người nghe. Nó giúp bản thân người nói biết mình đang đứng ở đâu. Câu chuyện nghệ thuật là câu chuyện rất thoải mái và tự nhiên, anh một ý, tôi một ý, không sao cả khi mà trong bản chất con người vẫn có những điểm chung để chúng ta hiểu được nhau, và ý của cá nhân ai cũng đáng tôn trọng nếu nội dung của nó là sáng suốt và hữu ích, chẳng cần phải viện dẫn nó là ý vàng ngọc của ông to bà nhớn nào làm gì cho mệt.
Nhưng chuyện vay mượn lịch sử lại là một nhẽ khác. Đã vay thì phải có trả, và trả ở đây tức là đưa ra dẫn chứng cứ liệu đường hoàng. Không thì thôi, đừng mất công bưng bê lịch sử ra để tự đặt mình và người khác vào vòng kim cô, khiến cho câu chuyện nghệ thuật càng thêm khó bàn cho rốt ráo. Nếu Soi đang trò chuyện với ai, người đó ko tự bảo vệ được lý lẽ của mình, hoặc lười động não, buộc phải nói bâng quơ "ậy, cái này lịch sử đã nghiên cứu kỹ, đã phân thế nọ thế kia hết rồi", thì có phải mất hứng không ạ? Và nếu Soi luận hỏi ngọn nguồn tư liệu, người đó lại bảo "ậy, cái này bạn tự tìm hiểu bổ sung đi", thì lại càng thêm mất hứng, phải ko Soi?

12:32 Friday,28.12.2012

Đăng bởi:  nghi văn

Lại vẫn trò "gắp lửa bỏ tay người"! Trong cm của tôi ở bài "kentaro kobuke..." anh có nhìn thấy từ "lý thuyết" đứng trước từ "Hậu hiện đại" không? Hay anh giả vờ không thấy?
Còn để bàn về hậu hiện đại thì mất nhiều thời gian lắm, tôi chỉ nói vắn tắt: Ý niệm căn bản của hậu hiện đại là thái độ hoài nghi đối với mọi Đại tự sự (grand narrative). Nó tiếp nối các giá trị của Hiện đại nhưng cũng đồng thời giải phóng khỏi những ảo tưởng của Hiện đại với một tâm thức "reo mừng". Điều này khác với trường phái biểu hiện vốn đầy âu lo và duy cảm.
Có thể tìm bài giới thiệu của học giả Bùi Văn Nam Sơn tại "khoavanhoc-ngonngu.edu.vn". Còn tác phẩm của Lyotard gõ google là thấy.

12:05 Friday,28.12.2012

Đăng bởi:  admin

Các bạn thân mến,

Đương nhiên là một bài viết về lịch sử mỹ thuật thì thể nào cũng có những cái để tranh cãi. Nhưng Soi thì Soi ủng hộ cách viết này của anh Phó Đức Tùng, đầu tiên là về phong cách viết. Nếu viết theo kiểu dẫn chứng theo tài liệu này, cụ này nói thế này, cụ kia nói thế kia, thì thôi, không cần phải mở ra Soi mà làm gì cho nó rườm, các bạn cứ vào web mà đọc tha hồ, rất nhiều ngoặc kép, ngoặc đơn mà đọc.


Soi cũng nhân đây nhắc lại, Soi muốn kiến thức trên Soi được lọc qua cái nhìn, giọng nói chủ quan của người viết, để có một sắc độ riêng, dễ "xơi" hơn. Còn những bài học thuật viết kiểu hàn lâm, nệ văn bản, Soi sẽ không dùng, mặc kệ ai bảo Soi ngu và thiển học.

Cho nên khi bạn Lê yêu cầu anh Phó Đức Tùng phải nói rõ cái đấy là ông Gauguin thấy anh Tùng thấy, Soi nghĩ phải nhảy vào phát biểu ngay. Quan điểm của Soi là ông nào phát biểu cũng được, miễn là người đọc thấy hứng thú để tìm hiểu tiếp, sau đó tự lần ra một hồi, suy luận một hồi sẽ tự thấy ngay là ông Gauguin sai hay ông Tùng bốc phét. Còn hơn là không ai đọc ngay từ đầu.

Nhân đây, Soi rất thích đoạn bạn Lê viết ở cuối cmt trước, nhân về việc “chia lô cho phong cách”, rất dễ hiểu đối với Soi:

Một người có thể nằm cùng lúc ở những lô khác nhau, khác biệt giữa người này và người khác chỉ là mức độ phân thân mà thôi. Trong nghệ thuật Cổ điển đã có mầm mống tả tình chứ không đơn thuần tả cảnh nữa rồi, và đã là tình thì chắc chắn có tính cá nhân trong đó chứ không thể có thứ tình tuyệt đối khách quan về sự vật. Tới Lãng mạn thì mức độ tả tình và cái tôi cá nhân đã đậm thêm một chút xíu, còn tới Ấn tượng thì nó càng rõ, và tới Biểu hiện thì trở thành đậm đặc.

Khi nào rảnh rỗi, bạn nhớ viết cho Soi một bài kỹ hơn về điều này nhé. Cảm ơn bạn rất nhiều.


 

11:52 Friday,28.12.2012

Đăng bởi:  admin

Đây là cmt của anh Phó Đức Tùng, trả lời bạn Nghi Văn, nhưng lại dán bên bài "Mắt mở to". Soi xin dán lại vào đây:
Bạn Nghi văn
kiến thức của mình nông cạn, hoàn toàn có thể sai.
Bạn hiểu thế nào rõ hơn, hợp lý hơn thì trình bày cho mình và mọi người mở rộng tầm mắt.
Nhưng nếu bạn nói đọc bài giới thiệu Lyotard là hiểu thế nào là hậu hiện đại và Lyotard là bố đẻ của hậu hiện đại thì e rằng bạn chưa phải cao nhân đáng để mình xách dép. Cả một hệ hình lan truyền rộng rãi toàn cầu mà do một ông Lyotard đẻ ra thì e rằng chúa tái thế cũng phải gọi ông ấy bằng tổ tiên.

11:26 Friday,28.12.2012

Đăng bởi:  phó đức tùng

Để các bạn khỏi nhầm lẫn, tôi giải thích kỹ hơn một chút về vấn để tình cảm nghệ sỹ.

1- mọi tác phẩm đều có tình cảm nghệ sỹ, và xem tác phẩm ta có thể cảm nhận phần nào tình cảm đó.

2- nhưng tên của các trường phái thì lấy theo những chủ kiến đặc trưng của trường phái đó. Có những trường phái như cubism, fauvism v.v. thì điểm đặc trưng của nó không liên quan đến tình cảm chủ quan của nghệ sỹ. Trong khi đó Expressionism thì điểm đặc trưng chính là muốn thể hiện tình cảm chủ quan của nghệ sỹ tại một thời điểm. Những phân tích lý luận không giúp người xem đồng cảm với tác phẩm, hay là cảm nhận trực giác được tình cảm của tác giả gửi gắm trong đó. Nó chỉ giúp người xem có định hướng về "cái gì" được thể hiện trong tranh, và phần nào câu hỏi "như thế nào" và "tại sao".

Chẳng hạn khi xem tranh Vangogh, bạn hiểu tại sao ông lại được xếp vào hậu ấn tượng chứ không phải vào expressionism hay impressionism.

Còn chuyện tâm trạng của ông thế nào khi vẽ bức tranh cụ thể đó và bạn có thấy nó hay, nó đạt hay không thì tùy kiến giải từng người. Những phân tích này đã được các nhà lịch sử mỹ thuật nghiên cứu kỹ, dựa vào phát ngôn của họa sỹ, đánh giá của giới phê bình, xem xét bối cảnh vận động của thời đại v.v.

Còn khi tôi nói "ông này cho là thế này, ông kia cho là thế kia" tất nhiên là một cách nói nôm na cho dễ hiểu. Nếu các bạn thấy những điều đó là sai (hoàn toàn có thể) thì góp ý để sửa cho đúng. Còn nếu các bạn muốn chi tiết hơn, thì tự viện dẫn các bằng chứng lịch sử vào để minh họa.

11:17 Friday,28.12.2012

Đăng bởi: 

Anh Tùng thân mến,

Tôi không phê phán cảm nhận của anh là đúng hay sai, tốt hay không tốt, tôi chỉ muốn nói rằng nếu anh viết dựa trên cảm nhận cá nhân chứ không dựa trên sự kiện đã được xác minh (trong trường hợp này là phát ngôn của nghệ sỹ) thì nên làm rõ đó là cảm nhận của riêng anh.  

Trong comment bên dưới tôi đã chỉ ra điểm tôi nghi vấn rồi (đoạn hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi tình cảm nghệ sỹ...). Nếu anh có tài liệu cụ thể để chứng minh cho luận điểm đó của anh thì có thể đưa ra, và chúng ta tiếp tục phân tích trên cơ sở tài liệu ấy. Đây là một ý cốt lõi trong bài viết của anh nên tôi mới đặt ra vấn đề nghi vấn về nguồn gốc, chứ tôi không có ý chẻ sợi tóc làm tư ở đây.

Lý do tôi đề nghị anh dẫn chiếu tài liệu vì có như vậy thì anh mới có cơ sở để nói rằng lịch sử nó đã phân định thế này hoặc thế khác. Còn khi không có dẫn chiếu cụ thể, thì ai muốn nói về lịch sử thế nào mà chẳng được? Và bản thân lịch sử cũng là một quá trình được viết đi viết lại chứ không đóng khung cố định, kể cả lịch sử của những thứ tưởng như đơn giản (kiểu liệt kê sự kiện xem ai đi đâu, nói câu gì, ...) chứ chưa kể những thứ mơ hồ và tinh tế như nghệ thuật.

Ở đây, chúng ta cần tránh đại ngôn và đóng sai vai, nên học hỏi người phương Tây ở sự đơn giản, chính xác, và công bằng trong trình bày các vấn đề học thuật. Việc ông Gauguin viết tự sự, có văn bản tư liệu làm chứng, sẽ rất khác với một số ông A, B, C nào đó suy nghiệm về ông Gauguin, và càng khác với việc một mình ông Tùng tin rằng ông Gauguin đã tư duy thế này hay thế khác.

Nói thêm một chút về việc chia lô. Theo tôi, những nghệ sỹ càng lớn thì càng khó phân lô cho họ. Một người có thể nằm cùng lúc ở những lô khác nhau, khác biệt giữa người này và người khác chỉ là mức độ phân thân mà thôi. Trong nghệ thuật Cổ điển đã có mầm mống tả tình chứ không đơn thuần tả cảnh nữa rồi, và đã là tình thì chắc chắn có tính cá nhân trong đó chứ không thể có thứ tình tuyệt đối khách quan về sự vật. Tới Lãng mạn thì mức độ tả tình và cái tôi cá nhân đã đậm thêm một chút xíu, còn tới Ấn tượng thì nó càng rõ, và tới Biểu hiện thì trở thành đậm đặc.    

10:36 Friday,28.12.2012

Đăng bởi:  phó đức tùng

Bạn Lê
việc ông nào vào lô nào, đã có hẳn một ngành lịch sử mỹ thuật phân rồi, không phải việc của mình. Mình chỉ muốn giải thích tại sao lại có Fauvism, cubism, post impressionism, liên quan tới 3 ông kia, và tại sao có người nói 3 ông này liên quan tới expressionism.
Những nhận định lịch sử không phải là cảm nhận cá nhân, mà là những liên hệ lịch sử. Không phải ta thích cho ông nào sinh hoạt ở lô nào mà được. Tuy nhiên, có rất nhiều loại liên hệ, mà mỗi người có thể nhìn ra một loại liên hệ khác. Có người nhìn mối tương quan lịch sử nghệ thuật với lịch sử kinh tế, có người nhấn vào lịch sử chính trị, quân sự, khoa học, triết học v.v. Vì vậy không có kiến giải duy nhất về lịch sử. Tuy nhiên, cho dù kiến giải nào cũng phải có lý, được công nhận từ góc độ đó.
Điều đó không có nghĩa là mọi điều tôi nói đều đúng. Vì kiến thức cá nhân có hạn, những nhận định rất có thể sai. Nếu bạn thấy sai ở đâu thì bạn nói. Hoặc bạn có hệ thống phân loại sáng sủa hơn, hợp lý hơn, dễ hiểu hơn thì bạn đề xuất.

10:16 Friday,28.12.2012

Đăng bởi: 

Tôi e rằng anh Tùng đang áp đặt lịch sử theo tâm tình riêng của mình. Việc phân định lịch sử theo kiểu chia lô là cần thiết, nhưng không thể phân định máy móc, rằng ông Cezanne chỉ được sinh hoạt trong lô này mà không thể ở lô kia.
Làm sao có thể nói sự sáng tác của 3 ông trên đây hoàn toàn không liên quan gì đến tình cảm của nghệ sỹ? Đây là anh Tùng xem tài liệu thấy các ông ý tuyên ngôn về sự sáng tác của mình như thế, hay là thông qua cảm nhận cá nhân về tác phẩm của họ mà anh suy nghiệm ra như thế?
Nếu đây là do anh tự suy nghiệm, thì khách quan nhất nên nói: từ tác phẩm của ông X, tôi chỉ thấy A mà không thấy B. Cùng lắm thì thay đại từ "tôi" bằng "ta". Còn cứ nói như thật theo kiểu Gauguin cho rằng thế này, VanGogh cho rằng thế kia, thì đó không phải là kết luận có tính khoa học nghiêm túc.
 

9:41 Friday,28.12.2012

Đăng bởi:  nghi văn

Thật là hài hước! Lần đầu tiên tôi thấy có người xếp phái Biểu Hiện vào trường phái Hậu Hiện Đại( mà lại còn gọi HHD là trường phái mới kinh chứ!!!)! Ôi cái sự "thông kim bác cổ" mới ghê gớm làm sao, để đến nỗi ngay cả một mẩu lịch sử nghệ thuật cũng nhầm lẫn lung tung!

9:03 Friday,28.12.2012

Đăng bởi:  phó đức tùng

Về hiện đại và hậu hiện đại

Chúng ta thường nghe trường phái hiện đại là đầu TK 20, hậu hiện đại là từ sau những năm 50. Đó là nói thời kỳ chúng được công nhận rộng rãi. Mỗi trường phái lớn như vậy có dây mơ rễ má, thai nghén từ nhiều thế kỷ. Hiện đại có gốc sâu xa từ cổ điển, gần hơn từ phục hưng. Hậu hiện đại cũng có gốc sâu xa từ cổ điển, thậm chí cổ đại, sau đó qua trung cổ, rồi cũng chạy song song với hiện đại. Vì thế mới nói không đi từ gốc thì rất khó hiểu.

Tuy nhiên để nói sơ sơ thì thế này: Hiện đại có thể nói là nghệ thuật đặc trưng của thời công nghiệp hay tư bản chủ nghĩa. Thời này dựa trên một vũ trụ quan cơ học, phương pháp nghiên cứu khoa học. Con người nắm vai trò khám phá, chinh phục tự nhiên. Hình ảnh trọng tâm của thời này là cỗ máy hay là hệ thống. Đơn giản nhất là máy công nghiệp, nhưng mọi thứ đều có thể hiểu là máy, từ xã hội loài người, pháp luật, kinh tế, giáo dục, truyền thông, đến tự nhiên. Cỗ máy điển hình nhất, cốt lõi nhất và trừu tượng nhất là cỗ máy tư bản, tức là hệ thống vận hành của tư bản, tức là của dòng vốn đầu tư. Tất cả mọi hình thức nghệ thuật có những nội dung này làm chủ đều có thể coi là hiện đại, cho dù nó là thế kỷ 17 hay đương đại ngày nay.

Vấn đề là trong toàn bộ vũ trụ quan, nhân sinh quan và những thành tựu công nghiệp đó, một số người chợt nhận ra là con người bị loại ra ngoài, hoặc chỉ còn là mỡ bôi trơn của hệ thống. Vì thế, họ nổi loạn chống lại hệ thống và muốn đưa con người cá thể trở về vị trí trung tâm của mối quan tâm. Người ta gọi là “sự tái phát hiện con người”. Tất cả những nỗ lực này đều có chung một khái niệm là hậu hiện đại. Có rất nhiều cách để nhấn mạnh yếu tố con người, vì thế cũng có rất nhiều phái hậu hiện đại. Có những người đã cảm nhận điều này ngay từ thời đầu cách mạng công nghiệp. Nhưng sự chấp nhận rộng rãi là từ những năm 70, 90, sau những lần khủng hoảng dầu lửa và môi trường, khiến cho vấn đề của xã hội công nghiệp ngày càng lộ rõ. Cho đến nay, thể chế tư bản vẫn còn làm chủ, đồng thời nhu cầu tái thiết lập con người cũng đã rất được công nhận. Vì thế trong nghệ thuật đương đại song hành cả hai dòng, hiện đại và hậu hiện đại. Tùy vào mục đích của nó ở đâu mà phân loại nó thuộc dòng nào.

0:08 Friday,28.12.2012

Đăng bởi:  123

Như vậy theo anh Phó Đức Tùng, nghệ thuật ấn tượng và hậu ấn tượng là nghệ thuật hiện đại còn trường phái biểu hiện nửa đầu thế kỷ 20 là nghệ thuật hậu hiện đại, điều này tôi chưa hiểu rõ lắm mong anh phân tích rõ hơn ý kiến của anh.

22:57 Thursday,27.12.2012

Đăng bởi:  phó đức tùng

Bạn Phong Dinh,
Vì thủ pháp giống nhau, rất khó phân biệt các trường phái. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ, và nghiên cứu lịch sử, sẽ thấy có khác nhau.
Van Gogh muốn dùng màu để lột tả bản chất sự vật. Có thể gọi là biểu hiện, nhưng là biểu hiện của sự vật. Điều này rõ nhất trong các bức thư ông viết cho Theo bàn về màu vàng trong các bức hướng dương. Đó là màu vàng đặc biệt, thể hiện cái thần thái của hướng dương. Ông đã vẽ rất nhiều bức hướng dương để tìm ra màu vàng đặc trưng này.

Tương tự Gauguin, ông thấy thán phục, yêu mến cái thiên đường dưới mặt đất ở Haiti và muốn thể hiện nó.

Ngược lại, các họa sĩ Expressionism không chủ yếu muốn nói về cái bản chất sự vật, mà về cảm xúc chủ quan của mình lúc đó. Giả sử họ vẽ hướng dương, thì không tìm cách tả cái đặc trưng hướng dương, mà sẽ vẽ mỗi lúc hoàn toàn khác, tức là cái tâm trạng cụ thể của họ. Chính vì hình chỉ là cớ để nói cảm xúc, và họ nghiên cứu kỹ khả năng biểu cảm của hình khối, màu sắc, biểu tượng nên sau này, để đỡ bị rối loạn do ý nghĩa, tác dụng phụ của hình hài, họ tiến tới chỉ dùng khối, màu sắc, hoặc biểu tượng, khi đó tiến dần tới biểu hiện trừu tượng.

Thế còn tình cảm của nghệ sĩ thì lúc nào chẳng phải có, cho dù anh có chụp ảnh đi chăng nữa. Bản thân anh định làm gì thì đã có tình cảm rồi. Nói chung, nếu cùng là figurative thì xem một tranh rất khó phân biệt. Nhưng nếu xem nhiều tranh, sẽ thấy cái mà tác giả muốn nói là gì. Nếu dùng nhiều cách khác nhau để mô tả một vật như hướng dương, thì tức là fauvism. Còn nếu dùng nhiều hình ảnh khác nhau để mô tả một trạng thái tâm lý như sợ hãi, đau khổ, tình dục v.v. thì là expressionism.


Chủ nghĩa biểu hiện ra đời có background triết học của nó. Background này không những nói là người ta cần thể hiện những cảm xúc chủ quan, mà còn diễn giải là những thể loại cảm xúc chủ quan nào cần được diễn đạt và tại sao cần diễn đạt chúng. Loại cảm xúc “vần vũ” và “hưởng thụ thư thái” không nằm trong danh sách những thứ cần được diễn đạt. Đây cũng chính là lý do tại sao phái biểu hiện hầu như không thể hiện cái “đèm đẹp”, “lãng mạn”, “êm dịu”. Khi gặp những loại cảm xúc nghi ngờ không hợp với phái hiện sinh, ta sẽ có thể nghi ngờ đó không phải phái biểu hiện, nếu ta không biết tác giả là ai và được phân vào dòng nào.

22:23 Thursday,27.12.2012

Đăng bởi:  Phong Dinh

Bài này hay quá. Cảm ơn anh Phó Đức Tùng. Tôi chỉ thắc mắc một điều là một bức như của Van Gogh trong bài này cũng có thể là một bức Biểu hiện chứ? Diễn đạt tâm trạng vần vũ của họa sĩ? Hoặc bức của Gauguin là một tâm trạng thư thái, hưởng thụ của người nghệ sĩ? Cũng là diễn tả nội tâm đúng không anh? Trong trường hợp này thì phân biệt thế nào giữa hai trường phái? Rất mong được đọc những phân tích của anh. 

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả