Bàn luận

Về Triều Tiên: em đứng đây đợi bác vào tranh luận

 (SOI: Các bài viết thế này xuất phát từ tranh cãi quanh những bức hí họa về Triều Tiên post trên Soi. Các bạn vốn chỉ quan tâm tới mỹ thuật vẫn rất nên đọc, dù đây là chuyện chính trị thế giới nhé. Cảm ơn Anh Gấu Phạm rất nhiều. Tên bài do Soi […]

Ý kiến - Thảo luận

4:16 Saturday,5.8.2017

Đăng bởi:  NMH

Hẳn là ngày ngày người Bắc Hàn được báo đài tỉ tê rằng ở phía Nam kia là một lũ tay sai của đế quốc Mỹ với nền kinh tế lệ thuộc, cần phải được giải phóng để thống nhất, xây dựng tổ quốc độc lập tự cường.

4:13 Saturday,5.8.2017

Đăng bởi:  NMH

Em ủng hộ sự chế giễu của bác Gấu.
 
Mình không chơi được với ai thì nên xem lại mình hơn là đổ cho bọn kia nó phe phái với nhau hắt hủi mình.
Cái kiểu anh Mã rất ưu đãi cho Triều nhưng để thanh toán nội bộ thì cũng chẳng cho người ta chút mặt mũi nào lại bắt nhân viên sứ quán làm con tin để trao đổi thì anh Mã dù thương em đứt ruột cũng từ từ ngó lơ.
Đã vậy lại có kẻ học đòi theo, sang chỗ đối tác bắt cóc đàn em phản bội y như film James Bond, mặc kệ đối tác bắt tay với mình từ những năm 80 và vận động cho mình được gỡ bỏ cấm vận cũng như viện trợ không hoàn lại lẫn ODA cả đống tiền. Lại còn cho một lũ đàn em lên mạng ca ngợi trình độ của an ninh - tình báo xứ ta, chê bai trình độ an ninh xứ bạn và hùa nhau giải thích là đánh tham nhũng không thể có cách khác. Thế thì sẽ đừng ngạc nhiên khi đối tác lạnh nhạt hay bỏ rơi mình.

1:39 Tuesday,31.1.2017

Đăng bởi:  ch.nguyen

Ngày Tết nhàn cư, lang thang tí ...

Có sự hiểu lầm thường thấy: không thích xứ Đông chỉ có nghĩa là không thích xứ Đông, chưa chắc có nghĩa là thích xứ Đoài mây trắng quá, và ngược lại. Huống chi chỉ mới vạch ra những sự thật của xứ Đông. Cả khi chê những chuyện của xứ Đông hay của xứ Đoài chưa hẳn đã chê nguyên cả xứ Đông hay chê nguyên cả xứ Đoài. Hậu hiện đại mà. Không có cái chết đầu tiên, không có đâu em nầy không có cái chết sau cùng.

Phải chi cứ bình tĩnh để nói cho rõ và nghe cho hết cái cổ quái của Bắc Hàn (và những nguyên do), cái "nghĩa hiệp vô tư", cái "khôn" của Mỹ (và những hậu quả ở các nước khác) ! Chắc cũng không giải quyết ngay được gì nhưng "cái gì cũng cần biết hết. Biết để mà sống và thưởng thức đời sống nó được phóng khoáng hơn" (chữ mượn của Admin). Nghe nhiều biết nhiều giúp thấy nhiều hơn khi nhìn ngang đâu đó.

-Về Triều Tiên: thích GAUP cho nhiều tin tức "tại chỗ" về hiện trạng nhưng không thích cho lắm cái thái độ hơi kẻ cả chế giễu.
-Về Mỹ: đồng lý với GIA LUẬT, trong khi PĐT thì cho nhiều thông tin hay kể cả từ N. Chomsky.

Một lầm lỡ đã lên đường, nói theo TCS, và mọi người đã phải (nhọc nhằn) đi cho hết quãng đường gió sương. Trong "7 ngày ở TT" (Triều Tiên, không phải 7 năm ở Tây Tạng) thay vì dừng lại ở những miêu tả "trung tính" hơn như ở đoạn đầu thì GAUP đã "bắn vào hội chữ thập đỏ" nghĩa là đã quá lời với Triều Tiên . Và từ đấy, PĐT đã lên đường ...

Năm mới chờ đợi nhiều hứa hẹn từ chuyện dài D. Trump: TT Mỹ mà từ bỏ toàn cầu hóa, tự co cụm từ bỏ thế giới (thị trường) tự do!

(Soi rất chịu khó. Nghệ thuật đương đại không gây xúc động thẩm mỹ chỉ gây suy nghĩ mà, thỉnh thoảng cũng gây lộn).

17:25 Monday,29.9.2014

Đăng bởi:  Gia Luật

Lại chứng bệnh sùng bái càng chứng tỏ nỗi buồn nhược tiểu. Không có ai là bạn bè và kẻ thù muôn đời. Cũng không thơ ngây tung hô Huê Kỳ nghĩa hiệp giúp đỡ "cựu thù" vì trong một quốc gia có nhiều phe phái, nó chỉ giúp khi những phe phái thân thiện với nó cầm quyền mà thôi. Không ai "khôn" bằng Mỹ, nên mới có những người tung hô cái hào nhoáng của nó "vô tư' như vậy. Người Mỵ thơ ngây trong trắng thì đã bị đè bẹp từ lâu rồi. Ngay như hiện nay Mỹ phải ve vuốt "bạn mới" VN để kìm Trung Quốc thì tính thực dụng vô tư của người Mỹ đã thành thượng thừa. Không có cựu thù vĩnh viễn chỉ có lợi ích vĩnh viễn.

16:52 Saturday,29.12.2012

Đăng bởi:  phó đức tùng

Anh Lương

Trong tranh luận, đôi khi lời lẽ gay gắt, cũng là chuyện thường, chẳng có gì quan trọng.

Anh bảo em ham tranh luận, điều đó chẳng sao. Socrates từng nói, tranh luận là cách duy nhất đạt tới nhận thức. Vì nhận thức một chiều từ bản thân mà không có phản biện rất dễ sai lầm.Còn anh bảo em không đủ tri thức bàn chuyện thế giới thì cũng chẳng có gì là quan trọng. Chúng ta ai là người có thể tự tin là đủ tri thức bàn chuyện thế giới. Chẳng qua nghĩ sao nói vậy mà thôi.

Anh với em cũng chưa hẳn là quan điểm đối lập, chẳng qua chúng ta đang nói những chuyện khác nhau.

Anh thì cứ tập trung vào bảo chế độ Bắc Hàn là tồi, cần phải giải tán, và không hiểu sao cứ cho là em bênh vực nó.

Em thì đã nhắc lại rất nhiều lần là em công nhận nó tồi, nhưng em không đồng ý với cấm vận và chiến tranh, và em cho là sự căng thẳng hiện nay ngoài bản thân Bắc Hàn thì các thế lực lớn như Mỹ và Trung Quốc chắc chắn phải chịu phần nhiều trách nhiệm. Trong hai thằng Mỹ và Trung, tại sao chửi thằng Mỹ, không phải vì tội nó to hơn, mà vì nó là đại diện cho văn minh, trong khi đó thằng Tàu đằng nào cũng bị coi là mọi rồi thì nói làm gì.

Em có hỏi anh về giải pháp cho Lê dân bớt khổ, nói là cả lê dân Triều hay Việt một phần. Anh bảo Dân Chủ, Tự Do, Tri Thức. Điều đó em không phản đối, nhưng đó không phải câu hỏi em muốn hỏi. Điều em muốn hỏi là cách nào đưa được chúng vào một cách quang minh chính đại, ít tác dụng phụ nhất. Giống như ta trót có đứa con hư, nghiện hút, thì làm thế nào cải tạo? Nói đập chết cho nhẹ thì không phải giải pháp.

Về vấn đề đồng tính. Em chỉ nói là có những cơ sở đó thường được dùng để hỗ trợ việc đấu tranh bình đẳng cho người đồng tính. Em muốn nói để khi xem những tác phẩm về đồng tính, ta có thể hiểu người ta muốn nói gì. Điều đó chẳng liên quan đến chuyện em có thực hiểu chúng không và có cùng quan điểm đó không.

Việc đảo ngược hệ giá trị, cho rằng đồng tính hoàn hảo hơn dị tính, là một trong những thủ pháp hay được làm, và nó có cơ sở lý luận của nó, không phải lý thuyết do em nghĩ ra. Còn ai thực sự đồng cảm hay không là tùy người.

Về các vấn đề nghệ thuật, chẳng cần nói cũng biết em là loại nghiệp dư. Vì thế mong là trong tranh luận với các nghệ sỹ, có thể vỡ vạc ra nhiều điều. Nếu những người có kiến thức nghệ thuật nhiều như anh phân tích thì sẽ tốt hơn biết bao.

15:32 Saturday,29.12.2012

Đăng bởi:  Trần Lương

Điều gì tôi nói ra dựa trên thực tế mình trải qua và tôi chịu trách nhiệm với điều mình nói, điểm tích cực nhất của trang SOI là tranh luận thẳng thắn và điều trị căn bệnh tự kiểm duyệt.

Thể hiện thái độ và cái nhìn cá nhân về lịch sự và hiện tại là lành mạnh, và là trách nhiệm của nghệ sĩ. Mâu thuẫn hay đồng nhất quan điểm giữa các cá nhân là bình thường, có gì phải né tránh hay không được kiên quyết. Tôi và Phó Đức Tùng có mối quan hệ bạn bè khá gần gũi, nhưng không phải vì thế mà giữ mồm giữ miệng khi có những quan điểm khác nhau. Chính vì quá tôn trọng trí thức của Tùng làm tôi càng có động cơ tranh luận, dĩ nhiên chỉ ở đề tài (mượn) Bắc Hàn này thôi.

Bạn Tùng viết nhiều trên SOI, trong đó có khá nhiều điều tôi có suy nghĩ khác với Tùng, nhưng đa số trong đó tôi thấy không cần thiết phải tranh luận. (Ví dụ như Tùng phân tích về tính hoàn mỹ và không vụ lợi của tình dục đồng giới. Điều này có thể đúng - tôi nói có thể vì có thể đúng về lí thuyết nhưng muốn biết thật thì chỉ có người đã thực hành rồi mới biết - nhưng sau đánh giá tích cực về tình dục đồng giới thì bạn ấy lại đánh giá ngược lại với tình dục dị giới!? Vậy cả lịch sử phát triển tự nhiên và nhân loại đều thật ngớ ngẩn!).

Bạn Trịnh Xuân Đỉn nói ý tôi bịa ra “vài người” đồng quan điểm với mình để làm lá chắn, nhưng trên thực tế nó như vậy thì tôi nói sao đây? Phải lờ nó đi hay phải khai hết tên vài người đó ra như trước tòa chăng? Trong thực tế ấy, tôi là người có thật đầu tiên và chịu trách nhiệm lời nói của mình. Với công luận, từ “dư luận” mà báo chí hay dùng, hay thư nặc danh của những người thấp cổ bé họng thảy sẽ là unfair, là ăn gian hay sao?

Trở lại với sự tự do thử nghiệm các cơ chế chính trị xã hội: Ví dụ cụ thể về Bắc Triều Tiên chả có gì là độc đáo và cần tôn trọng như một mô hình tiềm năng khác lạ. Nó chỉ là 1 phiên bản méo mó được đẻ ra từ quyền lực đỏ phương đông sau thế chiến II.

Về vấn đề cấm vận cũng phải xem cấm vận cái gì: cấm vận vũ khí, còn luơng thực thuốc men có bị cấm vận không. Ai là kẻ bắn vào những công dân vượt biên giới đi tìm tự do, ai là kẻ từ chối tài trợ phi lợi nhuận cho phát triển giáo dục và văn hóa nghệ thuật. Hiện thực không chung chung như ngôn từ hoa mỹ và trừu tượng. Tôi cũng vừa ở Nam Hàn về, và đã đến khu phi quân sự biên giới với Bắc Hàn, đã nghe bao câu chuyện gia đình li tán và nỗi khổ nhục của dân bắc Hàn. Người trần mắt thịt chỉ thấy chạy khỏi Bắc Hàn chứ chưa thấy nhà tư tưởng nào đến đấy gúp họ Kim xây dựng Utopia cả!  
 

13:52 Saturday,29.12.2012

Đăng bởi:  admin

Cảm ơn bạn "...". Soi sẽ phấn đấu làm được những điều bạn đã khuyến khích: chuyển hướng mà không lạc hướng, cởi mở mà không suồng sã, dân chủ mà vẫn quyết đoán :-). Chúc bạn một năm mới tốt lành.

13:30 Saturday,29.12.2012

Đăng bởi: 

... nhớ hồi Soi chưa ra đời trang yêu thích của mình là Tathy vì được nghe ý kiến của vô số người đối với cuộc sống muôn màu. Làm nghệ sỹ ngày nay không thể chỉ  cắm mặt vẽ vẽ nặn nặn... mà ngoài kia sôi động bao nhiêu vấn đề, nếu không nhìn ra, lắng nghe và tự suy nghĩ thì khó lòng thấu đáo để vạch nổi dù một nét bút ra hồn!!! Mình thích sự đa dạng của thế giới hôm nay, thích cả cuộc tranh luận chuyển hướng chính trị và xã hội này...

Vào một ngày cuối năm, gửi lời cám ơn Soi - một trang mạng nghệ thuật mang tới mọi người một không khí dân chủ, cởi mở và nhân văn. Chúc các bạn một năm mới mà những hi vọng sẽ sớm trở thành hiện thực!

10:16 Saturday,29.12.2012

Đăng bởi:  admin

Cảm ơn Tôi yêu Nha Trang, nhưng thảo luận ở đây xuất phát từ những hí họa post trên Soi. Trong quá trình theo dõi thảo luận, Soi chợt nghĩ, sao buồn thế nhỉ, chẳng ai thảo luận sôi nổi về tranh tượng được như về hí họa nhỉ? :-)


Chính trị, kinh tế, du lịch, ăn uống..., cái nào Soi thấy nghệ sĩ mình cũng cần biết hết. Biết để mà làm nghệ thuật và thưởng thức nghệ thuật nó được phóng khoáng hơn. Miễn là không phải tự nhiên bưng những chủ đề không liên quan vào đây.


Bạn không lo Soi đi chệch tiêu chí đâu. Trong các bài vẫn có rất nhiều hí họa để các bạn xem, nếu không thích đọc chữ. Vả lại, vẫn còn nhiều bài về mỹ thuật để các bạn đọc đấy. Mấy hôm nay theo dõi, Soi còn phát hiện thêm một tình trạng: các bạn ào vào đọc các bài thảo luận, bỏ rơi luôn các bài về mỹ thuật. Thế mới biết, lâu nay mình nấu cơm vẫn chưa đúng món :-)


Một lần nữa cảm ơn bạn nhiều. Soi sẽ nhớ lời nhắc nhở của bạn, nhưng mong bạn an tâm nhé. Thân mến.

10:09 Saturday,29.12.2012

Đăng bởi:  Tôi yêu Nha trang

SOI là một diễn đàn về nghệ thuật, theo mình không nên mở rộng quá vấn đề tranh luận chính trị. Mình nghĩ nên tạm dừng chủ đề này ở đây là hợp lý, nếu để quá sâu sẽ ảnh hưởng đến tiêu chí ban đầu của chính SOI.

7:49 Saturday,29.12.2012

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Bạn Trần Minh quả là quá hồ đồ khi cho rằng có ai đó ở đây khen ngợi chế độ Bắc Triều Tiên. Điều đang bàn luận ở Soi là tại sao một số kẻ thì được quyền sở hữu vũ khí hủy diệt và cấm đoán những kẻ khác, tại sao một số kẻ được quyền áp dụng các tiêu chuẩn của mình lên người khác.
 
 

4:34 Saturday,29.12.2012

Đăng bởi:  Trần Minh

Hoàn toàn tán thành Anh Gấu Phạm. Cũng rất ngạc nhiên có những người mang danh có tí chữ nghĩa tức là phải có hiểu biêt trái phải đơn giản nhất mà lại khen ngợi các thể loại chế độ như bố con Kim Bắc Hàn? Những thứ đó quá rõ ràng dưới ánh sáng mặt trời đối với những người đầu óc tỉnh táo bình thường trên thế giới này. Haiz... Vậy cũng hiểu tại sao những chế độ như thế vẫn còn tồn tại được cho đến hôm nay

23:31 Friday,28.12.2012

Đăng bởi:  Gaup

Cảm ơn các bác đã cho ý kiến. Em xin lỗi vì việc nước bận nhiều nhưng chủ yếu là do vì chênh lệch thời gian nên em để các bác phải chờ ý kiến của em hơi lâu.

Em sẽ tập trung thảo luận ở ba mảng chính: Bán đảo Triều Tiên, vai trò của Mỹ ở đó và nói chung, và góc nhìn của người Việt Nam mình.

Trong số người Việt Nam mình cũng có sự khác biệt về góc nhìn do xuất thân khác nhau. Đa số các bác theo em hiểu đều đang ở Việt Nam và vì thế mặc dù có đi nước ngoài công cán, chơi bời nhiều hay rất nhiều thì vẫn có một cái nhìn địa phương là chính. Cái nhìn địa phương này không phải là tốt hay xấu, nhưng có đặc điểm là do các đặc điểm biệt lệ của cái địa phương của chúng ta nên lăng kính quan sát có phần thiên vị và định kiến nên có khả năng cao là nhìn nhận một số vấn đề toàn cầu có lẽ chưa hoàn toàn chính xác.

Tuy thế, là nghệ sỹ, các bác có sự nhạy cảm riêng cao hơn người thường, và cái gì các bác không hiểu được hoặc không biết được thì các bác có thể cảm thấy được. Các bác có lẽ không phân tích được rạch ròi cái gì đúng, cái gì sai, cái gì phải, cái gì trái nhưng em tin là các bác có thể cảm thấy hết. Lời lẽ ngôn từ trong tranh luận như thế này vì thế là rào cản đối với nhiều bác ở đây diễn đạt ra những điều họ cảm thấy sáng rõ trong lòng, mà lại ếch nói ra được. Đối với các bác như thế, việc em làm chỉ là đưa ra cái khung phân tích với các chỉ tiêu tối ưu hóa rất phổ quát con người (sự tự do bao gồm cả tự do suy nghĩ, tự do bày tỏ, tự do sáng tạo, v.v, sự hạnh phúc cả về vật chất và tinh thần, sự từ thiện, sự công bằng, nhân phẩm, tự trọng, lòng tốt v.v) và việc tối ưu hóa đó phải xảy ra trong một thời gian hữu hạn, cụ thể là trong chính đời này, kiếp này, ngay bây giờ. Những thứ như thế này thường rất khó định lượng hay kể cả định tính, nhưng rõ ràng là người ta có thể cảm thấy rất rõ nếu không có nhiều nhiễu loạn thông tin. Cái “nếu” này là cái “nếu” rất to trong những tình huống có định hướng. Nhưng ngay cả trong những tình huống có định hướng thì nhiều cái tốt vẫn như ánh mặt trời lách mây đen mà chui ra được để đến với tim mình.

(Em chiều chuộng Soi nên mới bỏ thời gian ra nói lảm nhảm những điều hoa mỹ, các bác đừng chu mỏ vội nhé).

Nói tóm lại cho đoạn trên là em có kỳ vọng cao đối với các bác nghệ sỹ ở đây, sự rung động của các bác trong những tình huống nào em hiểu cả, và em cũng hiểu cả những hạn chế của các bác, mà đa phần không phải là lỗi của các bác.

Triều Tiên chỉ là lý do cho tranh luận chứ thực sự ra đây là sự va chạm của những quan điểm khác nhau về định hướng phát triển cho quê mình, nên đi đường nào, đi với ai, v.v và v.v. Do vị trí và vị thế của quê ta đều tương đối khiêm tốn, mình đi đâu làm gì đều cần phải tính đến người ngoài, nước khác, chứ còn nói thật ra vì lý do này hay khác thì nội lực của mình là chưa có. Quan điểm khác nhau về đi đâu, làm gì vì thế luôn khác nhau ở cái câu hỏi người ngoài nào, nước khác nào. Các bác trong nước có quan điểm riêng của các bác, ở đây em chỉ nói đến quan điểm của bác Tùng và quan điểm của em, tóm tắt mấu chốt lại là vai trò của Mỹ với tương lai của Việt Nam chứ còn Triều Tiên chẳng qua chỉ là cái bình phong cho thái độ.

Bác Tùng với em xuất thân khác nhau, thụ hưởng những nền giáo dục ở các quốc gia khác nhau nên có quan điểm khác nhau là điều dễ hiểu. Tuy đều là các người toàn cầu, công dân thế giới này kia nhưng khả năng cao là chúng ta vẫn ăn cây nào rào cây nấy, bác có cái quan điểm ủng hộ châu Âu hay đúng hơn là nước Đức kỷ luật mạnh mẽ, nội lực sung mãn, bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm. Em ủng hộ mặt duyên dáng, dẻo dai, linh hoạt của nước Mỹ Obama, cứng rắn dưới vẻ ngoài mềm mỏng, không cần lên gân nhưng phịch phát là phải chửa. Bác muốn Việt Nam huy động nội lực được như Triều Tiên, giấc mơ Phù Đổng vươn lên phóng vệ tinh vào vũ trụ, tự làm ra vũ khí hạt nhân, cương cường mạnh mẽ. Em thì muốn Việt Nam học cái sự linh hoạt của Mỹ, mở rộng doanh thương, hóa giải những điều chính trị trong đời sống không hô khẩu hiệu nữa, sống lấy vui vẻ hạnh phúc là chính, và kinh tế khá lên, có tiền rồi thì mới chăm chú nghệ thuật, văn học, khoa học, trở thành một công dân bình thường có của ăn của để, được học hành, được tôn trọng trong thế giới hiện đại, chả cần lên gân lên cốt bom đạn hạt nhân với ai.

Bác nào đọc từ đầu chắc chắn đều thấy bác Tùng có một thái độ không vừa ý với Mỹ rất rõ ràng. Là người có nhiều kinh nghiệm làm việc với những người có định kiến ghét Mỹ sẵn em hiểu rằng thái độ của bác Tùng là do thiếu thông tin bên cạnh việc thiếu một góc nhìn tổng thể. Nói thế tất nhiên bác Tùng, một người đọc nhiều triết, sẽ bĩu môi bảo là cậu mới là thiếu thông tin. Em chỉ ra một ví dụ là bác nói rằng việc Mỹ cấm vận Triều Tiên làm đau khổ con người, nhưng bác lại không chỉ ra việc bao nhiêu năm nay Mỹ là nước đóng góp lương thực nhiều nhất nuôi Triều Tiên. Và Triều Tiên, điều này em biết, sử dụng lương thực Mỹ cho để nuôi dân đi nuôi lính là công cụ để gây hấn với Mỹ và đồng minh. Cái vòng luẩn quẩn này lỗi tại Mỹ hay tại Triều Tiên thì chúng ta sẽ cùng thảo luận ở đây. Em sẽ cố gắng cung cấp thêm thông tin để bác Tùng có một cái nhìn đầy đặn hơn, thông cảm hơn với Mỹ.

Cái đất nước Mỹ này đúng thực là một sự kỳ lạ khó miêu tả trong một vài lời. Điều tiếng xấu của nó nhiều vô kể, bác Tùng đã kể và các bác chắc cũng đều biết. Em ở đây đã 15 năm và trước khi đến đây, ở Việt Nam, đã từng làm phiên dịch cho đại biện Mỹ đầu tiên ở Hà Nội (mà đồng chí Trần Lương chắc chắn có biết) và có thêm 5 năm nữa gắn bó với văn hóa này, nước này kể từ cái thời mới bập bõm tiếng Anh. Bằng đấy năm mà phải đến cách đây dăm năm em mới cảm thấy là em đủ hiểu về cái nước này để không còn cảm thấy mình ở nước ngoài. Ngoài ra có những hiểu biết quan trọng có thể ảnh hưởng tới niềm tin căn bản về nước này mà tới gần đây trong đầu em mới vỡ vạc ra. Ví dụ như tính tối cao tới mức thiêng liêng của Hiến pháp ở đất này phải tới bây giờ trong em mới bừng nắng hạ.

Theo em, cái hình ảnh thu nhỏ của nước Mỹ chính xác nhất là hình ảnh những tỷ phú Mỹ vật vã bao năm chiến đấu để xây được gia sản sau đó cam kết hiến hết tài sản cho từ thiện. Bác Tùng đã chỉ ra các nét xấu của Mỹ, tính thực dụng của nó, tính ích kỷ của nó, nhưng đấy mới chỉ là một nửa của vấn đề. Cái mà em muốn chỉ ra chính là cái sự sẵn lòng làm từ thiện, đấu tranh vì tự do, làm giảm sự đau khổ, thấy sự bất bình chẳng tha, xóa kiếp nô lệ của người khác. Cái lãng mạn và cái hám lợi của Mỹ là hai mặt của đồng xu, luôn đan xen nhau, hòa quyện vào nhau, và phải được xem xét cùng nhau. Nếu phải chọn một mặt làm đại diện tiêu biểu thì em sẽ chọn mặt lãng mạn của Mỹ vì tới khi mọi thứ đã được làm và được nói xong (all is said and done) thì chúng ta chỉ còn lại những bằng chứng là các kết thúc có hậu của những nước đã được Mỹ giúp đỡ vươn lên thành cường quốc, như em đã kể Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, cựu thù Đức, Ý, vv. có ai vì chơi với Mỹ mà thành ra không phải kiếp con người không?

Bác Tùng tất nhiên sẽ bảo Mỹ nó làm thế cuối cùng vì lợi của nó hết. Nói thế em vừa đồng ý - vì tất nhiên ai làm gì để rồi làm hại cho mình - nhưng vừa không đồng ý là ví dụ như với Nhật Bản, Hàn Quốc giờ thì Mỹ nó được lợi cái gì? Về kinh tế các bên đấu tranh với nhau rất mạnh mẽ. Về chính trị thì bác Tùng có thể nói là nó duy trì vị thế độc tôn quyền lực bá chủ toàn cầu của nó, kiềm chế Trung Quốc v.v. Nhưng mà kể cả là thế đi chăng nữa, giả sử như cuối cùng Mỹ thành công trong việc biến Triều Tiên thành Hàn Quốc, Trung Quốc thành Đài Loan, thì thế không phải là tốt hơn cho tất cả chúng ta sao? Cái kết cục có hậu như thế là cứu cánh của sự lãng mạn mang tên Mỹ.

Triều Tiên, nói cho thẳng ra, là con rối trong tay Trung Quốc (và trước đây là cả Liên Xô). Mọi thành quả khoa học quân sự của Triều Tiên nếu không có Trung Quốc đều không có. Ngay cả bây giờ nếu Trung Quốc muốn thay đổi lãnh đạo, chế độ, và đường đi ở Triều Tiên thì họ có thể làm rất đơn giản. Những điều này tưởng như là sự ai cũng biết hời hợt thế nhưng nếu mọi người ngẫm nghĩ chút ít thì sẽ thấy với vai trò là quân bài trong tay Trung Quốc, là thứ để mua bán mặc cả. Triều Tiên không oai hùng tới mức như bác Tùng nói. Kiềm chế Triều Tiên chính là để hạn chế móng vuốt của con rồng Trung Hoa. Ngoài ra, Trung Quốc không có lợi gì trong việc Triều Tiên mở cửa và hòa hoãn. Cái khổ của Triều Tiên chính là sự phụ thuộc này vào Trung Quốc chứ không phải vì cấm vận của Mỹ và phương Tây.

Về cấm vận nói chung như một nguyên tắc thì chính bác Tùng chắc cũng đồng ý là ở cấp độ cá nhân thôi, nếu mình không chủ động tấn công thì mình cũng rất khó tạo điều kiện thuận lợi thêm vây thêm cánh cho một người luôn duy trì một thái độ chống mình. Bác có vẻ quá ghét Mỹ khi cho rằng chỉ có hoặc là chống Mỹ hoặc là làm nô lệ dưới chân Mỹ để hưởng cuộc đời tốt đẹp. Theo em hiểu thì điều này không đúng. Các quốc gia chỉ cần không duy trì thái độ chống Mỹ thì nó sẽ cư xử đàng hoàng trở lại. Các nước Nhật - Hàn giờ không ai có thể bảo là chư hầu, bị giật dây bởi Mỹ. Nước Miến Điện chỉ cần tỏ thái độ tích cực không chống Mỹ, không đàn áp người trong nước nữa thì Mỹ đưa tay ra bắt ngay. Nước Triều Tiên cũng thế thôi. Nếu Triều Tiên cởi mở, đầm ấm lên thì Mỹ chắc chắn không ngại giao tiếp và hỗ trợ. Và một nước Triều Tiên làm bạn với Mỹ sẽ có vị thế bình đẳng hơn nước Triều Tiên làm chư hầu Trung Quốc.

Bác Tùng trích dẫn Chomsky về Cuba coi cấm vận Cuba là vô nhân đạo. Đồng ý là từ khi Liên Xô đổ thì đời dân Cuba khổ nhiều. Cấm vận Cuba là một hệ quả, một sự nối dài của chính sách Mỹ từ trước, và là một chính sách thì chắc chắn được rà xét liên tục. Hiệu quả của việc cấm vận Cuba tới giờ chỉ mang ý nghĩa tượng trưng vì Cuba với vị thế tiền đồn của Chủ nghĩa Xã hội giờ chỉ còn sống thoi thóp. Về chính sách chính thức tuy vẫn phải cấm vận và kiềm chế Cuba, Mỹ vẫn nhắm mắt bỏ qua cho đủ thứ tổ chức thiện nguyện cung cấp thuốc men vật dụng hàng trăm triệu đô cho Cuba mỗi năm, tức là về mặt nào đó dân Mỹ vẫn đang nuôi Cuba, tương tự như đang nuôi Bắc Triều Tiên, và một vài nơi khác. Mỹ tất nhiên không muốn thả Cuba ra để có một quốc gia thù địch ở cách nước mình 20 phút bay hay chưa đầy một giờ đi xe hơi. Nhưng Cuba có vẻ sẽ tự diễn biến được.

21:58 Friday,28.12.2012

Đăng bởi:  Em-cung-co-y-kien

Mình cũng không hiểu vì sao anh Trần Lương tự nhiên lại mắng xéo anh Tùng là không phải trí thức? Mọi người có chính kiến thì cứ nêu ra, việc gì phải thắng thua cho bằng được mà cay cú thế. Mình đồng ý với quan điểm của anh Lương về Triều Tiên, nhưng không thích cách tranh luận của anh. Căng thẳng không đáng có, làm mất cả vui.

20:46 Friday,28.12.2012

Đăng bởi:  Trịnh Xuân Đỉn

Tôi không hề thích thái độ của Trần Lương khi tham gia vào tranh luận bằng cách cho ngay một vài người vào.
1 vài người là người nào, 1 vài người ảnh hưởng gì đến quan điểm của bạn hay quan điểm của bạn Tùng?!
Hay Trần Lương định dựng lên một lá chắn, tôi nghĩ là khá là không quân tử và có hơi hướng dùng các thông tin có tính riêng tư.

20:07 Friday,28.12.2012

Đăng bởi:  tuan

Các củ nghệ nhà ta nên lấy đường lối công nghiệp hoá hiện đại hoá, dân giàu nước mạnh dân chủ và văn minh làm kim chỉ nam cho cách pha chế màu, đặc biệt là cách bo khung tranh cũng nên lấy đường lối này làm kim chỉ nam cho khung tranh đỡ bị mốc và tranh thì chắc chắn. hi. À quên, cả vệ sinh đường làng ngõ xóm , khu phố bình yên làm kim chỉ..... nữa.

19:16 Friday,28.12.2012

Đăng bởi:  trần lương

Có 1 vài người nói rằng Tùng đam mê biện luận! cho đến trước comment Tùng vừa chát với mình thì mình vẫn nghĩ Tùng đủ tư chất và trí thức để cởi mở nhìn nhận thế giới (vì Tùng còn là người đọc triết học rất nhiều). Nếu Tùng biết mà muốn mượn mồm mình nói thì xin trân trọng cảm ơn.
Còn thực sự Tùng nhiệt tình muốn biết đến nỗi tặng cái chức danh tiên sinh sang cho mình thì thành thật không dám nhận (mình ít học, lớn lên và học ở cái nôi anh em ruột của Bắc Triều Tiên). Giải pháp đã có thực tế nhân loại trả lời đầy rẫy rồi, mình chẳng phải nhọc công sáng tác: Tự do, dân chủ, lấy tri thức làm nền tảng. Thành quả là trăm họ khắp nơi và ngay cả trong khu vực được ăn được nói, ít nhất là hơn ta. Có thể nói ở ta cụ Phan Châu Trinh đã cổ súy và xây dựng bước đầu chính sách này rồi. Xin lỗi không phải đâu cũng là mô hình Hoa Kỳ!
Mình nghĩ đơn giản dân ở đâu sướng và tự do là ở đó có CHÍNH TRỊ. Bắc Triều Tiên làm gì có CHÍNH TRỊ! Đó là NGỤY TRỊ!       

15:59 Friday,28.12.2012

Đăng bởi:  admin

@Trần Quang Lu: Soi nghĩ là trong lúc tranh luận thì không nên giở nhân thân của đối thủ ra. Tranh luận trên luận điểm thôi. Giở đời tư của nhau ra có mà nói cả năm không xong một chuyện!

15:02 Friday,28.12.2012

Đăng bởi:  trần lương

Mọi người bàn về cấm vận theo kiểu nhìn 1 chiều, sao không nghĩ khởi đầu và mục đích của cấm vận thực chất là sự tự cấm vận.

Các chế độ độc tài (một phần trong cái gọi là nhóm thiểu số muốn tìm kiểu phát triển của riêng, không made in USA của Tùng) muốn biệt lập, sợ thông tin, tri thức, sợ sự so sánh mức độ tự do, sợ dân hiểu biết và sướng rồi tự diễn biến. Để bảo tồn cái own style của họ và những cái "sợ" trên nên họ phải phát triển hệ thống cai trị dày đặc, vũ khí huỷ diệt, kiểm duyệt và tuyên truyền... Rồi chiến dịch cấm vận của phần còn lại thế giới ra đời.

Một vấn đề nữa trong tranh luận lần này không nhắc đến là vấn đề thời gian. Cuộc thử nghiệm nào chả nói toàn điều tốt đẹp (kể cả 3 bố con họ KIM), nhưng trong cuộc thi, thử, diễn... nào thì người tham gia cũng phải chứng minh được ý tưởng và mục tiêu của mình trong 1 thời gian hữu hạn mà số đông và kinh nghiệm của đa số chấp nhận được. 30 năm là 1 hằng số mờ mà bạn Anh Gấu Phạm có nhắc đến ở Hàn Quốc. Thực ra rất nhiều nước khác với các hoàn cảnh khác nhau cũng đi lên từ đống tro tàn của chiến tranh và lạc hậu, sau 30 năm là đạt cơ bản dân chủ, người dân tự do và ấm no. Hà cớ gì cứ nói hay mãi, mà những tiêu chuẩn tối thiểu của văn minh vẫn còn kém cả thời phong kiến? Định thử đến bao giờ? Trí thức ngồi trong chăn ấm, phát sóng những điều hay lẽ phải về sự công bằng ở 1 thế giới xa xôi thì cũng chả khác mấy Hít-Le và 3 bố con họ Kim! Lê dân lầm than cần câu trả lời cụ thể nho nhỏ cũng được, lí thuyết hàn lâm không tưởng họ nuốt không trôi.

11:04 Friday,28.12.2012

Đăng bởi:  phó đức tùng

Bạn Sương,


Nếu đúng là mình hiểu sai bạn Gấu thì mình xin lỗi, và nếu như bạn hiểu, là Mỹ giúp các nước chỉ vì thân ái, trả ơn, còn không có lợi lộc gì, mình cũng xin dừng luôn, miễn tranh luận.


Bạn Lê Hà, mình nói Mỹ chẳng qua là đại diện. Tất nhiên có các loại thế lực khác, trong đó có Trung Quốc. Mỹ cũng không phải bọn duy nhất có tên lửa. Nếu bạn nói, đừng nhìn vào quá khứ để đánh giá, chỉ nhìn vào hiện tại để đánh giá đạo đức của các nước. Mình không hiểu nội tình của các thế lực, nên phải tin Chomsky. Và bạn đọc ông này sẽ thấy, đạo đức của các thế lực này về bản chất không đổi, và những hành vi đáng ngại vẫn tiếp diễn hàng ngày, cho tới bây giờ.  Bạn nói những đồng minh của Mỹ đều có điều kiện xã hội tốt hơn các bọn đối lập. Điều đó không sai. Vấn đề ở đây không phải bênh vực Cu Ba, Triều Tiên. Critics của Chomsky là critics tính áp đặt hệ thống, cho dù nó trước mắt có tốt. Ta biết là con đường của tư bản không phải không có vấn đề. Những nước kia tất nhiên hiện còn vấn đề hơn. Nhưng điều cần nói là phải cho phép thiểu số tìm đường riêng, không cần theo chuẩn. Có thể 1000 thằng tìm đường mới thì cả 1000 thằng sa lầy, còn tồi hơn chuẩn. Nhưng việc bóp chết mọi thử nghiệm từ trứng là hủy hoại tương lai của nhân loại. Tranh luận dân chủ cũng như vậy. Tác hại của một cá thể lệch chuẩn là có, và thường xuyên, nhưng đó là tác hại nhỏ. Còn tác hại của việc ép mọi cá thể theo chuẩn là tác hại lớn. Trở lại vấn đề Triều Tiên. Mình hoàn toàn hiểu chế độ đó là thối nát, và tên lửa trong tay họ là nguy hiểm. Tuy nhiên đây là vấn đề cân nhắc lợi hại giữa việc can thiệp thế nào. Dùng cấm vận và trừng phạt vũ trang là lấy một cái bất công lớn, terrorism lớn để đối chọi với cái bất công nhỏ hơn.

10:34 Friday,28.12.2012

Đăng bởi:  Lê Hà

Anh Tùng,
Bọn Mỹ có mang súng đạn đi đánh nước này nước kia thì ít nhất cũng núp dưới chiêu bài dân chủ, và ít nhất nó đánh xong cũng lật đổ được độc tài và đổ tiền vào đầu tư tái thiết ở các nước đấy. Anh có thể nói là chẳng qua đấy là do ý chí của tư bản, dẹp độc tài để mở mang thị trường, đạt được cái mục tiêu cuối cùng của tư bản là lợi nhuận. Tôi thì chỉ thấy ít nhất nhân dân các nước ấy cũng được giải phóng, cuộc sống không ấm no hơn thì ít nhất cũng tự do hơn, kể cả là tự do hơn trong việc cầm súng chống lại Mỹ.
 
Còn nói là quá khứ ngày xưa bọn Mỹ đã ném bom nguyên tử, thì thiếu gì bọn cũng từng làm nhiều điều man rợ hơn, như Đức Quốc xã diệt chủng Do thái hay Trung Quốc giật giây Khmer Đỏ diệt chủng Campuchia. Nói như vậy có nghĩa là đời xưa chúng mày đã làm điều sai thì bây giờ chúng mày có làm gì cũng không có tư cách à? Đành rằng Mỹ đến giờ cũng chả tử tế gì, cho cái nọ thì phải được cái kia, nhưng ít ra cái cách đấy nó cũng lành mạnh và minh bạch. 
Về Bắc Triều Tiên, một vế khác của vấn đề là vai trò của Trung Quốc muốn kiềm tỏa sự thống nhất của toàn cõi Triều Tiên để duy trì cân bằng địa chính trị của mình. Thế nên đổ hết vấn đề cho Mỹ mà không nhắc đến vai trò Trung Quốc thì cũng là qúa phiến diện. Tất nhiên anh có thể nói rằng hành xử của Trung Quốc cũng là phản ứng với cách hành xử của Mỹ, nhưng nói như vậy cũng chẳng cần tranh luận thêm làm gì, vì mọi thứ lại quay về vấn đề muôn thuở, và con người còn sân si thì còn có những cuộc tranh luận thế này.

10:28 Friday,28.12.2012

Đăng bởi:  Sương

Anh Tùng,

Cuba cũng bị cấm vận, nhưng Cuba không bao giờ thành một thằng mất dạy dọa nạt thế giới như Triều Tiên. Việt Nam cũng thế anh Tùng ạ. Cấm vận dĩ nhiên là một biện pháp không tốt, nhưng không thể đổ lỗi sự lưu manh của Triều Tiên ngày nay là do cấm vận.

Bản thân tôi thấy anh Tùng càng tranh cãi càng mất khách quan, lại dùng những thủ pháp không cao sang. Thí dụ như Gấu không hề nói vo là theo Mỹ thì sướng, chống Mỹ thì chết. Bạn chỉ đưa ra những ví dụ Mỹ giúp các đồng minh vì thân ái, trả ơn chứ chưa thấy bóc lột lại được gì. Nếu anh nói thế kia tức lại đưa đối thủ tranh luận vào một vị trí bất tiện, thanh minh cũng đến hết thì giờ.

10:23 Friday,28.12.2012

Đăng bởi:  phó đức tùng

Bạn Sương có đánh giá hơi thấp vai trò của cấm vận chăng. nếu cấm vận chẳng dẫn đến cái gì thì nói làm gì. Bạn đọc đoạn Cuba mình trích dẫn ấy. Bạn thử hình dung nếu cá nhân mình mà bị tất cả những người xung quanh cấm vận, tẩy chay thì sẽ quẫn bách đến độ nào, và nảy sinh những hành động, ý tưởng quái đản gì.
Bạn Gấu: Nếu bạn lập luận kiểu: chẳng biết Mỹ giúp các nước thì họ được cái gì, có gì đứng đằng sau đó, chỉ biết rằng ai theo Mỹ thì dân sướng, không theo Mỹ thì dân khổ. Thằng chính phủ nào để dân khổ là ngu, cho chết. Vậy thì thôi ta không tranh luận nữa. Chomsky nói về thể chế Mafia, thuận thì sướng, chống thì chết quả rất chính xác.

10:20 Friday,28.12.2012

Đăng bởi:  admin

Các bạn,
Xin lỗi là có những cmt bàn linh tinh mở ra các vấn đề khác (chính sách Mỹ với Cuba; sao không về với Mỹ từ đầu cho nó "sướng", theo Mao hay chống Mao...), Soi sẽ không đưa lên, không là tán loạn cả.
Các bạn tập trung vào chủ đề Triều Tiên thôi nhé. Việc nào xong việc nấy. Rồi còn nhiều hí họa quốc tế khác, nhiều dịp khác để vào bàn.
Thế nhé. Cảm ơn các bạn.

10:09 Friday,28.12.2012

Đăng bởi:  Sương

Anh Tùng,
Có thể cách nói uốn éo của tôi đã làm anh hiểu sai. Ý tôi là: chính quyền Triều Tiên hiện nay không thể nói là con đẻ của ai cả, ngoài chính nó. Đó là một thứ quân chủ phong kiến một mình một cõi, tác oai tác quái, múa gậy đòi cơm. Không thể bảo vì bị cấm vận mà sinh ra quái thai như thế được.

10:00 Friday,28.12.2012

Đăng bởi:  phó đức tùng

bạn Sương
mình cũng không thể hiểu nổi tại sao với đầu óc sắc sảo như bạn lại có thể đưa ra những lập luận ở mức đó. Saddam Hudsein là con ai?, Ngô Đình Diệm là con ai? điều đó có quan trọng không?
Bạn Kim con lên ngôi, có do ai trực tiếp đặt lên không còn chưa biết, nhưng bối cảnh thế nào mà bạn lên ngôi được cũng còn nhiều điều phải nói.
Cuối cùng, nhắc lại: mình không nói là nên cho Triều Tiên giữ tên lửa. Mình chẳng thấy ai nên giữ tên lửa cả. Vì thế, nếu bàn chuyện không nên có tên lửa thì ta không nên sa đà vào thằng bé con chơi súng cao su, mà để ý đối những thằng có nhiều tên lửa thật cơ. Một thằng ngớ ngẩn bắn tên lửa xịt mừng sinh nhật thì coi là thảm họa, trong khi một bọn có tên lửa thật, nổ to, và từng cho nổ nhiều lần, và hoàn toàn có năng lực cho nổ tiếp, thì coi là thiên thần hòa bình.

9:52 Friday,28.12.2012

Đăng bởi:  candid

Đại tướng Kim là sản phẩm của nền giáo dục tư bản giãy chết ở Thụy Sĩ. :D

9:44 Friday,28.12.2012

Đăng bởi:  Sương

Mình cũng không thể hiểu nổi vì sao anh Tùng lại quàng sang cả các vấn đề khác. Kim Jong Il trẻ tuổi độc tài cao là sản phẩm của Anh hay của Mỹ à? Trong khi cậu ấm ấy là con của bố Triều mẹ Triều, có vợ Triều, sống trên đất Triều, tự mình cai quản đất nước Triều Tiên, đang được nước ngoài sắp cho gạo thì đòi bắn tên lửa. Bắn xì một quả lại bắn quả nữa. Chẳng ai hối thúc việc đó cả, toàn là tự ý, hoặc là để kỷ niệm sinh nhật ông nội, hoặc là để làm quà giỗ bố. Một quả như thế là cứu đói được bao nhiêu dân Triều Tiên. Khoa học công nghệ phát triển để làm gì nếu đời sống căn bản của người dân không được đủ ăn? Nhưng mà thôi, đó lại là sa đà. Tôi chỉ mong anh Gấu đừng để anh Tùng dẫn dắt mà sa vào vụ Cuba để lọt mất cuộc tranh luận Triều Tiên có nên sở hữu tên lửa đạn đạo hay không.

9:42 Friday,28.12.2012

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Soi thật là giỏi, lôi được cả anh Gaup vào đây, Soi mà kiếm được bác Anh Vũ (tathy, tnxm) vào đây nữa thì nhất Soi. Đã quá lâu cư dân mạng không được chứng kiến các cuộc tranh luận thú vị giữ những cá tính mạnh mẽ như họ.

Một lần nữa cảm hơn Soi!.

9:34 Friday,28.12.2012

Đăng bởi:  phó đức tùng

bạn gấu
mình hoàn toàn không nói là những sự thật về chế độ Bắc Triều Tiên, về sự độc tài, khổ sở của người dân là giả. Mình chỉ muốn nói đến nguyên nhân của nó thôi.
Chính bạn cũng nói thành công của Nam Hàn có 50% công của Mỹ, rằng họ rất công bằng và tử tế với "đồng minh của họ". Vậy sao bạn lại không nghi ngờ 50% sự bung bét ở Bắc Hàn có bàn tay "trừng phạt" đối với "phe đối lập", mà lại coi đó là lỗi chỉ của chính quyền Bắc Hàn.
Nhân đây, mình copy một đoạn Chomsky nói về chính sách cuba của Mỹ, và cũng rất tương tự với chính sách Bắc Hàn. 
Bạn có thể nói là nghe làm gì ông Chomsky, ông ấy thì biết gì, đã đến Bắc Hàn bao giờ đâu. Nếu bạn nói vậy thì mình chịu. Mình tự nhận dốt hơn ông Chomsky nên tình nguyện nghe ông ấy, còn hơn nghe tivi.
Views on the Cuban embargo


The conduct of international affairs resembles the Mafia. The Godfather does not tolerate defiance, even from some small storekeeper.
— Noam Chomsky[36]

In February 2009, Chomsky described the publicly stated U.S. goal of bringing "democracy to the Cuban people" as "unusually vulgar propaganda". In Chomsky's view, the U.S. embargo of Cubahas actually achieved its stated purpose. The goal of the embargo according to Chomsky has been to implement "intensive U.S. terror operations" and "harsh economic warfare" in order to cause "rising discomfort among hungry Cubans" in the hope that out of desperation they would overthrow the regime.[36] In lieu of this goal, Chomsky believes that "U.S. policy has achieved its actual goals" in causing "bitter suffering among Cubans, impeding economic development, and undermining moves towards more internal democracy." In Chomsky's view, the real "threat of Cuba" is that successful independent development on the island might stimulate others who suffer from similar problems to follow the same course, thus causing the "system of U.S. domination" to unravel.[36]

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả