Nghệ sĩ Việt Nam

Thật buồn khi đọc bài viết của họa sĩ Nguyễn Thị Hiền

  Nhân có một người bạn về nước, muốn đi thăm các nhà lưu niệm của những nhà văn quá cố, tôi tìm địa chỉ nhà lưu niệm nhà văn Kim Lân. Đọc một hồi thì rức hết đầu óc, vì không biết phải đưa bạn tôi đến nhà lưu niệm nào. Trên tờ vanvn.net […]

Ý kiến - Thảo luận

11:54 Monday,6.5.2013

Đăng bởi:  Cự Phú N

Sáng nay đọc bài này trên Dân Việt về nghi án họa sĩ Thành Chương xây phủ trái phép trên đất rừng, vội nhớ ra cũng Dân Việt là tờ đầu tiên đăng bài của bà chị Hiền tố cáo ông em Thành Chương. 
Sao lại vẫn Dân Việt là nguồn đưa tin đầu tiên? Dân Việt quen biết ra sao với chị Hiền?
Nhiều câu hỏi quá...
Nhưng họa sĩ Thành Chương nếu mà đúng như bài báo hôm nay về xây phủ trái phép vậy là không làm gương rồi. Lấy đất rừng mà làm phủ, định để thành sự đã rồi chăng? Thành một địa chỉ văn hóa không thể thiếu, nước trong và nước ngoài đều ca ngợi, rồi nhà nước có dẹp cũng phải chùn tay?
Mỗi người xẻ thịt rừng một ít, xong khi nào tành cự phú rồi thì sẽ tài trợ cho cuộc thi vẽ tranh "Em bảo vệ rừng xanh"?

22:38 Wednesday,13.3.2013

Đăng bởi:  lê hiền minh

Sao tác giả Phú Bài lại phải "rức hết đầu óc" vì không biết đi đến nhà lưu niệm nào? Tác giả đi đến nhà lưu niệm nào cũng được mà, cớ gì phải lựa chọn. Nếu thích nữa thì tác giả đến hẳn cả hai nhà. Cá nhân tôi thấy thật vui khi có hẳn hai nhà lưu niệm cho ông ngoại mình. Hơn hẳn với việc là không có nhà lưu niệm nào chứ? Hơn hẳn với việc chỉ có duy nhất một nhà chứ vì chẳng may lại bị gọi là độc quyền, độc tài thì sao? Có hẳn hai nhà lưu niệm  cho mọi người yêu thích nhà văn Kim Lân có sự tự do lựa chọn. Bây giờ chỉ có hai nhà lưu niệm, mai sau biết đâu có người yêu quý ông ngoại Kim Lân thành lập thêm ba bốn nhà lưu niệm nữa cho nhà văn thì chắc tác giả Phú Bài phải suy nghĩ đến "điên" luôn. 

15:03 Wednesday,9.1.2013

Đăng bởi:  nguyen ten dung

Người đưa tin này hoàn toàn không hiểu gì về nhà lưu niệm nhà văn Kim Lân. Nhà lưu niệm này là do 6 anh chị em cùng chung nhau làm, không phải một mình họa sĩ Nguyễn Thị Hiền làm. Ở đây không có sự tranh giành gì mà chỉ vì họa sĩ Thành Chương chỉ muốn làm ở Việt Phủ, nhưng trước khi mất, nhà văn Kim Lân đã dặn dò lại 7 người con của ông là ông không muốn dính dáng bất kể cái gì với Việt Phủ, vì họa sĩ Thành Chương giàu có chứ ông vẫn sống nghèo khó cho đến lúc chết, không có gì, khi chết lại vênh vang lên Phủ.


(SOI: bạn Nguyen Ten Dung lần sau gõ cmt có dấu nhé, Soi chỉ gõ hộ bạn một lần này thôi nhé :-)

22:26 Monday,7.1.2013

Đăng bởi:  Hai Trieu

Truyện gia đình nhà này nếu nhà văn Vũ Trọng Phụng còn sống sẽ viết chả thua gì Số đỏ ! 

20:36 Wednesday,2.1.2013

Đăng bởi:  admin

Cảm ơn Lê Phương,

Khi làm Soi, bọn mình nghĩ rằng sẽ là một nơi để mọi người vào trao đổi về nghề, về thị trường tranh tượng, về chuyện trong nghề.

Tuy nhiên trên Soi cũng có luật đàng hoàng: những bài nói về vấn đề riêng tư thì phải có tên và địa chỉ người viết mà Soi kiểm chứng được, chứ không đăng những bài nặc danh, vu khống, hay bôi nhọ.

Trong nghề sẽ có nhiều ấm ức, không nói ở đâu được, đành ra hàng nước bàn tán, cuối cùng thành tam sao thất bản.


Nếu có một chỗ để mọi người được trình bày nhiều chiều, thì Soi tin mọi việc sẽ thoải mái hơn, bớt ức chế hơn chứ?


Lê Phương yên tâm, chúng tôi sẽ điều tiết sao cho Soi không thành bãi chiến trường kiểu chỉ cốt câu view, bởi vì đó không phải là mục đích của Soi. Nhưng sự thật thì vẫn phải được trình bày, nhiều khi là rất đắng.

Thân mến,

20:05 Wednesday,2.1.2013

Đăng bởi:  Lê Phương

Mến gửi SOI,

SOI - Một chốn đi về cho những ai yêu mến nghệ thuật – một ý tưởng không gì tuyệt bằng. Và nếu có sự kết án hay công kích hãy là những “chan chát” trong riêng nghệ thuật mà thôi. Nghệ thuật khởi sinh từ thẩm mỹ con người, mà cuộc sống đã vốn đa dạng, lại chẳng hoàn hảo, và thế là quá đủ đất để chúng ta diễn rồi.

SOI chắc không mong muốn ngôi nhà của mình biến thành tòa án hoặc nói kiểu bõ bã là “chợ đời” để thiên hạ đổ tất cả những hỷ nộ ái ố thù hằn vào đó phải không?

Tôi rất thích chữ SOI, chỉ một chữ thôi nhưng cực “đắt”. Thêm chữ “mói” thì bờ dậu này buồn lắm ai ơi.

16:36 Wednesday,2.1.2013

Đăng bởi:  admin

Vâng, Little Sunshine, post câu chuyện của chính họa sĩ viết, bức xúc của chính họa sĩ, trên một trang cho họa sĩ, thì gọi là buôn dưa lê. Đăng ở báo Nhân Dân thì mới là chính thống, không buôn dưa lê hả bạn? Hay những bức xúc thì chỉ đáng được đưa lên blog, fb? Còn để các trang web này đĩnh đạc salon?

15:47 Wednesday,2.1.2013

Đăng bởi:  A Little Sunshine

Soi buôn dưa lê !

22:13 Tuesday,1.1.2013

Đăng bởi:  Phương Vẹt

Cũng chả trách cô Hiền được. Không có lửa sao có khói. Chú Chương không khởi binh trên "Nghệ thuật mới" và web Phủ trước thì cô Hiền chắc cũng chẳng mất công viết bài.

Chú Chương viết rồi, cô Hiền biết kêu vào đâu? Gửi các báo chính thống thì họ không đăng hoặc đăng thì cắt xén bớt. Hơn nữa mình đọc thì thấy có phải cô Hiền gửi Soi đâu mà Soi nhặt ở Dân Việt ấy chứ!

Nước mình chết vì cứ 9 bỏ làm 10, trong nhà bảo nhau. Nói chung theo mình cứ nên là đánh nhau rõ ràng cho khỏi tấm tức. Bác Kim Lân không dính vào đây, đừng bàn về bác nữa tôi nghiệp. Bố mẹ sinh con trời sinh tính thôi. Các cô chú Hiền, Chương cũng già hết rồi, tự chịu trách nhiệm đời mình.

22:02 Tuesday,1.1.2013

Đăng bởi:  A Little Sunshine

Đọc bài thấy mệt và như kể chuyện buôn dưa lê ngày xưa ấy! Đây là chuyện trong nhà mà, sao lại kéo nhau lên đây ?! Chuyện thờ phượng cố nhà văn Kim Lân, đơn giản cũng chỉ là con cái hiếu thuận thờ phượng và ghi nhớ công ơn của người sinh thành ra mình cũng như gốc rễ nguồn cội của mình thôi. Chuyện thờ phượng ai có lòng thì cứ làm thôi, còn chuyện tranh đua để làm tiền của chị em trong nhà cũng kéo nhau lên đây à ?! Đâu cần vạch áo cho người xem lưng, chị em nhường nhau cũng được đâu cần ăn thua thế? Vì đồng tiền sao?!

Các anh các chị may mắn là đấng sinh thành ra mình là người có tài có tiếng, đã để lại được những tác phẩm mang tính nhân văn được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác nhưng các anh các chị lại không biết tôn trọng, trân trọng mà lại bươi ra như thế này để thấy nhân cách các anh các chị có vấn đề cả về tư cách lẫn đạo đức. Nói chung cũng chuyện  nhà chị, tôi cũng không muốn xía vô nhưng chạnh lòng nghĩ cho người đã khuất.

Thật hư chả ai quan tâm, nhưng bêu rếu nhau kiểu này chỉ tổ làm trò cười cho thiên hạ và người ta sẽ tiếc cho nhà văn có con kiểu này!

Anh Lê Quảng Hà kể chuyện cũng đúng thôi, để người khác còn biết đường mà tránh.

18:42 Tuesday,1.1.2013

Đăng bởi:  admin

@ Lê Phương: Như Soi đã nói, bài viết của anh Lê Quảng Hà do anh ký tên thật, nói về một người là nhân vật chính trong câu chuyện này, tưởng là không liên quan mà là rất liên quan. Ẩn ý của anh Hà có lẽ là: tư cách thế thì lời nói có đáng tin không? Tranh của anh bị chép trắng trợn như thế mà còn viết báo trách anh tặng tranh rồi chối, thì thử hỏi một bài báo này có thể tin bao nhiêu phần.


Nếu đánh lén thì đã phải ký tên khác bạn ạ. Anh Lê Quảng Hà không phải người như thế.

18:27 Tuesday,1.1.2013

Đăng bởi:  Lê Phương

Gửi SOI, vì sao SOI lại cho đăng những bài viết như của Lê Quảng Hà? Thấy rằng nội dung của người viết này hoàn toàn không liên quan gì và cũng không đóng góp gì vào câu chuyện thờ tự của gia đình Nhà văn Kim Lân cả. Đơn giản chỉ là muốn hạ nhục bà Hiền mà thôi, hoặc moi móc chuyện đời tư gia đình của họ choa thỏa căm tức. Mà đúng như thế thì khác gì hành động đánh lén. Như thế thì không quân tử, hèn quá. Muốn bàn đến tư cách đạo đức hay chuyện đạo chép tranh, không thiếu gì đất để thực hiện, tha hồ, lúc đó là câu chuyện khác SOI ơi.
Cảm ơn SOI.

16:20 Tuesday,1.1.2013

Đăng bởi:  Thuế Húi!

- Đọc bài viết thì thấy lê thê kể lể, có vẻ như rất đánh thức lương tâm ai đó! Nhưng có lẽ sự thật lại đang nằm ở đâu đó thật là khói sương...
- Đọc comment thì chỉ khoái mỗi ông Quảng Hà là nói toẹt luôn ra sự thật...

11:34 Tuesday,1.1.2013

Đăng bởi:  Sương

Quả có vậy, bạn Giời Ơi, phong tục là thứ để người ta dựng lên rồi bám vào khi cần, duỗi ra khi thấy không có lợi. Phong tục cũng là thứ khi ghét ta có thể gọi là “hủ tục”. Tóm lại là một thứ có thể thay đổi tùy lúc, tùy tâm, tùy tài chính nữa. Thí dụ thời kháng chiến chống Mỹ, biết bao nhiêu phong tục phải dẹp qua một bên, đến khi hòa bình, no cơm ấm cật rồi thì lại lục ra, tam sao thất bản là phần nhiều.

Bạn nói tôi “không phân biệt được thế nào là phong tục thờ cúng tổ tiên, thế nào là tôn giáo tín ngưỡng”. Tôi e rằng Giời Ơi đang nhầm đấy. Tôi đang nói về chuyện thắp hương nói chung, là thứ mà ở hình thức nào cũng có, vì bạn bảo nhà lưu niệm thì không nên thắp hương, và tôi chỉ bảo thắp hương là hình thức tạo lối đi cho người âm, hồn cũ về, kể cả đó là hồn Phật (trừ Công giáo thì không được thắp). Tôi không nói gì về thờ Thánh, thờ Mẫu, thờ Cá Ông với Cây Đa…, là những thứ mà có thể bạn gộp vào “dị đoan linh tinh” nhé. Tôi chỉ nói về việc đối xử với vong. Tuy nhiên, đó là vì tôi tin vào hệ thống vong, hồn, chứ không tin vào hệ thống thần, Phật, thánh. Còn bạn tin khác thì là chuyện của bạn.

Còn khi bạn đưa ra thí dụ có người bị tai nạn giao thông chết thì người ta thắp hương cho người chết ở đúng nơi xảy ra tai nạn mà không ai thắp hương ở nhà mình, tôi cũng muốn nói với bạn: thế thì thắp tại nhà lưu niệm thì đúng quá rồi còn gì, tại chính nơi chính chủ nhé, có ai bảo thắp hương ở nhà mình rồi vọng về nhà lưu niệm đâu mà bạn lo và lấy ví dụ như thế :-)

Giời Ơi nói việc lập chỗ thờ cúng chỉ có một. Dĩ nhiên đây là phong tục vùng bạn, được những người như bạn theo. Còn bố mẹ thì đẻ ra chừng đó con, nuôi như nhau, mà về sau đứa nào cũng đùn hết về cho anh cả, viện cớ phong tục mà trốn tránh việc thờ bố mẹ. Tôi thấy thế là xấu hổ mà không theo cái phong tục vong ơn đó thôi bạn à. Có nhiều nhà, anh cả nghe lời chị dâu cả, đối xử với bố mẹ lúc sống đã không ra gì, khi bố mẹ chết rồi, bàn thờ cũng lạnh lẽo. Các em thì có hiếu với bố mẹ, chẳng lẽ vì cái phong tục kia mà không được rước bố mẹ về nhà? Và đã nói đến hồn, tôi tin là hồn tự do, muốn đi đâu thì đi, ở đâu ấm áp thì về, ở đâu nhang tàn khói lạnh thì “chuồn”.

Quay lại chuyện anh Chương chị Hiền, ai muốn lập gì thì lập, càng nhiều nhà lưu niệm thì càng tốt, miễn là từ lòng yêu bố mẹ thật. Với mỗi đứa con, kỷ niệm, ký ức về bố mẹ cũng khác nhau, diễn dịch cũng khác cơ mà… Chỉ sợ việc lập nhà lưu niệm là vì mục đích khác thì người mất rồi tủi thân, lại vì nhà lưu niệm mà cãi nhau thì khổ tâm lắm.

Đúng là bạn không nên tranh cãi với tôi, vì chúng ta quan niệm khác nhau lắm trong vấn đề này. Bạn theo phong tục này, tôi bỏ phong tục nọ, tạo thêm nghi thức khác cho mình. Tôi tin vào tính dân chủ ngay cả trong thờ cúng, bạn ạ :-), làm sao chỉ có một thế lực anh Hai mà thâu tóm mọi nhớ nhung?

10:47 Tuesday,1.1.2013

Đăng bởi:  Giời Ơi

Tôi không muốn tranh luận với bạn Sương nữa bởi:

-Bạn không phân biệt khái niệm như thế nào là phong tục thờ cúng tổ tiên khác với khái niệm tôn giáo tín ngưỡng. Và cả những thứ dị đoan linh tinh khác nữa. Cứ thấy thắp hương là nghĩ rằng chúng giống nhau. Có thể dẫn chứng thêm giúp bạn ở đây: mỗi khi có tai nạn giao thông chết người ta đều thấy bà con gần đấy thắp hương cho người chết ở đúng nơi xảy ra tai nạn mà không ai thắp hương ở nhà mình.

- Bạn nói " Lập nhà lưu niệm...." cũng đúng với phong tục nơi bạn ở. Bạn cứ nên theo phong tục nơi mình ở. Nhưng chỗ thờ cúng để các cụ về chỉ có một mà thôi. Đó là phong tục miền Bắc. Một gia đình không thể có hai nơi thờ tự chính thức cha mẹ. Ngày giỗ tết con cháu phải tập trung về nhà anh trưởng. Nguyễn Thị Hiền và Thành Chương tuyệt đối không thể theo phong tục miền Nam hoặc Trung bởi họ là người miền Bắc.
 
 

7:56 Tuesday,1.1.2013

Đăng bởi:  Sương

@ Giời Ơi: theo tôi thì chúng ta là người phương Đông, quan niệm người âm phải có "nhang khói" để đi về, coi như một dạng "chuyên cơ". Đến nhà lưu niệm, nếu lòng thành thật nghĩ đến người đã mất, thì nên thắp một cây hương, hoặc một nén hương, miễn có khói thật. Tránh nhất là đứng lầm rầm trước cái hương thắp bằng điện.

Không phải người ruột thịt trong nhà, nhưng sao chúng ta vẫn thắp hương xì xụp các miếu bên đường, trong các đinh chủa, và nhất là bàn thờ Thổ Địa, Thần Tài? Có phải vì tính thực dụng, hữu ích của việc thắp hương ấy không? Còn nếu bảo không, chỉ vì tưởng nhớ, thì tưởng nhớ ai mà không thắp hương được, cần gì ruột thịt với không ruột thịt?

Lập nhà lưu niệm, ngoài việc lưu kỷ niệm, còn là để người âm có được hương khói của thập phương. Cứ trông đợi vào hương khói của con cháu thì nhiều khi cả quý mới có nén hương thật để về.

Còn phong tục con trai trưởng giữ nhà thờ thì miền Nam có nơi tôi thấy lại khác, lại là con trai út giữ nhà thờ, vì thường anh trưởng có gia đình sớm, đi làm ăn xa, cậu út ở với ông bà. Tức là phong tục cũng là do con người lập ra cả, chứ không có một chiếu chỉ nào từ trên trời thả xuống nói là phải thế, phải thế...

Cho nên đám đàn bà con gái cứ viện lấy phong tục để không lập bàn thờ bố, mẹ khi các cụ trăm tuổi, theo tôi là việc đáng khinh, đáng xấu hổ. Cái đấy đáng lẽ phải gọi là “hủ tục”. Trừ phi chị em làm dâu nhà chồng, trong nhà còn các cụ bên chồng, lập không tiện, lập trong phòng ngủ riêng của vợ chồng cũng không tiện, còn thì các cặp có nhà riêng, khi bố/mẹ bên vợ mất, trong nhà nên có bàn thờ. Tứ thân phụ mẫu sau này về chung hết, mặc dù “phong tục” cũng cấm không cho bàn thờ hai họ nội ngoại chung nhau.

(Lại nói về phong tục do người ta lập mà nên, tôi ra miền Trung, nhà nào giữa nhà cũng có bàn thờ lớn, phía sau dựng ảnh của rất nhiều người, cả nội lẫn ngoại, có khi cả người họ xa mà gia đình mang ơn. Đấy, cứ theo phong tục thì sai bét rồi, đúng không?)

Quay lại chuyện con gái lập bàn thờ bố/mẹ ở nhà riêng. Tôi thì tôi ủng hộ, vì có vợ, thấy vợ chỉ biết chăm có nhà mình mà không biết chăm bố mẹ của chính “thị” thì lòng tôi cũng chán – chán tình đời. Đến bố mẹ thị mà thị còn thờ ơ như thế, bạc như thế, mong gì cái sự chăm bố mẹ mình là từ thật lòng thị ra. Nhà thì rộng, lập một bàn thờ xinh xắn, ấm áp, chẳng có gì là lích kích, đi qua đi lại thắp cây hương cho các cụ về chơi. Xét cho cùng thì sau này mình cũng nhập vào một thế giới với những người đi trước mà thôi. Ấm áp với nhau ngay từ lúc này có phải là tốt hơn không, nệ gì phong tục?  
 
 

6:24 Tuesday,1.1.2013

Đăng bởi:  Giời Ơi

Bạn Sương ơi, tôi nói theo phong tục thì con trai trưởng là người giữ nhà thờ. Và cũng theo phong tục thì con gái không được phép lập bàn thờ cha mẹ mình ở nhà chồng. Bạn không muốn theo phong tục thì tôi cũng không có ý kiến gì.
"Thắp hương bừa phứa" ở đây tôi muốn nói rằng nhà lưu niệm không phải là nơi để thắp hương chính thức. Việc đó rất nên là một phong tục mới. Bởi vì như tôi đã nói ai cũng có thể lập nhà lưu niệm của các danh nhân. Thắp hương tưởng nhớ đến một người không phải ruột thịt ở trong nhà của mình thì có nên không?

1:28 Tuesday,1.1.2013

Đăng bởi:  lê quảng hà

Có một chuyện của tôi liên quan với họa sỹ Nguyễn Thị Hiền cũng đã lâu, hôm nay đọc bài này tôi kể lại để có ai đó nếu có việc gì với thị cứ lấy câu chuyện này như một kinh nghiệm để tránh.

Vào khoảng đầu những năm 90 thị Hiền có đến nhà tôi khi đó còn ở đường Thanh Niên xem tranh và nói thị có dự án triển lãm ở Nhật xin phép cho chụp ảnh tranh tôi cùng với tôi, tôi vui vẻ đồng ý cũng chẳng nghĩ gì. Bẵng đi một thời gian, tôi vào Sài Gòn chơi,đi ngang đường Đồng Khởi, ngó vào một gallery thấy có tranh na ná tranh mình vẽ, tò mò vào xem thì thấy ký tên mình thật.

Hỏi cô gái trông ở đó: Tranh này của ai ?

Cô gái trả lời: Tranh của họa sỹ Lê Quảng Hà sống tận Hà Nội cơ, còn rất nhiều anh có muốn xem không?

Tôi nói: Có

Cô gái mở một thùng tranh, quả thực là rât nhiều cùng cả ảnh thị Hiền chụp cùng tôi cười teo toét kèm hồ sơ họa sỹ (chắc để minh chứng lừa khách đây là quan hệ thật, tranh thật ) rất may là cô gái không nhận ra tôi là người trong ảnh.

Tôi hỏi: Chủ phòng tranh là ai ?

Cô gái: Họa sỹ Nguyễn Thị Hiền

Tôi nói: Em có thể chụp anh với bức tranh được không? Cám ơn.


Sau đó tôi liên lạc với Hội Mỹ Thuật TPHCM, gặp họa sỹ Đào Minh Tri lúc đó phụ trách ở Hội để nói về việc này, anh Tri hẹn tôi sáng hôm sau tới Hội cùng anh Tri làm việc với thị Hiền.

Như hẹn cuộc gặp tại Hội Mt TPHCM có tôi, anh Tri, thị Hiền. Thị Hiền giải thích: đã mua lại của một người bạn thân học phổ thông với tôi bây giờ làm công an. Anh ta nói với thị là tôi tặng anh ấy những bưc tranh đó từ hồi lớp 10

Tôi nói: Tôi không quen ai như vậy, khi đó tôi còn quá nhỏ chưa vẽ tranh, với lại tôi rất nhớ tranh tôi vẽ, đây là những tranh mới, chưa trưng bày ở đâu, vẫn còn trong nhà tôi, do chị đến nhà tôi chụp ảnh và chép lại.

Thị nói: Thôi để tháng sau thị ra Hà Nội sẽ mời người bán cho thị đến gặp tôi ba mặt một lời

Chờ mãi, thị mất hút con mẹ hàng lươn. Bỗng một hôm tôi đọc được một bài phỏng vấn của thị trên một tờ báo mà nếu nhớ không nhầm là báo VHTT, đại khái có đoạn trách tôi tặng tranh rồi nhưng lại không nhận.

Sau đó tôi mang chuyện này kể với Mr Lai giám đốc Nam Sơn gallery.

Mr Lai nói: Ôi giời! các em thị,thị còn chơi cho lên bờ xuống ruộng, lão Thành Chương còn bị mụ chép tranh bán ầm ầm, mày là cái gi? Chưa ăn thua đâu ông ạ ạ ạ ạ……….. !

Danh hiệu “Gái đĩ già mồm” kiêm “Vừa ăn cướp vừa la làng” đích thị là thị Hiền đây rồi. Bà con ơi. hết phim.
 
 

15:21 Monday,31.12.2012

Đăng bởi:  Sương

Thế là nào "thắp hương bừa phứa" hả Giời Ơi? Tức là con gái không được lập bàn thờ bố, mẹ nếu các cụ trăm tuổi hả bạn? Hay vẫn được lập nhưng không được làm nhà thờ?

14:57 Monday,31.12.2012

Đăng bởi:  Giời Ơi

Nhà thờ thì cần con trai trưởng giữ theo phong tục. Thành Chương có thể lập bàn thờ. Nhà lưu niệm thì phải có hiện vật (vật thể) có liên quan đến cụ Kim Lân. Bạn cụ Kim Lân nếu có đủ vật lưu niệm thì cũng có thể lập nhà lưu niệm mà không cần xin phép ai nói gì chị Hiền là con gái cụ. Ở ta rất là lẫn lộn hai khái niệm này nên cứ thắp hương bừa phứa.

4:57 Monday,31.12.2012

Đăng bởi:  Lê Trần

Họa sĩ mà đặt tên tòa nhà là Việt Phủ Thành Chương thì quả thật rất trọc phú và hợm hĩnh, không nghệ sĩ tí nào. Bán vé vào cửa thì càng rõ mục đích. Không biết nội tình vì nghe một phía nhưng một bên là 6 anh chị em cũng là văn nghệ sĩ, 1 bên là 1 người thì có thể hiểu được chút nào đó.

1:50 Monday,31.12.2012

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

Mình nhìn cái ảnh chụp anh Chương đang vẽ "trang trí" cái không gian tưởng niệm ông bố anh ý mà cứ buồn cười =))

20:37 Sunday,30.12.2012

Đăng bởi:  Sương

Bạn Thọ Lương nên trách ông bạn thân hơn là trách họa sĩ Thành Chương. Ông bạn thân định của người phúc ta mà không thành. Kéo một lúc chừng ấy người lên bắt họa sĩ Thành Chương khao thì phải dùng từ là dã man. Công người ta làm, tiền người ta bỏ, xong rồi anh em văn nghệ sĩ không ủng hộ thì thôi, lại còn moi móc, moi không được thì nói này nói kia. Mình cho thế là không tốt, không sòng phẳng với họa sĩ Thành Chương.

20:35 Sunday,30.12.2012

Đăng bởi:  Sương

Đọc bài chị Hiền thì cũng buồn thật. Nhưng mình nghĩ là cả gia đình anh Chương chắc chưa bàn thấu đáo, chứ cái khó khăn sợ nhập nhèm giữa việc vào thăm nhà lưu niệm với mua vé vào Phủ để đưa đến chia tiền thì có thể giải quyết dễ dàng mà.

Mình nói dễ dàng vì Phủ Thành Chương rộng mênh mông. Có thể lấy một khoảnh đất ngay gần cửa để làm một khu nhà lưu niệm cho nhà văn Kim Lân. Khách vào đấy không cần mua vé. Còn có một cổng khác ngay bên cạnh cho những người muốn vào tham quan Việt Phủ thì phải mua vé.

Khu vực nhà lưu niệm bác Kim Lân làm gần cổng sẽ tiện vì nhiều bạn văn đã từng vào Việt Phủ, không muốn vào nữa, nhưng lại muốn thắp hương cho bác, thì vẫn có thể vào thắp, không mất tiền mua vé chung. Trong khu lưu niệm có thể làm một khoảnh sân nhỏ để khách nghỉ ngơi, đọc sách báo; hoặc có tượng Phật nhỏ cho khách phương xa thắp hương khi ghé qua.

Cũng không sợ có chuyện tranh giành tiền vé, vì Việt Phủ lúc ấy sẽ đóng vai trò một hàng quán bên cạnh nhà lưu niệm. Chẳng ai lại đi thu tiền hàng quán ấy cả vì việc mua vé vào đâu hay không mua vé mà vẫn được vào đâu là việc làm tự nguyện của khách mà.

Chỉ sợ rằng đằng sau chuyện tranh chấp này còn những gì khác nữa, chứ không phải chỉ có khó khăn cỏn con trên.
 

19:45 Sunday,30.12.2012

Đăng bởi:  T.Dang

Người xưa có câu: Phú quý sinh lễ nghĩa. Nhưng xem ra thời nay câu nói ấy ít ai làm được. Không biết trong các trường học ngày nay có dạy môn Đạo đức không? hay có dạy mà cũng như...không.?

19:42 Sunday,30.12.2012

Đăng bởi:  thọtương

     Một lần mình và 2 người nữa được một người bạn rủ lên Phủ Thành Chương chơi. Người bạn mình khoe là bạn thân của Thành Chương. Trên đường đi, anh liên tục gọi cho Thành Chương để được hướng dẫn đường đi lên Phủ. Đến nơi, chúng tôi nhìn thấy Thành Chương đang đứng trò chuyện với khách ở trong sân, bạn tôi mừng rỡ vẫy tay gọi, nhưng có vẻ như chủ nhân không nhìn thấy. Một lát sau có người chạy ra mời vào, chúng tôi hý hửng đi vào cổng, nhưng bảo vệ yêu cầu ra mua vé (100.000đ/vé). Bốn người mua vé vào, ba người đi vãn cảnh còn anh "bạn thân" của Thành Chương thì được đích thân hoạ sỹ tiếp chuyện (sướng thế). Lúc về, anh khoe: mình được mời uống một cốc trà đặc biệt giành cho khách qúy, uống xong phải trả 25 nghìn đồng!" Cũng phải thông cảm thôi, bạn bè đông mà cứ miễn phí thì..." anh phân bua cho "Chúa Phủ"  như vậy. Còn một người trong nhóm thì nói: tưởng bạn quý của ông thì mới lên tận đây chơi, biết thế này thì đã... cóc vào

15:27 Sunday,30.12.2012

Đăng bởi:  Crazy Hanoian

Chị Hiền làm nhà lưu niệm để người yêu văn tới thăm bố.
Anh Chương làm không gian tưởng niệm để Việt Phủ có thêm mục mà câu khách còn bán vé.
Nhà lưu niệm chị Hiền làm có nhiều kỷ vật của bác Kim Lân.
Không gian tưởng niệm của anh Chương chỉ có chữ của anh Chương.
"Tùy bác chọn".

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả