Bàn luận

LA GIOCONDA - phần 2: Vậy “MONA LISA” đẹp ở chỗ nào?

(Tiếp theo: “LA GIOCONDA” – Phần 1: Ai cũng nói đến nó) *   Đẹp là một khái niệm hấp dẫn nhưng rất khó thống nhất. Đẹp có thể cụ thể như số đo 3 vòng trong các cuộc thi Hoa hậu mà cũng có thể nhân tâm tùy thích như lời các cụ dạy. […]

Ý kiến - Thảo luận

7:50 Thursday,24.12.2015

Đăng bởi:  Hùng

Mình thì cũng không biết thưởng thức tranh, trước giờ thấy thấy gắn nhiều từ triết từ triết học nghĩ là sâu sắc lắm nhưng mà đọc bài này cảm giác như là một bức đẹp cần quảng bá tốt, người vẽ là một thợ thủ công lành nghề.

17:08 Thursday,10.12.2015

Đăng bởi:  Quyên Ngô

Còn một điều mà em luôn thắc mắc, lý do vẻ tranh là theo đơn đặt hàng của ông Giocondo, tại sao tác giả không trao cho người mua hàng? Chân dung của vợ mình trở nên nổi tiếng vậy mà ông Giocondo không hề có ghi chép gì về phản ứng của ông. Hay có tài liệu nào mà em chưa đọc?
Rõ ràng là vẽ vợ ông Giocondo nhưng lại có quá nhiều tranh cãi không biết Mona Lisa là ai. Mọi người có tài liệu gì về ý nghĩa bên trong của bức tranh thì chia sẽ với ạ. Thank you

8:59 Thursday,18.12.2014

Đăng bởi:  Trực Trung

Công nghệ PR thời nay phải gọi bằng cụ, hóa ra nghệ thuật PR đã phát triển và đạt đến đỉnh cao tột đỉnh từ rất lâu. Chúc mừng tác giả bức tranh và toàn bộ ê kíp đã đưa bức tranh này thành một trong những huyền thoại của nhân loại.

14:24 Wednesday,24.9.2014

Đăng bởi:  Kim Anh

Ước gì có một bài phân tích hay như thế này cho bức tranh " Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai " của danh họa Vermeer nhỉ? ....

11:09 Sunday,21.9.2014

Đăng bởi:  ngoc tran

Cảm ơn rất nhiều!

13:37 Wednesday,23.1.2013

Đăng bởi:  Lolezety

Mở mang được rất nhiều điều, cảm ơn tác giả bài viết. Bức tranh có lẽ còn nổi tiếng bởi vì trên khuôn mặt thiếu mất một chi tiết của tạo hóa là cặp lông mày

0:36 Monday,14.1.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Giải mã hiện tượng đôi mắt trong tranh luôn dõi theo khán giả


Một số bức tranh vẽ chân dung người với đôi mắt lúc nào cũng như nhìn theo khán giả bất kể khán giả đứng tại vị trí nào, ví dụ như bức Mona Lisa của Leonardo Da Vinci. Thực ra bí quyết vẽ đôi mắt nhìn theo khán giả không có gì khó: chỉ cần vẽ chúng nhìn vào khán giả khi khản giả nhìn vào bức tranh ở tia nhìn vuông góc với mặt phẳng bức tranh là xong. Bí mật của hiện tượng đôi mắt luôn dõi theo khán giả té ra rất đơn giản: Bất kể khán giả nhìn bức tranh từ góc nào, cảm nhận của khán giả về bức tranh cũng không hề thay đổi. Nếu bạn nhìn vào một người thật đang đứng trước mặt bạn và người đó nhìn thẳng vào bạn, rồi bạn đứng tránh sang một bên để nhìn vào người đó nhưng người đó vẫn nhìn thẳng về phía trước, bạn sẽ không thấy hiện tượng mắt người đó dõi theo bạn. Tại sao vậy? Vì khi bạn đổi vị trí thì sáng, tối, hình khối viễn cận của người thực đó cũng thay đổi trong mắt bạn. Còn khi bạn nhìn vào một chân dung trên bức tranh, cái mà bạn nhìn thấy là ảo giác của một không gian 3 chiều được tạo bởi luật viễn cận tuyến tính và sáng tối trên một mặt phẳng 2 chiều. Khi bạn thay đổi góc nhìn, bố cục và tạo hình sáng tối trên mặt phẳng bức tranh không hề thay đổi. Vì thế nếu người trong tranh nhìn thẳng vào bạn thì người đó luôn nhìn vào bạn bất kể bạn đứng tại góc nào để nhìn bức tranh.


Vào năm 2004, các nhà khoa học tại Đại học Utrech (Hà Lan) và Đại học Tiểu bang Ohio (Hoa Kỳ) đã làm thí nghiệm đo cảm nhận của người quan sát về các điểm xa gần trên ảnh chụp một bức tượng được cho hiện trên màn hình computer. Họ phát hiện ra rằng, dù người quan sát có đứng ở bất cứ ví trí nào so với màn hình, cảm nhận về các điểm xa và gần từ ảnh bức tượng tới người quan sát đều hệt như nhau. Sự thay đổi góc nhìn ảnh hưởng rất ít tới cảm nhận của khán giả. Thay đổi duy nhất chỉ là nếu nhìn nghiêng thì bức tượng trông có vẻ “mỏng” hơn, nhưng các điểm xa điểm gần và tỉ lệ toàn cục hầu như không thay đổi. Thí nghiệm này là giải mã về mặt khoa học cho hiện tượng đôi mắt dõi theo khá giả mà người ta đã thêu dệt bao điều thần bí trong mấy thế kỷ nay. Khi nhìn một bức tranh, xem TV, hay xem phim trong rạp, ta vừa cảm nhận bức tranh hay màn hình như mặt phẳng 2 chiều lại vừa cảm nhận các vật thể trong tranh hay trên màn hình như các vật thể 3 chiều. Hai cảm nhận đó xảy ra đồng thời khiến ta khó tách biệt được chúng về mặt nhận thức.

16:56 Saturday,12.1.2013

Đăng bởi:  Mirana

Cám ơn anh Đức Hòa về bài viết . Nó sẽ giúp ích rất nhiều cho những ai còn đang mông lung và trôi bồng bềnh giữa màn sương của chính tác phẩm này . Lúc nào em cũng tự hỏi tại sao nàng lại cười ? cười ai ? hay là cười chính chúng ta bây giờ ?

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả