Bàn luận

Cần thả lỏng trước những thử nghiệm

SOI: Đây là trả lời của họa sĩ Trần Lương cho bài Dự án nói đây là tác phẩm nghệ thuật. Anh Trần Lương thì nói “không”?. Cảm ơn anh Trần Lương rất nhiều. Soi xin đưa thành bài để các bạn dễ theo dõi và trao đổi.     Chào Phương Vẹt, các tên […]

Ý kiến - Thảo luận

11:56 Thursday,17.1.2013

Đăng bởi:  django

He he, bác Trần Lương này vui tính thật! Bản thân dự án không có tường thuật "ác-tóoc" cho khán giả, "oep" không có, "phây búc" không có, chủ nhân lúc có mặt lúc không, lại kêu giá như SOI làm thay thì hay biết mấy! Bận sau bác nhớ nhắc mấy người làm dự án đưa Soi vào thành một phần của dự án nhé, tớ nghĩ các bạn làm Soi cũng không hẹp bụng gì mà không tham gia, ủng hộ những cái mới đâu bác à.


Mà hình như bác Lương trong lúc viết bài mà tâm trí vẫn mải tranh luận, nên bác lại dùng một thủ thuật đánh tráo sự thật lịch sử thì phải. Chuyện "đốt sách giết học trò" là để cho cái bọn Nho gia lắm chữ nghĩa nó không bàn bạc lung tung, gây xáo trộn xã hội, ảnh hưởng đến quyền lực cai trị của "vạn thế Tần triều", chứ không phải như bác "mô-đéc hóa" thành "chỉ vì muốn ai cũng nghe xem đọc và hiểu cùng một trình độ". Bác gắng ví von như thế là khiên cưỡng lắm. Cái này chắc không phải chuyên môn của bác nên nếu cần, bác có thể mở Sử ký Tư Mã Thiên ra đọc lại.


Kính bác!

8:57 Wednesday,16.1.2013

Đăng bởi:  phó đức tùng

Thực ra mình thấy anh Lương và nhiều bạn khác cũng không bất đồng quan điểm, mà là đang nói những khía cạnh khác nhau.


Anh Lương muốn nhắc là các không gian mở chưa phải tác phẩm hoàn thiện, chưa phải “áo”, vì vậy thứ nhất là nên cố gắng tìm cách tương tác, mà nếu không tìm được thì cũng đừng vội chê là “áo xấu”, vì vốn không có “áo”.


Một số người thì lại cho là anh Lương khen “áo đẹp”, thực ra là lạc đề. Về chuyện áo có đẹp không (áo ở đây theo nghĩa là sau khi tương tác) anh Lương đã nói tránh là 99,9% nghệ sĩ èng èng thì lấy đâu ra áo đẹp, vì vậy khỏi phải bàn.


Như vậy, anh Lương bàn chuyện có áo hay không có áo, nhiều người khác lại nói chuyện áo đẹp hay xấu.


Điều làm tôi băn khoăn dưới góc độ người ngoại ngạch, rất mong anh Lương hay ai đó có chuyên môn giải đáp là mấy câu hỏi sau:


1. Một không gian thực hành cần sự tham gia, đóng góp của khán giả vào tác phẩm. Tuy nhiên, không nhất thiết khán giả phải là có học, có trình độ mới được. Ngay cả trong điều kiện khán giả chưa có thông tin, văn hóa tương tác, thậm chí với trẻ em, người mù, tù nhân, con nghiện, người thổ dân v.v., tôi hình dung vẫn có thể có những không gian thực hành tốt. Anh Lương có thể giới thiệu một số tác phẩm tốt trên thế giới được thực hiện trong điều kiện khán giả tương tự hay không?


2. Điều khó hơn là sau khi một nhóm khán giả không có trình độ tham gia tốt và tạo ra một sản phẩm tương tác hay, liệu họ có đủ khả năng nhận ra là sản phẩm đó tốt không, hay chỉ các chuyên gia từ bên ngoài nhận ra. Đây là câu hỏi về cơ chế tác động của một tác phẩm tương tác đến các đối tượng khác nhau và cơ sở để đánh giá chất lượng của chúng.

8:09 Wednesday,16.1.2013

Đăng bởi:  Phương Vẹt

Cảm ơn họa sĩ Trần Lương! Tôi muốn hỏi thêm vài câu nữa :-)
1.Tôi ở khá xa Hà Nội, khi lên xem cũng chỉ lên trong ngày rồi về, không dự được các art talk. Tôi tìm trên website của Trung tâm Văn hóa Nhật và cả fb của dự án cũng không thấy các tường thuật art talk do chính dự án thực hiện. Như vậy những người ở xa như tôi có thể tìm các tường thuật này ở đâu hả anh? Với những người ở xa (mà cộng đồng này đông và hiếu học lắm), nếu có dạng như tọa đàm trực tuyến ở các báo mạng hay làm thì tốt quá anh Lương?
2. Về không gian thực hành mở, tôi cứ lấy cái bếp của Hồng Ngọc và xưởng may của Diệu Hà ra hỏi nhé, vì hai thí dụ ấy mọi người cũng quen nhất trong cuộc trao đổi này.
- Theo anh, vào bếp Hồng Ngọc, một người xem có thể tương tác cách nào để làm cho không gian ấy “được vận động”? Bọn tôi thì người bình thường, chỉ nghĩ ra việc mua một món ăn và cùng lắm thì hỏi tác giả vài câu cô có ý đồ nghệ thuật gì trong món này (nhưng mà hôm ấy ngại nên cũng không dám hỏi. Thực sự tôi không nghĩ ra được gì hơn vì cũng chưa có kinh nghiệm đối với loại hình này). Và giả sử có tới 10 người lần lượt hỏi Hồng Ngọc cùng một câu, Hồng Ngọc cũng sẽ phải trả lời 10 lần sao? (Thế thì chết mất!). Rất mong anh thí dụ cho vài lối tương tác.
- Cũng thế, với xưởng may của Diệu Hà, tôi cũng không nghĩ ra hình thức tương tác gì.
- Với cả hai xưởng, trong trường hợp các tác giả không có mặt, phạm vi can thiệp của người xem vào không gian là đến đâu hả anh Trần Lương? Thí dụ có được tự ngồi vào bàn may, tự vẽ lên tường bếp ăn một cái gì đó không?
- Nhân đây tôi nghĩ, người xem thì lần lượt từng đợt, câu hỏi thì dễ trùng, nếu có một màn hình t.v nhỏ ở trong xưởng, phát một đoạn video ngắn giới thiệu về không gian mở ấy, các hình thức có thể tương tác, gợi ý những đối thoại, như vậy có khả dĩ hơn không anh Lương nhỉ?
Rất mong được anh hướng dẫn. Tôi tin là lần sau, khi tiếp xúc với loại hình này, tôi cũng sẽ đỡ bỡ ngỡ hơn và bớt định kiến hơn.
Cảm ơn anh Trần Lương.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả