Bàn luận

Đầu tiên thấy buồn cười. Kế là thấy thum thủm.

Thời gian gần đây, thiên hạ tức giận, rồi chả nhẽ cứ tức giận mãi khi thấy hết nghị định này, thông tư kia, luật nọ liên tiếp ra đời. Có người ngẫm nghĩ rồi bật cười: hay là các nhà quản lý đang chơi trò “đùa dai”. Liệt kê ra đây thì nhiều lắm. […]

Ý kiến - Thảo luận

10:47 Thursday,13.3.2014

Đăng bởi:  Phi Nhân

Quả là lời nói thật thì trái tai, nhưng mà với một kẻ ngoại đạo về điêu khắc như tôi, tôi thấy rất nhiều tượng đài ở Việt Nam như những đống... được bố trí ở những nơi đông người qua lại mà không ai xúc đi thì.........đúng là lạ thật, hi hi.

7:47 Monday,28.1.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Cái Văn

Lẽ ra không nên thảo luận về các chủ đề loại này kẻo các vị hoạch định chính sách cứ tưởng là họ nghiêm túc lắm. 

15:13 Thursday,24.1.2013

Đăng bởi:  tropomien

Thầy em làm được mấy quả tượng đài cũng có giá hơn mười con số, nhưng quả này thầy e cũng ế rồi... có thể không bốc mùi thum thủm nhưng cũng thối ruột!

8:03 Tuesday,22.1.2013

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Anh Lu ơi!
Những nhà điêu khắc chính trị nhà mình tự hào về tượng đài lắm đấy, không những làm trên quê hương mình mà còn xuất khẩu sang nước bạn nữa. Sang Campuchia và Lào chỗ nào cũng thấy, xấu phải nói là kinh tởm.
 
Ở một đất nước mà ngôn ngữ kiến trúc biểu tượng đẹp mê hồn như Camphuchia mà các đồng chí Việt Nam cũng không tha, ném ngay một cái tượng đài tởm lợm giữa quảng trường trung tâm, đi qua mà lợm giọng. May mà vua Cam không hèn chứ không thì đến quảng trường Hoàng Gia chắc các đồng chí ấy cũng không tha cho.
 
 

0:14 Tuesday,22.1.2013

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

Bạn Hưng nói không đúng.
 
 Lịch sử của tượng đài gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển đô thị của phương Tây. Tượng đài là một phần trong thiết kế cảnh quan đô thị của họ. Đô thị Á Đông thì làm gì có tượng đài. Tượng đài xuất hiện ở VN (khoảng cuối TK 19 đầu TK 20, trước đấy không có) là Pháp nó mang vào, khi nó quy hoạch và xây dựng đô thị ở nước thuộc địa. Sau này, dân VN bắt chước các anh Liên Xô cũng xây dựng các tượng đài hoành tráng. Ở Hà Nội hiện nay có tượng đài Lê Nin (do Liên Xô làm) đặt ở vườn hoa Lê Nin, là nhìn còn tàm tạm, chứ các tượng đài do các điêu khắc gia VN làm thì thật kinh tởm.
 
Tóm lại, tượng đài hoàn toàn xa lạ với văn hóa và con người VN. Cái gì không phải của mình thì có sáng tạo giời cũng không thể ngửi được. Các bạn còn ngửi được ra mùi "thủm thủm" là cực giỏi đấy. Mình phục! :D

22:37 Monday,21.1.2013

Đăng bởi:  Hưng

Một điều nghịch lí là hầu hết dân không sáng tác được thì đi làm tượng đài, một việc phải chấp nhận nhục nhiều vinh ít, hậu quả là có quá nhiều tượng đài to và xấu. Họ giống như giống kí sinh sống bám vào hệ thống chính trị này, biến việc thiêng liêng thành buôn thần bán thánh, kiếm tiền trên xương máu của các liệt sỹ !

21:42 Monday,21.1.2013

Đăng bởi:  Manh Ha


BBC phỏng vấn  nhà điêu khắc Nguyễn Ngọc Lâm:
"Tôi cũng đã đọc một số tư liệu và bài viết của các nhà phê bình, nghiên cứu mỹ thuật thì họ nói là Việt Nam nhiều tượng đài cổ động, hoành tráng chỉ sau Bắc Triều Tiên thôi."

12:26 Monday,21.1.2013

Đăng bởi:  phạm quang hiếu

Còn thum thủm gì nữa, thối rinh lên rồi ấy chứ! Cả một Đống!!!

11:14 Monday,21.1.2013

Đăng bởi:  Vịt Gà

"...... người trong nghề bật cười xong thì còn ngửi thấy ở đó một cái mùi “thum thủm”. Mùi của những kẻ vật vờ bằng mọi cách để cả đời chỉ sống nhờ dự án." - Thích câu cuối - nhưng đau:(((

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả