Đi & Ở

Những phẩm chất Trời cho: có lẽ muốn học cũng không được

Cúi nhưng không thấp Người Nhật có thói quen gập hơn nửa người cúi chào khách. Ở đất nước mặt trời mọc, hình ảnh nghiêng gập người cúi chào thể hiện cả một nền văn hóa Nhật Bản: Cúi nhưng không hạ mình. Sự nhún nhường chỉ làm tăng thêm sự nể trọng của người […]

Ý kiến - Thảo luận

17:19 Saturday,12.7.2014

Đăng bởi:  admin

Đề nghị các bạn tham gia thảo luận nếu có ý tưởng, chính kiến thì hẵng thảo luận và nêu ý kiến của bản thân ra, còn vào chỉ hỏi han vặn vẹo bắt bẻ câu chữ thì xin phép Soi không đưa lên nhé, mất thì giờ lắm.


11:00 Saturday,12.7.2014

Đăng bởi:  SA

Nghệ thuật trình diễn trên đường phố,
(Chống) say xỉn của tập đoàn Bar Yaochohttps://www.youtube.com/watch?v=tBaoKVZVyMcSau khi gập người chào thì rũ người gục!
(Trong clip này, người qua lại quay fim chụp ảnh không phải là vì các đườg sự say xỉn thường ngày ở huyện mà là vì họ trở thành "bảng sống Nomisugi)
 

10:32 Saturday,12.7.2014

Đăng bởi:  SA

@ Cho em hỏi
Cuộc sống tại Nhật rất căng, và tự sát không phải vì nhân văn mà vì...stress. Từ lúc đi học phổ thông, thi vào đại học (học sinh thi rớt đã tự sát), làm thì tối mặt, di chuyển công cộng tuy rất tốt nhưng ai cũng mất mấy tiếng 1 ngày trên tàu ngồi ngủ gật (không tốt thì tự sát còn thêm khối), sức ép của công ty, đồng nghiệp, xã hội rất cao, đến cuối tuần còn bị văn phòng ép rượu và karaoke, say xỉn nằm lăn khắp đường phố, nói chung là không vào khuôn mẫu, không tuân thủ được thì chỉ có cách nhảy lầu.
Các đức tính của người Nhật đều có thật, là cách trong môi trường đất chật người đông lao động mệt không được nghỉ như vậy để sống còn.
Một thế hệ mới đang "phản kháng" lại truyền thống này, từ giai đoạn phong kiến chuyển sang giai đoạn kỹ nghệ.

16:30 Friday,11.7.2014

Đăng bởi:  Linh Cao

Ngôn ngữ múa giải phóng hình thể con người, bộc lộ rất nhiều điều khó nói. Vũ nữ Ấn Độ phì nhiêu và bí ẩn, điệu vũ như một lễ tế thần vậy. Đội múa Trung hoa thì lượn lờ tiên cảnh, phấp phới tinh xảo như hàng thủ công mỹ nghệ Tầu ,biên đạo lớp lang rình rập như dàn trận ở biển Đông ! Còn Nhật bản, ôi các cô Geisa huyền thoại, dịu nhẹ mà kịch tính và căng thẳng như một vở Hamlet phương Đông, với khuôn mặt đánh trắng phấn như mặt nạ, khô cứng nghiêm nghị.. Bảo sao khi tắc nghẽn ở bất cứ lĩnh vực gì, họ không uất ngẹn mà biến mình thành samurai thứ thiệt, quên sinh rũ bỏ mọi luỵ phiền ?hay bởi người Nhật sống quá lý trí và lý tưởng ? Lại vơ vẩn nghĩ về dân Việt mình, nhớ hồi xem phim tài liệu đen trắng trên TV, thấy Bác ngồi hút thuốc lá một mình, hình như bọn Nga quay lén người. Người đứng gần cửa sổ, ném vèo mẩu đót ra ngoài. Khát vọng tự do chỉ có nhiều ở những dân tộc có phẩm chất tự do, phải chăng đó là thói tốt của người mình ? 

9:48 Friday,11.7.2014

Đăng bởi:  Cho em hỏi

Sao một đất nước nhân văn như vậy lại có tỷ lệ tự sát cao nhất thế giới ?

20:46 Thursday,10.7.2014

Đăng bởi:  Ruồi Trâu

Đúng như tiêu đề bài viết, có học cũng không được, nhìn động đất, sóng thần người Nhật xếp hàng dài để chờ cứu trợ, hết cũng không đòi hỏi, đến Brazil xem bóng đá xong thì ở lại nhặt rác, cả dân tộc đều như vậy cả. Ôi thật khâm phục

21:52 Monday,11.2.2013

Đăng bởi:  mai mai

...cái cốt lõi ở mỗi con người là đạo đức cơ bản....bởi vậy tôi thấy mọi nơi từ nhà trường đến công sở...nên ưu tiên nhận và khen thưởng những nhân vật có đạo đức trước, có vậy mới mong những gì tốt đẹp hơn ở mai sau. Hãy bắt đầu từ chính con người của mỗi người, mỗi nhà. Có TÀI mà không có ĐỨC....vứt cho xong. Giới truyền thông bớt loan những đề tài xấu mà hãy nêu những điều hay, những gương tốt....có vậy thì đọc điều hay lâu....từ từ mói học và làm theo những gì hay, phải không? mong lắm thay.   

7:17 Friday,25.1.2013

Đăng bởi:  Tam Pham

Tôi có cảm nhận chút về Người Nhật nói chung và nhân tiện qua bài báo này nói riêng.
Người Nhật xưa họ cũng rất tự hào, cái tôi của Người Nhật trong lịch sử nó to lắm. Họ cũng sùng bái các nhân vật (lịch sử) một cách thiếu văn minh. Nhưng sau đệ chiến thứ II họ đã mạnh mẽ bài bỏ từ từ, họ đã phát huy được sức mạnh của chính họ. Họ lên án những cái thói hư tật xấu rất mạnh, bài bác tinh thần ái quốc và tôn trọng quyền bình đẳng, từ mỗi cá nhân Người nhật họ đều tôn trọng giá trị chung đó là: Ý thức tự giác và tinh thần trách nhiêm (cao) những đức tính này của họ đã đưa tên tuối của dân tộc họ và vươn ra ngoài thế giới, cùng phát triển tiến bộ cùng Tây phương.
Nhìn lại người việt của tôi thì giống như họ cách đây cả nửa thế kỷ vậy. ích kỷ, bất nhân, vô trách nhiệm... nên xã hội Việt Nam ngày hôm nay mới như vậy...v..v
Bộ Phim Oshin cua Nhật rất nổi tiếng. nhiều người VN chúng ta cũng đã coi qua. Tôi thấy cốt truyện thật tuyệt vời vì nó nói lên được rõ nét của Con Người Nhật "Nghèo mà không hèn" sự cố gắng của một cá nhân cuối cùng cũng có được thành quả tốt đẹp. trong xã hội ai ai cũng như vậy, thì đúng là một xã hội tiến mạnh tiến nhanh không ngừng.

9:03 Thursday,24.1.2013

Đăng bởi:  quansinh

Tôi luôn cảm phục hai dân tộc Nhật bản, Israel trong dựng nước và giữ nước
 
 

10:58 Wednesday,23.1.2013

Đăng bởi:  candid

Trừ thuế chỉ dành cho những cửa hàng miễn thuế dành cho khách du lịch, lúc mua cũng phải đưa hộ chiếu ra. Cái này cũng tương tự như ở Singapore. 
Dân Việt mình sang Nhật thì chủ yếu thích mua sắm ở hệ thống cửa hàng Dasho 100 yên vì nó hợp túi tiền mua quà tặng cho bà con ở nhà. Đồ điện tử mua ở các cửa hàng như Big Camera, Yodobashi nhiều khi giảm thuế rồi vẫn cao hơn ở nhà nhưng bà con vẫn mua vì nó made in Japan.
 

10:41 Wednesday,23.1.2013

Đăng bởi:  tho

Theo mình nghĩ :Nhật tự tử cao là do áp lực công việc qua lớn. Hiện em mình đang làm bên Nhật. và nói rằng: người Nhật dường như chỉ biết làm và làm. họ rất cần cù chịu khó.

10:19 Wednesday,23.1.2013

Đăng bởi:  Nam

Mình đã được sang Nhật, cửa hàng tự tính tiền chỉ là hiếm hoi, thiết bị an ninh các cửa hàng cực kỳ hiện đại. Việc quản lý thu chi cực kỳ chặt chẽ bằng các máy tính tiền. Có các bãi gửi xe đúng là 100% tự trả tiền, tuy nhiên nếu không trả đủ thì máy không mờ barie cho mà đi.
Xấu hổ nhất là mình được các bạn Việt kiều cho biết, tại Tokyo có đường dây rất quy mô chuyên ăn cắp mỹ phẩm và đồ điện tử, lúc đầu do một người Trung Quốc cầm đầu, sau chuyển giao cho một người Việt Nam

3:17 Wednesday,23.1.2013

Đăng bởi:  trần đức đủ

Mình cũng thích con người và đất nước Nhật Bản...nhưng có thông tin thống kê số lượng ngườì nhật tự tử cực cao, không biết cộng đồng người nhật có vấn đề gì không ổn ấy nhỉ...các bạn nhỉ ?

16:36 Tuesday,22.1.2013

Đăng bởi:  Đỗ Khiêm

Trời cho (Nhật) là một đằng, nhưng nẻo khác là tổ chức xã hội.


Tỉ lệ giữa lương bổng TGĐ các công ty và công nhân lao động tại Nhật là 11 lần, tại Mỹ đâu đó  là 425 lần (tỉ lệ này trồi sụt trong khoảng 200-500, mất hay là được mùa). Khi một công ty Nhật mua lại 1 công ty Mỹ, họ đã lâm vào thế khó xử khi lương của riêng vị TGĐ công ty "con", tức là công ty Mỹ, đã cao hơn toàn bộ lương của các lãnh đạo công ty "mẹ" (Nhật) kể cả TGĐ "cha"!


Ngoài ra, việc làm ổn định đến chết, an sinh xã hội, bảo hiểm y tế chắc là đều góp phần vào chuyện không có ai hôi của cửa hàng khi có biến như sóng thần vừa qua, so với hỗn loạn bão Katrina ở một quốc gia không kém phát triển nhưng kém về mặt đoàn kết và công bằng.

16:24 Tuesday,22.1.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Đại Thắng

Ngày xưa, tôi có một anh bạn, nói với tôi về phong tục chào cúi gập người của người Nhật. Anh bảo rằng: Người Nhật như bông lúa, càng chín, càng tốt, càng trĩu nặng...!

10:45 Tuesday,22.1.2013

Đăng bởi:  admin

@ Anh Nguyễn Đình Đăng: Cảm ơn anh, bài "Cuộc sống ở Nhật", Soi sẽ đưa lên thành bài riêng anh nhé.

10:33 Tuesday,22.1.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Bài này có nhiều điểm đúng nhưng cũng có một số điểm mà một người đã sống gần 20 năm tại Nhật như tôi chưa có hân hạnh được trải nghiệm.
 
1) Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các tài xế sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”. (sic)
 
Một trong những phẩm chất của người phục vụ tại Nhật (người bán hàng, lái taxi, nhân viên nhà bank, v.v.) là không bao giờ được nhận xét về lựa chọn của khách hàng. Tất nhiên nếu bạn hỏi họ đi từ đây tới đây cách nào rẻ hơn thì họ sẽ trả lời bạn. Vì thế nếu bạn gọi taxi và bảo họ đưa bạn từ Tokyo đến Osaka họ cũng phải đi  miễn là bạn có đủ tiển trả. Vài năm trước đã có một bà chơi ngông như thế rồi. Bà này gọi taxi đưa bà từ Tokyo tới Osaka, nhưng cuối cùng không chịu trả tiền, nên đã bị kiện ra toà. 
 
2) Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 – 10% khi biết bạn là khách nước ngoài. (sic)
 
Không có chuyện đó đâu. Ở Tokyo có một số trung tâm bán hàng như Akihabara có giảm thuế tiêu thụ 5% cho người nước ngoài nếu người nước ngoài xuất trình hộ chiếu và cửa hàng sẽ đóng dấu vào hộ chiếu. Khi qua hải quan người ta thấy dấu này sẽ hỏi hàng đâu, nếu có dấu mà không có hàng mang ra thì sẽ lôi thôi (phải nộp phạt). 
Có những cửa hàng chấp nhận cho mặc cả, hoặc nếu mua số lượng nhiều cùng một mặt hàng thì cũng có thể được giảm giá.
 
3) Tại các cửa hàng mua sắm, dù đang vào mùa quảng cáo, cũng không một cửa hàng nào được đặt máy phát ra tiếng. Tuyệt đối không được bật nhạc làm ồn sang cửa hàng bên cạnh. (sic)
 
Siêu thị của Nhật hay mở nhạc cổ điển nhưng không đinh tai nhức óc. Có lần tôi đã đứng ngẩn người tại siêu thị vì nghe thấy Ivo Pogorelich chơi Chopin.
 
4) Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi. (sic)
Đúng là học sinh từ tiểu học tới cao học (tức lớp 10 - 12) đều đi đi bộ tới trường, nhưng không phải là để khỏi phân biệt giầu nghèo, mà nguyên tắc giáo dục của Nhật muốn trẻ em ngay từ nhỏ đã biết định hướng trong vùng, và độc lập. Luật của Nhật bắt buộc các trường công phải được bố trí cách nhà các học sinh không quá 4 km. Học sinh thường đi thành nhóm. Để đảm bảo an toàn, các học sinh tiểu học thường tập trung tại những điểm quy định rồi từ đó đi tới trường theo đường vạch sẵn trên bản đồ. Trong giờ học sinh tới trường thường có một số người lớn trong đội tình nguyện đứng ra chỉ đường cho học sinh tại các chỗ qua đường, ngã tư v.v. Thường đó là những người về hưu, làm việc hoàn toàn tự nguyện, không lấy tiền, vì họ muốn đóng góp cho xã hội kể cả sau khi họ đã nghỉ hưu.
Chỉ có trường tư mới xa, và khi đó nhà trường dùng bus đưa đón học sinh (dĩ nhiên trường tư thì phải trả tiền).
 
5) Độc đáo hơn nữa là nhiều công ty áp dụng chính sách, lương của chồng sẽ vào thẳng tài khoản của vợ. (sic)
 
Chuyện này tôi chưa từng nghe. Công ty không được phép chuyển tiền lương của nhân viên vào tài khoản của người khác, kể cả đó là vợ, trừ phi chính nhân viên đó yêu cầu vì một hoàn cảnh đặc biệt nào đó.
 
Cuối cùng tôi gửi kèm đây bài "Cuộc sống ở Nhật Bản" để bạn  nào chưa đọc thì xem chơi. Tôi viết bài này cách đây 9 năm, bây giờ xem lại thấy vẫn còn nguyên tính thời sự.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả