Bàn luận

Ba sự thật mất lòng...
Phần 3: Sự chuộc lỗi của các ông trùm

(Tiếp theo phần 1 và phần 2) Những kẻ tệ hại Và bây giờ đến ý thứ 3, cũng là ý cuối cùng của tôi. Ý này đứng hoàn toàn tách biệt khỏi vấn đề “xem nghệ thuật như một dạng đầu tư”, và giải thích tại sao những cơn giận dữ gần đây thực […]

Ý kiến - Thảo luận

21:55 Wednesday,6.2.2013

Đăng bởi:  Linh Cao

Chúng tôi lại cho rằng xu hướng dùng art xóa nhòa và làm dịu khoảng cách giàu nghèo đang được áp dụng rất thành công ở Việt Nam. Nhà triển lãm của các Hội đều trưng bày tác phẩm của mọi thể loại cao thấp cạnh nhau, cùng nhau không tách rời, với mọi code giá tùy hứng luôn tụt dốc, theo nhu cầu hoặc đầu tư của mỗi tác giả. Cái mấu chốt để dư luận cho rầng chúng ta chưa có thị trường nghệ thuật là đây.


Về thực chất, không có cơ chế nào để bồi dưỡng cũng như tôn vinh Danh Họa - vốn là standard để làm giá cho mọi giao dịch art, chúng ta thấy rõ giai đoạn cận và hiện đại rất mơ hồ, nhiều hoài nghi, nhiều tài năng phải trốn vào dòng ngầm để âm thầm chết hoặc làm nguội bớt lửa để lo kế sinh nhai. Đến nay va vào đương đại thì tự phát và nghiệp dư. Dăm tên tuổi nổi lên thì chủ yếu nhờ nỗ lực cá nhân (đôi khi làm hỏng sáng tạo), sự éo le của những số phận đặc biệt và cỗ máy nhà buôn lăng-xê mà nực cười thay đục nước chết cò! Các danh họa thế hệ trước 1975 nếu được coi là kinh điển thì phần nhiều do mục tiêu tuyên truyền giáo dục thời hậu chiến, chứ không nằm trong chiến lược văn hóa như một nguyên khí quốc gia cần được liên tục nghiên cứu và phát triển, gìn giữ và khẳng định.

Vậy nên, thực trạng mà Ben Davis than phiền trong bài viết này, vốn vẫn phổ biến nơi art market quốc tế, lại là viễn cảnh trong mơ của chúng mình! Nhà giàu Việt Nam dám chi triệu đô cho một tác phẩm tranh đấy, nhưng tìm khắp Bắc Trung Nam không có tác giả nào đáp ứng, ở hải ngoại cũng vậy, không hơn.


Năm hết Tết đến, các đại gia cứ hùng hục sải chân khắp ngàn thước vuông gallery chúng tôi, lướt qua hết những hoành tráng, sâu xa, ngọt ngào, bi thiết, sexy, hoài vọng… để rồi lại uể oải hỏi một câu quen thuộc: “Có ai bán ra tranh mét không Linh?”. Mét là master, là tranh Đông Dương hoặc kháng chiến đây mà. Doanh nhân trí thức sưu tập tranh hiện đại vẫn có, cậu ấm cô chiêu Tây học buôn hàng Tàu mua đương đại vẫn có, ngày càng đông đảo và khôn ngoan hơn…nhưng họ cô đơn như cái ốc đảo trồng và nuôi hỗn độn trăm thứ bà rằn, để thi thoảng lại lầm bầm tụng câu bất hủ Tào Tháo “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”!!!


Bao giờ cho đến ngày vui?

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả