Nhiếp ảnh

Nhân chuyện Na Sơn tác nghiệp:
Đâu là lỗi chính của một nhiếp ảnh gia báo chí?

Tóm tắt trước khi vào bài viết ngắn của Đoàn Minh Phượng: Ngày 13. 10. 2013, khi đoàn xe tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi qua Kim Mã, phóng viên ảnh Na Sơn đã “canh” và chụp được cảnh một người đàn ông (áo đen) khóc và quỳ lạy bên đường.     Đang […]

Ý kiến - Thảo luận

9:24 Saturday,9.11.2013

Đăng bởi:  anan

Người đàn ông áo trắng đi viếng bác Giáp hay đi tìm kiếm sự kiện để chụp hình, đúng là xem nỗi bi ai của người khác làm niềm vui cho mình.

1:30 Wednesday,23.10.2013

Đăng bởi:  Hanh Nguyen

Theo mình thấy trong chuyện này anh Na Sơn và cả bác áo trắng đều không sai hoàn toàn xét theo khía cạnh và góc nhìn của mỗi người, và lí do mỗi người có mặt tại hiện trường hôm đó.

Xét về góc cạnh nghề nghiệp của một người làm báo, anh Sơn có gì là sai khi chỉ muốn chụp ảnh bác mặc áo đen để thể hiện lòng yêu mến tiếc thương mà một người dân thường dành cho đại tướng? Chị Phượng có thể định nghĩa chính xác thể nào là thiên kiến thế nào là không không?

Tất nhiên một góc ảnh chẳng thể diễn tả được hết những gì đang diễn ra vì thế người chụp cần phải góp nhặt và lựa chọn kỹ càng để chắt lóc ra những hình ảnh mà họ tâm đắc, họ cho là phù hợp với cái khung và cái tiêu đề của ngày hôm đó, cái tiêu đề mà họ được giao trách nhiệm thực hiện, âu cũng chỉ là cái ghề nghiệp của người ta mà thôi. 

Hơn nữa, hôm đó rõ ràng là đám tang của  đại tướng, khi người ta xem bức ảnh bác áo đen đang quỳ khóc, người ta có thể cảm nhận được rất nhiều điều mà, tôi nghĩ tác giả chẳng cần phải chú thích thêm là " Khóc thương đại tướng" hay vân vân và vân vân thì người đọc, ta hay bạn nước ngoài, xem cũng có thể hiểu sâu sắc được điều này và còn hơn thế nữa. Nhưng nếu bạn đăng bức ảnh có cả bác áo đen đang quỳ khóc và bác áo trắng đang chụp ảnh rất thật kia, có lẽ sẽ cần một lời chú thích đấy, để người đọc hiểu rõ mục đích của bức ảnh là gì, và điều mà người chụp nói riêng và báo chí Viet Nam nói chung 
muốn nói, với bạn bè nước ngoài là gì. 

Mình công nhận là bức ảnh có cả hai bác rất độc đáo cảm động và buồn cười theo như lời chị Phượng đã nói, nhưng ngày hôm đó, ta có lẽ cũng chỉ cần một bức ảnh cảm động rất thật kia mà thôi, còn cái buồn cười nên để lại sau thì hơn vì rõ ràng hôm đó là quốc tang của đại tướng. Cách anh Na Sơn chọn ghi lại hình ảnh kia thể kiện sự chuyên nghiệp của anh ấy, cái cách anh ấy chọn lọc để truyền đạt  một cách chân thực nhất sự mất mát, lòng tiếc thương, sự kính mến và một tình cảm không lời nào diễn tả được mà mỗi một người Việt Nam dành cho đại tướng, nó thiêng liêng, nó vô bờ bến và nó bất ngờ, vì ta không nhìn thấy cái tình cảm ấy thể hiện hàng ngày và đồng loạt như thế khi đại tướng còn sống.

Còn về việc bác áo trắng nhẩy vào chụp ảnh, theo nguyên tắc là sai, vì bác không được phép đứng ở đó. Nhưng vì bác áo đen cũng ngồi trong lề đường và xem ảnh thì cũng có nhiều người đứng lấn, nên xét trên thực tế, nếu bác áo đen có quyền thì bác áo trắng cũng có quyền. Nhưng nếu Anh Na Sơn có giải thích là bác sai thì cũng không có gì là biện bạch, vì so với anh, bác áo trắng sai là đúng rồi, anh rõ ràng có quyền chụp và đứng ở đó còn bác thì không. Đấy là cách nhận xét từ góc độ của anh,  vì một người đang làm việc tự nhiên bị cản chở bởi một người hoàn toàn không có quyền đứng ở vị trí đó lúc đó, thì họ có quyền được lên tiếng lắm chứ. Sao lại bảo người ta nguỵ biện.

Nhưng từ khía cạnh của một độc giả, một người dân thường, thì tôi cũng chỉ thấy bác áo trắng có lẽ cũng chỉ xúc động với hình ảnh ấy và tranh thủ muốn ghi lại mà thôi, chỉ không may là cản chở tới công việc của một nhà báo nên sinh chuyện  ra như hôm nay. Nếu không, bác cũng có thể chụp xong rồi quay về vị trí của mình, hay bị ai đó nhắc nhở rồi tự quay về chỗ mình rồi đi vào lãng quên như bao chuyện thường ngày, chả ai bàn tán hay nhắc nhờ gì đến nữa.

Chỉ có điều tôi cam đoan là nếu bác bị nhắc nhở hay lôi vào bởi một anh dân phòng nào đang đứng canh ở đó hay anh tổ trưởng dân phố khu đó, thì cũng chẳng ai lên tiếng bênh vực bác trên mạng rồi viết bài lên án về cái sự không tôn trọng người già của cái anh dân phòng hay hay tổ trưởng tổ dân phố kia đâu. 

Trong chuyện này, tôi nghĩ nó cũng chỉ là rủi ro, và mỗi người thì có cái nhìn khác nhau, không phải anh Na Sơn sai thì bác kia sẽ đúng hay bác kia sai thi anh Na Sơn sẽ đúng, mỗi người một quan điểm và một bức xúc khác nhau, nên  cũng sẽ đưa ra những nhận xét khác nhau. Không nhất thiết ai phải đúng hoàn toàn và sai hoàn toàn. Nên cũng không cần phải bàn tán làm gì nhiều. Tôi tự thấy bài báo của chị Phượng thật sự là không cần thiết, vì chung quy cũng chỉ là trách móc anh Na Sơn chụp ảnh dập khuôn, dàn xếp. Nếu tôi là chị, tôi mặc xác anh Na Sơn muốn chụp gì đăng gì thì chụp vì đấy là công việc của anh ý, tôi sẽ đăng bức ảnh có cả hai bác kia để viết lên cảm nhận của tôi, nếu tôi thấy nó đạo đức, cảm động và buồn cười như chị, chứ tôi đâu cần phải nhận xét anh Na Sơn làm gì.

Nhưng suy cho cùng, tôi nghĩ chị cũng như tôi, có những bức xúc riêng nên muốn lên tiếng viết ra đây mà thôi, chúng ta đều đang sống trong một xã hội ngày càng tự do ngôn luận mà phải không.

Chỉ có một điều tôi muốn chốt lại là một hình ảnh thiên kiến như chị mong đợi có lẽ không bao giờ tồn tại đâu, vì như đã nói một góc ảnh không thể thể hiện được toàn bộ sự thật, mà chỉ một phần của nó thôi,  vì riêng một sự thật nó đã bao gồm trăm nghìn khía cạnh khác nhau rồi. Khi xem Ti vi hay đọc báo Bbc, CNN, vân vân... những kênh truyền hình trên thế giới, ví dụ như chúng ta theo dõi thấy chiến tranh bên Syria chẳng hạn, chắc chắn là những hình ảnh ta thấy sẽ chỉ là một phần nhỏ trong cái hiện thực chiến tranh ấy mà chỉ khi bạn đến tận nơi, nhìn tận mắt bạn mới thấy nó khác biệt tới nhường nào. 

Nghề làm báo cũng có người này người kia, kẻ có lương tâm nghề nghiệp kẻ không, kẻ đưa tin giả để trục lợi, kẻ làm theo khuôn mẫu để chạy theo xu hướng của độc giả,   kẻ cống hiến hết khả năng của mình để đưa đến những gì chân thật nhất, dù chỉ mang tính chất tương đối mà thôi... thì trong vô số những kẻ ấy, tôi thấy anh Na Sơn là đạt tiêu chuẩn rồi, rõ ràng anh ý chụp người thật việc thật, thể hiện đúng tiêu đề ngày hôm đó, chứ cũng đâu có gài cái bác áo đen kia ra khóc để làm một pô mà bảo anh ấy dàn xếp? Tôi nghĩ nhưng tranh cãi vừa qua nên dừng ở đây thôi. 

Sau này những người trẻ như tôi, nên tôn trọng người già hơn, những người dân Việt Nam, bất kể già trẻ lớn bé nên tôn trọng nguyên tắc hơn, tự giác hơn, những nhiếp ảnh gia, những nhà báo ảnh, tóm lại là những người nổi tiếng dễ bị soi như anh Na Sơn nên cẩn trọng hơn trong công việc giao tiếp với cộng đồng, và có khi nên đem theo một anh bảo vệ khi đi tác nghiệp những sự kiện chung như vậy,để anh bảo vệ thay anh nhắc nhở người dân :), thì chuyện này sẽ không tái diễn nữa. Tư. nhiên chúng ta rút được ra bao nhiêu điều từ việc này.

12:03 Friday,18.10.2013

Đăng bởi:  Thằng iem zại

@ Huỳnh tiên sin,
Túm lại, em hiểu nà:
Nếu đẩy các bác giề (mà ta võ đoán là "ý thức tự giác và văn hóa công cộng quá kém", đồng thời tai cụ rất thính, mắt tinh tườn) thì" không vấn đề gì", chái lại, còn"Từng bước tạo nên nét đẹp và nếp sống đẹp chung"?!
Yem có ý kiến nà bác nên kiêm phụ chách loa phường iem (đồng thời bác lên mở ngoẹc với tồng pào: chỉ nên đẩy Khốt ta bít, chứ đấy mấy eng đầu gấu thì... không tạo được lét đẹp trên chân rung mình đâu ạ). Đa tạ.

9:54 Friday,18.10.2013

Đăng bởi:  Huỳnh Anh Tuấn

Tôi thấy những biên tập viên như Đoàn Minh Phượng mới là người cần phải xem xét về tư cách người làm báo. Cái bạn cần phản ảnh thì không phản ảnh. Việc phóng viên, nhà nhiếp ảnh can thiệp vào hiện trường ở vụ việc này là đúng.

Lâu nay 1 bộ phận người Việt Nam có thói quen tùy tiện nơi công cộng. Khạc nhổ, chửi bậy, leo qua dải phân cách...vô cảm với những người hoạn nạn...thậm chí còn đi xa hơn về vấn đề lương tâm, đạo đức.

Ở nước ngoài họ không phân biệt già trẻ, trai, gái. Mọi người đều bị điều chỉnh bởi những quy luật văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử...thành văn và bất thành văn trong mọi hoạt động xã hội. Mọi hành vi sai lệch đều bị chính cộng đồng lên án và nhắc nhở .

Điển hình như việc bác mặc áo trắng này: Lách ra khỏi hàng rào bảo vệ để chụp ảnh. Điều này vô cùng nguy hiểm. Nhất là khi làn xe tang đang đi qua cách không xa. Đáng ra hàng rào bảo vệ cần kiên quyết ngăn chặn chứ không nên để như vậy.

Việc bạn Na Sơn bảo cụ đứng vào trong mà không nghe, cho thấy ý thức tự giác và văn hóa công cộng của cụ này quá kém. Na Sơn có cố đẩy bác ấy vào cũng không vấn đề gì. Những hành động này phải nhìn nhận theo góc độ tích cực để điều chỉnh các vấn đè ứng xử xã hội một cách văn hóa. Từng bước tạo nên nét đẹp và nếp sống đẹp chung cho văn hóa cộng đồng của mọi người, nhất là những người ở thành thị, thành phố .

22:56 Thursday,17.10.2013

Đăng bởi:  Lọ mọ

Linh Cao viết: "Em xin nhắc các bác đi ngủ sớm giữ gìn mình ngọc" dể thương wá. Vấn đề là đối tác có để cho mình giữ gìn Ngọc ... không. Hôm nay (hôm qua?) đọc thấy một cái còm hay vã trên Soi này thì phải, đang lục tung lên tìm chưa thấy. Vợ giục đi ngủ thôi bai bai các bác kẻo mụ ấy đã vỡ ngọc ...

22:28 Thursday,17.10.2013

Đăng bởi:  linh cao

Kính thưa toàn thế hội đồng, chủ đề " quả Na nhà anh Núi" trót xô già đuổi trẻ chụp mấy cái ảnh tư lợi rõ ràng rồi. Đáng chú ý là chủ đề đã lôi được rất nhiều ý kiến đanh thép và báu bở, gồm có "ựa mỳ"-"đập vỡ máy"  và cả luật sư bào chữa ở bển thuyết rất dai dắng tốn đất. Chưa mấy khi mà các còm cãi nhau náo nhiệt và sôi sục tinh thần binh vực cũng như tố tụng tưng bừng hừng hực thế này.  Em xin nhắc các bác đi ngủ sớm giữ gìn mình ngọc, trước khi ngủ nên đọc thơ hoặc triết học ...cho vơi đi những trăn trở dưới mức trung bình. ...yoga hít thở nhẹ nàng đi vào giấc ngủ và chỉ mơ được ăn cả rổ na chín trên một ngọn núi cao...
Đấy thấy chưa, đến trong mơ cũng lầm bầm Na Sơn Na Sơn rồi !!

19:49 Wednesday,16.10.2013

Đăng bởi:  Không ai được xô ai

Minh Phượng viết"Tôi thấy lỗi ấy không có gì ghê gớm" - theo tôi không đúng. Bạn trai (bạn thôi) của con tôi, người Mỹ, đang đánh bóng mình trên Facebook (nó làm giỏi lắm), thì có một cô người Mỹ nói 2 năm trước cậu này từng dãm lên chân tôi rồi làm như không có chuyện gì. 
Mr. Na Sơn xô đẩy một người cạnh tranh với mỉnh.

19:36 Wednesday,16.10.2013

Đăng bởi:  dân thế giới thứ bét

Nhìn cộng đồng Việt hôm nay, óc tôi hay hiện lên chữ; Cynism (trơ trẽn, bất chấp đạo lý, sống sượng). U60 tôi luôn muốn khẳng định, không hề tự lừa mình: ngày xưa người Việt không thế!

18:53 Wednesday,16.10.2013

Đăng bởi:  admin

@ Đỗ Phước Tiến: Cmt của bạn, Soi đã đưa lên thành bài riêng. Bài có tên: Chĩa ống kính vào một người đang khóc là một lựa chọn thô thiển. Bạn vào xem nhé. Cảm ơn Tiến.

17:54 Wednesday,16.10.2013

Đăng bởi:  Sương

Đỗ Phước Tiến phát biểu quá hay. Nhưng Na Sơn sẽ không trả lời bạn đâu. Anh đang rầu rĩ nói trên Infonet rằng quá buồn khi đại tướng mới an táng xong được một ngày, chúng ta đã xông vào choảng nhau, bằng chính cái bàn phím chúng ta gõ lên những lời thương tiếc.
Ôi Na Sơn, bí quá nói càn rồi. Việc của nước với việc của anh thì dính gì tới nhau, hả?

17:31 Wednesday,16.10.2013

Đăng bởi:  Đỗ Phước Tiến

Hai câu trong vấn đề Soi đưa ra, nhập thành một thì dễ thảo luận, vì cái này là hệ quả của cái kia.

Áo đen và áo trắng bình đẳng chắc rồi, nếu buộc phải vào hàng thì cả hai không nên chần chừ. Chụp ảnh có chỗ thì khóc cũng phải có chỗ. Nhiếp ảnh gia báo chí phải chấp nhận cả hai, hoặc là không ai cả. Can thiệp vào đối tượng này và khai thác đối tượng kia, nghĩa là cắt cúp thực tế. Can thiệp thực tế hiện trường hoặc cắt cúp thực tế là lựa chọn phổ biến của một nền báo chí phát triển chậm, vì nó dễ làm.

Phần tôi thì nghĩ như sau: chĩa ống kính ở một cự ly quá gần vào một người đang khóc là một lựa chọn thô thiển, kém cỏi về mặt nghề nghiệp. Tôi đang cười nhé, cười to thoải mái, bỗng phát hiện có một cái máy ảnh đang chĩa vào mặt mình. Hiểu ý người chụp, tôi vẫn tiếp tục cười, nhưng với một nụ cười khác. Răng tôi vàng quá, mặt tôi nhiều nếp nhăn khi cười quá. Từ thời điểm đó trở đi, cái máy ảnh chỉ ghi được bản năng tự vệ của tôi thôi, làm gì còn nụ cười hồn nhiên nữa.

Cho nên tôi nghĩ ý kiến của chị Phượng xác đáng, yêu cầu của chị cũng không có khắt khe, nếu không muốn nói là đương nhiên, đối với một người có khả năng nghĩ bằng hình ảnh. Cái "thiên kiến" của tác giả mấy cái ảnh chụp người áo đen khiến chúng trở thành những cái ảnh minh họa. Nghĩa là chẳng cần suy nghĩ gì, tìm kiếm gì, cứ chờ đợi và sắp đặt.

Đối với nhiếp ảnh gia, sao bạn không giữ im lặng nhỉ ? Tôi nghĩ đó là một lựa chọn tốt khi mà bạn không có khả năng giải quyết câu chuyện có lợi cho mình. Càng nói bạn càng bộc lộ sự nông nổi, hồ đồ là cái mà đã đưa bạn đến câu chuyện không hay ho này. Từ khi nào và ở đâu mà bạn phát hiện ra sự giống nhau giữa quá trình tư duy chữ với tư duy hình ảnh vậy ?   

16:14 Wednesday,16.10.2013

Đăng bởi:  Trịnh Xuân Đỉn

Nhắc chị Phượng một chút. Ý kiến của người chụp ảnh là chủ quan của người chụp ảnh (na son) nhưng với chị nó lại là thứ khách quan, khách quan như một chiếc lá rơi. 
Quan điểm của chị về tính khách quan trong ảnh báo chí là đúng nhưng chưa đủ. Na son không phải là một phóng viên quốc tịch Mỹ, nên nhìn một sự kiện đậm chất chính trị (Việt nam) phải có cái nhạy cảm chính trị Việt nam). Và trong trường hợp này, tôi đồng ý với hành động của anh. Anh đã đúng, nhưng anh đã chưa đủ khéo, thế thôi.

13:24 Wednesday,16.10.2013

Đăng bởi:  Na Sơn

Trao đổi thêm với chị Đoàn Minh Phượng về quan điểm sự thật:

"Đồng ý với chị là đã là phóng viên thời sự thì ta phải tôn trọng sự thật. Song, cũng như người viết, chị không thể viết tất cả những chi tiết, tình huống đang xảy ra ở một sự kiện. Chị chỉ lọc những chi tiết liên quan nhất, thật nhất (mà chị tin tưởng) vào bài viết của mình thôi- đúng không chị?!"

Tôi vừa trao đổi với chị Đoàn Minh Phượng trên FB của chị về chuyện này, xin quote lại ở đây:

"Phóng viên ảnh cũng không khác phóng viên viết chút nào về nguyên tắc đó khi làm việc tường thuật bằng ảnh. Trong một sự kiện nhiều thứ diễn ra thì anh ta cũng sẽ chọn những sự thật mà anh ta tin tưởng nhất để chụp và truyền về.

"Ở vị trí của em, một người chụp thời sự, đang chụp để truyền về cho một hãng tin mà độ phủ sóng của nó là toàn cầu, sẽ có hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu độc giả xem những tấm ảnh đấy, hàng trăm tờ báo lấy lại đăng, do vậy em phải chắt lọc những khoảnh khắc đắt nhất và tả được sự việc rõ ràng, đầy đủ.

"Thế nên việc em không thể để một người lom khom cầm máy chụp lại một người đang khóc, mông thì chổng ra phía đoàn xe tang vào ảnh được, vì cái ảnh đó nó là một cá biệt (cho dù nội dung của nó, em đồng ý là rất độc đáo, và em cá là nếu có phát về mà đăng thì hãng sẽ có thêm khách hàng là vô số những tờ báo chống Cộng sẽ mua đầu tiên với giá đắt). Mà cá biệt thì không phải là sự thật, theo quan điểm của em và thậm chí nó còn có thể khiến người ta nhìn vào có một cái nhìn lệch lạc khỏi sự việc chung đang diễn ra.

"Làm cho hãng tin nó khác với làm cho một tờ báo có quan điểm, vì chỉ nên đưa ra những cái nhìn chung nhất, không có áp đặt quan điểm chính trị vào đó. Có thể với quan điểm bảo vệ sự thật tuyệt đối trong thực tế diễn ra của chị em chưa đúng nhưng đấy là điều em tin. Và em bảo vệ quan điểm ấy khi làm nghề.

Vài dòng trao đổi lại với chị như thế. Chúc chị vui!"

13:21 Wednesday,16.10.2013

Đăng bởi:  Duy Tân

Cám ơn Đoàn Minh Phượng, những nhận xét ngắn như vậy mà bao hàm được nhiều điều và thật nhân văn! Một góp ý cho sự việc tốt lên và người đọc cũng hướng theo cách nhìn nhân ái hơn !

11:26 Wednesday,16.10.2013

Đăng bởi:  Bùi Quang Thắng

Đúng, vấn đề ở đây k phải là câu chuyện xô đẩy mang tính đạo đức kia, mà là việc anh chàng chụp ảnh này muốn phản ánh "hiện thực theo ý mình". Đây là cách "nhìn" rất xưa cũ, có thể nói là quê mùa nữa!

8:57 Wednesday,16.10.2013

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Quan điểm của mình là cho dù có là Na Sơn hay Na Dai thì cũng chả có quyền tiếp cận, chụp một hình ảnh sự kiện hơn bạn Mãng Cầu hay ai (ở đây là bác áo trắng kia). Tranh giành xô đẩy chỉ chứng tỏ bạn Na Sơn trẻ khỏe hơn bác Mãng Cầu mà thôi.
Chậc, cũng là kiếm miếng ăn thôi mà, không thì lấy đâu ra ảnh độc mà đăng lên AP.
 

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả