Nhiếp ảnh

Chĩa ống kính ở một ly quá gần vào một người đang khóc là một lựa chọn thô thiển 16. 10. 13 - 6:32 pm

Đỗ Phước Tiến

“Nhiếp ảnh gia”, sơn dầu của Donnamac


Trong bài Đâu là lỗi chính của một nhiếp ảnh gia báo chí? , nhân việc nhiếp ảnh gia Na Sơn chụp người đàn ông áo đen, gạt người đàn ông áo trắng ra khỏi hình, có hai câu hỏi sau:

– Người đàn ông áo đen đi viếng và bước ra khỏi hàng (để quỳ). Người đàn ông áo trắng cũng đi viếng và cũng bước ra khỏi hàng để chụp. Cả hai người xét về mức độ “vi phạm” vị trí là ngang nhau. Vậy có thể đối xử bình đẳng trong việc để họ được ở yên trong bối cảnh (hay bị đuổi khỏi bối cảnh) không?

– Một nhiếp ảnh gia báo chí có quyền can thiệp vào thực tế tại hiện trường không?

Nhà văn Đỗ Phước Tiến có câu trả lời như sau:

*

Hai câu trong vấn đề Soi đưa ra, nhập thành một thì dễ thảo luận, vì cái này là hệ quả của cái kia.

Áo đen và áo trắng bình đẳng chắc rồi, nếu buộc phải vào hàng thì cả hai không nên chần chừ. Chụp ảnh có chỗ thì khóc cũng phải có chỗ. Nhiếp ảnh gia báo chí phải chấp nhận cả hai, hoặc là không ai cả. Can thiệp vào đối tượng này và khai thác đối tượng kia, nghĩa là cắt cúp thực tế. Can thiệp thực tế hiện trường hoặc cắt cúp thực tế là lựa chọn phổ biến của một nền báo chí phát triển chậm, vì nó dễ làm.

Phần tôi thì nghĩ như sau: chĩa ống kính ở một cự ly quá gần vào một người đang khóc là một lựa chọn thô thiển, kém cỏi về mặt nghề nghiệp. Tôi đang cười nhé, cười to thoải mái, bỗng phát hiện có một cái máy ảnh đang chĩa vào mặt mình. Hiểu ý người chụp, tôi vẫn tiếp tục cười, nhưng với một nụ cười khác. Răng tôi vàng quá, mặt tôi nhiều nếp nhăn khi cười quá. Từ thời điểm đó trở đi, cái máy ảnh chỉ ghi được bản năng tự vệ của tôi thôi, làm gì còn nụ cười hồn nhiên nữa.

Cho nên tôi nghĩ ý kiến của chị Phượng xác đáng, yêu cầu của chị cũng không có khắt khe, nếu không muốn nói là đương nhiên, đối với một người có khả năng nghĩ bằng hình ảnh. Cái “thiên kiến” của tác giả mấy cái ảnh chụp người áo đen khiến chúng trở thành những cái ảnh minh họa. Nghĩa là chẳng cần suy nghĩ gì, tìm kiếm gì, cứ chờ đợi và sắp đặt.

Đối với nhiếp ảnh gia, sao bạn không giữ im lặng nhỉ? Tôi nghĩ đó là một lựa chọn tốt khi mà bạn không có khả năng giải quyết câu chuyện có lợi cho mình. Càng nói bạn càng bộc lộ sự nông nổi, hồ đồ là cái mà đã đưa bạn đến câu chuyện không hay ho này. Từ khi nào và ở đâu mà bạn phát hiện ra sự giống nhau giữa quá trình tư duy chữ với tư duy hình ảnh vậy? (*)

“Nhiếp ảnh gia”, 1942, Jacob Lawrence

 

(*)  SOI: Trong đoạn trao đổi với Đoàn Minh Phượng, Na Sơn có nói:

“Đồng ý với chị là đã là phóng viên thời sự thì ta phải tôn trọng sự thật. Song, cũng như người viết, chị không thể viết tất cả những chi tiết, tình huống đang xảy ra ở một sự kiện. Chị chỉ lọc những chi tiết liên quan nhất, thật nhất (mà chị tin tưởng) vào bài viết của mình thôi- đúng không chị?!
“… Phóng viên ảnh cũng không khác phóng viên viết chút nào về nguyên tắc đó khi làm việc tường thuật bằng ảnh. Trong một sự kiện nhiều thứ diễn ra thì anh ta cũng sẽ chọn những sự thật mà anh ta tin tưởng nhất để chụp và truyền về.”

 

Ý kiến - Thảo luận

21:51 Sunday,20.10.2013 Đăng bởi:  Nha Trang
@Candid: Em rất mong đc đọc những bài viết mới của bác. 
@ Đỗ Phước Tiến, Sương: Những gì mình biết, nghĩ... mình đã viết và cũng hết ý rồi nên mình không thể tiếp tục thảo luận vấn đề này với hai bạn. Hy vọng được tiếp tục thảo luận với hai bạn chủ đề nào đó tiếp theo trên
...xem tiếp
21:51 Sunday,20.10.2013 Đăng bởi:  Nha Trang
@Candid: Em rất mong đc đọc những bài viết mới của bác. 
@ Đỗ Phước Tiến, Sương: Những gì mình biết, nghĩ... mình đã viết và cũng hết ý rồi nên mình không thể tiếp tục thảo luận vấn đề này với hai bạn. Hy vọng được tiếp tục thảo luận với hai bạn chủ đề nào đó tiếp theo trên SOI mà chúng ta cùng quan tâm. 
  
18:12 Sunday,20.10.2013 Đăng bởi:  Đỗ Phước Tiến

Nha Trang à, thì tôi đã nói rồi, nếu tìm được xác nhận đó là những cái ảnh chụp lén, đó sẽ là tác phẩm báo chí xuất sắc. Và tôi thì phải vào Bệnh viện mắt Hà Nội để thay thủy tinh thể thôi.

Không có Na Sơn Minh Hoàng nào cả, hai anh chàng đẹp trai đấy dành cho một câu chuyện khác đi. Nha Trang làm rớt cái đề bài “...xem tiếp

18:12 Sunday,20.10.2013 Đăng bởi:  Đỗ Phước Tiến

Nha Trang à, thì tôi đã nói rồi, nếu tìm được xác nhận đó là những cái ảnh chụp lén, đó sẽ là tác phẩm báo chí xuất sắc. Và tôi thì phải vào Bệnh viện mắt Hà Nội để thay thủy tinh thể thôi.

Không có Na Sơn Minh Hoàng nào cả, hai anh chàng đẹp trai đấy dành cho một câu chuyện khác đi. Nha Trang làm rớt cái đề bài “
Đâu là lỗi chính của một nhiếp ảnh gia báo chí?ở đâu thì lượm lên đi.

Và khi đã đặt ra một giả thuyết, Nha Trang phải tự giải quyết nó. Thật bất công khi bắt tôi với một ly trà nguội ngắt, ra sức bóp nặn cái đầu già nua của mình để đoán xem điều gì mà tác giả mong muốn, ảnh nào chưa thấy hoặc không có vì lý do nào đó, yếu tố nào đó.

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Hợp thể nói về hợp thể

Phan Phương Đông

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả